Skip to main content

Đau Dạ Dày Quặn Thắt Từng Cơn: Nguyên nhân, Cách Điều Trị

  • Ngày đăng:

    16/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    551

Đau dạ dày( Đau bao tử) quặn từng cơn thường khởi phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu khoa học. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau, căng thẳng kéo dài,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông tin chi tiết về đau dạ dày co thắt gây nhói, quặn từng cơn sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây. 

Đau dạ dày quặn thắt từng cơn
Đau dạ dày quặn thắt từng cơn có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn là những cơn đau khởi phát ở vùng bụng trên rốn (thượng vị). Nguyên nhân có thể do dạ dày co bóp quá mức hoặc tăng tiết acid. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến của đau dạ dày quặn từng cơn.

1.1 Viêm loét dạ dày cấp tính

Một trong những triệu chứng của viêm loét dạ dày cấp tính là đau dạ dày nhói từng cơn. Đó là khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc. Loét dạ dày cấp có triệu chứng bùng phát đột ngột và tiến triển thành từng cơn.

1.2 Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là khi dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng. Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày là đau dạ dày theo cơn, nhói, quặn thắt dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, chua miệng, đắng ở cổ họng, buồn nôn, tức ngực,… Để lâu có thể gây nên tình trạng ho khan, khàn tiếng, hôi miệng.    

1.3 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là khi tế bào niêm mạc phát triển bất thường, tăng sinh quá mức, xâm lấn mô lân cận. Ở giai đoạn sớm, người bệnh hầu như không gặp triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi kích thước khối u tăng lên, tăng áp lực cho dạ dày, phát sinh những cơn đau bao tử quặn từng cơn, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

1.4 Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp của loét đại tràng, loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày,… Biểu hiện điển hình của xuất huyết tiêu hóa là phân có màu đen và nôn ra máu. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo trước khi phát sinh biểu hiện điển hình kể trên đó là đau quặn vùng thượng vị, đau thành cơn, hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

1.5 Hội chứng ruột kích thích

Cơ năng ruột già bị rối loạn và co thắt quá mức được gọi là hội chứng ruột kích thích. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau bụng giữa, tiêu chảy, đầy hơi, có chất nhầy trong phân. Tuy nhiên, nếu hoạt động co thắt quá mức có thể khiến ổ bụng bị áp lực, đè nén dạ dày và phát sinh cơn đau từng cơn vùng thượng vị.

1.6 Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý mà chúng tôi chia sẻ trên đây, đau bao tử nhói từng cơn còn khởi phát bởi các nguyên nhân như:

  • Thức ăn gây kích ứng: Khi bạn tiêu thụ những loại thức ăn gây kích ứng như thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ & gia vị sẽ khiến dạ dày bài tiết acid quá mức, co bóp, phát sinh cơn đau bao tử quằn quại
  • Lạm dụng rượu, bia: Trong rượu, bia có thanh phần gây hại cho họng, thực quản, dạ dày. Sử dụng rượu, bia trong một thời gian có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, tiết ra nhiều acid hơn và làm bao tử bị đau nhói từng cơn
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Thuốc Corticoid, NSAID là những loại thuốc chống viêm có ảnh hưởng đến màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu sử dụng thuốc thường xuyên, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và các cơn đau dạ dày quằn quại xuất hiện. 
  • Quá no hoặc đói: Dạ dày có xu hướng co bóp quá mức khi ăn quá no hoặc tiết nhiều acid khi bụng đói làm cho người bệnh cũng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, và đau dạ dày co thắt từng cơn
  • Stress kéo dài: Stress kéo dài có thể khiến dây thần kinh điều khiển hoạt động của đường ruột và dạ dày bị rối loạn; dạ dày co bóp bất thường, tăng tiết dịch vị, các cơn đau thượng vị xuất hiện.

2. Dấu hiệu của đau dạ dày từng cơn

Dấu hiệu đau dạ dày quặn từng cơn bao gồm:

  • Đau quặn từng cơn, lan tỏa toàn ổ bụng, vai, ngực; cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc quá no
  • Nôn mửa liên tục, dịch nôn có máu tươi hoặc màu cà phê
  • Đi ngoài hoặc táo bón kéo dài, phân có màu sẫm
  • Tụt huyết áp, choáng váng, cơ thể suy nhược
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng, đắng miệng, ăn không ngon miệng

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm hay không?
Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm hay không?

Phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể thì tác động của đau dạ dày với sức khỏe khác nhau. Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày nhói từng cơn là thói quen ăn uống, sinh hoạt, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi bạn có thói quen khoa học.

Trường hợp khởi phát do bệnh lý tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, trào ngược thực quản,…), tình trạng đau thắt dạ dày từng cơn sẽ được kiểm soát nếu người bệnh kết hợp sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, đau dạ dày quặn từng cơn có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu khởi phát do xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày.  

4. Chẩn đoán đau bao tử quặn từng cơn

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp ở những người lạm dụng rượu bia, dùng thuốc chống viêm liên tục, thường xuyên ăn đồ cay nóng,… Các triệu chứng của bệnh thường gây khó khăn cho người bệnh. Khi gặp các triệu chứng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy đến cơ sở y tế để có kết quả chính xác. Một số phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán đau dạ dày từng cơn là: 

  • Nội soi dạ dày: Là thủ thuật nội soi, bao gồm nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng. Camera sẽ được gắn ngay đầu ống nội soi để thăm khám phía trong đường tiêu hóa và truyền tải hình ảnh bên trong đến một màn hình bên ngoài. 
  • Chụp X – quang: Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang có Baryt để xác định nguyên nhân gây chảy máu dạ dày. Baryt là chất cản quang thường được dùng trong xét nghiệm hình ảnh bằng tia X để xem biểu hiện của các cơ quan tiêu hóa. 
  • Chụp CT dạ dày: Các tia X sẽ được sử dụng để tạo nên hình ảnh lát cắt trong cơ thể và nhận được hình ảnh của dạ dày. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để chẩn đoán về mức độ tổn thương dạ dày. 
  • Chụp MRI dạ dày: Đây là thủ thuật sử dụng sóng radio và từ trường để tạo các hình ảnh chi tiết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày. 
  • Xét nghiệm phân, máu và hơi thở: Xét nghiệm phân cũng được áp dụng để nhận định về bệnh lý dạ dày. Với xét nghiệm hơi thở, người bệnh sẽ được kiểm tra hơi thở, uống thuốc UBIT để phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Xét nghiệm máu cũng được áp dụng để tìm vi khuẩn HP. 
  • Siêu âm dạ dày: Là phương pháp kiểm tra dạ dày bằng máy siêu âm, nhờ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường trong dạ dày, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh đường ruột.

5. Cách trị đau dạ dày quặn từng cơn

5.1 Thuốc Tây giảm đau co thắt dạ dày

Thuốc Tây giảm đauu co thắt dạ dày
Thuốc Tây giảm đauu co thắt dạ dày

Thuốc Tây thường được sử dụng để cắt cơn đau bao tử co thắt từng cơn cấp tốc. Những loại thuốc này có bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Một số loại thuốc giảm đau bao tử nhanh chóng, được sử dụng phổ biến là:

  • Amoxicillin
  • Metronidazol
  • Tinidazole
  • Omeprazole
  • Ranitidine
  • Cimetidin
  • Nospa
  • Gastropulgite,…

5.2 Bài thuốc dân gian giảm đau dạ dày co thắt từng cơn

Việc điều trị đau bao tử bằng thuốc Tây có thể mang lại tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, người bệnh có thể đối mặt với một số tác dụng phụ. Để khắc phục nhược điểm này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để cắt cơn đau dạ dày cấp.

Cách 1: Mật ong và tinh bột nghệ

Mật ong và tinh bột nghệ giảm cơn đau dạ dày co thắt từng cơn
Mật ong và tinh bột nghệ giảm cơn đau dạ dày co thắt từng cơn

Mật ong và tinh bột nghệ được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày từng cơn. Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng giảm sưng, chống viêm, trung hòa nồng độ acid dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả. Chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong và 150ml nước ấm
  • Bước 2: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều
  • Bước 3: Sử dụng khi còn ấm

Cách 2: Gừng tươi

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để giảm đau, ho,… Trong gừng có một số hoạt chất giúp trung hòa acid dịch vị, tăng dịch tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn và khó chịu. Sử dụng gừng tươi để cắt cơn đau dạ dày được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem gừng tươi đi rửa sạch, cạo vỏ, thái thành lát mỏng hoặc thái dạng sợi
  • Bước 2: Cho gừng thái lát/sợi vào cốc, cho thêm nước nóng, đậy nắp và hãm trong khoảng 15 phút
  • Bước 3: Có thể cho thêm một chút đường để dễ uống hơn, uống khi cơn đau xuất hiện

Cách 3: Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm và giãn cơ tốt. Một số nghiên cứu chứng minh, việc duy trì mỗi ngày một cốc trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng và phòng chống trầm cảm. Khi bị cơn đau co thắt dạ dày, người bệnh có thể uống một cốc trà hoa cúc. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho khoảng 10g hoa cúc khô vào cốc nước ấm
  • Bước 2: Chế nước sôi vào, đậy kín, hãm trong khoảng 15 phút
  • Bước 3: Lọc lấy phần nước cốt ra một cốc khác, cho thêm khoảng 30ml mật ong vào, khuấy đều
  • Bước 4: Sử dụng khi cốc trà hoa cúc còn ấm

5.3 Chế độ dinh dưỡng giúp giảm đau bao tử nhói từng cơn

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh dạ dày. Để phòng tránh đau dạ dày từng cơn, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn thực phẩm ít mùi vị và dễ tiêu hóa. Rau, củ, quả tươi, dầu thực vật từ các loại hạt rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Nên chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực cho dạ dày, không bỏ bữa nhất là bữa sáng. Buổi tối không nên ăn quá no và hạn chế ăn sau 20h. Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày quặn từng cơn không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thêm nữa, người bệnh cũng cần tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng; đồ ăn lên men như dưa cải, cà muối; chế phẩm từ đậu; đồ uống có cồn, có ga.

5.4 Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi giúp giảm tình trạng đao dạ dày quằn quại vì co thắt

Một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau dạ dày đặc biệt là đau dạ dày cấp. Do đó, người bệnh cần thiết lập một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý theo gợi ý sau đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (đi bộ, yoga, thiền, dưỡng sinh,…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Tránh để căng thẳng kéo dài, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Trên đây là thông tin chi tiết về đau dạ dày quặn từng cơn. Đừng ngại cho chúng tôi biết những băn khoăn của bạn về bệnh lý dạ dày để chúng tôi kịp thời hỗ trợ. Hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm tốt nhé!

Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x