Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
-
Ngày đăng:
14/01/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
325
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày thường xuyên gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Những cơn đau dạ dày diễn ra liên tục hàng ngày, có thể lặp đi lặp lại cùng 1 khung giờ trong nhiều ngày liên tiếp hoặc đau âm ỉ cả ngày không dứt.
Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
1. Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau dạ dày thường xuyên có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang có những bệnh khác mà bạn chưa phát hiện ra.
1.1. Viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Viêm loét dạ dày – hành tá tràng là căn bệnh xảy ra khi khu vực dạ dày và hành tá tràng bị viêm loét.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hoặc do người bệnh sử dụng quá mức thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs).
Các triệu chứng đặc trưng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Đau dạ dày thường xuyên vùng bụng trên rốn (còn gọi là vùng thượng vị).
- Đầy bụng, khó tiêu, hay bị buồn nôn
- Ợ hơi, ợ chua hay nóng rát thượng vị
- Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thường xảy ra do dạ dày gây cảm giác quá khó chịu, làm giấc ngủ bị đứt đoạn.
- Rối loạn tiêu hóa, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, tiêu hóa kém, bụng lục bục.
Cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện vào lúc đói bụng hoặc thời điểm sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Người bệnh cũng có thể bị đau vào lúc nửa đêm, rạng sáng. Cơn đau thường chỉ ở mức âm ỉ, tức bụng, đôi khi có thể chuyển thành đau quặn từng cơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng lâu ngày không chỉ làm suy giảm sức khỏe, mà còn có thể dẫn tới chảy máu dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể xuất hiện các lỗ rò, thủng ở khu vực này, gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở khu vực này.
1.2. Viêm loét hang vị
Viêm loét hang vị là một dạng gây bệnh đau dạ dày thường xuyên với các vết loét xuất hiện ở vùng hang vị (phần nằm ngang) của dạ dày.
Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác đau sau khi ăn. Cơn đau dạ dày thường xuyên thường đổ về đêm nhiều hơn ban ngày. Các cơn đau dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, có áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa đông bắc.
Các dấu hiệu đặc trưng bao gồm:
- Đau quặn thắt và âm ỉ vùng thượng vị (trên rốn)
- Cảm giác buồn nôn hoặc dễ nôn mửa. Đại tiện lúc lỏng lúc đặc, thậm chí đại tiện phân rắn (dạng phân dê)
- Khi tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau cả khi no lẫn đói, cảm giác người trở nên gầy đi, da xanh xao, mệt mỏi.
- Khi viêm loét hang vị biến chứng thành u ác tính, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, đau nhiều và thường xuyên ở bất kỳ lúc nào. Người bệnh nôn nhiều, cơ thể gầy guộc, da chuyển vàng như mắc bệnh gan.
Khi bị đau dạ dày thường xuyên trong bệnh viêm loét hang vị, nếu người bệnh không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Xuất huyết dạ dày: nếu ít sẽ khiến người bệnh đau dạ dày, mệt mỏi, nếu nặng có thể khiến người bệnh suy nhược, sụt cân, sốc nhiễm khuẩn…
- Thủng dạ dày: đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Hẹp môn vị: khiến cho người bệnh ăn không tiêu, dễ chán ăn, hay nôn, đầy bụng và đau bụng âm ỉ suốt ngày đêm. Người bệnh sẽ trở nên gầy guộc, da xanh.
- Ung thư dạ dày: các khối ung thư dễ phát sinh là lan rộng khi viêm loét lâu ngày không được điều trị.
>> Tìm hiểu thêm:
- Cách trị đau dạ dày hiệu quả tại nhà
- Đau dạ dày khám ở đâu tốt nhất ở Hà Nội?
- Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày
2. Đau dạ dày thường xuyên – khi nào cần gặp bác sĩ?
Việc phát hiện bệnh kịp thời, đến gặp bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ quy trình điều trị sẽ giúp người bệnh bảo vệ tốt sức khỏe dạ dày của mình.
2.1 Vậy khi nào thì cần phải đi gặp bác sĩ?
Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị đau dạ dày thường xuyên, cụ thể là hơn 2 tuần nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa và nói rõ tình trạng mình đang gặp phải.
Việc chữa trị ngày nay đã có phác đồ điều trị hiệu quả nếu người bệnh mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày, cụ thể là viêm loét dạ dày hay viêm loét hang vị.
2.2 Các hình thức khám chữa bệnh khi bị đau dạ dày thường xuyên
Khi đi khám, người bệnh thường được khám bệnh theo những cách sau:
Nội soi dạ dày:
Khi nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm có gắn đèn và máy quay để luôn vào thực quản, dạ dày thông qua đường miệng. Bác sĩ sẽ nhìn được rõ ràng tình trạng trong dạ dày và có thể lấy mẫu xét nghiệm luôn nếu cần.
Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ để bác sĩ có thể quan sát lớp niêm mạc dạ dày và tránh bị trào ngược.
Xét nghiệm vi khuẩn HP:
Xét nghiệm vi khuẩn HP sẽ xác định xem người bệnh có HP trong dạ dày và ống tiêu hóa hay không.
Có 4 xét nghiệm khác nhau được tiến hành để phát hiện vi khuẩn HP:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm kháng nguyên trong phân
- Xét nghiệm sinh thiết dạ dày.
Trong đó, xét nghiệm hơi thở là được khuyến khích thực hiện nhiều nhất khi người bệnh đau dạ dày thường xuyên nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP.
Kết quả dương tính tức là người bệnh có HP còn âm tính là người bệnh không có HP.
3. Cách chữa trị tình trạng đau dạ dày thường xuyên
Đau dạ dày thường xuyên sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây tổn hại đến sức khỏe khỏe. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng bệnh, người bệnh nên tìm hiểu rõ tình trạng của mình và thực hiện các phương pháp chữa trị đúng cách.
3.1 Cách giảm đau nhanh khi bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, trong trường hợp khẩn cấp cần giảm đau nhanh, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Dùng nghệ kết hợp với mật ong: mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Nghệ chứa hoạt chất curcumin có khả năng chữa lành vết thương. Chỉ cần dùng 2 thìa tinh bột nghệ kết hợp mật ong, pha với nước ấm sẽ giúp giảm đau dạ dày tức thời.
- Nước ép bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao. Khi đau dạ dày, người bệnh chỉ cần dùng một bó bạc hà xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống vào sẽ làm dịu cơn đau.
- Uống sữa: Sữa có khả năng trung hoà acid dịch vị và giảm kích ứng dạ dày trong các cơn đau dạ dày thường xuyên.
- Dùng thuốc kháng acid: Thuốc kháng acid có khả năng trung hòa nhanh chóng lượng acid trong dạ dày, từ đó làm giảm kích thích lên thành dạ dày và giúp làm giảm đau nhanh
3.2 Các loại thuốc chữa đau dạ dày
5 nhóm thuốc phổ biến được chỉ định cho người mắc chứng đau dạ dày có thể kể đến như:
- Thuốc kháng H2: làm giảm tiết acid ở dạ dày, gồm các thuốc như Cimetidine, Nizatidine, Roxatidine, Lafutidine, Famotidine
- Thuốc ức chế bơm proton PPI: có tác dụng hạn chế tiết acid trong dạ dày, gồm các thuốc như lansoprazol, pantoprazol, omeprazol, esomeprazol…
- Thuốc kháng acid: giúp trung hòa bớt acid dư trong dạ dày, gồm các thuốc như magnesi hydroxyd, nhôm hydroxyd, các muối carbonate, phosphate hoặc trisilicate của nhôm và magie…
- Thuốc tạo màng bọc: tạo lớp nhầy bao bọc thành dạ dày và ổ loét giúp giảm đau, gồm các thuốc như Bismuth, Silicate Al…
- Thuốc kháng sinh: có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP trong trường hợp đau dạ dày do HP, gồm các thuốc như Amoxicillin, metronidazol, clarithromycin…
3.3. Các biện pháp chữa trị đau dạ dày thường xuyên mà không dùng thuốc
Trong dân gian cũng có khá nhiều bài thuốc đơn giản có tác dụng trị đau dạ dày khá hiệu quả như: tỏi đen kết hợp với mật ong, trứng gà kết hợp mật ong, chuối hột, lá mơ lông, bắp cải, lá tía tô…
Ngoài ra, cũng phải kể đến bài thuốc từ củ nghệ. Với thành phần curcumin chống oxy hóa cực mạnh mẽ, nghệ mang đến hiệu quả bảo vệ dạ dày, giảm tiết acid và hồi phục tổn thương cực kỳ tốt.
Tuy nhiên, vì curcumin tự nhiên trong củ nghệ rất khó hấp thụ, bạn nên sử dụng nano curcumin để thay thế.
Nano curcumin là chiết xuất nano hóa của thành phần hoạt tính chính trong củ nghệ, được tối đa hóa cả về độ tan và khả năng hấp thụ. Do đó, Nano curumin mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày thường xuyên một cách nhanh chóng, an toàn nhất trong tất cả các chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ nghệ.
3.4 Nên ăn gì khi bị đau dạ dày thường xuyên?
Người bệnh nên ăn thực phẩm mềm, không gây kích ứng thành dạ dày, các món giúp hạn chế tiết acid hoặc giúp trung hòa bớt acid dư trong dạ dày. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất đối với người bệnh đau dạ dày cũng rất quan trọng. Một số thực phẩm cho người đau dạ dày:
- Chuối: có khả năng trung hòa hàm lượng axit có trong dịch dạ dày cùng việc giảm được nguy cơ giảm viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.
- Các loại thực phẩm thô: như bắp, gạo lứt, đậu,…. chứa nhiều chất xơ tốt cho quá trình chuyển hóa thức ăn và có khả năng chống Oxy hóa giúp bảo vệ lớp màng tế bào trong dạ dày.
- Trà thảo dược: giúp điều hòa tốt hệ thống tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của những người bị đau dạ dày thường xuyên như: Táo, gừng, nước dừa, canh/soup, bánh mì nướng, đậu bắp, cây thì là, sữa chua,…
3.5 Người bị đau dạ dày thường xuyên không nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, để tránh trình trạng đau dạ dày tái phát, người bị đau dạ dày thường xuyên không nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Các loại nước uống có gas hay cà phê, tuyệt đối không uống sữa trong thời gian điều trị bệnh dạ dày
- Các loại thức ăn có gia vị cay nóng
- Không uống rượu bia và đặc biệt là không hút thuốc lá
- Không ăn có loại thức ăn có tính axit
- Không ăn có loại thịt đỏ vì có hàm lượng axit cao
- Các loại thức ăn có vị chua (giấm, cải muối, cam, bưởi, canh, me…
Trên đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng đau dạ dày thường xuyên. Chỉ cần để ý những biểu hiện, tìm hiểu rõ căn bệnh liên quan đến chứng đau dạ dày thường xuyên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người bệnh chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng bệnh của mình để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
>> Tìm hiểu thêm: