Skip to main content

Đau Dạ Dày Sau Khi Ăn: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

  • Ngày đăng:

    24/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    203

Có không ít người bị đau dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no. Các cơn đau có mức độ khác nhau, đôi khi âm ỉ kéo dài nhưng cũng có thể trở nên dữ dội bất thường. Để có biện pháp ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi cơn đau, hãy cùng CumarGold tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng đau dạ dày (bảo tử) sau khi ăn dưới đây nhé!

1. Biểu hiện đau dạ dày sau khi ăn

Sau khi ăn, các biểu hiện của tình trạng đau dạ dày sau ăn thường xảy ra cùng với cơn đau dạ dày. Chúng có thể xuất hiện cùng lúc một hoặc nhiều triệu chứng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, về lâu dài dẫn đến suy nhược.

1.1. Đau bụng vùng thượng vị

Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn
Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn

Đau bụng vùng thượng vị có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn. Bởi khi này dạ dày đang tăng tiết acid và dịch vị, khiến lớp niêm mạc dạ dày vốn đã bị tổn thương lại càng bị tổn thương nhiều hơn.

Các cơn đau có thể biến mất sau 30 phút, nhưng cũng có thể kéo dài tới 2 – 3 tiếng mới thuyên giảm. Ngoài ra, các cơn đau cũng có thể kèm theo cảm giác bỏng rát vùng dạ dày, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn, tức ngực, đau lan ra sau lưng…

1.2. Buồn nôn và nôn

Các cơn đau bụng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn. Thậm chí người bệnh có thể bị nôn ngay sau khi ăn xong. Ngay sau cơn nôn, tình trạng đau bụng sẽ giảm nhẹ hơn và chỉ còn âm ỉ. Nôn quá nhiều có thể khiến bệnh nhân mất nước và chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, không có sức. Nôn cũng khiến người bệnh không hấp thu được đủ chất dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu chất, hốc hác và sút cân nhanh chóng.

Ngoài ra, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện như: chướng bụng, bụng sôi lục bục, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và chán ăn.

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày sau khi ăn. Dưới đây là 8 nguyên nhân chính gây ra:

2.1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân đầu tiên có thể gây nên các cơn đau bụng sau khi ăn. Điều này diễn ra khi cơ thể bạn phân biệt nhầm một loại thức ăn nào đó là có hại, xảy ra những phản ứng ở hệ miễn dịch và tạo thành một loạt các triệu chứng tiêu cực, bao gồm cả đau dạ dày.

Thông thường những thực phẩm như: sữa, đậu nành, lạc, trứng, cá và động vật có vỏ… là những loại thức ăn thường dễ gây dị ứng.

2.2. Trào ngược axit dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit dạ dày không chỉ khiến bệnh nhân bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hoặc buồn nôn, nôn,… mà nó còn gây nên những cơn đau dạ dày sau khi ăn thậm chí xuất huyết dạ dày. Người bệnh sau cơn trào ngược còn có thể cảm thấy đau rát họng, khản tiếng, mất giọng nói do dịch acid làm tổn thương thanh quản.

2.3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) được hiểu là tình trạng mãn tính hay gặp ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý đau dạ dày. Các triệu chứng của đau dạ dày kích thích thường bao gồm tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bao tử sau khi ăn. Những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích điều trị cần phải có sự kiên trì bởi bệnh ở dạng mãn tính rất lâu mới có thể chữa khỏi.

2.4. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay còn được gọi là bệnh viêm ruột mãn tính nghiêm trọng. Bệnh lý này tạo nên các ổ viêm tại đường tiêu hóa. Khi các ổ viêm này xuất hiện, bệnh nhân sẽ bị đau bụng quặn thắt, có thể kèm tiêu chảy với phân có dịch nhầy và máu. Đây là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng với các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng. Nếu bạn gặp tình trạng ăn xong bị đau bao tử thì nguyên nhân có thể do bệnh này gây ra.

>> Tìm hiểu thêm: 

2.5. Viêm dạ dày cấp

Biểu hiện của bệnh Viêm dạ dày cấp thường xảy ra đau dạ dày sau khi ăn. Những cơn đau do viêm dạ dày cấp thường khá dữ dội và khiến người bệnh quằn quại không thể làm gì được.

2.6. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng

Tình trạng ăn xong bị đau dạ dày có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Ngay khi các cơn đau xuất hiện thì có một lý do mà bạn nên nghĩ ngay đến đó chính là tình trạng viêm loét dạ dày. Những vết loét tại lớp niêm mạc dạ dày có thể khiến cho vùng thượng vị đau nhức mỗi khi có thức ăn đi vào. Đặc biệt dễ dàng nhận thấy đó chính là khi các đồ ăn cay, nóng thì cơn đau càng dữ dội hơn bao giờ hết.

2.7. Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Trong nhiều trường hợp cơn đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tụy hoặc ung thư dạ dày. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này cùng với các cơn đau bụng là tình trạng sụt cân nhanh, người luôn mệt mỏi, chán ăn.

Ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu này nên chủ động thăm khám sớm để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

2.8. Nhiễm trùng túi mật

Khi túi mật bị nhiễm trùng cũng sẽ khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng bụng sau khi ăn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể kèm theo dịch màu xanh, vàng, cuống họng rất đắng.

2.9. Uống bia, rượu nhiều dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn

Sử dụng rượu bia hoặc các chất có cồn trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn. Chúng sẽ khiến tổn thương vùng niêm mạc này và tạo vết viêm, gây đau đớn ở bệnh nhân.

3. Cần phải làm gì khi gặp tình trạng đau dạ dày sau khi ăn?

Tình trạng đau dạ dày sau ăn dù là biểu hiện ở trạng thái đau âm ỉ hay các cơn đau quặn đều khiến người bệnh cảm giác khó chịu , mệt mỏi, suy nhược. Chính vì vậy, khi các cơn đau liên tục xuất hiện cần nhanh chóng tìm kiếm nguyên nhân để xác định biện pháp điều trị phù hợp nhằm chấm dứt sớm các cơn đau.

  • Với những cơn đau dạ dày dữ dội và xuất hiện các tình trạng chảy máu, nôn mửa nhiều cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh lý bản thân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, điều độ.
  • Chú ý đến khẩu phần ăn để có thể đảm bảo chúng tốt cho dạ dày nhất.
  • Nên dự trữ các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong nhà hoặc bên mình để có thể ứng phó với những cơn đau dạ dày dữ dội.

Mặc dù các cơn đau bao tử sau khi ăn thông thường có thể không đáng quan ngại. Tuy nhiên nó cũng rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm, cấp tính. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan mà cần tìm phương pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

4. Cách phòng tránh tình trạng đau dạ dày sau ăn

4.1. Ăn đúng cách

Ăn theo định lượng
Ăn theo định lượng

Để có thể phòng ngừa những cơn đau dạ dày sau khi ăn một cách hiệu quả, ăn đúng cách và đúng theo những khuyến cáo của bác sĩ cần được bệnh nhân nghiêm túc thực hiện:

  • Tập thói quen ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa. Có thể thực hiện chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít trong mỗi bữa tuy nhiên phải đảm bảo đúng thời gian và khoa học.
  • Tốt nhất người mắc các bệnh lý về đau dạ dày nên hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc khỏi cuộc sống. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến kích thích những cơn đau dạ dày khởi phát.
  • Thực hiện khẩu phần ăn có chọn lọc, ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa để tránh gây nên áp lực cho dạ dày. Trong thực đơn ăn nên tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn bởi chúng có thể khiến các vết viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn no quá bởi chúng có thể khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến dạ dày tổn thương và tạo nên những cơn đau.
  • Sau bữa ăn nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng để có thể giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa các thức ăn. Không nên ăn quá muộn, đặc biệt là sau 8 giờ tối.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

Để tránh được những cơn đau dạ dày sau khi ăn có thể tái phát khiến người bệnh đau đớn. Tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay các chất kích thích như: café, rượu, bia, thuốc lá.
  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặt.
  • Nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính acid như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Không nên dùng quá nhiều đậu, đỗ và các chế phẩm từ đậu như: sữa và các sản phẩm từ sữa,…
  • Các thực phẩm bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy hơi và khó chịu. Hiện nay, các thực phẩm sữa chua đóng hộp được bày bán rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn mua chúng tại các cửa hàng hoặc tự làm tại nhà đều được cả.
  • Các thực phẩm có tính chất bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: chuối, táo thắng nước đường, đầu bắp,…đều được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên.
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như cà rốt, lô hội, khoai tây, mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan,…là những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy các vết loét dạ dày nhanh chóng lành lại.
  • Thức ăn giảm tiết acid như: bánh mì, cơm trắng, nghệ và mật ong, đu đủ là nhóm những thực phẩm giúp dạ dày giảm tiết acid, trung hòa acid có trong dạ dày.

4.3. Sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục
Tập thể dục

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dữ dội. Chính vì vậy, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng đau dạ dày sau khi ăn cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng.
  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress – một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Hi vọng, với những thông tin về tình trạng đau dạ dày sau khi ăn mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Hãy quan tâm hơn đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày để có sức khỏe và sự thoải mái, thư thái bạn nhé! Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x