Skip to main content

Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu AN TOÀN Hiện Nay [UPDATE]

  • Ngày đăng:

    05/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    240

Có bầu đau dạ dày uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều bà bầu bị đau dạ dày. Bởi trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng đau dạ dày. Mẹ bầu uống gì thì không gây ảnh hưởng tới con? Bài viết dưới đây, CumarGold sẽ chia sẻ cho bạn loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu tốt và an toàn nhất!

1. Thuốc đau dạ dày cho bà bầu loại nào tốt?

Nếu bắt buộc phải uống thuốc thì bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Nên uống loại thuốc đã được thử nghiệm an toàn tương đối với bà bầu. Sau đây là một số loại thuốc đau dạ dày khi mang thai mà bạn có thể tham khảo:

1.1 Thuốc đau dạ dày cho bà bầu Gaviscon

Thuốc trị đau dạ dày cho bà bầu Gaviscon
Thuốc trị đau dạ dày cho bà bầu Gaviscon

Thuốc đau dạ dày cho bà bầu Gaviscon được nhập khẩu từ Anh, được bào chế dưới dạng viên nén nhai hoặc hỗn hợp uống. Thành phần chính của Gaviscon là Calci carbonat, Natri bicarbonat, Natri alginate và tá dược vừa đủ. Thuốc có tác dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, khó tiêu,…

Gaviscon được chứng minh an toàn, tuy nhiên, nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt không dùng thuốc trong một thời gian dài. Bà bầu mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng. Liều dùng và cách sử dụng như sau:

  • Liều dùng: Từ 10 – 20ml/lần và 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Uống sau bữa chính và buổi tối trước khi đi ngủ

1.2 Thuốc đau dạ dày cho bà bầu Gastropulgite

Thuốc trị đau dạ dày khi mang thai Gastropulgite
Thuốc trị đau dạ dày khi mang thai Gastropulgite

Gastropulgite là thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai được nhập khẩu từ Pháp. Gastropulgite được điều chế dưới dạng bột. Thành phần chính của thuốc là Aluminum hydroxide khan, Attapulgite, Magnesium carbonate khan và tá dược vừa đủ, phát huy tác dụng cầm máu, trung hòa acid dạ dày.

Thuốc này chống chỉ định đối với bà bầu bị bệnh thận hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào. Thuốc đau dạ dày Gastropulgite đã được chứng minh là không gây ra dị tật hay nhiễm độc cho thai nhi, tuy nhiên, bà bầu vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Liều dùng: 1 gói/lần và 2 – 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Hòa 1 gói Gastropulgite với 50ml nước lọc, có thể uống trước/sau bữa ăn hoặc khi có triệu chứng đau

2. Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không?

Ảnh hưởng thuốc khi điều trị đau dạ d đến bà bầuày
 Mẹ bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên tự tiện sử dụng thuốc để cắt cơn đau

Mẹ bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên tự tiện sử dụng thuốc để cắt cơn đau. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ bầu cũng cần hỏi qua bác sĩ để có thể nhận được tư vấn, chẩn đoán cũng như tiếp nhận đơn thuốc chính xác. Thay vì dùng thuốc các bà bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Cụ thể sự ảnh hưởng của các loại thuốc này đến bà bầu thế nào cùng đọc chi tiết dưới đây nhé.

  • Các loại kháng sinh: Điều trị đau dạ dày thường sử dụng Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin và Metronidazol. Các loại kháng sinh này có thể gây ngộ độc gan đối với thai phụ. Ở dạng nhẹ, gan bị quá tải, không thể hoạt động hiệu quả có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa và làm nhiều chị em nổi mẩn ngứa. Những bà bầu khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, Metronidazol có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ quái thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 
  • Các loại thuốc kháng acid: Một số loại thuốc kháng axit thường sử dụng gồm có: aluminium hydroxide, natri (sodium) bicarbonate, calcium carbonate, magnesium hydroxide… Những loại thuốc này có các tác dụng phụ: nôn mửa, tiêu chảy, mất nước,… nên không được khuyên dùng cho bà bầu. 
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dàyCác thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Sucralfate, Prostaglandin, Bismuth… Các thuốc này có thể gây tác động lên cơ trơn tử cung, gây co bóp tử cung, chảy máu tử cung và thậm chí có thể xảy ra tình trạng băng huyết, sảy thai.
  • Thuốc kháng H2 và ức chế bơm proton: Các thuốc thuộc nhóm này gồm có Cimetidine, Ranitidine, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole… Nhóm thuốc này có thể gây nguy hiểm với bà bầu. Nếu sử dụng không cẩn trọng, thuốc có thể đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và quá trình mang thai của phụ nữ. Do đó, bà bầu không nên tự ý sử dụng các thuốc này. 

Với những khuyến cáo cụ thể trên, có thể thấy rằng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai đều cần thiết phải có sự cẩn trọng và chính xác. Nếu phát hiện mình đau dạ dày, mẹ bầu nên tìm đến các địa chỉ y khoa uy tín để được thăm khám và kê đơn thuốc tốt nhất. Thuốc cũng có thể trở thành độc nếu mẹ bầu dùng không đúng loại đúng liều

Tuy nhiên tất cả các bác sĩ chuyên khoa đều khẳng định rằng, phụ nữ ở thời kỳ mang thai phải hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc. Những thành phần có trong thuốc uống hay thuốc tiêm đều có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể mẹ và tác động tới thai nhi. Các hoạt chất cũng có thể theo máu, truyền tới thai nhi và ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. 

Vì vậy, nên hạn chế sử dụng thuốc đau dạ dày trong thời gian mang thai. So với thuốc Tây thì các phương pháp dân gian chữa đau dạ dày vẫn an toàn hơn đối với bà bầu. Tuy nhiên, dù là áp dụng phương pháp nào thì bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng trong khi lựa chọn thuốc điều trị bệnh đau dạ dày

>> Tìm hiểu thêm:

Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn các loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu. Khi mang thai, mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc trị đau dạ dày, đồng thời có được cho mình những phòng tránh để có thể có được thai kỳ khỏe mạnh nhất. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x