Ốm Nghén Đã Khổ, Bị Đau Dạ Dày 3 Tháng Đầu Còn Khổ Hơn
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
350
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu cần làm gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho con phát triển vừa giảm bớt triệu chứng đau bao tử. Bài viết dưới đây sẽ đưa giải pháp cho bạn.
- Đau bao tử khi mang thai là vấn đề thường gặp ở phụ nữ
Khi mang thai trong 3 tháng đầu, hầu hết phụ nữ đều bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn, nôn khan,… Nhưng đó vẫn chưa phải là “sự khó chịu tột cùng”. Cảm giác khó chịu đỉnh điểm phải kể đến khi bị nôn quá nhiều cộng thêm sự thay đổi tâm lý, nội tiết, chế độ dinh dưỡng nhiều chất chua, nhiễm vi khuẩn HP,… dẫn đến tình trạng “Ốm nghén chưa qua, bầu 3 tháng đau dạ dày đã tới”.
1. Lo ngay ngáy vì bầu 3 tháng đau dạ dày có thể lây sang thai nhi không?
Chị Hải Yến (Quảng Ninh) mang thai được 3 tháng thì có triệu chứng nôn nhiều hơn, lúc đầu tưởng chỉ đơn giản là triệu chứng của thời kỳ thai nghén, cho đến khi thấy ợ chua, đau râm ran, nóng rát ở thượng vị xảy ra thường xuyên, chị mới đi khám bác sĩ. Cầm tờ giấy xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, chị mới ngã ngửa. Hóa ra đó là những triệu chứng của viêm loét dạ dày chứ không phải ốm nghén. Đau đớn, khó chịu đến mấy, cũng không bằng cảm giác hoang mang, lo sợ con chưa ra đời đã bị nhiễm khuẩn HP lây từ mẹ.
Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ cho rằng: khi mẹ bầu 3 tháng đau dạ dày của mẹ trong thời kỳ mang thai không có khả năng lây sang con. Em bé sẽ vẫn phát triển bình thường mà không gặp vấn đề nguy hiểm có liên quan đến bệnh đau dạ dày của người mẹ. Mối quan ngại lớn nhất có thể xảy ra là khi mẹ bầu mang thai nặng nề, cộng với cảm giác đau tức, khó chịu mỗi khi ăn uống, sẽ dẫn đến tâm trạng buồn bực, kém ăn, mất ngủ, căng thẳng, lâu ngày có khả năng mắc suy nhược cơ thể, sinh non, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Có nên uống thuốc đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu?
Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân bị đau dạ dày thì phác đồ điều trị có sự kết hợp của kháng sinh, giảm tiết acid, thuốc bao vết loét,… và thuốc hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây bệnh khác như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, stress. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai vì chúng có khả năng xuyên qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng: khi mang thai mà bị đau dạ dày, tốt nhất không nên tự ý uống thuốc. Thay vào đó, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là yếu tố chính giúp hạn chế triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Không nên tự ý uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
3. Tuân thủ chế độ ăn uống là cách tốt nhất để mẹ và bé khoẻ mạnh
Để quá trình mang thai được thuận lợi, thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh thì mẹ nên áp dụng các nguyên tắc sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no làm cho dạ dày căng phồng, tạo áp lực lên vùng ngực.
- Nghỉ ngơi ít nhất 2-3 giờ sau ăn, không vận động ngay ngay lập tức để thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột, không bị trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, cần tránh căng thẳng, stress, không tự tạo áp lực tâm lý cho bản thân.
- Nên dùng các thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị như trứng, bánh mì, sữa,… Ăn các loại thức ăn tốt cho dạ dày như gạo nếp, khoai tây, củ cải, ngó sen,… Đây là thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả acid trong dạ dày.
- Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa caffein, chocolate, hạn chế thêm nhiều gia vị khi nấu ăn,…
4. Lời khuyên của bác sĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau dạ dày
Mặc dù cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể khắc phục phần nào cảm giác khó chịu khi bầu 3 tháng đau dạ dày, tuy nhiên, theo các bác sĩ, với những người phụ nữ có tiền sử đau dạ dày, cách tốt nhất là trước khi mang thai nên tìm cách điều trị dứt điểm bệnh. Bởi trong giai đoạn thai kỳ, bệnh sẽ trở lên khó chịu và cảm giác đau dữ dội hơn trước rất nhiều.
Để dự phòng, tăng khả năng hỗ trợ điều trị triệt để bệnh trước khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng chế phẩm CumarGold, chứa tinh nghệ nano Curcumin hiện đang rất được quan tâm trên thị trường. CumarGold giúp ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, tăng bài tiết chất nhầy mucin trong dịch vị, phục hồi nhanh và tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
CumarGold cũng phát huy tác dụng không ngờ đối với phụ nữ sau sinh: có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp vết mổ vết cắt tầng sinh môn tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo, giúp phục hồi sức khỏe, vóc dáng và làn da cho phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nếu vẫn còn các triệu chứng đau dạ dày, mẹ nên tham khảo sử dụng thêm CumarGold: vừa giúp giảm đau dạ dày, vừa giúp đẹp da, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!
> Tìm hiểu thêm: