Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Chủ quan có thể gây nguy hiểm
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
17/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
377
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối đặc biệt là bầu 8 tháng bị đau dạ dày ảnh hưởng đến cả mẹ và đặc biệt là thai nhi bởi nếu tình trạng bệnh nặng sẽ dẫn tới sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phụ bị đau dạ dày khi mang thai tháng cuối là gì? Cùng xem chi tiết bài viết dưới đây.
1. Tại sao hay bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Đối với bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối trong đó có những bà bầu 8 tháng bị đau dạ dày khá phổ biến và không phải tự nhiên các bà bầu hay bị đau dạ dày khi mang thai tháng cuối. Vậy tại sao lại như vậy. Cùng xem câu trả lời ngay sau đây:
- Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối lượng hormone làm giãn cơ trong hệ tiêu hóa, nội tiết tố bị rối loạn đồng thời lượng acid dịch vị dạ dày tiết ra không thể kiểm soát được làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày từ đó gây nên bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
- Đối với phụ nữ đang mang thai trong chế độ dinh dưỡng thường bổ sung nhiều đường, tinh bột và sữa khiến dạ dày phải làm việc và hoạt động quá nhiều, kích thích dạ dày dẫn tới bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó chị em khi mang thai thường rất thích ăn chua như: xoài, mận, cóc, khế, cam, ổi, bưởi,… những thực phẩm này có chứa lượng lớn axit sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích dạ dày, làm bào mòn và gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày từ đó gây nên bệnh đau dạ dày, làm gia tăng tình trạng buồn nôn, đau vùng thượng vị, ợ hơi, chướng bụng
- Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển và đẩy vị trí dạ dày dịch chuyển khiến cho thức ăn khi xuống dạ dày không được tiêu hóa hiệu quả, thức ăn bị ứ đọng lại sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị phá hủy làm dạ dày bị tổn thương đồng thời dạ dày cũng sẽ co bóp và hoạt động nhiều hơn gây nên bệnh đau dạ dày.
2. Dấu hiệu nhận biết bị đau dạ dày khi mang thai tháng cuối
Để có thể chữa trị kịp thời thì bạn nên lưu ý các biểu hiện, triệu chứng khi bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối (bầu 8 tháng bị đau dạ dày, mẹ bầu 7 tháng bị đau dạ dày…). Cu thể:
- Buồn nôn hoặc nôn: Để phân biệt nôn do nghén, chị em có thể phân biệt điểm khác biệt là khi nôn do đau dạ dày có ra nước hoặc đi kèm với thức ăn, một số trường hợp nôn nhiều có thể gây ra mất nước và tụt huyết áp.
- Đầy bụng và khó tiêu: Khi dạ dày của phụ nữ mang thai bị tổn thương nên chức năng tiêu hóa kém khiến thức ăn bị ứ đọng lâu ngày trong dạ dày, gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu cho mẹ bầu. Lúc này dạ dày sẽ tạo áp lực để cơ thể sản sinh ra các cơn buồn nôn hoặc nôn để giải phóng lượng thức ăn cùng các dịch dư thừa ra ngoài.
- Ợ chua: Lồng hơi được xuất phát từ việc lượng thức ăn được tích trữ lâu ngày, co bóp, tạo hơi, hình thành men trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi qua khoang miệng đi ra ngoài
- Đau râm ran: Vùng thượng vị là vị trí của dạ dày nếu như dạ dày gặp vấn đề người mẹ sẽ cảm nhận được các cơn đau râm ran hoặc thậm chí dữ dội khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nếu như mẹ bầu xuất hiện triệu chứng này thì rất có thể chị em đã bị đau dạ dày khi mang thai
- Nóng rát ở vùng thượng vị: Nếu người mẹ đang mang thai có dấu hiệu đau vùng bụng trải rộng từ trên rốn tơi mũi xương ức kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu thì rất có thể người mẹ đã mắc bệnh đau dạ dày
- Cơn đau đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no: Triệu chứng tiếp theo của bệnh đau dạ dày khi mang thai mà mẹ bầu nên đặc biệt lưu tâm đó là các cơn đau dạ dày sẽ đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no. Khi quá no hay quá đói sẽ kích thích dạ dày co bóp và tiết nhiều acid dịch vị dạ dày gây tổn thương dạ dày và xuất hiện các cơn đau.
3. Đau dạ dày tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không ?
Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi bởi nếu như tình trạng bệnh nặng sẽ khiến cơ thể người mẹ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, nguyên nhân gây bị suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng dễ dẫn tới sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển từ khi còn trong bụng mẹ.
Chính vì thế mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối cần phải sớm thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để hỗ trợ điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ
Đau dạ dày khi mang thai tháng có thể ảnh hưởng tới nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và anh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống. Khi mang thai 3 tháng cuối (bầu 8 tháng bị đau dạ dày…) thai nhi ngày càng phát triển chèn ép dạ dày khiến thể tích dạ dày bị thu nhỏ. Chính vì thế những bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai thường gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi,…
- Ảnh hưởng tới khẩu vị ăn dẫn đến dễ chán ăn: Bệnh đau dạ dày khi mang thai khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm làm ảnh hưởng tới khẩu vị của người mẹ khiến mẹ bầu rất dễ chán ăn. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi do người mẹ không ăn được sẽ không thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để mẹ bầu hấp thu vào trong cơ thể rồi truyền sang thai nhi không đủ khiến trẻ có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ
- Ảnh hưởng đến tiêu hoá: khó tiêu, đầy bụng: Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối hoạt động tiêu hóa của phụ nữ gặp phải rối loạn còn gây nên tình trạng khó tiêu đầy bụng cho mẹ bầu
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Đau dạ dày khi mang thai rất dễ khiến cho mẹ bầu cáu gắt, mệt mỏi khó chịu xuất phát từ chính những triệu chứng của bệnh đau dạ dày cuối thai kỳ. Người mẹ thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đau râm ran và nóng rát ở vùng thượng vị đặc biệt cơn đau nặng lên khi quá đói hoặc quá no.
5. Cách chữa bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
5.1 Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc bắp cải
Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bắp cải có chứa hàm lượng lớn Vitamin U có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên loại Vitamin này sẽ bị biến mất nếu như các bạn đun nấu ở nhiệt độ cao. Chính vì thế để có thể điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối bằng rau bắp cải cac bạn nên dùng chúng ở dạng tươi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 cái bắp cải
- Máy xay sinh tố
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: rửa sạch từng lá bắp cải rồi để ráo nước, thái nhỏ lá bắp cải
- Bước 2: chần qua bắp cải với nước sôi rồi để ráo
- Bước 3: cho lá bắp cải vào máy xay sinh tố và xay nhỏ rồi chắt lấy nước cốt
- Bước 4: cho nước cốt lá bắp cải vào cốc và thưởng thức
Cách sử dụng:
- Với bài thuốc này mỗi ngày các bạn nên uống từ 0,5- 1 lít nước ép bắp cải
- Chia phần nước ép này thành nhiều phần bằng nhau và sử dụng nhiều lần trong ngày
- Mẹ bầu cũng có thể cho thêm ít gừng hoặc ít muối tùy thuộc vào khẩu vị
Để có thể khai thác được tối đa công dụng mà bài thuốc này mang lại trong việc điều trị bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối các mẹ nên kiên trì áp dụng bài thuốc này trong khoảng 2-3 tháng. Đặc biệt bài thuốc này hoàn toàn từ thiên nhiên nên không hề gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn chính vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
5.2 Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp
Để có thể hỗ trợ điều trị cho bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối hiệu quả mẹ bầu xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Ngay sau mỗi bữa ăn mẹ bầu nên nghỉ ngơi để thức ăn được chuyển hóa tốt hơn trong ruột và dạ dày, ngăn ngừa tối đa việc thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản
- Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai tháng cuối cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, tăng cường khả năng hấp thụ các chất cho cơ thể, giúp mẹ và bé được khỏe mạnh.
- Mẹ bầu không nên để bụng đói quá vì điều này sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nặng hơn.
- Trong mỗi bữa ăn mẹ bầu nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no để có thể hạn chế được lượng thức ăn đưa vào trong dạ dày, giúp dạ dày hoạt động đỡ vất vả hơn, tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Mỗi bữa mẹ chỉ nên ăn vừa phải, không quá no để hạn chế lượng thức ăn đưa vào trong dạ dày làm cho dạ dày hoạt động vất vả hơn.
- Sau khi ăn các mẹ cũng không nên làm việc hay vận động mạnh vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Các mẹ chỉ nên vận động sau khi ăn từ 2- 3 tiếng đồng hồ
- Các mẹ có thể thư giãn sau khi ăn bằng cách hít thở sâu, điều này sẽ giúp mẹ bầu làm giảm tình trạng tăng acid dịch vị dạ dày
– Thực phẩm mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nên ăn:
- Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực phẩm giúp nhanh lành tổn thương ở dạ dày, thực phẩm giảm tiết dịch vị acid trong dạ dày có thể kể đến như: tinh bột nghệ, mật ong, bắp cải, ngô, khoai, trứng
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại hải sản như: tôm, cua, mực, ngao, cá,.., giúp cung cấp chất kẽm cho cơ thể có tác dụng làm lành nhanh vết loét, cải thiện những cơn đau dạ dày.
- Mẹ bầu nên ăn các món luộc, hấp, các món hầm để làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa của dạ dày giúp người bệnh dễ tiêu hóa.
- Các món ăn được tinh chế từ bột mì như: cháo, mỳ, cơm mềm,… cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Tinh bột dồi dào có trong những thực phẩm này có chứa chất kiềm có khả năng bão hòa acid dịch vị trong dạ dày, khiến lượng Acid dịch vị trong dạ dày được cân bằng hạn chế được những tổn thương cho dạ dày
– Thực phẩm mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối không nên ăn
- Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối hẹ tiêu hóa hoạt động rất kém chính vì thế không nên ăn thức ăn lạnh vì chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa rất dễ bị kích thích và hoạt động mạnh hơn làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nặng nề.
- Mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối cần tuyệt đối tránh xa thực phẩm có chứa các chất kích thích niêm mạc dạ dày như rượu bia, cà phê đặc, trà đặc,…. Hoạt chất có trong những chất kích thích này làm tăng tiết axit trong dạ dày, phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày và mang tới những cơn đau khó chịu đối với mẹ bầu, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Mẹ bầu cũng không nên ăn thức ăn còn sống, thức ăn ôi thiu khiến rất dễ gây kích ứng dạ dày làm tình trạng bệnh đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng, sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày gây nên những cơn co thắt dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày của mẹ bầu càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Đồ ăn lên men có độ có độ axit cao cũng là thực phẩm mà mẹ bầu đau dạ dày khi bà bầu 8 tháng bị đau dạ dày không nên ăn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, kích thích đường ruột, gây khó tiêu, dẫn tới đầy bụng, ợ nóng. Chính vì thế những đồ ăn lên men như: dưa muối, cà muối,…mẹ bầu không nên ăn
5.3 Chế độ sinh hoạt khoa học dành cho bà bầu đau dạ dày 3 tháng cuối
- Giờ ngủ nghỉ: Đau dạ dày khi mang thai tháng cuối cần giờ ngủ lý tưởng nhất là khoảng 21h, đặc biệt các mẹ nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể được thư giãn và phục hồi năng lượng cho ngày hôm sau. Đặc biệt các bạn nên tuân thủ theo giờ giấc ngủ nghỉ một cách khoa học như vậy để tránh bị xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể khiến mẹ bầu càng thêm mệt mỏi làm cho tình trạng đau dạ dày khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Việc tập luyện các bộ môn đơn giản như bơi lội, đi bộ, ngồi thiền, tập Yoga sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng tuổi.
- Tâm lý thoải mái: Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày tháng cuối thai kỳ ở phụ nữ đó chính là thường xuyên căng thẳng. Chính vì thế mẹ bầu cần dành nhiều thời gian thư giãn để giảm thiểu những căng thẳng, mệt mỏi, tranh thức khuya, ngủ đủ giấc giúp việc điều trị bệnh đau dạ dày khi mẹ bà bầu 7 tháng bị đau dạ dày đạt hiệu quả cao.
>> Tìm hiểu thêm:
- Nên Ăn Gì Nếu Bị Đau Dạ Dày Khi Mang Thai?
- Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai AN TOÀN
- Khi mang thai bị đau dạ dày có nên sử dụng nghệ không?
Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Bệnh đau dạ dày khi mang thai không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn gây ra tác động xấu tới thai kỳ và em bé trong bụng. Hy vọng với bài viết này các mẹ sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sớm bệnh đau dạ dày khi mang thai tháng cuối. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!