Tinh nghệ Nano là tinh chất Curcumin từ củ nghệ, được bào chế với kích thước Nano siêu nhỏ (30 – 100 nm), để tăng cường sinh khả dụng (tăng độ hấp thu và hiệu quả tác dụng) lên 50 – 55 lần so với tinh chất Curcumin thông thường.
Nghệ vàng (Curcuma longa L.) là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, phụ nữ sau sinh đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng…
Nhân dân ta từ bao đời nay, vẫn sử dụng nghệ như là một thứ gia vị truyền thống, tạo nên màu vàng và mùi vị đặc trưng của món ăn, vừa làm vị thuốc dân gian quý với rất nhiều công dụng như làm mờ vết sẹo, chữa đau dạ dày, giải độc gan, giúp phụ nữ sau sinh co hồi tử cung, sớm lấy lại vóc dáng và làn da đẹp. Nghệ cũng có một lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền ở Ấn Độ và Trung Quốc. Người Ấn Độ cổ đã biết các đặc tính chữa bệnh của củ nghệ từ hàng nghìn năm trước.
Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý
Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ, tạo nên màu vàng và tác dụng của tinh nghệ. Gần đây, công dụng của Curcumin, đang thu hút được sự quan tâm của ngành Y học trên toàn thế giới. Thư viện Pubmed (Thư viện Y học quốc gia của Hoa Kỳ) có tới 5612 bài báo nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất Curcumin. Curcumin có một loạt các hoạt tính sinh học và dược lý, bao gồm khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn, chống nấm, ký sinh trùng, phòng chống ung bướu và tính cai nghiện.
Khả năng chống oxy hóa và chống viêm phi thường thông qua rất nhiều con đường khác nhau của Curcumin có thể có một ảnh hưởng tích cực trong cuộc chiến chống lại gần như mọi bệnh đã được biết đến, bao gồm cả ung thư, rối loạn tim mạch, thần kinh và tiêu hóa, bệnh khớp mãn tính, bệnh gan mật, bệnh tiểu đường, bệnh ngoài da và bệnh hen dị ứng.
Curcumin ngày hôm nay đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu như là một “loại thuốc kỳ diệu của tương lai” vì khả năng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều các bệnh nan y và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, khoa học đã chứng minh curcumin an toàn ngay cả ở liều cao (lên đến 12g/ngày). Tuy nhiên, vấn đề chính hạn chế việc khai thác tác dụng hỗ trợ điều trị của nó chính là sinh khả dụng rất thấp.
Trong thực tế, khi uống curcumin nồng độ trong máu đạt được chỉ ở mức độ rất thấp thậm chí không thể phát hiện được.
Sinh khả dụng của curcumin thấp đã được xác định là do độ hòa tan trong nước thấp, dẫn tới làm giảm hấp thu qua đường tiêu hóa trong môi trường sinh lý, curcumin có tỉ lệ chuyển hóa cao và bị loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng. Chính bởi, sinh khả dụng của curcumin thấp nên cho đến nay nó vẫn được dùng hạn chế trong y tế.
Người ta cho rằng một người cần tiêu thụ một liều lượng lớn (khoảng 12-20g Curcumin/ ngày) để đạt được tác dụng hỗ trợ điều trị của nó trên cơ thể con người. Điều đó có nghĩa là người ta phải nuốt 24 đến 40 viên nang curcumin 500mg mỗi ngày. Đó là liều quá cao, và do đó, không kết hợp trong các thử nghiệm lâm sàng được vì bệnh nhân không thể chịu đựng nổi hương vị khó chịu, cảm giác buồn nôn và các vấn đề độc tính lên nhận thức.
3. Tiếp cận công nghệ Nano để tăng cường sinh khả dụng của Curcumin
Để đạt được đáp ứng tối đa của hoạt chất đầy tiềm năng này, rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu như sử dụng các chất phụ trợ piperine, tổng hợp đồng phân, tạo phức… Trong số đó, công nghệ nano tỏ ra có hiệu quả hơn cả.
Có thể hình dung nếu một tiểu phân có kích thước nano to bằng trái cam
thì trái cam sẽ to bằng cả quả đất.
Bằng công nghệ Nano, hoạt chất Curcumin được bao trong chất liệu polymer siêu nhỏ, tạo thành các hạt tiểu phân Nano có kích thước siêu nhỏ từ 30nm- 100nm, phân tán tốt trong nước, được hấp thu nhanh chóng vào máu và có sinh khả dụng cao hơn 50-55 lần so với Curcumin thông thường (theo Kansai và cộng sự, 2012) vì vậy có hiệu quả điều trị vượt trội với liều lượng thấp và an toàn, không có độc tính và tác dụng phụ.
TPCN CumarGold có thành phần gồm NanoCurcumin siêu sinh khả dụng, kết hợp với Piperine (chiết xuất hạt tiêu đen) làm tăng hấp thu, giảm quá trình chuyển hóa và đào thải Curcumin trong cơ thể. Sử dụng TPCN CumarGold theo đường uống cho độ hấp thu curcumin lên tới 90%, nên chỉ cần sử dụng với liều thông thường (2 -4 viên/ngày) đã đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hầu hết các bệnh mãn tính.
Bạn có cảm giác đau vùng bụng và buồn nôn? Bạn thắc măc đau dạ dày có buồn nôn không? Nguyên nhân nào gây ra đau dạ dày kèm buồn nôn? Cách xử lý thế nào? Bài viết dưới đây, CumarGold sẽ hướng dẫn bạn 6 cách xử lý khi đau dạ dày kèm buồn nôn khá đơn giản và hiệu quả
Người bị đau bao tử nhẹ có triệu chứng buồn nôn và nôn thường thấy như sau:
Khó chịu dạ dày: Cảm giác khó chịu và nhộn nhạo ở bao tử. Đồng thời thấy chóng mặt & mệt mỏi
Nôn khan đau dạ dày: Bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn. Hiện tượng này người ta gọi là nôn khan. Điều này rất khó chịu vì nếu không nôn được thì cảm giác quặn bụng sẽ kéo dài rất lâu do trung tâm gây nôn ở não bị kích thích liên tục.
Mất nước nhẹ: Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
Đau bụng khó chịu buồn nôn và đi ngoài: Theo các bác sĩ chuyên khoa thì trước, trong và sau khi đi cầu sẽ xuất hiện các cơn buồn nôn kèm đau bụng. Bị đi ngoài có thể là do những thực phẩm cay, nóng hoặc không hợp vệ sinh. Hoặc cũng có thể là do không dung nạp được với lactose có trong thực phẩm khi ăn
Ợ hơi hoặc chướng bụng ( đầy bụng khó tiêu): Bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược thực quản, đau dạ dày ói nhiều.
Cảm giác chán ăn, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể: Nhiều người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn. Nhưng nhiều người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn. Khi dạ dày mắc bệnh chức năng tiêu hoá bị suy giảm gây ra cảm giác chán ăn. Kết hợp với việc hấp thu kém dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng suy nhược ở cơ thể. Đây cũng là lý do ta thấy phần đông người bị bệnh khi bị đau bao tử thường khó lên cân, cơ thể gầy yếu khó lên cân.
Chướng bụng trên sau khi ăn: Đây là hiện tượng phổ biến ở các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau bao tử là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn.
Đau tức thượng vị: cảm giác nóng rát hoặc đau âm ỉ vị trí xương ức theo chu kỳ từ một đến vài ngày tự hết, sau đó lại bị lại
Cảm giác xót bao tử: Đây là triệu chứng thường gặp do việc đau dạ dày buồn nôn khiến dạ dày co bóp ở cường độ cao, kết hợp các bệnh lý kết hợp như tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày… Từ đó gây ra cảm giác xót dạ dày nhẹ, như kiến đốt khiến người bệnh khó chịu.
2. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày buồn nôn
Khi bao tử gặp vấn đề, thức ăn không tiêu hóa được tạo cảm giác đầy bụng khó tiêu. Lúc này khí và dịch tích tụ lại trong dạ dày đẩy ngược lên tạo thành trào ngược thực quản khiến người bệnh đau dạ dày và buồn nôn.
Thức ăn đang bị ứ lại tại bao tử gây ra cảm giác chướng bụng đầy hơi, cảm giác buồn nôn và nôn được là phản ứng của cơ thể để cho ra ngoài những thức ăn bị tồn ứ.
Sau khi đau dạ dày ói nhiều, người bệnh sẽ có cảm giác miệng đắng, khô.
Vậy bị đau dạ dày buồn nôn phải làm sao? Đối với những người bị đau dạ dàycó kèm cảm giác bụng khó chịu buồn nôn (nôn hoặc nôn khan) thì có một vài mẹo xử lý sau đây:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa giúp bao tử tiêu hóa tốt hơn, thức ăn không bị ứ lại trong bao tử cũng không ra cảm giác buồn nôn cho người bệnh
Nhai gừng bạc hà: Gừng có vị cay, tính ấm trị lạnh tốt, giúp giảm đau bao tử hiệu quả. Hơn nữa còn giúp giảm cảm giác buồn nôn nên rất tốt cho người bị đau bao tử kèm với buồn nôn. Nước cốt bạc hà thường được sử dụng giảm đau bao tử sau khi ăn, việc nhai một vài lá bạc hà không chỉ cải thiện cảm giác buồn nôn mà còn cảm giác đầy bụng khó tiêu hiệu quả.
Nôn: Khi mọi biện pháp đều trở nên bế tắc, cảm giác buồn nôn vẫn theo bạn hãy làm cách nào đó để có thể nôn được ra bởi sẽ khiến dạ dày dịu đi được phần nào
Không suy nghĩ và tập trung vào cảm giác buồn nôn: Cũng như cảm giác đau khi bạn chuyển sự chú ý của hệ thần kinh sang một hướng khác thì cảm giác muốn nôn sẽ được lãng quên, thay vào đó là các ưu tiên khác như công việc hoặc giải trí.
Bệnh nhân đau dạ dày nôn nhiều có thể gây ra mất nước và đắng miệng. Một số loại đồ uống sau đây có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và đắng miệng, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
Sử dụng nước soda đây là biện pháp chữa buồn nôn khi đau dạ dày tức thời giúp giảm nhanh cảm giác buồn nôn, đồng thời lại làm dịu đi cơn đau bao tử nhẹ. Trong nước soda có chứa thành phần Bicarbonat natri khi vào bao tử tác dụng với acid HCL tạo muối từ đó tăng độ PH trong bao tử. Do đó làm giảm trung hòa lượng acid trong bao tử làm giảm đau nhanh chóng.
Dùng nước muối ấm. Giống soda khi nước muối vào trong dạ dày Natribicarbonat trực tiếp phảm ứng với acid chlohydric tạo thành muối natrichlorua, nước, khí carbonic, làm cho môi trường bao tử bớt acid nên làm giảm cơn đau. Đây là mẹo chữa mẹo chữa đau dạ dày buồn nôn khá hiệu quả
Tinh bột nghệ mật ong: Không những có tác dụng chữa đau dạ dày do hoạt chất curcumin trong nghệ và kháng sinh tự nhiên trong mật ong. Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong còn rất dễ uống, giúp bạn loại bỏ nhanh cảm giác buồn nôn do đau dạ dày, đồng thời hạn chế mất nước do nôn nhiều gây ra.
Buồn nôn nhưng không nôn là một triệu chứng rất thường gặp của đau dạ dày buồn nôn. Cụ thể là bệnh viêm đại trang cấp và mãn tính hoặc viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Nếu nôn ra được thì bệnh nhân sẽ đỡ mệt mỏi hơn so với việc không thể nôn.
Lúc này, bạn có thể sử dụng một số thuốc để điều trị triệu chứng này như: thuốc chống có thắt, thuốc giảm trào ngược dạ dày, thuốc giảm tiết acid dịch vị… Việc sử dụng các thuốc này cần được tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau dạ dày kèm buồn nôn nhưng không nôn như:
Chỉ ăn thức ăn mềm như cháo, súp để dễ tiêu hoá, giảm thời gian thức ăn lưu trong dạ dày
Không ăn đồ nhiều mỡ, chiên rán vì đây là nhóm thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu, tạo ra nhiều áp lực cho dạ dày
Hạn chế tiếp xúc với các chất có mùi mạnh như nước hoa, thuốc xịt thơm phòng, sáp thơm… sẽ gây kích thích khiến bạn buồn nôn
Trường hợp là nữ và có ý định mang thai hoặc khả năng mang thai thì nên kiểm tra để xác định có phải buồn nôn do ốm nghén hay không
Sử dụng một số dược liệu có mùi thơm tự nhiên để giảm buồn nôn như: Chanh, gừng, bạc hà… để giảm cảm giác buồn nôn nhưng không nôn
Sử dụng một số vị thuốc đông y như: Bạch truật, Đảng sâm, Bạch linh, Hoài sơn, Mộc hương, Trần bì, Sa nhân… để giảm triệu chứng đau dạ dày muốn nôn nhưng không nôn được
Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng rất phổ biến ở những người bị đau bao tử nhẹ. Hiểu được nguyên nhân và biết được triệu chứng từ đó có cách xử lý và phòng ngừa bệnh đau bao tử một cách hiệu quả. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha! Chúc bạn luôn có một sức khoẻ dồi dào!
Hàng ngày có vô vàn những căn bệnh nho nhỏ được chữa bằng mẹo, không cần động đến 1 viên thuốc tây nào. Hãy tham khảo cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc sau đây.
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
2. Mắt nhắm không khít
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
3. Mũi nghẹt cứng
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
5. Bong gân, trật khớp cổ tay
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).
6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút)
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
8. Gai gót chân
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
9. Đầu gối đau nhức
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.
Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung
Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ emlà một căn bệnh cấp tính kéo dài dưới 2 tuần thường bệnh có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Cụ thể nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em còn được gọi với tên khác như: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, cúm dạ dày, viêm dạ dày là tình trạng viêm cấp niêm mạc đường tiêu hoá.
Đây là một căn bệnh cấp tính vì bệnh chỉ kéo dài dưới 2 tuần thường bệnh có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Có những trường hợp bị sốc, mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh xuất hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn, đau bụng, phân toàn nước.
2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ
Muốn điều trị thành công và phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dó virus (chiếm 70%). Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn và các ký sinh trùng gây nên. Cụ thể:
2.1. Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Từ năm 1973, các chuyên gia phát hiện ra sự hiện diện của Rotavirus. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại virus thuộc họ Reoviridae, phân họ Sedoreovirinae.
Trong tất cả các loại Rotavirus, Rotavirus A là loại virus phổ biến hơn cả. Thống kê cho thấy 90% số ca mắc viêm dạ dày ruột cấp có sự hiện diện của Rotavirus A. Các chủng Rotavirus B và C thi thoảng cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhi tuy nhiên tỉ lệ rất thấp. Trẻ em trong giai đoạn 1 – 5 tuổi thường rất dễ mắc phải loại virus này do hệ miễn dịch còn yếu.
Theo thời gian, hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện dần sẽ ít bị ảnh hưởng của virus này. Chính vì vậy hầu hết bệnh nhân mắc viêm dạ dày ruột cấp do Rotavirus thường là trẻ em, người lớn rất hiếm khi bị ảnh hưởng bởi loại virus này. Khi xâm nhập được vào hệ tiêu hóa của bé, vi khuẩn này sẽ tác động lên thành ruột non, từ đó dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột cấp.
Tại các nước đang phát triển mỗi năm có đến 900000 trường hợp trẻ em tử vong do Rotavirus. Yếu tố vệ sinh có ảnh hưởng lớn đến khả năng gây lây nhiễm Rotavirus. Con đường phân miệng là con đường lây lan chính của loại vi khuẩn này.
Rotavirus cũng có thể tồn tại trong môi trường nước. Từ đó lây lan sang những đối tượng bệnh nhân sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Sau khi ra khỏi cơ thể bệnh nhân, Rotavirus cũng có thể tồn tại trong phân và tiếp tục lây nhiễm nếu như có điều kiện phù hợp.
Ngoài ra một số virus khác cũng gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em như:
Novovirus
Adenovirus
Calicillin
Enterovirus
2.2. Do vi khuẩn
Ngoài nguyên nhân do virus thì bị nhiễm vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, chiếm khoảng 10-20% số ca nhiễm bệnh.
Các loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột cấp phổ biến nhất đó là: Escherichia coli, Campylobacter. Ngoài ra còn có vi khuẩn Salmonella, Yersinia enteratioitica, Shigella cũng gây nên bệnh.
Các loại vi khuẩn này lây lan qua đường ăn uống vì vậy nếu thực phẩm không đảm bảo vị sinh hoặc khi nấu ăn không được nấu chín thì sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm viêm dạ dày ruột cấp.
Những thực phẩm vị nhiễm vi khuẩn, để ở nhiệt độ phòng thì trong vài giờ chúng sẽ sinh đối nhanh chóng và tăng nguy cơ bị nhiễm viêm dạ dày ruột cấp
2.3. Do ký sinh trùng
Giun, sán và một số sinh vật đơn bào như Giardia lamblia, Cryptosporidium là những loại ký sinh trùng phổ biến gây nên bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.
Con đường lây lan phổ biến là thông qua thức ăn và nước uống.
2.4. Do độc tố
Độc tố gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em chủ yếu đến từ thực phẩm như:
Một số loại nấm
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả
Một số loại hải sản
Nước hoặc thực phẩm nhiễm asen, chì
2.5. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:
Thuốc điều trị viêm dạ dày chứa magie
Thuốc kháng sinh
Một số thuốc hoá xạ trị
Digoxin trong điều trị suy tim
Thuốc điều trị ký sinh trùng
Thuốc chống táo bón
3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường xuất hiện rõ ràng sau 12-72 giờ bị nhiễm. Cụ thể:
Sốt cao: Trẻ có khả năng bị co giật nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời
Đau thắt bụng: Biểu hiện này thường bị chủ quan do nhầm lẫn với cơn đau bụng bình thường. Khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước hoặc sau ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ ở trên rốn hoặc quanh rốn, các cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài và dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Nôn mửa, chán ăn, nhức đầu: Tình trạng này kéo dày khoảng 1 ngày. Đây là một trong những triệu chứng chính bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Do nôn, chán ăn nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé bị kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
Tiêu chảy: Trẻ đi nhiều hơn bình thường từ ba lần trở đi trong vòng 24 giờ, có thể trong phân có kèm theo nhầy, máu. Vì vậy cần phải kiểm tra phân của trẻ.
Mất nước nặng: Biểu hiện là, khô miệng và môi, ít đi tiểu, chanh tay lạnh, ít nước mắt khi khóc…. lúc này cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Trong các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, mất nước và nhiễm toan chuyển hoá được đánh giá là những triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể bù nước và điện giải cho bé, không cần dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Một số biến chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:
Mất nước
Nhiễm toan chuyển hoá
Rối loạn điện giải (tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu)
Không dung nạp đường có trong sữa
Rối loạn tiêu hoá protein
Hội chứng tan máu do nhiễm khuẩn
Biến chứng Iatrogenic
4. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ lây lan qua đường nào?
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em rất dễ bị lây lan. Cụ thể:
Nếu là do vi khuẩn thì bệnh chủ yếu lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm mang mầm bệnh.
Nếu là do virus thì trẻ có thể mặc bệnh do ăn phải thức ăn chứa mầm bệnh hoặc sử dụng chung thìa, cốc, bát với người bị nhiễm virus.
Ngoài ra bé cũng có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn rồi vô tình đưa tay lên miệng. Các vi khuẩn gây nên bệnh có kích thước rất nhỏ, vì vậy cả khi tay bé trông không bẩn thì vi khuẩn vẫn có thể bám vào tay
5. Cần đưa trẻ đi khám khi nào?
Bé bị viêm dạ dày ruột cấp thường tự khỏi sau 3-4 ngày, các triệu trứng sẽ tự biến mất sau vài ngày chỉ cần chăm sóc bé ngay tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có các biểu hiện sau thì hãy đưa bé đi bệnh viện ngay:
Trẻ sốt trên 38 độ C
Trẻ mắc các bệnh như: đái đường, bệnh tim, trẻ có tiền sử đẻ non
Trẻ bỏ ăn uống trong khi vẫn còn bị tiêu chảy, buồn nôn
Trẻ nôn dịch màu xanh hoặc nôn ra máu
Đau bụng dữ dội
Đi phân ngoài có máu
Trẻ sốt li bì, ngủ nhiều
Bàn tay và bàn chân lạnh
Trẻ có dấu hiệu mất nước như: Môi khô, khát nước, da khô, mắt trũng hoặc thóp lõm, không có nước mắt khi khóc, quá 6 tiếng thấy bỉm vẫn khô, quá 8 tiếng không thấy đi tiểu.
6. Điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Viêm dạ dày ruột cấp do Rotavirus gây ra hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thông thường được áp dụng các biện pháp điều trị chính như:
6.1 Điều trị mất nước và điện giải
Dịch truyền thường là dung môi hòa tan chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tác dụng chính của truyền dịch là bù nhanh các thành phần dinh dưỡng, chất điện giải, nước bị mất trong cơ thể. Qua đó ổn định được tuần hoàn của bệnh nhân.
Truyền dịch cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp cần thực hiện càng sớm càng tốt để giúp ổn định tim mạch cũng như giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Thông thường, truyền dịch thường kéo dài khoảng 4 giờ. Sau mỗi 1 – 2 giờ bệnh nhân được theo dõi và đánh giá lại. Bên cạnh truyền dịch tĩnh mạch, trẻ cũng có thể được bổ sung dịch qua đường uống.
Đối với trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ, chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và không cần sử dụng thêm các biện pháp bù nước khác.
6.2 Thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho bé
Trong đa số các trường hợp, việc dùng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ là không cần thiết. Chỉ cần chăm sóc tại nhà với việc bù nước và điện giải chống mất nước cho bé. Trong trường hợp bé bị mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như:
Loperamid: điều trị tiêu chảy (chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi)
Ondansetron: Giúp chống nôn, giảm nôn. Dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp được xác định nhiễm khuẩn
Thuốc điều trị ký sinh trùng (Ví dụ metronidazole và nitazoxanide) trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng
6.3 Sử dụng men tiêu hoá
Trong một số trường hợp, men tiêu hoá thể hiện tác dụng tốt trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm bớt vi khuẩn có hại và giảm viêm cho bé. Một số vi sinh vật trong men vi sinh như lactobacillus (trong sữa chua) có tác dụng kìm tiêu chảy sau 1-2 ngày.
Men vi sinh chỉ được dùng trong việc hỗ trợ viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, không có tác dụng điều trị bệnh nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
7. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Đối với bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em ba mẹ cần chú ý:
Đối với những trẻ viêm dạ dày ruột cấp không mất nước nên bổ sung một số thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ. Sau khi được bù nước, trẻ cần được cung cấp chế độ ăn phù hợp dễ tiêu hóa để bù lại lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Bố mẹ cũng cần lưu ý sau khi bắt đầu bù nước cho trẻ không nên ngưng thức ăn quá 4 – 6 giờ. Bạn cũng không cần pha loãng sữa công thức và cho bé ăn lại dần dần.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là vấn đề mà bố mẹ nên hiểu rõ trong quá trình chăm sóc trẻ, nhất là đối với những trẻ đã cai sữa. Bố mẹ nên chú ý một số loại thực phẩm tốt cho viêm dạ dày ruột để sử dụng cho trẻ như: lúa mì, bánh mì, khoai, gạo, ngủ cốc, các loại rau quả,…
Không nên cho trẻ dùng một số loại thức ăn như chất béo, nước ngọt, nước trái cây, trà và các thức uống có nhiều đường. Đây là các loại thức ăn gây khó tiêu, khó dung nạp và có thể gây tiêu chảy cho trẻ.
Thường xuyên theo dõi tình trạng tiến triển bệnh của bé, thường xuyên vỗ về, trò chuyện với bé. Đặc biệt là sau khi ngưng truyền dịch và cho ăn trở lại. Đây là giai đoạn mà trẻ dễ chán ăn, bỏ ăn.
8. Phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ
Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề cần biết trong phòng tránh viêm dạ dày ruột cấp như:
Không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác đang mắc bệnh.
Tiêm phòng cho trẻ bằng các vắc xin phòng chống tiêu chảy do virus Rota.
Thực hiện ăn chín uống sôi cho trẻ.
Cả gia đình phải thực hiện rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh. Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn nước bẩn.
9. Một số câu hỏi thường gặp
9.1 Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ?
Trả lời:
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé. Do vậy sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.
Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm dạ dày ruột nặng, được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn và sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
9.2 Sữa chua có tốt cho viêm dạ dày ruột cấp tính không?
Trả lời:
Sữa chua chứa cấc vi khuẩn có lợi như Lactobacillus casei GG và S boulardii, được đánh giá là có lợi cho việc giảm lượng vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ. Đồng thời sữa chua có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
Bạn nên sử dụng sữa chua ít béo hoặc không đường cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Không nên sử dụng sữa chua cho trẻ có tiền sử rối loạn tiêu hoá khi sử dụng các sản phẩm từ sữa.
Tổng kết:
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em như thế nào để từ đó biết cách chữa trị. Cách tốt nhất là các mẹ phòng ngừa bệnh này từ đầu để những nguy hiểm không mong muốn xảy ra đến với trẻ.
Hàng ngày có vô vàn những căn bệnh nho nhỏ được chữa bằng mẹo, không cần động đến 1 viên thuốc tây nào. Hãy tham khảo cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc sau đây.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hạt trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khản tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có sức đề kháng kém. Vậy phụ nữ mang thai bị viêm xung huyết dạ dày có nguy hiểm không? Và phải làm gì khi mắc viêm xung huyết dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Bệnh viêm xung huyết dạ dày ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?
Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày khi mang thai thường ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và sức khỏe của người mẹ. Và dĩ nhiên, khi mẹ không được khỏe mạnh thì thai nhi trong bụng cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.
Trong quá trình mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi về tâm lý, về thể trạng sức khỏe, thay đổi về hoc-mon, nội tiết, các cơn ốm nghén kéo dài kèm theo triệu chứng đau dạ dày từ đó mẹ sẽ phải chịu đựng rất nhiều sự khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và cả sự phát triển của bào thai trong bụng.
Khi cơ thể mệt mỏi, tình trạng đau bụng, buồn nôn kéo dài sinh ra cảm giác chán ăn, lười ăn, cơ thể mẹ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu khi con sinh ra chắc chắn sẽ không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Triệu chứng của căn bệnh này không thật sự đáng lo. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm. Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày sau một thời gian sẽ phát triển thành viêm loét dạ dày tá tràng. Lúc này, các triệu chứng đầy bụng, đau bụng thượng vị sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chảy máu đường tiêu hóa.
Một biến chứng tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm đó là viêm xung huyết dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày. Bệnh nhân trải qua nhiều năm viêm hang vị gây ra viêm teo và phát triển thành ung thư. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay nên chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan đặc biệt đối với những phụ nữ đang mang thai bởi nó sẽ quyết định đến sự sống còn của cả mẹ và thai nhi.
Nói tóm lại sức khỏe và tinh thần của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi vì vậy mẹ có khỏe mạnh có vui vẻ thai nhi mới khỏe mạnh được, vì vậy trong thời gian này, khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện lạ nào bạn đều cần phải chú ý và tìm biện pháp khắc phục đau dạ dày ngay lập tức. Tăng cường đến bệnh viện kiểm tra nhằm xác định chính xác về tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.
2. Bệnh viêm xung huyết dạ dày khi mang thai phải làm sao?
Một số phương pháp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng viêm xung huyết dạ dày khi mang thai:
Chú ý về vấn đề ăn uống: Ngày ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Lượng thức ăn bị đưa vào cơ thể quá nhiều trong một lúc sẽ làm tăng gánh nặng khi bị rối loạn tiêu hóa, và đó chính là nguyên nhân gây ra chứng ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày…
Bạn nên tránh vận động mạnh sau khi ăn
Khi mang bầu mẹ cần chú ý thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kiêng khem hợp lý, nói không với các chất kích thích, đồ ăn cay nóng…
Hãy giữ một tinh thần luôn vui vẻ thoải mái. Chính sự căng thẳng kéo dài là lý do khiến bệnh thêm nặng hơn
Đến gặp bác sĩ để nhận được lời tư vấn chính xác nhất khi có những triệu chứng bất thường ở dạ dày. Tốt hơn mẹ nên đi khám định kỳ sức khỏe vào mỗi tháng để theo dõi cũng như nắm được tình trạng sức khỏe thai kỳ.
Các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, massage, ngồi thiền, tham gia các hoạt động ngoài trời với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng, tâm trạng vui vẻ tự khắc bệnh tật sẽ được giảm thiểu.
Việc ăn uống đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh từ đó bào thai trong bụng cũng phát triển được tốt hơn. Các mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân, ngăn ngừa triệu chứng bệnh viêm xung huyết dạ dày nhé.
Hàng loạt các sản phẩm được gắn mác “tinh nghệ Nano” hay còn gọi là “Nano Curcumin”, giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ điều trị tối ưu cho các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày, nhưng liệu người tiêu dùng có đủ thông thái để nhận biết được đâu là sản phẩm kém chất lượng?
Với mức giá giao động từ vài trăm nghìn cho đến cả triệu đồng, Nano Curcumin được quảng cáo tràn lan, nằm trên top tìm kiếm và được rao bán “lẻ” ở cả nhiều diễn đàn, fanpage mạng xã hội. Bày tỏ lo ngại về tình trạng này, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: “Nano Curcumin thì ở nước ngoài có nhiều rồi, Việt Nam mới có thôi, nhưng tôi cũng không hiểu sao cái Nano Curcumin của Việt Nam ấy, nó lại rẻ hơn các nước rất nhiều, rẻ hơn cả 5,6 lần”.
Theo các chuyên gia, Nano Curcumin là dạng chiết xuất công nghệ cao của tinh chất nghệ, hay còn gọi là hoạt chất curcumin có trong củ nghệ vàng. Ở dạng bào chế này, Nano Curcumin kích thước siêu nhỏ, cho độ tan, độ hấp thu và hiệu quả cao hơn nhiều lần so với việc sử dụng Curcumin thông thường, có tác dụng chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mãn tính như dạ dày. Chính vì những công dụng ưu việt đã được chứng minh qua hàng nghìn nghiên cứu trên thế giới, nên Nano Curcumin được sự đánh giá cao của các nhà khoa học, và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Song lạm dụng sự tín nhiệm đó, vì mục đích thương mại, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã cố tình ghi sai thông tin về sản phẩm, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để tăng lợi nhuận. Rất nhiều sản phẩm trên bao bì có ghi là ‟Nano Curcumin” hoặc ‟công nghệ Nano siêu sinh khả dụng”, nhưng thực chất thành phần bên trong lại là Curcumin thông thường, nên không đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, cùng với một số sản phẩm của các doanh nghiệp có quảng cáo là chứa Nano Curcumin thì còn có những lời rao bán “lẻ” cả nguồn nguyên liệu chất lượng cao này với nguồn gốc được nhập khẩu từ Mỹ hoặc Ấn Độ.
Theo GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam thì việc sản xuất Nano Curcumin không phải đơn giản, do vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm năng để sản xuất loại sản phẩm dược phẩm có ứng dụng công nghệ cao này.
2. Hai cách nhận biết tinh nghệ nano chuẩn
Để người tiêu dùng có thể tìm mua được sản phẩm có chứa tinh nghệ Nano thực sự, các chuyên gia đã chỉ ra hai cách đơn giản để nhận biết được sản phẩm này.
Trước hết là dựa vào giá thành của sản phẩm, vì biết được tâm lý ham rẻ của người Việt Nam nên nhiều cơ sở sản xuất thường tung ra thị trường loại sản phẩm giá rẻ với những lời quảng cáo “trên trời”. Trong khi đó, Nano Curcumin vốn là một loại nguyên liệu chất lượng cao được bào chế bằng công nghệ Nano tiên tiến trên thế giới, nên việc sản xuất không hề dễ dàng, chính vì vậy không có giá quá rẻ như những lời rao bán tràn lan trên mạng.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, theo GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam: “Muốn tìm được sản phẩm tốt thực sự có chứa Nano Curcumin chuẩn thì cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mà ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có mỗi nguồn Nano Curcumin của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là được công bố và tung ra thị trường một cách bài bản, đàng hoàng, hợp pháp”.
Ngay sau khi sản xuất thành công nguồn dược liệu quý báu này, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để phát triển thành sản phẩm CumarGold dưới dạng viên nang mềm. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có chứa Nano Curcumin siêu sinh khả dụng, có tác dụng giúp các vết thương, vết loét nhanh liền sẹo, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và hỗ trợ điều trị tốt cho viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Với những công dụng ưu việt đó, mặc dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng CumarGold đã hoàn toàn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, đồng thời được các nhà khoa học đánh giá cao.
CumarGold có chứa Tinh chất nghệ Nano siêu khả dụng hỗ trợ điều trị tối ưu cho viêm loét dạ dày
Như vậy, để chọn được những sản phẩm thực sự có chứa hoạt chất Nano Curcumin thì người tiêu dùng cần tự trang bị thêm một số kiến thức cơ bản, đồng thời cũng mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc và có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm này, để tránh nguy cơ người tiêu dùng rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
Đa số mọi người bị nhiễm vi khuẩn HP trong nhiều năm mà không hay biết, vì chưa có bất kì triệu chứng nào. Chỉ đến khi nó gây ra viêm loét thì mới biết.
Các triệu chứng và cường độ của triệu chứng là khác nhau ở mỗi người. Điểm chung duy nhất là đau bụng, thường là 2-3 giờ sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm HP còn có thể có những biểu hiện khác như :
Đầy hơi, ợ nóng.
Buồn nôn, ói mửa.
Ăn mất ngon.
Sụt cân.
Nôn ra máu hoặc phân đen (do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng).
Những triệu chứng này nhìn chung không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác.
2. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Có rất nhiều trường hợp người bệnh tự khỏi sau một thời gian mà không cần phải điều trị gì cả. Nhưng cũng khi, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Tạo một lỗ thủng trong dạ dày.
Chảy máu trong dạ dày, tá tràng.
Làm tắc nghẽn.
Những người lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ em và thanh niên. Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường ít khi gây ra nhiễm trùng.
Vi khuẩn này có thể gây viêm nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng. Trường hợp bị nhiễm trùng do HP, dù đã khỏi bệnh nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày về sau.
3. Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn nên cho trẻ em đi khám. Muốn biết chắc chắn nhiễm bệnh hay không và hướng điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ tục y tế :
Xét nghiệm máu : Kiểm tra các kháng thể.
Kiểm tra mẫu phân : Dùng kính hiển vi và một vài thí nghiệm nhỏ : để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn.
Kiểm tra hơi thở : Kiểm tra lượng ure khi cho trẻ uống một lượng chất lỏng.
Soi và sinh thiết : dùng một dây ống có camera để quan sát lớp niêm mạc, vết loét ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Đồng thời sẽ lấy một mẫu mô sinh thiết để kiểm tra.
Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm bệnh này, các thành viên trong gia đình cũng nên đi khám vì bệnh này dễ lây nhiễm.
4. Chăm sóc và điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Phác đồ điều trị HP cho trẻ em :
Quá trình điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em phụ thuộc tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho thuốc kháng sinh (một hoặc nhiều loại).
Trẻ em thường sẽ lấy Amoxicillin (kháng sinh) 50 mg / kg chia làm nhiều lần, 2 lần/ ngày (tối đa lên tới trên 1 gram mỗi ngày 2 lần) trong 14 ngày. Hoặc thêm Biaxin :15 mg / kg, chia hai lần mỗi ngày (tối đa lên tới 500 mg 2 lần/ ngày) trong 14 ngày.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể được kê dùng các thuốc sau :
H2-bloker : Ngăn chặn histamine, giảm lượng axit trong dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton : Ngăn chặn tiết axit trong dạ dày.
Một số thuốc bảo vệ dạ dày : Tạo ra các lớp lót xếp chồng bảo vệ dạ dày khỏi axit, đồng thời diệt vi khuẩn.
Bệnh này có thể tái nhiễm một lần nữa do vậy bạn cần cho bé đi khám lại sau 1 tháng.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm HP :
Trẻ bị nhiễm HP thường được chăm sóc tại nhà, dưới đây là một mẹo giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn :
Rửa tay cho bé thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ.
Hạn chế tiếp xúc nước bọt với bé bằng cách : tránh hôn, tránh dùng chung đồ ăn, bàn chải đánh răng,…
Uống trà xanh : Chứa lượng cao chất polyphenol – ức chế sự sản sinh H. pylori.
Bổ sung probiotics : Giúp giảm mật độ của các vi khuẩn có hại trong đó có HP. Probiotics có nhiều trong sữa chua, kim chi.
Tăng cường vitamin C để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó có nhiều trong cam chanh, dưa đỏ, bắp cải, ớt đỏ, ổi,…
Ăn nhiều bông cải xanh : Mặc dù không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H. pylori song các nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm số lượng đáng kể vi khuẩn này.
5. Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp
Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa vi khuẩn hp do đó để phòng ngừa lây nhiễm, bạn và trẻ cần có thói quen ăn uống và vệ sinh tốt. Cụ thể là :
Nấu chín thức ăn, làm sạch thức ăn trước khi chế biến.
Một ngày có khoảng 30.000 người Việt sử dụng sản phẩm từ tinh nghệ Nano Cucurmin để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Đó là thành quả của hướng đi bắt tay với nhà khoa học ứng dụng công nghệ vào các thảo dược dân gian, nâng cao giá trị dược liệu truyền thống của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI.
Ứng dụng khoa học để cạnh tranh
Trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu tăng so với việc sử dụng tân dược. Tuy nhiên việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Việc nuôi trồng và khai thác dược liệu còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng không ổn định, giá cả biến động.
Câu chuyện bắt tay với nhà khoa học của CVI được bắt nguồn từ thực tế: hằng năm có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ra đời rồi lại nằm im trong ngăn tủ. Trong khi đó, rất nhiều cây dược liệu quý của Việt Nam chỉ được sản xuất dưới dạng sản phẩm thô, giá trị thấp và hiệu quả chưa cao. Hướng đi duy nhất để giải quyết được hai nghịch lý này chính là sử dụng công nghệ được nghiên cứu bởi các nhà khoa học để nâng cao giá trị của dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ ứng dụng khoa học thôi chưa đủ, sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở lắng nghe và nắm bắt được nhu cầu của thị trường, chỉ có doanh nghiệp mới làm được điều này. Vì vậy, hai người sáng lập CVI: ông Phan Văn Hiệu và ông Nguyễn Trường Thành đã quyết định chọn hướng đặt hàng các nhà khoa học, thay vì sản xuất từ các công trình nghiên cứu có sẵn. Và dòng sản phẩm đầu tiên – kết quả của sự liên kết giữa CVI và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra đời – CumarGold – với thành phần chính là tinh nghệ Nano Cucurmin.
Lý giải cho việc chọn cây nghệ làm dòng sản phẩm đầu tiên để cùng với các nhà khoa học nghiên cứu, ông Hiệu cho biết: “Cây nghệ đã được dân gian sử dụng từ hàng nghìn năm trước để đỡ đau dạ dày, ngăn ngừa ung thư và làm đẹp… Tuy nhiên, bột nghệ truyền thống chưa đem lại hiệu quả rõ ràng do còn lẫn nhiều tạp chất gây nóng. Mặt khác, cucurmin khi sử dụng qua đường uống thường gặp cản trở do không tan trong nước và chỉ hấp thu được khoảng 2 – 5%”. Bên cạnh đó, cây nghệ cũng đã là đề tài được rất nhiều quốc gia có nền khoa học tiên tiến nghiên cứu. Tất cả những nhược điểm của bột nghệ truyền thống đã được khắc phục khi CVI và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ nano và cho ra đời dòng sản phẩm CumarGold.
Hiệu quả thực tế của sản phẩm, cộng với sự bảo chứng của những viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam đã giúp dòng sản phẩm Nano Cucurmin của CVI nhanh chóng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Chỉ sau hai năm, đã có khoảng 30.000 bệnh nhân trên khắp Việt Nam sử dụng các sản phẩm của CVI mỗi ngày. Tiềm năng của cây nghệ Việt Nam thực sự được đánh thức.
Việc CVI bắt tay với các nhà khoa học mang đến nhiều cái lợi: Người tiêu dùng có được sản phẩm tiện dụng, chất lượng cao để bảo vệ sức khỏe, nhà khoa học hài lòng vì nhìn thấy công trình của mình thực sự đi vào cuộc sống, và doanh nghiệp có được thành quả về doanh số cũng như có nguồn lực để tiếp tục tái đầu tư, nghiên cứu ra các dòng sản phẩm mới.
Nhiều cây thảo dược quý khác của Việt Nam như cây ba kích, lan gấm cũng đang được doanh nghiệp này ấp ủ để đưa ra những dòng sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao. Theo các chuyên gia về thương hiệu, để thành công, thương hiệu đó phải luôn có câu chuyện mới để kể với người tiêu dùng, có vẻ như CVI đang đi đúng hướng. Thừa nhận, các sản phẩm nhái ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của CVI, tuy nhiên, ông Hiệu hoàn toàn tự tin với nền tảng khoa học mà CVI đã xây dựng được. Bởi sự gắn kết chặt chẽ và niềm tin của những nhà khoa học, viện nghiên cứu hàng đầu, cùng với chuỗi giá trị, đó là điều mà các doanh nghiệp khác không thể sao chép.
Đứng vững trên sân nhà trước khi vươn ra thế giới
Tự tin về sản phẩm, CVI cũng nuôi tham vọng đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp này đang cân nhắc là tính thời điểm. Theo ông Hiệu, tại thời điểm này, việc đặt chân vào các thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt đối diện với không ít rào cản. Cái “vấp” quan trọng nhất là hàng rào kỹ thuật. Các sản phẩm trong nước mới chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn VietGAP mà chưa có đơn vị nào chính thức đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn của thế giới. Khi các sân chơi hội nhập mở ra, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước sẽ càng trở nên khắt khe để bảo hộ cho các sản phẩm nội địa. Hiện chỉ có những doanh nghiệp lớn của Việt Nam mới có khả năng vượt qua những hàng rào này, còn với đa phần doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới khởi nghiệp của Việt Nam, vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Điều đáng nói là, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều sân chơi khu vực và quốc tế thì riêng việc đứng vững trên sân nhà cũng đã là minh chứng cho khả năng cạnh tranh hội nhập của doanh nghiệp Việt, khi mà tất cả các thương hiệu từ nước ngoài đã và đang có kế hoạch tiến vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng đang có rất nhiều dư địa để CVI khai thác và phát triển. Theo thống kê, bình quân chi cho sức khỏe trên đầu người ở Việt Nam từ 30 – 40 USD/ năm, trong khi đó, ở Đông Nam Á là từ 100 – 200 USD và trên thế giới, con số này là 300 USD. Như vậy, chỉ cần Việt Nam theo kịp Đông Nam Á thì thị trường dược phẩm trong nước sẽ tăng gấp 2 – 3 lần so với hiện tại. Đó là cơ hội lớn mà CVI không thể bỏ qua. Khi đã chắc chân tại thị trường trong nước, đó sẽ là đòn bẩy để tự tin vươn ra thị trường quốc tế, với nhiều kinh nghiệm hơn, thiện chiến hơn và có đủ nguồn lực. Vì vậy, giai đoạn hiện tại, CVI vẫn đang tập trung để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong nước.
Theo ông Hiệu, để giải được bài toán hội nhập trong tương lai, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế để tìm cơ hội xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát nhãn mác, bao bì sản phẩm để tránh những rủi ro về tranh chấp thương hiệu. Quan trọng hơn, để các doanh nghiệp Việt không thua trên sân nhà thì ngoài xây dựng thương hiệu sản phẩm, việc đầu tư xây dựng kênh phân phối tốt là chìa khóa để đưa sản phẩm đến được với nhiều người.
Theo tài liệu hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic (Hoa Kỳ), uống nước cũng phải biết cách uống hợp lý, nếu uống không đúng cách sẽ có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, uống nước cũng nên có thời khóa biểu để nạp nước vào cơ thể một cách khoa học.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Nếu uống quá nhiều nước, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều, gây áp lực cho thận. Việc nước tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ pha loãng các chất điện giải trong máu, dẫn tới hạ natri. Cạnh đó lượng nước dư thừa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc nước.
Mỗi ngày cơ thể cần cung cấp 1,5 – 2l nước uống. Hình minh họa.
Trong điều kiện cơ thể bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 l nước uống mỗi ngày. Ngược lại, nếu uống nước quá ít thì sẽ dẫn đến kết cục không ai mong muốn. 70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước, bởi vậy khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nào là xấu xí đi bởi vì da bạn sẽ khô, tóc giòn dễ gẫy; Các bệnh như táo bón, sỏi thận cũng sẽ lần lượt ghé thăm…
Khi nào nên uống nước?
6 -7 giờ: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
8-9 giờ: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
Cơ thể đủ nước giúp bạn minh mẫn, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Hình minh họa.
11 giờ: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
12 giờ: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
15-16 giờ: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
17 giờ: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
22 giờ: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.
6 điều nói KHÔNG khi uống nước
Không nên uống nước ngay sau khi bạn vận động mạnh vì sẽ không tốt cho tim. Hình minh họa.
1. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.
2. Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.
3. Không uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều. Ngoài ra, nó còn làm bạn mập lên.
4. Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại.
5. Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.
6. Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày. Nước đã đun sôi nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày là tốt nhất