Viêm hang vị dạ dày Hp – Top 5 cách nhận biết chính xác nhất
-
Ngày đăng:
19/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
192
Nội dung bài viết
ToggleViêm hang vị dạ dày Hp là gì ? Có gì khác so với viêm hang vị dạ dày do những nguyên nhân khác ? Hãy cùng CumarGold tìm hiểu về căn bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có liên quan đến loài vi khuẩn H.pylori này nhé !
Xem thêm:
- Top 14 thông tin về viêm hang vị HP mà bạn không nên bỏ qua !
- Cảnh báo nguy hiểm khi bị viêm hang vị dạ dày – trào ngược dịch mật
- 5 dấu hiệu nhận biết chính xác viêm hang vị trào ngược thực quản
1. Viêm hang vị dạ dày Hp là gì ?
Viêm hang vị dạ dày do Hp là tên gọi dùng để chỉ tình trạng niêm mạc dạ dày ở khu vực hang vị bị tổn thương, xuất hiện những vết viêm loét, xung huyết do vi khuẩn Hp gây ra. Viêm hang vị nhiễm Hp là tình trạng nhiễm trùng phổ biến trên toàn thế giới, chiếm đến hơn 50% số ca bệnh.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay được gọi tắt là vi khuẩn Hp là một loại trực khuẩn gram âm có khả năng sống sót trong môi trường acid dạ dày. Chúng sống được trong môi trường dày đặc axit nhờ việc tiết ra một loại enzyme có tên là Urease. Urease phân hủy thức ăn thành amoniac và acid cacbonic, làm tăng pH trong dạ dày đồng thời phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ.
Nơi cư trú lý tưởng nhất của H.pylori chính là khu vực hang vị, nơi tập trung thức ăn của dạ dày và là nơi có pH cao do lớp niêm mạc không tiết acid dịch vị. Khuẩn H.pylori có hình chữ S, đầu có lông mao giúp chúng dễ dàng di chuyển trong lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và gây ra những vết trợt, loét, hay xung huyết niêm mạc hang vị.
2. Các triệu chứng viêm hang vị dạ dày do Hp gây nên
Hầu hết người bệnh viêm hang vị dạ dày Hp đều không nhận ra họ đang bị viêm nhiễm. Bởi loại vi khuẩn này thường tồn tại và phát triển âm thầm trong cơ thể mà không có những triệu chứng cảnh báo nào nghiêm trọng. Tùy vào sức khỏe từng người, chế độ sinh hoạt và ăn uống, vi khuẩn H.pylori mới phát triển hẳn thành bệnh.
Người bệnh chỉ phát hiện ra khi những vết viêm loét đã lan rộng và bắt đầu xuất hiện một số những triệu chứng sau:
- Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị: Điều này được lý giải là do vi khuẩn Hp sản sinh ra những hợp chất như cytotoxin, mucolytic,… Những chất này có khả năng tấn công lớp chất nhầy gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm các vết viêm loét nặng hơn.
- Đau dữ dội hơn khi đói hoặc vào ban đêm: Khi bạn đói, pH trong dạ dày giảm, đây là môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn H.Pylori hoạt động nên bắt buộc chúng phải tiết ra enzyme Urease phân hủy thức ăn thành amoniac để làm tăng pH của dạ dày.
- Đầy hơi khó tiêu: Sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ làm cho dạ dày xuất hiện nhiều khí hơn bình thường và gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Lượng khí dư thừa quá nhiều trong dạ dày có thể làm rối loạn hoạt động của van cơ thắt thực quản dưới. Điều này gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Buồn nôn, nôn: Những tổn thương ở vùng hang vị dạ dày sẽ phát ra luồng kích thích đến trung tâm gây nôn, gây cảm giác buồn nôn cho những bệnh nhân có viêm hang vị dạ dày Hp dương tính.
- Hôi miệng: Vi khuẩn Hp trú trong khoang miệng có thể sinh ra các chất khí có gốc lưu huỳnh. Khí này có mùi hôi, làm hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu.
- Ăn không ngon miệng, chán ăn: Những triệu chứng của viêm hang vị Hp thường khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không có cảm giác ngon miệng, lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn
- Giảm cân không mong muốn: Cơ thể mệt mỏi suy nhược do thiếu dinh dưỡng, mất ngủ… Đây là kết quả xảy ra khi các triệu chứng trên diễn ra quá thường xuyên và có mức độ tăng dần.
*Lưu ý: Đặc biệt nguy hiểm, khi bạn có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện:
- Phân có máu, màu đỏ sẫm hoặc đen
- Nôn ra máu hay bất cứ thứ gì có màu sẫm như bã cà phê
- Đau bụng dữ dội
- Khó thở, chóng mặt, có thể ngất xỉu
- Không cảm thấy đói, có cảm giác no ngay sau khi bạn mới ăn một lượng nhỏ thức ăn
3. Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày Hp
H.pylori là một loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn mang mầm bệnh. Bệnh nhân bị viêm hang vị dạ dày có Hp dương tính thường do những nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn H.pylori không chỉ tồn tại trong dạ dày mà chúng còn có thể có trong nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa. Do đó khi bạn thực hiện một số hoạt động như hôn, dùng chung bát đũa, dùng chung đồ ăn, mớm thức ăn… rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm Hp.
- Sống cùng với những người mắc viêm hang vị dạ dày do Hp, bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu không chú ý khả năng lây nhiễm cũng rất lớn.
- Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày Hp.
- H.pylori được đào thải qua phân. Vì vậy ở những nơi đông dân cư, có điều kiện sống thấp, môi trường sống đặc biệt là nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguồn lây nhiễm Hp cho cộng đồng.
- Một số thói quen hàng ngày như không rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn cơm, hay sau khi đi vệ sinh cũng là một cách để vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể.
- Vi khuẩn Hp cũng có thể tồn tại trên các loại thực phẩm, trong nước. Vì vậy, khi bạn sử dụng thực phẩm bẩn, sơ chế thực phẩm không kỹ, thói quen ăn rau sống, thức ăn chế biến chưa chín kỹ, các món gỏi, nộm hay ăn ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh,… thì vô tình bạn cũng bị nhiễm Hp.
- Các dụng cụ y tế như ống nội soi dạ dày, ống nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa nếu không được vệ sinh tiệt trùng mà tiếp tục sử dụng cho những bệnh nhân khác thì nguy cơ lây nhiễm Hp rất cao.
4. Cách nhận biết viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp gây nên
Để có thể biết chính xác bạn có bị viêm hang vị dạ dày Hp hay không, bạn cần phải thực hiện một số các xét nghiệm chuyên khoa. Các xét nghiệm này được chia làm 2 nhóm chính là phương pháp xâm lấn và không xâm lấn.
4.1. Phương pháp không xâm lấn
Phương pháp không xâm lấn : Là phương pháp xét nghiệm không can thiệp sâu vào trong cơ thể
4.1.1. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn H.pylori trong dạ dày sẽ được thải trừ qua phân. Do đó, khi xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp tìm vi khuẩn Hp trong phân rất chính xác.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lâu có kết quả và yếu tố vệ sinh là những điểm trừ của phương pháp này.
4.1.2. Test hơi thở để xác định viêm hang vị dạ dày Hp
Cách thực hiện
- Người bệnh sẽ được uống một viên hoặc uống dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Cacbon đồng vị C13 hoặc C14.
- Sau 15 – 20 phút uống thuốc, bệnh nhân sẽ được định lượng vi khuẩn H.pylori qua mẫu hơi thở bằng cách thổi vào thẻ xét nghiệm với C14 và thổi bong bóng với C13 cho đến khi đủ lượng khí cacbonic cho một lần xét nghiệm.
Nguyên tắc
- Nếu bệnh nhân có Hp, Ure trong thuốc sẽ bị phân hủy tạo thành amoniac và khí cacbonic.
- Khí Cacbonic kết hợp với C13 hoặc C14 sẽ được hấp thụ vào máu và đào thải qua phổi.
Chi tiết xem: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác nhất như thế nào?
4.1.3. Xét nghiệm máu tìm kháng thể Hp
Khi cơ thể bạn nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra một loại kháng thể kháng Hp. Các kháng thể này tồn tại trong máu, do đó xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng Hp cũng là một cách để xác định được bạn có nhiễm Hp hay không.
Tuy nhiên, đây là một phương pháp ít sử dụng do độ chính xác không cao. Kể cả khi cơ thể bạn không còn khuẩn Hp thì kháng thể Hp vẫn còn tồn tại trong máu trong một thời gian.
4.2. Phương pháp xâm lấn
Phương pháp xâm lấn là phương pháp xét nghiệm can thiệp sâu vào bên trong cơ thể, bao gồm:
Nội soi đường tiêu hóa
- Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản.
- Đầu ống nội soi có một camera nhỏ sẽ truyền hình ảnh toàn bộ ống thực quản và dạ dày lên màn hình lớn.
- Bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện được những vết loét mức cũng như độ tổn thương thực tế của toàn bộ ống tiêu hóa.
- Từ hình ảnh ghi lại, các bác sĩ có thể xác định được có hay bị viêm hang vị dạ dày Hp không.
Sinh thiết kết hợp nội soi
Sau khi kết thúc quá trình nội soi, các bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết quanh vị trí vết loét để tiến hành test Urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn Hp.
Trên đây là những phương pháp xét nghiệm Hp được sử dụng trong bệnh viện. Tùy theo tình hình thực tế của bệnh nhân và một số yếu tố khác có liên quan, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại xét nghiệm nào cho phù hợp. Xét nghiệm tìm Hp là một loại xét nghiệm đặc biệt, trước khi làm xét nghiệm, có một số yêu cầu bắt buộc bệnh nhân phải tuân theo:
- Người bệnh trước khi làm xét nghiệm cần nhịn ăn, nhịn uống (chỉ uống nước lọc) trong 4 – 6 giờ. Thời điểm tốt nhất là buổi sáng sau 1 đêm không ăn uống.
- Người bệnh ngừng sử dụng kháng sinh trên 4 tuần, ngừng sử dụng thuốc dạ dày trên 2 tuần.
- Trao đổi với bác sĩ về những bệnh lý và những loại thuốc bạn đang sử dụng.
5. Viêm hang vị dạ dày Hp lây nhiễm qua con đường nào ?
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn mang mầm bệnh. Có 3 con đường lây nhiễm chính:
- Đường miệng – miệng: Là con đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp do bạn có sự tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết trong đường tiêu hóa của người bị bệnh. Các hoạt động hàng ngày như hôn, ăn uống chung bát đũa… là điều kiện thuận lợi cho lây nhiễm Hp.
- Đường phân – miệng: H.pylori được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân, và đây chính là nguồn lây lan Hp đến cộng đồng nếu điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, không có nước sạch sử dụng hay thói quen ăn rau sống, ăn gỏi…
- Đường lây nhiễm khác: Thường là do lây nhiễm trong y tế khi sử dụng chung các thiết bị y tế như: dụng cụ nội soi dạ dày, tai mũi họng, dụng cụ nha khoa…
Xem chi tiết : Các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp
6. Cách điều trị viêm hang vị dạ dày do Hp gây nên
Sự kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng thuốc tiêu diệt vi khuẩn H.pylori và kết hợp với chế độ sinh hoạt ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp việc điều trị viêm hang vị dạ dày Hp dương tính có được kết quả khả quan.
6.1. Tiêu diệt vi khuẩn Hp
Việc điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp có rất nhiều phác đồ khác nhau, mỗi phác đồ sẽ phù hợp với những trường hợp cụ thể. Các phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra sẽ dựa trên những kết quả xét nghiệm và tình trạng thực tế của bệnh nhân. Vì thế, bạn cần đi khám để xác định chính xác xem bạn có bị nhiễm Hp hay không, tình trạng bệnh hiện tại, các loại bệnh đang có, các loại thuốc hiện đang sử dụng và có thể là lịch sử sử dụng kháng sinh của bạn.
Vi khuẩn H.pylori thường được điều trị bằng cách kết hợp cùng lúc ít nhất hai loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Gram (-) khác nhau và một loại thuốc giảm tiết acid dịch vị với mục đích tiêu diệt ít nhất 80 – 95% vi khuẩn H.pylori.
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazol.
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Esomeprazol, Omeprazol, Pantoprazole, Lansoprazole, Ranitidin, Cimetidin…
- Bismuth: được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.
Một số phác đồ thuốc hay sử dụng khi bị viêm hang vị dạ dày Hp :
Phác đồ 3 thuốc: 2 kháng sinh – 1 PPI sử dụng 10 – 14 ngày
- Amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày
- Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày
- Omeprazol hoặc Esomeprazol 20mg/ lần x 2 lần/ ngày
Phác đồ 4 thuốc: 2 kháng sinh – 1 PPI – 1 Bismuth.
- Metronidazole 500mg/ lần x 2 lần/ ngày
- Amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày
- PPI 20mg/ lần x 2 lần/ ngày trước ăn
- Bismuth 60mg/ lần x 2 lần/ ngày
Phác đồ nối tiếp: Chia làm 2 đợt điều trị
- Đợt 1: 5 ngày đầu: PPI – Amoxicillin
- Đợt 2: 5 ngày tiếp theo sử dụng phác đồ 3 thuốc PPI – Clarithromycin – Tinidazole
Phác đồ cao nhất: Sử dụng kháng sinh liều cao Levofloxacin thường áp dụng khi việc điều trị viêm hang vị dạ dày Hp bằng những phác đồ trên thất bại, bệnh nhân kháng nhiều loại kháng sinh. Phác đồ gồm PPI – 2 kháng sinh – Levofloxacin.
Việc điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp không đơn giản vì vậy bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi hết đợt điều trị, người bệnh phải được tiến hành kiểm tra tìm Hp sau ít nhất 4 tuần. Nếu việc điều trị thất bại, bạn sẽ trải qua một đợt điều trị khác với một phác đồ khác.
*Lưu ý: Tất cả những phác đồ điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn không nên tự ý đi mua thuốc về nhà điều trị, điều này có thể gây ra nhiều tác động bất lợi với việc điều trị thậm chí có thể làm vi khuẩn Hp trở nên cứng đầu và khó tiêu diệt hơn.
Xem thêm: Top 15 bài thuốc chữa viêm hang vị dạ dày
6.2. Chế độ ăn uống phòng ngừa viêm hang vị dạ dày Hp
Chế độ ăn uống cũng có tác dụng tích cực trong quá trình điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Những người bị viêm hang vị Hp nên ưu tiên sử dụng những nhóm thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Những thực phẩm thuộc nhóm này giống như một lớp đệm bảo vệ cho niêm mạc, giảm những kích thích đến dạ dày từ đó giúp giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu.
- Một số thực phẩm nên sử dụng như trứng, mật ong, sữa chua, gừng, nghệ, chuối chín, thịt trắng, cá…
Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét
- Những loại thực phẩm trong nhóm này có tác dụng làm se miệng và làm làm các vết viêm loét trong dạ dày, giảm sưng viêm.
- Trong thành phần của chúng có hàm lượng flavonoid cao có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong tế bào, chống nhiễm trùng, tiêu diệt Hp.
- Ngoài ra protein, kẽm trong thực phẩm cũng có tác dụng làm lành vết loét.
- Những thực phẩm nên dùng như việt quất, ớt chuông, rau bina, súp lơ xanh, dầu oliu, cá, thịt trắng, đậu phụ, bắp cải…
Nhóm thức ăn giúp giảm tiết acid
- Những đồ ăn thuộc nhóm này đều có tính kiềm giúp trung hòa acid trong dạ dày, hoặc những loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa giúp hấp thu và giảm tiết acid hiệu quả.
- Những loại thực phẩm bạn nên bổ sung bao gồm: Cơm, bánh mì, cháo, khoai tây, khoai lang…
Xem thêm: Top 14 loại cháo cực tốt cho những người bị đau dạ dày
Bổ sung vitamin và khoáng chất
- Các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie…cũng cần tăng cường bổ sung qua hoa quả, rau xanh để bù đắp lượng thiếu hụt do người bệnh tiêu hóa và hấp thu kém.
- Đặc biệt, bạn nên bổ sung probiotic để duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Probiotic nên được sử dụng trước và sau khi điều trị vi khuẩn Hp để bổ sung thêm vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, giảm sự phát triển của những vi khuẩn có hại
6.3. Những điều cần tránh khi bị viêm hang vị do vi khuẩn Hp
Hãy tránh xa một số nhóm thực phẩm dưới đây nếu bạn không muốn làm tệ hơn tình trạng viêm hang vị dạ dày Hp của bạn
- Nhóm thực phẩm nhiều chất béo: Đồ chiên rán, xào, sử dụng mỡ động vật…không chỉ gây viêm loét mà còn gây ra tình trạng khó tiêu đầy hơi.
- Đồ ăn cay nóng: Ớt, hạt tiêu, mù tạt có thể kích ứng dạ dày, tăng lượng acid và làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày.
- Thực phẩm chua có tính acid : Các loại hoa quả chua, thực phẩm muối chua lên men, các loại trái cây còn xanh, thực phẩm cứng, đồ ăn khô và đặc…
- Đồ uống có cồn, có gas: Kích thích trực tiếp vào niêm mạc dạ dày của bạn và cũng là là nhân tố góp phần làm cho vi khuẩn Hp trong dạ dày phát triển mạnh mẽ hơn
Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, những thực phẩm nhiều muối, đường.
Xem thêm: Top 12 loại thực phẩm mà người bị viêm hang vị không nên ăn
7. Cách phòng ngừa bị bệnh viêm hang vị dạ dày Hp
Những cách dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình bạn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm Hp và phòng bệnh viêm hang vị dạ dày có Hp:
- Hạn chế gắp thức ăn cho nhau, không sử dụng chung thìa đũa, bát đĩa
- Hạn chế ăn uống tại hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh
- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và toàn bộ khu vực xung quanh, tiêu diệt các loại côn trùng và động vật có hại như gián, mối, ruồi, muỗi, chuột
- Vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ nấu ăn, bát đũa
- Nên sử dụng nước sạch, ăn chín uống sôi, uống nước đun sôi để nguội, hạn chế ăn rau sống, gỏi, nộm…
- Vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong nhà
- Không hôn hay mớm đồ ăn cho trẻ
- Không để trẻ tiếp xúc thường xuyên, không ngủ cùng với những người nhiễm Hp hay người bị viêm loét dạ dày
- Trẻ em nên có bộ đồ ăn bát đũa riêng, không dùng chung với người lớn
- Rửa tay với xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn cơm, sau khi chơi và đi vệ sinh.
- Tập và dạy cho trẻ em thói quen rửa tay bằng xà phòng
- Sử dụng các thực phẩm từ thảo dược tự nhiên như Nano Curcumin giúp ngăn ngừa những tác nhân xấu ảnh hưởng đến dạ dày đồng thời giúp bảo vệ niêm mạc, phục hồi tổn thương.
8. CumarGold New – Giải pháp chuyên biệt cho bệnh viêm hang vị dạ dày Hp
Nhìn chung, các biện pháp điều trị viêm hang vị dạ dày Hp theo tây y hay đông y hiện nay mới chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời mà chưa chú trọng đến việc làm lành tổn thương dẫn đến bệnh dễ tái phát. Vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị, nhiều chuyên gia tiêu hoá thường khuyến khích người bệnh kết hợp các sản phẩm hỗ trợ dạ dày từ thảo dược. Trong đó, CumarGold New được coi là tượng đài về Nano Curcumin ở Việt Nam với hơn 1,5 triệu người sử dụng trong gần 10 năm qua.
Ngoài sở hữu Nano Curcumin chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, trong thành phần của CumarGold New còn có sự góp mặt của tinh chất Gừng chuẩn hoá và Piperin (chiết xuất hạt tiêu đen). Hai hợp chất này góp phần gia tăng hiệu quả, hạn chế sự đào thải của Nano Curcumin cũng như góp phần mang tới công dụng toàn diện hơn cho người bệnh dạ dày:
|
CumarGold New được Bộ Y tế cấp phép |
Hơn 1,5 triệu khách hàng khắp cả nước đã cải thiện rõ rệt bệnh dạ dày với CumarGold New
Chị Nguyễn Thị Thìn (Hiệu trưởng Tiểu học Quản Thắng – Thanh Hoá) – Viêm trợt dạ dày: “Bản thân tôi cảm thấy sản phẩm có những thành phần mà tôi không cảm thấy nghi ngờ, và khi sử dụng tôi còn thấy hiệu quả nữa nên tôi quyết định sử dụng lâu dài dù không còn đau dạ dày nữa. Sử dụng lâu dài không những bảo vệ dạ dày, hỗ trợ phòng ngừa ung thư mà còn trẻ ra mà nước da còn đẹp hơn nên nhiều giáo viên đau dạ dày ở trường cũng dùng theo tôi”.
Anh Đặng Xuân Phước (Bắc Giang) – Viêm loét dạ dày 23 năm: “Đau tới mức mà mình cảm thấy không cần giàu nghèo gì nữa, chỉ cần sức khoẻ. Tới khi gặp được CumarGold New, cuộc sống của mình đã cải thiện.[…] Anh chị em cố gắng nên dùng, thứ nhất nó tốt cho sức khoẻ, thứ 2 nó phù hợp với túi tiền của mọi người dân”.
Chị Nguyễn Mỹ Thu (Bà Rịa Vũng Tàu) – Viêm hang vị, xuất huyết hang vị, HP+: “Bệnh bao tử của tôi nặng, uống nhiều thứ không đỡ, không hết được HP. Thế mà uống CumarGold New lại hiệu quả, hết đau, hết ợ hơi, hết đầy bụng, đi khám thì Hp cũng bị ức chế hết luôn”.
Chị Trần Thị Phương (Đồng Tháp) – Viêm loét dạ dày: “Từ ngày uống CumarGold New, tôi không còn đau rát, ợ hơi, ợ chua nữa. Tôi ăn uống không cần kiêng khem luôn nên giờ khỏe mạnh lắm, lại tăng cân nữa.”
Anh Quách Trí Dũng (Đồng Nai) – Viêm hang vị dạ dày mạn tính: “Tôi đã từng sử dụng rất nhiều sản phẩm, kể cả thuốc tây nhưng không thấy được hiệu quả rõ rệt. Từ khi tin dùng CumarGold New tôi cảm nhận rõ những thay đổi trọng bệnh viêm hang vị có khuẩn hp của mình. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi dần mất đi, tôi ăn uống ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn.”
ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY – NHẬN ƯU ĐÃI TÍCH ĐIỂM 8 HỘP – NHẬN 1 HỘP
FREESHIP TOÀN QUỐC KHI MUA TỪ 4 HỘP
Cô Hồ Thị Thuý Lang (Tp.Hồ Chí Minh) – Viêm loét bao tử HP+: “Tôi đã từng điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP suốt từ năm 2015 nhưng bệnh cứ tái đi tái lại không dứt. Chỉ đến khi được giới thiệu sử dụng CumarGold New tôi mới thực sự thấy được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể mình. Đều đặn liều lượng 6 viên/ngày, tôi ăn uống ngon miệng hơn, không còn cảm giác ợ hay đầy bụng sau khi ăn, những cơn đau dạ dày cũng giảm rõ rệt.”
Cô Hoàng Thị Tuyết (Khánh Hoà) – Viêm loét dạ dày mạn tính: “Dùng từ thời CumarGold, bây giờ là CumarGold New, thấy sản phẩm quá tốt, không có gì phải phàn nàn. 8 năm rồi không có bất kì triệu chứng gì của bệnh dạ dày trong khi trước đó tôi đau tới mức không làm nổi việc gì. Giờ tôi cứ dùng vì thấy sản phẩm còn nhiều tác dụng với sức khoẻ chứ không chỉ bảo vệ riêng dạ dày”.
Các dược sĩ nhà thuốc đánh giá cao về sản phẩm CumarGold New
Các nhà thuốc Miền Nam chia sẻ về chất lượng và hiệu quả của CumarGold New |
Các nhà thuốc Miền Bắc chia sẻ về chất lượng và hiệu quả của CumarGold New |
Mua CumarGold New tại các nhà thuốc để được các dược sĩ tư vấn trực tiếp |