Sử dụng thuốc điều trị dạ dày đúng cách như thế nào?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
258
Nội dung bài viết
ToggleViệc sử dụng thuốc điều trị dạ dày không thể dùng một cách bừa bãi. Vậy, sử dụng thuốc dạ dày đúng cách như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Xem thêm:
1. Tuân thủ những quy định về uống thuốc điều trị dạ dày
Trong điều trị viêm dạ dày, để tiêu trừ nhanh chóng các triệu chứng xúc tiến tiêu viêm, giảm trừ tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dạ dày, thì thường ứng dụng đồng thời hai loại hoặc trên hai loại thuốc chống viêm dạ dày. Hiện nay, bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị gồm nhiều loại thuốc khác nhau. Có thể chia các loại thuốc dạ dày thành các nhóm gồm:
Sử dụng thuốc chống acid và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng cường tác dụng che phủ niêm mạc và tưng cường tác dụng ức chế acid và pepsin, có lợi cho sự tiêu viêm.
Sử dụng thuốc chống thụ thể an H2 và thuốc che phủ niêm mạc. Ví dụ Ranitidine phối hợp với De.Nol. Phối hợp dùng hai loại thuốc này rõ ràng là hạn chế sự tái phát viêm dạ dày.
Có thể dùng thuốc che phủ niêm mạc dạ dày phối hợp dùng với thuốc kháng sinh. Thường dùng phương pháp này để điều trị nhiễm trực khuẩn H.Pylori ở môn vị và giảm thiểu tác dụng phụ.
Dùng thuốc dạ dày không đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công hiệu của thuốc. Ví dụ thuốc chống acid vào dạ dày quá nhanh sẽ bị acid dịch vị trung hòa, như vậy chỉ duy trì được trong thời gian ngắn. Để thuốc đó phát huy tác dụng đầy đủ phải dùng phức phương, trong đó có thuốc loại Ma giê và nên uống sau bữa ăn 2-3 giờ và mỗi tối trước khi đi ngủ đều uống 1 lần.
Thuốc che phủ niêm mạc dạ dày, mỗi ngày đều sau 3 bữa ăn nửa tiếng thì uống và mỗi tối trước khi đi ngủ 1 lần. Khi đói bụng, có lợi cho sự tiếp xúc của thuốc với chất đạm ở nơi bị viêm, kết hợp lại hình thành ra màng bảo vệ, có thể đề phòng hữu hiệu các tổn thương cơ giới do thức ăn phạm vào niêm mạc và ngăn sự xâm phạm của acid dạ dày về đêm.
Thuốc bảo vệ niêm mạc thường được sử dụng là Sucralfate, không dễ phân giải nên khi uống thuốc nên nhai thật nhỏ, giúp thuốc hấp phụ trong dung dịch trên niêm mạc chỗ viêm, phát huy tác dụng bảo vệ niêm mạc.
Đối với các thuốc Nhóm kháng H2 histamin (cimitidin, ranitidin, famotidin…), lưu ý nên uống một lần trước khi ngủ giúp tiêu hóa thức ăn tốt, ức chế sự phân tiết acid vào đêm.
2. Nắm vững nguyên tắc, dùng thuốc điều trị dạ dày chính xác
Điều trị bệnh loét có hai mục đích: Một là xúc tiến hàn gắn vết loét, hai là phòng ngừa bệnh loét tái phát. Nguyên tắc dùng thuốc chữa loét có:
Phụ thuộc vào loại hình vết loét, nồng độ acid cao hay thấp, có trực khuẩn H.p hay không mà lựa chọn thuốc dạ dày hợp lý. Nếu bị loét dạ dày nên sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày làm chủ được. Trường hợp nồng độ acid dạ dày cao có thể chuyển dụng thuốc kháng H2 thụ thể, cũng có thể thêm thuốc Sucralfate.
Nếu nồng độ acid dạ dày bình thường thì sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 gia thêm Sucralfate làm chủ dược. Với những bệnh nhân có nồng độ acid dạ dày thấp (nếu kiêm viêm dạ dày teo đét) có thể sử dụng thuốc có Bismuth, Sucralfate, không nên dùng lâu dài thuốc ức chế acid quá mạnh, nếu không sẽ tạo ra vi khuẩn sinh trưởng quá mạnh trong dạ dày. Bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn H.p môn vị nên sử dụng muối dạng keo của Bismuth hoặc kháng sinh.
Cẩn trọng việc sử dụng liên hợp các loại thuốc. Ví dụ: dùng liên hợp các thuốc kháng acid với lượng ít có thể rút ngắn liệu trình, nâng cao hiệu quả, giảm tác dụng phụ.
Bệnh nhân cần năm được phương pháp uống thuốc dạ dày chính xác: Uống thuốc chống acid nên uống vào 1-2 giờ sau bữa ăn. Uống thuốc bảo vệ niêm mạc nên uống trước bữa ăn. Uống thuốc kháng H2 uống trước khi ngủ.
Uống thuốc điều trị viêm loét dạ dày nên giữ đều đặn hàng ngày. Loét dạ dày là bệnh mạn tính, hay tái phát nhiều lần. Để chữa khỏi hẳn, tất phải kiên trì uống thuốc không được bỏ giữa chừng và cần thiết phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.