Skip to main content

Khi dùng thuốc thuốc giảm đau dạ dày cần lưu ý những điều gì?

Đau dạ dày không còn là căn bệnh xa lạ đối với chúng ta. Nhiều người không chịu nổi những cơn đau mà phải dùng đến thuốc giảm đau dạ dày.

1. Ngoài thuốc giảm đau dạ dày cần lưu ý những gì?

Thuốc giảm đau dạ dày và những lưu ý cần thiết
Thuốc giảm đau dạ dày và những lưu ý cần thiết

Bệnh đau dạ dày (bệnh đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây nên. Bệnh đau dạ dày thường gặp ở những người có chế độ ăn uống thất thường, thường hay thức khuya, làm việc căng thẳng và sử dụng nhiều rượu, bia.

Bệnh đau dạ dày thường gây ra những cơn đau dạ dày âm ỉ, khó chịu đặc biệt sẽ đau hơn khi để bụng đói hoặc lúc ăn quá no.

Người bị đau dạ dày cần đặc biệt cẩn trọng khi ăn uống và lưu ý khi dùng thuốc dạ dày.

  • Khi đau dạ dày cần tránh ăn uống những thực phẩm lạnh vì đồ ăn lạnh sẽ khiến dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác khiến tiêu hóa bị cản trở gây nên sự khó chịu cho dạ dày.
  • Thức ăn nhiều gia vị cay nóng cũng khiến đầy bụng và khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa và làm chứng đau dạ dày của bạn tăng lên.
  • Bạn cũng nên tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích,…khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng lên nhanh chóng. Cơn đau dạ dày trở nên nặng hơn, hơn thế nữa còn dễ dẫn đến mài mòn niêm mạc gây loét hoặc chảy máu dạ dày.
  • Thêm vào đó, thói quen mà nhiều người mắc phải là lạm dụng thuốc giảm đau dạ dày trong khi bị bệnh.

2. Dùng thuốc giảm đau dạ dày cần tìm đến lời khuyên của bác sĩ

 Dùng thuốc cần phải theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Dùng thuốc cần phải theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Không được dùng thuốc tùy tiện : Cần phải theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ. Dùng thuốc tùy tiện không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương hơn mà còn có thể gây nguy hiểm. Cũng nên nói rõ tình trạng bệnh đau dạ dày cho dược sĩ khi bạn định uống bất cứ loại thuốc nào để chữa các bệnh khác kể cả đơn giản là cảm cúm.
  • Không nên uống thuốc giảm đau khi chưa có khuyến cáo : Lưu ý khi dùng thuốc dạ dày là cần tránh các loại thuốc khác có thể gây phản ứng cho bệnh. Một số loại thuốc giảm đau thường làm niêm mạc dạ dày mỏng hơn. Những cơn đau chưa chắc đã thuyên giảm mà càng thêm khó chịu.
  • Không uống thuốc theo đơn của người khác : Bệnh đau dạ dày có rất nhiều loại và cấp độ khác nhau. Tuyệt đối đừng sử dụng đơn thuốc của người khác để đặt lên tình trạng bệnh của mình. Bạn cần đi khám bác sĩ để biết rõ bệnh đau dạ dày của mình là thế nào? Sau đó uống thuốc theo đơn chỉ định.

Những lời khuyên của bác sĩ cũng chính là những lưu ý khi dùng thuốc dạ dày:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị và liều chỉ định của bác sĩ
  • Nếu gặp dấu hiệu lạ hoặc phản ứng thuốc phải tới bệnh viện ngay
  • Ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý khi dùng thuốc

3. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau dạ dày

  • Thuốc giảm đau dạ dày có thể gây nên viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp, nhất là khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid. Trên lâm sàng, hiện nay nhóm thuốc này có thể được coi là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và nhiều nhất do rất nhiều tác dụng tối ưu của chúng, tuy nhiên bên cạnh các tác dụng có lợi thì nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí cả các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
  • Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ tác dụng phụ này hay gặp nhất, một mặt do thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc.
  • Có rất nhiều những biểu hiện của tác dụng phụ như: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng.

Top 10 loại thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Rất nhiều người bị viêm loét dạ dày muốn biết uống thuốc gì để hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày phổ thông trên thị trường hiện nay được số đông người bệnh tin tưởng và sử dụng.

Xem thêm:

1. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng sinh

Viêm loét dạ dày thông thường do nhiễm khuẩn HP. Vì vậy cách chữa viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh tùy theo tình trạng bệnh nhân có bị phơi nhiễm với kháng sinh hay không, cũng như tình trạng vi khuẩn HP có kháng kháng sinh hay không. Các phác đồ dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày thường sử dụng là sự kết hợp giữa 2 loại kháng sinh khác nhau.

Một số cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng phối hợp các loại kháng sinh do nhiễm khuẩn HP là:

Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng sinh

  • Clarithromycin 500 mg x 2 viên/ngày (hoặc Tetracyline 500 mg x 4 viên/ngày) phối hợp với Metronidazole 500 mg x 2 viên/ngày (ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân đã từng sử dụng kháng sinh Macrolide trước đây hoặc là dị ứng với Penicillin).
  • Hoặc kết hợp giữa thuốc kháng sinh Amoxicillin 1 g/ngày phối hợp với Clarithromycin 500 mg x 2 viên/ngày (Levofloxacin 500 mg x 2 viên/ngày)
  • Clarithromycin 500mg là thuốc kháng sinh dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
  • Clarithromycin 500mg là thuốc kháng sinh dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Đây là các loại thuốc kháng sinh tốt nhất trong chữa viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khuẩn HP rất dễ kháng thuốc vì vậy khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa viêm loét dạ dày cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ.

Nếu xảy ra trường hợp kháng thuốc cần tránh sử dụng các loại kháng sinh đã sử dụng trước đó. Nếu xảy ra các triệu chứng như nôn mửa, váng đầu, xanh xao, phát ban nên dừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

2. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng axit

Nhóm thuốc phối hợp chữa viêm loét dạ dày kê theo đơn thứ hai là thuốc kháng axit. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách trung hòa axit dạ dày, giúp giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, thuốc cũng có công dụng diệt các vi khuẩn không có lợi trong thức ăn.

Thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng nhóm thuốc kháng axit

Một số loại thuốc kháng axit dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất hiện nay là:

Nhóm thuốc kháng axit làm tăng nồng độ pH trong dạ dày vì vậy khi dạ dày thiếu axit sẽ lại tự tiết thêm axit. Nên khi sử dụng thuốc kháng axit cần phải sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian quy định. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng axit trong cách chữa viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi, nên bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tiếp tục sử dụng thuốc.

Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc bảo vệ dạ dày, chống viêm

Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp tạo khả năng kết dính dịch dạ dày, từ đó hình thành vỏ bọc bao quanh ổ loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày, nhanh phục hồi bệnh.

Một số loại thuốc chống viêm loét dạ dày, bảo vệ dạ dày tốt nhất hiện nay là:

  • Thuốc Cinetidin: Ngày uống 1 viên vào buổi tối.
  • Thuốc Bismuth 525 mg: Uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng tối đa 30 ngày
  • Thuốc Silicate Al: Uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng tối đa 30 ngày

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc bảo vệ dạ dày có tác dụng phụ gây buồn ngủ hoặc buồn nôn nhưng không quá nguy hại. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc, cần lập tức ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây y chữa đau dạ dày

3. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày

Nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dùng phối hợp chữa viêm loét dạ dày gồm 2 loại: thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể H2. Các loại thuốc này dễ dàng thấm vào tế bào làm ức chế khả năng tiết axit của tế bào dạ dày giúp các loại thuốc kháng sinh không bị phá hủy, thẩm thấu kháng sinh vào lớp nhầy dạ dày tiêu diệt khuẩn HP tốt hơn cũng như tạo điều kiện cho các vết viêm loét dạ dày có thời gian phục hồi

Một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất của nhóm thuốc này là:

  • Omeprazole 20mg ngày uống 1 lần
  • Lansoprazole 30mg ngày uống 1 lần
  • Pantoprazole 40mg ngày uống 1 lần
  • Rabeprazole 20mg ngày uống 1 lần
  • Esomeprazole 40mg ngày uống 1 lần

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc không sử dụng cho trẻ em và những người mắc bệnh gan. Nên uống thuốc khoảng 30 phút trước khi ăn. Thuốc sẽ được sử dụng theo liệu trình 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần hoặc dài hơn vì vậy cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày sẽ khiến nồng độ pH trong dạ dày cao lên, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nên người bệnh cần có kế hoạch sử dụng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày hành tá tràng và những biến chứng nguy hiểm

Truy tìm nguyên nhân gây vô sinh ở nam và nữ

Bệnh vô sinh không chỉ gây nên những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống hạnh phúc hôn nhân. Theo nghiên cứu năm 2011, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam mới là 3,1%, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 8%. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng cao?

 
Vô sinh.. Từ đâu mà ra?

Những bài thuốc trị dạ dày tốt nhất hiện nay

Tổng hợp những bài thuốc trị dạ dày tốt nhất hiện nay, giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Hãy chuẩn bị sẵn một số nguyên liệu đơn giản sau đây nhé!

Xem thêm: 

Đau dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc dạ dày. Đau dạ dày còn gọi là đau bao tử thường để chỉ chung các tình trạng đau có nguồn gốc do tổn thương dạ dày, viêm loét dạ dày.

Để chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, thì việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm chính là các biểu hiện khác lạ của dạ dày để đi thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ. Căn cứ vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp tự nhiên được dân gian sử dụng từ lâu có tác dụng cắt cơn đau hiệu quả. Đây cũng là những cách chữa đau dạ dày nhanh nhất, dễ sử dụng, an toàn với các nguyên liệu tương đối dễ kiếm. Một số bài thuốc chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay là:

1. Bài thuốc trị dạ dày dạ dày bằng gừng

thuốc trị dạ dày từ gừng

Gừng là một trong những bài thuốc trị dạ dày phổ biến từ dân gian giúp chữa đau dạ dày nhanh chóng. Gừng có tính cay, nóng, giúp làm ấm bụng, rất quen thuộc và dễ kiếm. Các thành phần tinh dầu trong gừng như zingiberol, chavicol,… có công dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh.

Chuẩn bị:

  • Gừng tươi xắt mỏng từ 1 – 2 lát.
  • Mật ong.
  • Nước nóng

Tiến hành:

Bạn cho gừng tươi đã xắt mỏng, bỏ vỏ và rửa sạch vào cùng với nước sôi. Để nguyên trong 10 phút rồi lọc bỏ xác gừng. Cho 1 muỗng mật ong vào phần nướ gừng vừa mới nấu và khuấy đều. Lấy một ít nước gừng pha mật ong sau bữa ăn để giúp giảm đau dạ dày.

Ngoài ra bạn có thể nhai một ít gừng tươi cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên gừng tươi khá nóng, bạn không nên nhai nhiều. Trường hợp những người có vấn đề về huyết áp, tim mạch tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa đau dạ dày này.

Xem thêm: Top 5 cách giảm đau dạ dày nhanh bằng gừng

2. Bài thuốc trị dạ dày bằng mật ong và bột nghệ

Nghệ nổi tiếng với hoạt chất curcumin và tinh dầu hỗ trợ kháng viêm hiệu quả. Trong khi đó, thành phần của mật ong có chứa nhiều vitamin A, E, B,… giúp tăng cường sức khỏe. Hỗn hợp bột nghệ và mật ong sẽ giúp bạn chống viêm loét và hỗ trợ làm lạnh vết thương. Hệ tiêu hóa của bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng.

Chuẩn bị:

  • Bột nghệ khoảng 50g.
  • Mật ong 1 muỗng.

Thực hiện:

Trộn nghệ và mật ong theo tỉ lệ 1 thìa mật ong với 2 thìa bột nghệ. Chia hỗn hợp này thành viên nhỏ bằng hạt đậu đen để tiện sử dụng. Bạn có thể giữ trong lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản. Mỗi ngày dùng 2-3 viện loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày này là hiệu quả nhất.

Xem thêm:

3. Bài thuốc trị dạ dày dạ dày bằng nha đam

thuốc trị dạ dày từ nha đam

Nha đam là một loại cây được trồng khá phổ biến tại nước ta. Phần lõi trong lá của nha đam đặc biệt giàu vitamin B, C, A. Nhiều nguyên tố khoáng vi lượng như Na, Ca, K, Zn, Fe,… cũng được tìm thấy trong nha đam giúp tiêu sưng, làm lành vết thương rất hữu ích đối với bệnh nhân đau dạ dày. Bạn có thể phối hợp nha đam và mật ong để tăng hiệu quả trị bệnh đau dạ dày.

Chuẩn bị:

  • Nha đam tươi khoảng 5 lá
  • Mật ong nguyên chất ½ lít.

Thực hiện:

Cắt nha đam đã rửa sạch thành miễng nhỏ, xay nhuyễn cùng với mật ong nguyên chất. Bạn có thể bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Chỉ cần khoảng 30 ml mỗi lần để giảm triệu chứng đau và giúp hệ tiêu hóa dễ chịu hơn.

4. Bài thuốc trị dạ dày dạ dày bằng trà hoa cúc

Từ xưa trà hoa cúc được dân gian xem là thức uống mát, giúp giảm đau họng, hạ sốt, giảm mụn, giảm co thắt dạ dày. Trong trà hoa cúc có nhiều vitamin, axit amin để làm dịu cơn đau. Dùng trà hoa cúc kèm với một ít gừng tươi sẽ có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên uống trà không?

5. Bài thuốc trị dạ dày dạ dày bằng trà hoa cúc

Chuẩn bị:

  • Hoa cúc khô khoảng 50 g
  • Gừng tươi khoảng 5 g.

Tiến hành:

Bạn cho các nguyên liệu trên vào ly. Cho 200 ml nước sôi vào và để trong 10 phút. Đợi cho trà bớt nóng là có thể dùng được. Dùng sau bữa ăn sẽ giúp bạn giảm đáng kể những cơn đau và cảm giác khó chịu, đau âm ỉ.

Sử dụng thuốc điều trị dạ dày đúng cách như thế nào?

Việc sử dụng thuốc điều trị dạ dày không thể dùng một cách bừa bãi. Vậy, sử dụng thuốc dạ dày đúng cách như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

Xem thêm: 

1. Tuân thủ những quy định về uống thuốc điều trị dạ dày

Nắm vững nguyên tắc, dùng thuốc điều trị dạ dày chính xác

Trong điều trị viêm dạ dày, để tiêu trừ nhanh chóng các triệu chứng xúc tiến tiêu viêm, giảm trừ tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dạ dày, thì thường ứng dụng đồng thời hai loại hoặc trên hai loại thuốc chống viêm dạ dày. Hiện nay, bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị gồm nhiều loại thuốc khác nhau. Có thể chia các loại thuốc dạ dày thành các nhóm gồm:

Sử dụng thuốc chống acid và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng cường tác dụng che phủ niêm mạc và tưng cường tác dụng ức chế acid và pepsin, có lợi cho sự tiêu viêm.

Sử dụng thuốc chống thụ thể an H2 và thuốc che phủ niêm mạc. Ví dụ Ranitidine phối hợp với De.Nol. Phối hợp dùng hai loại thuốc này rõ ràng là hạn chế sự tái phát viêm dạ dày.

Có thể dùng thuốc che phủ niêm mạc dạ dày phối hợp dùng với thuốc kháng sinh. Thường dùng phương pháp này để điều trị nhiễm trực khuẩn H.Pylori ở môn vị và giảm thiểu tác dụng phụ.

Dùng thuốc dạ dày không đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công hiệu của thuốc. Ví dụ thuốc chống acid vào dạ dày quá nhanh sẽ bị acid dịch vị trung hòa, như vậy chỉ duy trì được trong thời gian ngắn. Để thuốc đó phát huy tác dụng đầy đủ phải dùng phức phương, trong đó có thuốc loại Ma giê và nên uống sau bữa ăn 2-3 giờ và mỗi tối trước khi đi ngủ đều uống 1 lần.

Thuốc che phủ niêm mạc dạ dày, mỗi ngày đều sau 3 bữa ăn nửa tiếng thì uống và mỗi tối trước khi đi ngủ 1 lần. Khi đói bụng, có lợi cho sự tiếp xúc của thuốc với chất đạm ở nơi bị viêm, kết hợp lại hình thành ra màng bảo vệ, có thể đề phòng hữu hiệu các tổn thương cơ giới do thức ăn phạm vào niêm mạc và ngăn sự xâm phạm của acid dạ dày về đêm.

Thuốc bảo vệ niêm mạc thường được sử dụng là Sucralfate, không dễ phân giải nên khi uống thuốc nên nhai thật nhỏ, giúp thuốc hấp phụ trong dung dịch trên niêm mạc chỗ viêm, phát huy tác dụng bảo vệ niêm mạc.

Đối với các thuốc Nhóm kháng H2 histamin (cimitidin, ranitidin, famotidin…), lưu ý nên uống một lần trước khi ngủ giúp tiêu hóa thức ăn tốt, ức chế sự phân tiết acid vào đêm.

2. Nắm vững nguyên tắc, dùng thuốc điều trị dạ dày chính xác

Nắm vững nguyên tắc, dùng thuốc điều trị dạ dày chính xác

Điều trị bệnh loét có hai mục đích: Một là xúc tiến hàn gắn vết loét, hai là phòng ngừa bệnh loét tái phát. Nguyên tắc dùng thuốc chữa loét có:

Phụ thuộc vào loại hình vết loét, nồng độ acid cao hay thấp, có trực khuẩn H.p hay không mà lựa chọn thuốc dạ dày hợp lý. Nếu bị loét dạ dày nên sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày làm chủ được. Trường hợp nồng độ acid dạ dày cao có thể chuyển dụng thuốc kháng H2 thụ thể, cũng có thể thêm thuốc Sucralfate.

Nếu nồng độ acid dạ dày bình thường thì sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 gia thêm Sucralfate làm chủ dược. Với những bệnh nhân có nồng độ acid dạ dày thấp (nếu kiêm viêm dạ dày teo đét) có thể sử dụng thuốc có Bismuth, Sucralfate, không nên dùng lâu dài thuốc ức chế acid quá mạnh, nếu không sẽ tạo ra vi khuẩn sinh trưởng quá mạnh trong dạ dày. Bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn H.p môn vị nên sử dụng muối dạng keo của Bismuth hoặc kháng sinh.

Cẩn trọng việc sử dụng liên hợp các loại thuốc. Ví dụ: dùng liên hợp các thuốc kháng acid với lượng ít có thể rút ngắn liệu trình, nâng cao hiệu quả, giảm tác dụng phụ.

Bệnh nhân cần năm được phương pháp uống thuốc dạ dày chính xác: Uống thuốc chống acid nên uống vào 1-2 giờ sau bữa ăn. Uống thuốc bảo vệ niêm mạc nên uống trước bữa ăn. Uống thuốc kháng H2 uống trước khi ngủ.

Uống thuốc điều trị viêm loét dạ dày nên giữ đều đặn hàng ngày. Loét dạ dày là bệnh mạn tính, hay tái phát nhiều lần. Để chữa khỏi hẳn, tất phải kiên trì uống thuốc không được bỏ giữa chừng và cần thiết phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kiêng cữ sau sinh, nên hay không nên?

Các sản phụ sau sinh thường được truyền dạy rất nhiều kinh nghiệm dân gian, song không phải kinh nghiệm nào cũng đúng. Các mẹ hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia y tế để biết cách chăm sóc bản thân cho đúng nhé.

Kiêng cữu sau sinh, nên hay không nên?

CumarGold – Phục hồi sức khỏe và vẻ đẹp cho phụ nữ sau sinh
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Giúp phục hồi sức khỏe và vẻ đẹp cho phụ nữ sau sinh hiệu quả 
 ● Chống nhiễm khuẩn, giúp vết mổ tầng sinh môn nhanh liền sẹo.
 ● Tăng co bóp tử cung, phòng ngừa hậu sản.

 ● Hỗ trợ giảm thâm nám, chống lão hóa, giảm cân hiệu quả

Lợi ích của một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp

Việc áp dụng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính hiện vẫn đang là cách để đảm bảo việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: 

1. 5 lợi ích của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính

5 lợi ích của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính

Vi trùng Hp (H.pylori) có đặc tính dễ kháng thuốc, khó điều trị và dễ tái phát. Chính vì vậy khi điều trị viêm dạ dày Hp dương tính bằng phác đồ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình điều trị. Phác đồ là một hệ thống điều trị được nghiên cứu, tính toán về các loại thuốc phối hợp trong điều trị, liều dùng, cách dùng cũng như một số phương án dự phòng trong trường hợp phác đồ ban đầu không đảm bảo hiệu quả điều trị. Sử dụng phác đồ điều trị đem lại 5 lợi ích rõ rệt cho bệnh nhân như:

  • Đảm bảo được quá trình điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ kháng thuốc trong quá trình điều trị.
  • Giúp các bác sĩ theo dõi sát sao quá trình điều trị của bệnh nhân và có các điều chỉnh kịp thời, phù hợp nhất.
  • Có phương án dự phòng kịp thời nếu phác đồ điều trị đầu tiên không đạt hiệu quả như mong đợi.
  • Giúp kiểm soát được thời gian điều trị, tránh để cho quá trình điều trị dai dẳng, kéo dài, dễ biến chứng thành các bệnh lí nghiêm trọng hơn.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính là sự kết hợp của phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đặc hiệu phối hợp cùng các nhóm thuốc ức chế axit dạ dày. Tuy nhiên trong phác đồ điều trị cần tập trung loại trừ vi khuẩn Hp dạ dày trước để tránh vi khuẩn kháng thuốc hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

2. Một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính

Tại hội nghị Masstricht IV (2013), các bác sĩ đã thống nhất phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp sơ bộ gồm có các nhóm thuốc sau:

Đối với phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính

2.1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp lần đầu

Sử dụng phác đồ PPI – Clarithromycin – Amoxicillin kéo dài 14 ngày đối với những khu vực có tỉ lệ vi khuẩn Hp kháng Clarithromycin. Ở nước ta miền Bắc và miền Trung là những khu vực kháng Clarithromycin mức trung bình.

Sử dụng phác đồ nối tiếp, phác đồ sử dụng đồng thời 4 thuốc đối với những khu vực có tỉ lệ vi khuẩn Hp kháng Metronidazol và Clarithromycin ở mức cao. Các tỉnh phía Nam là khu vực được khuyến nghị nên áp dụng phác đồ này do có mức độ kháng thuốc tương đối cao.

2.2. Phác đồ dự phòng

Phác đồ dự phòng sẽ được áp dụng trong những trường hợp phác đồ diệt vi khuẩn Hp dương tính ban đầu không đem lại kết quả như mong đợi. Trong trường hợp này có thể sử dụng:

  • Phác đồ dự phòng với 4 thuốc có Bismuth nếu như phác đồ ban đầu chưa dùng các nhóm thuốc này.
  • Ngược lại, có thể dùng phác đồ PPI – Levofloxacin – Amoxicillin nếu trước đó đã sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth.
  • Khi điều trị thất bại với phác đồ điều trị đầu tiên tuyệt đối không sử dụng lại loại kháng sinh đã sử dụng trước đó vì tỉ lệ kháng thuốc sẽ rất cao.

2.3. Phác đồ cứu vãn

Phác đồ cứu vãn là phác đồ điều trị cuối cùng có thể thực hiện đối với vi khuẩn Hp kháng thuốc sau cả 2 lần điều trị. Áp dụng phác đồ này cần nuôi cấy vi khuẩn H.pylori làm kháng sinh đồ và thiết lập phác đồ điều trị mới. Hạn chế của phác đồ cứu vãn là khó khăn về kỹ thuật. Thành công trong nuôi cấy vi khuẩn Hp chưa cao. Do đó phác đồ này thường chỉ áp dụng được tại những cơ sở y tế được trang bị công nghệ cao, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị bằng phác đồ này.

2.4. Kết hợp các thuốc giảm tiết axit dạ dày

Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính do vi khuẩn Hp dạ dày một cách phù hợp nhất. Trong quá trình sử dụng phác đồ điều trị, có thể kết hợp các thuốc giảm tiết acid dạ dày duy trì 14 – 28 ngày sau điều trị vi khuẩn Hp để giúp phủ vết loét và tạo thời gian cần thiết cho vết loét phục hồi.

Những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, khi sử dụng thuôc cần được chỉ định từ bác sỹ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Điều trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược bào chế công nghệ mới

Sự kết hợp của trí tuệ cổ xưa phương Đông với y học hiện đại (Kì 1)

Ngày nay, việc sử dụng các thảo dược để chữa bệnh đang giành được mối quan tâm lớn chưa từng có. Thế giới phương Tây đã bắt đầu thừa nhận tầm quan trọng của các loại thuốc y học cổ truyền bởi tính an toàn của chúng trái ngược hẳn với các loại thuốc đối chứng có xu hướng tạo ra nhiều phản ứng phụ mà lại ít giá trị chữa bệnh. Nổi bật trong số đó là cây nghệ.
Trong lĩnh vực y học, công nghệ nano hứa hẹn mang  lại lợi ích to lớn cho xã hội nhờ khả năng cứu sống và giảm đau đớn cho những bệnh nhân mắc các bệnh nan y. Bằng cách kết hợp với những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y học và chẩn đoán giao hòa với công nghệ nano, các loại Đông dược cổ truyền sẽ tạo ra được các giá trị vô cùng to lớn. Bộ ba này có thể mở ra một kỷ nguyên mới của hệ thống các thuốc có giá cả phải chăng, an toàn và hiệu quả.
Một sự kết hợp giữa Đông và Tây dược hệ thống kết hợp công nghệ nano có thể mở ra một kỷ nguyên mới của y học trong tương lai 
Một sự kết hợp giữa Đông và Tây dược hệ thống kết hợp công nghệ nano có thể mở ra một kỷ nguyên mới
của y học trong tương lai. (Hình ảnh: CKMNT)

Tầm quan trọng của cây nghệ

Nghệ ( Curcuma longa L. ) là một ngôi sao sáng trong số các vô vàn cây thuốc cổ truyền. Nó có một lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền ở Ấn Độ và Trung Quốc. Người Ấn Độ cổ đã biết các đặc tính chữa bệnh của củ nghệ, do hoạt chất curcumin, từ hàng nghìn năm trước.

Việc trồng cây nghệ bắt đầu từ nền văn minh Harappan 3000 năm trước công nguyên và cuốn Susruta Samhita, có từ năm 250 trước Công nguyên, đề nghị sử dụng một loại thuốc mỡ từtinh nghệ để giảm ngộ độc thực phẩm. Từ Ấn Độ, nghệ đã được đưa đến Trung Quốc năm 700 sau Công nguyên, và đã được sử dụng như một loại dược thảo từ rất lâu.  Theo Ayurvedic,  nghệ dùng đường uống có tác dụng bổ dạ dày và thanh lọc máu, và có tác dụng tại chỗ trong việc phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh về da.

Gần đây, nghệ đã thu hút được sự chú ý trên toàn cầu khi tấm bằng sáng chế gây tranh cãi “Sử dụng Nghệ trong chữa lành vết thương” đã được trao cho trường Đại học Trung tâm Y tế Mississippi, Mỹ , năm 1995,. Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp Ấn Độ (CSIR) đã tích cực đua tranh để giành bằng độc quyền sáng chế này. Họ lập luận rằng nghệ đã trở thành một phần không thể tách rời của hệ thống Y học cổ truyền Ấn Độ trong nhiều thế kỷ, và do đó, được coi là vi phạm “Tình trạng kĩ thuật” do đó nó thuộc phạm vi công cộng. Kết quả sau khi kéo dài trận chiến pháp lý -kỹ thuật, USPTO tuyên bố rằng nghệ là một khám phá Ấn Độ và thu hồi bằng sáng chế.

Nghệ là một trong những nguyên liệu quý trong các bài thuốc y học cổ truyền 
Nghệ là một trong những nguyên liệu quý trong các bài thuốc y học cổ truyền
Gần đây, tầm quan trọng của nghệ trong y học đã thay đổi đáng kể từ khi phát hiện ra  tính chống oxy hóa tự nhiên của các hợp chất phenolic. Cùng một mẫu thân rễ của loài Curcuma longa, mà đã được sử dụng làm gia vị, chất bảo quản thực phẩm và phẩm màu trong nhiều thế kỷ, nay đã được phát hiện ra conflaf một nguồn rất giàu các hợp chất phenolic.  Hoạt chất sinh học có thành phần polyphenol của nghệ là curcumin, còn được gọi là diferuloylmethane (C 21H20O6 ), có khả năng để ngăn ngừa và chữa bệnh. Nghệ chứa khoảng 2-5% curcumin. Curcumin thương mại có chứa ba curcuminoid chính, là chất curcumin (diferuloylmethane hoặc “Curcumin I” khoảng 77%), demethoxy curcumin (Curcumin II “~ 17%) và bis demethoxy curcumin (” Curcumin III “~ 3%) 5) . Curcumin (diferuloylmethane ) tạo màu vàng tươi ho nghệ. Ngoài curcumin tự nhiên, đồng đẳng của curcumin đã được tổng hợp và nghiên cứu. Chúng bao gồm tetrahydrocurcumin (chống oxy hóa), 4-hydroxy-3-methoxybenzoic axit metyl este (HMBME), enone thơm và các chất tương tự dienone, phức chelate kim loại của curcuminoids tổng hợp …
Trong các tài liệu khoa học có một số lượng lớn bằng chứng cho thấy rằng curcuminoids có một loạt các hoạt tính sinh học và dược lý, bao gồm khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng, chống mutagen, chống ung thư và tính cai nghiện. Khả năng độc đáo với các chất chống oxy hóa, chống viêm phi thường thông qua rất nhiều con đường khác nhau của Curcumin có thể có một ảnh hưởng tích cực trong cuộc chiến chống lại gần như mọi bệnh đã được biết đến. Nghiên cứu rộng rãi của các nhà nghiên cứu trên toàn cầu đã chứng minh rõ ràng tiềm năng lớn curcumin của như là một thuốc điều trị (thercurcuminapeutic), và đã mở đường tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho một loạt các bệnh bao gồm cả ung thư, rối loạn tim mạch, thần kinh và tiêu hóa, bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường loại II , bệnh ngoài da, xơ nang, đục thủy tinh thể. Giải phẫu người và tiềm năng của curcumin như một tác nhân để ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau.
Khả năng bảo vệ của Curcumin trước căn bệnh ung thư
Ung thư, có thể là căn bệnh đáng sợ nhất ảnh hưởng của con người luôn từ thời xa xưa, nhưng hầu hết chúng ta biết rất ít về nó ngoài thực tế là nó bắt nguồn từ sự tăng trưởng không kiểm soát được của một tế bào duy nhất. Siddhartha Mukherjee, trong bài viết giành giải Pulitzer của mình: “Hoàng đế của tất cả các chứng bệnh: tiểu sử của bệnh ung thư”, đã chỉ ra tỉ mỉ hướng phát triển của ung thư. Ông mô tả ung thư là “là do những đột biến trong DNA mà cụ thể là  ảnh hưởng đến gen kích động sự tăng trưởng không giới hạn tế bào “.
Tăng trưởng vô hạn độ của chúng nếu không được kiểm soát và không được điều trị cuối cùng sẽ gây tử vong cho bệnh nhân. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại tai họa khủng khiếp này, chúng tôi sẽ yêu cầu các công cụ mới và các phương pháp tiếp cận vượt ra ngoài khuôn khổ hiện tại. Nano hóa các bài thuốc cổ truyền dựa trên các loại thảo mộc (curcumin, coptis chinensis (Huang Lian), coriolis lang, ashwagandha, resveratrol, lựu, trà xanh …) tích hợp với các phương pháp tiếp cận lâm sàng và dựa trên y học bằng chứng hiện đại có thể cung cấp một giải pháp lâu dài cho vấn đề đã có từ lâu này .
Curcumin có tiềm năng đáng kể như một tác nhân chống ung thư. Có rất nhiều bằng chứng trong các tài liệu cho thấy rằng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các loại phổ biến của bệnh ung thư như vú, tuyến tiền liệt, ruột kết và phổi thấp hơn đáng kể ở Ấn Độ hơn so với những người ở các quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn ở Ấn Độ đã được quy cho mức tiêu thụ chất curcumin cao (trong các loại nghệ) của người dân Ấn Độ. Tất nhiên, các thành phần khác của chế độ ăn uống của họ như tỏi, gừng, hành tây, cà chua, các loại rau, ớt, trà xanh … cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng của họ để chống lại sự tấn công của các bệnh ung thư.
Ngoài khả năng ngừa ung thư đáng chú ý của curcumin, nó cũng cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của bệnh ung thư khắp cơ thể – di căn (tức là quá trình mà các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua bạch huyết hoặc máu). Curcumin cũng làm tăng cường độ nhạy cảm của tế bào ung thư với một số các loại thuốc chống ung thư hóa trị liệu giúp tạo hiệu quả hơn trong việc chống lại căn bệnh chết người này. Khả năng chống ung thư của Curcumin chống lại ung thư vú, ung thư phổi, khối u não, ung thư máu, gan, ruột, thực quản,  ung thư ruột, u ác tính, ung thư phụ khoa … đã được chứng minh dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học cũng như các thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Israel, Australia, Trung Quốc và Hà Lan.
Dưới đây là những tổng hợp và trình bày đơn giản nhất về các cơ chế khác nhau của tác dụng chống ung thư . Các độc giả quan tâm có thể tìm các tài liệu toàn văn (Tài liệu tham khảo: 17-24) để biết thêm chi tiết.
– Curcumin có khả năng hoạt động ở mức độ tế bào. Ở giai đoạn sớm, nó có thể điều hòa chu kỳ sao chép tế bào và giúp ngăn chặn việc nhân lên không kiểm soát được của các tế bào mô mới trong các khối u. Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể ức chế hoạt động của các enzym (ví dụ, cyclooxygenase-2 (COX-2)) chịu trách nhiệm gây ung thư viêm. Viêm là một trong những nguyên nhân chính cho sự phát triển của bệnh ung thư bởi vì nó giải phóng một cách mạnh mẽ các gốc tự do không chỉ gây ra phân chia tế bào mà còn cả đột biến, do đó hoạt động chống viêm của curcumin đóng một vai trò quan trọng trong điều trị ung thư.
– Curcumin gây ra sự chết rụng tể bào ung thư (một quá trình của sự chết tế bào được lập trình) không lành mạnh, bất thường và sinh sản nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Curcumin có khả năng duy nhất để xác định các tế bào ung thư thông quá các hóa chất bất thường của chúng và để truyền tải “tự hủy” tín hiệu, do đó gây ra sự chết rụng của các tế bào bị bệnh.
– Curcumin tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư- những tế bào thoát khỏi sự chết rụng. Curcumin làm tăng sức mạnh giết chết các tế bào của hệ miễn dịch, chẳng hạn như tế bào T, tế bào NK, và đại thực bào. Tăng cường năng lực của hệ thống miễn dịch cũng có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ có thể gây ra bởi một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.
– Sự tạo mạch là một quá trình phát triển của các mạch máu mới mao mạch, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khối u và di căn. Curcumin ức chế sự hình thành tế bào máu, và do đó, hạn chế việc cung cấp máu đến các tế bào ung thư dẫn đến cái chết của tế bào ung thư do khộng có dưỡng chất.
– Bệnh nhân ung thư chịu nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau do điều trị  như đau thần kinh, trầm cảm nặng, thiếu ngủ, mệt mỏi, chán ăn… Curcumin có khả năng chống lại một loạt các triệu chứng này bằng cách kích hoạt NF-kB và NF -kB  TNF, IL-1 và IL-6, và các chất này giúp làm giảm đau đớn cho bệnh nhân.

CumarGold – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

Sản phẩm có chứa Nano curcumin – chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung bướu, giúp: 
 ● Nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị
 ● Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu
 ● Giảm thiểu nguy cơ mắc ung bướu do các gốc oxy hóa gây ra

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x