Skip to main content

Bác sỹ trả lời viêm xung huyết dạ dày là gì?

Viêm xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm – loét nặng dẫn đến các mạch máu ở vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều có thể gây xung huyết. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay các chất kích thích như cà phê, ớt… Bệnh nhân có những biểu hiện như đau bụng cồn cào kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu.

Xem thêm:

 Dạ dày đang bị chảy máu
Dạ dày đang bị chảy máu

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Chế độ ăn điều độ, sử dụng quá nhiều đồ ăn chua, cay, nhiều chất béo hay chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.
  • Những người sử dụng nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn cũng rất dễ mắc bệnh viêm xung huyết dạ dày.
  • Việc sử dụng nhiều thuốc tân dược trong thời gian dài, như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm cũng gây ra bệnh viêm xung huyết dạ dày.
  • Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, hay một số bệnh lý liên quan đến nội tiết, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày ,tá tràng mà không được điều trị hoặc điều trị không tận gốc là nguyên nhân dẫn đến viêm xung huyết dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí có thể dẫn tới ung thư dạ dày.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xung huyết dạ dày

Viêm xung huyết dạ dày là bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác xảy ra ở dạ dày và hệ tiêu hóa. Thông thường, bệnh nhân khi mắc bệnh này sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau bụng vùng thượng vị với tình trạng âm ỉ hoặc cồn cào, quằn quại dữ dội.
  • Hay xuất hiện ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.
  • Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Do đó, để chuẩn đoán được bệnh viêm xung huyết dạ dày thì cần phải dựa vào hình ảnh trên nội soi, để thấy rõ được vùng dạ dày đang bị xung huyết.

3. Viêm xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm xung huyết dạ dày là vô cùng nguy hiểm. Song nếu được điều trị tận gốc thì khả năng khỏi bệnh cao không bị mắc lại.

Viêm xung huyết dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến ung thư dạ dày – một dạng ung thư rất thường gặp.

Chảy máu dạ dày, hành tá tràng khi bệnh viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày quá nặng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu âm ỷ làm cho phân thường có màu đen. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và và rất nguy hiểm của viêm xung huyết dạ dày là thủng dạ dày tá tràng.

Có những bệnh nhân do bị viêm loét, xung huyết ngầm nên thường không đau bụng hoặc đau rất ít, nhưng vẫn đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Nếu bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì có thể dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể gây tử vong.

Rượu bia là nguyên nhân gây viêm và xung huyết dạ dày.
Rượu bia là nguyên nhân gây viêm và xung huyết dạ dày.

4. Lời khuyên cho bệnh nhân bị viêm xung huyết dạ dày

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa hoặc để bụng quá đói hay quá no. Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ăn cách nhau 2-3 tiếng.
  • Khi cơn đau xuất hiện, hãy uống một ly sữa để trung hòa axit trong dạ dày.
  • Hạn chế ăn thức ăn có hại cho dạ dày như đồ chua cay, nóng, giàu chất béo khó tiêu, đồ ăn nhanh gây đầy hơi. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ.
  • Thường xuyên tập thể dục và thư giãn, giảm căng thẳng dạ dày có sức khỏe tốt nhất.
  • Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần với giấc ngủ.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có cồn.

Xem thêm: Nguyên tắc và Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị hiệu quả

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm xung huyết dạ dày. Chúc các bạn sức khỏe!

Mẹo ăn trưa giúp chị em công sở lấy lại vóc dáng nhanh

Tất cả chúng ta đều biết rằng cách tốt nhất để có được bụng phẳng đó là tập những bài thể dục liên quan đến bụng hàng ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn buổi trưa cũng vô cùng quan trọng cho bất kì ai, vì nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động vào buổi chiều. Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu về vóc dáng nhanh hơn mà vẫn duy trì được bữa ăn trưa ngon miệng. 
 
 
 
 

1. Uống một chút nước trước bữa ăn
Trước khi ăn trưa, hãy uống một ly nước nhỏ, nó sẽ giúp làm dịu cảm giác đói và ham muốn đánh chén thật nhiều, đồng thời nước cũng khiến dạ dày bớt trống, giúp bạn ăn ít hơn trong bữa trưa. Uống từng ngụm nhỏ nước hoặc trà không đường trong suốt bữa ăn cũng là biện pháp tốt, vì chúng không chứa calo. 


 

 
 

2. Kiếm soát lượng calo tiêu thụ
Tùy thuộc vào lượng calo cần nạp hàng ngày của bạn, lượng cần thiết cho một bữa ăn trưa nên rơi vào tầm từ 300 đến 600 calo. Một số trang web như Calorie King có thể giúp bạn tính toán khá chính xác lượng calo trong mỗi món ăn và từ đó có thể kiểm soát khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng của bản thân. Một gợi ý hoàn hảo cho bữa trưa của bạn bao gồm: thịt gà nạc, salad rau củ và sữa chua.

 

3. Chuẩn bị đồ ăn từ nhà
Rất khó để bạn có thể kiếm soát lượng calo tiêu thụ trong bữa trưa nếu thường xuyên ăn hàng, cách tốt nhất để theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của mình là chuẩn bị đồ ăn từ nhà đem đi. Thậm chí bạn có thể dán nhãn trên mỗi hộp đồ ăn và ghi rõ lượng calo bao gồm trong đó như một lời nhắc nhở trực quan cho số lượng mà cơ thể sẽ tiêu thụ. 


 

 
 

4. Bữa trưa phải đầy đủ chất xơ và protein
Cơ thể sẽ mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa hết các chất xơ, do đó bạn sẽ ít cảm thấy đói bụng và thèm ăn vặt vào buổi chiều. Protein giúp duy trì năng lượng và giữ cho đầu óc tỉnh táo để làm việc. Nhớ đảm bảo cung cấp ít nhất 10 gam chất xơ và 15 gram protein cho bữa ăn giữa ngày, đơn giản chỉ bằng một bát salad với các loại hạt, sữa chua, phô mai hay quả việt quất.


 

 
 

5. Đừng cố ăn hết mọi thứ một khi bạn đã cảm thấy no
Hãy tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, và tận hưởng hương vị tuyệt vời của từng món ăn. Khi bắt đầu cảm thấy no bụng, bạn có thể dừng bữa và chuyển sang ăn tráng miệng bằng một quả táo. Còn phần ăn thừa, hãy gói chúng lại gọn gàng và sạch sẽ, nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể có một bữa ăn nhẹ vào giữa hay cuối buổi chiều khi bạn cảm thấy đói. 

 

 

 

 

 

 

 

6. Kết thúc bữa ăn với một chút đồ ăn ngọt 
Kết thúc bữa ăn trưa của bạn với vài món tráng miệng như hoa quả hay một chiếc bánh brownies hay muffin chuối yến mạch chứa rất ít calo sẽ khiến bạn cảm thấy phấn khích và thỏa mãn. Đừng vừa ăn vừa nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, ngay cả khi bạn chỉ bật đọc báo hoặc lướt web, bởi khi đó bạn sẽ không ý thức được việc phải nhai kỹ thức ăn, cũng không cảm thấy no khi bụng đã đầy và sẽ ăn hết bất cứ thứ gì còn sót lại trong bát của mình. Ngay cả khi đang bù đầu với công việc, hãy cố gắng dành ra ít nhất cũng là 15 phút chỉ tập trung vào việc nghỉ ngơi và thưởng thức bữa ăn. Và hãy ngồi ăn cùng một vài đồng nghiệp, sẽ khiến bạn ăn chậm lại và để ý đến lượng thức ăn mình đã tiêu thụ.

 

 
Theo: Sức khỏe và đời sống

 

Bệnh nhân viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì?

Viêm xung huyết dạ dày là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, những mạch máu xung quanh bị giãn nở dẫn tới xuất huyết dạ dày. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, người bệnh sẽ bị xung huyết dạ dày, có thể dẫn tới ung thư dạ dày, có thể gây tử vong.

Xem thêm:

Vậy người bị viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì?

Người bị bệnh đau tới dạ dày, trong đó có viêm xung huyết dạ dày muốn điều trị dứt điểm hoàn toàn thì bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Hơn nữa, biến chứng của căn bệnh này vô cùng đáng ngờ có thể đe dọa đến tính mạng khi mất máu quá nhiều.

Người bị viêm xung huyết dạ dày

1. Chuối

Trong thành phần của chuối có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, protein, natri, kali, vitamin A, C, vitamin B6, magie, canxi… Không nên ăn chuối xanh khi bụng đói có thể gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, nhất là với người đang bị bệnh viêm xung huyết dạ dày thì rất dễ gây chảy máu dạ dày, nôn ra máu. Vì thế, người bệnh cần phải ăn chuối chín vừa và chỉ nên ăn khi bụng no. Chuối sẽ có tác dụng trong việc bảo vệ dạ dày tránh chứng xung huyết dạ dày.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối?

2.Đu đủ

Là một thực phẩm rất hiệu quả trong việc xoa dịu dạ dày để bớt cảm giác đau bụng, khó tiêu, nôn ra máu. Trong quá trình điều trị viêm xung huyết dạ dày bạn nên ăn sau bữa ăn. Nhưng cũng cần lưu ý, không nên ăn đu đủ chưa chín hẳn, đu đủ xanh sẽ gây ra đau bụng, nặng hơn gây xung huyết.

3.Thì là

Thì là là thực phẩm tốt cho người viêm xung huyết dạ dày

Rau thì là được biết đến là một trong những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú để tăng tiết ra sữa và giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, trong thì là còn có nhiều khoáng chất cần thiết, vitamin B3, C, canxi, magie, sắt, mangan, chất xơ… có lợi cho hệ miễn dịch, kháng khuẩn. Bởi vậy thì là hỗ trợ điều trị chứng viêm xung huyết dạ dày, loại bỏ những độc tố, vi khuẩn gây ra bệnh rất tốt.

4.Bắp cải

Trong thành phần của bắp cải có nhiều hàm lượng vitamin U, vitamin K1 khi được cơ thể hấp thụ sẽ giúp chống hiện tượng Xung huyết dạ dày, bảo vệ niêm mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới dạ dày. Hãy chú ý rằng, chỉ ăn bắp cải chín thôi nhé!

5.Khoai tây, khoai lang

Đây là 2 loại củ quả phổ biến tại Việt Nam chứa hàm lượng tinh bột dồi dào. Khi cơ thê hấp thụ, tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành glucose bảo vệ dạ dày tránh khỏi những tác nhân gây hại, giảm triệu chứng viêm xung huyết dạ dày.

6.Rau chân vịt

Loại rau này còn có tên gọi khác là rau bó xôi chứa hàm lượng sclellulose cao, có tác dụng trong việc thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa, tránh xung huyết.

7.Táo

Táo là thực phẩm tốt cho người viêm xung huyết dạ dày

Như bạn biết, táo được coi là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong táo có nhiều chất xơ và protein, vitamin giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, táo còn được coi là một liệu pháp trị viêm xung huyết dạ dày rất tốt. Bạn nên dùng táo rửa sạch ngâm qua nước muối và ăn không cần ép thành nước, có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp dạ dày mau lành vết tổn thương.

Khi bị đau bụng, cơn đau dù là âm ỉ hay dữ dôi, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm xung huyết dạ dày. Luôn chú trọng đến sức khỏe bản thân bạn nhé.

 

Bí kíp làm mờ sẹo đến từ thiên nhiên

Mụn  luôn khiến cho phái đẹp mất tự tin vào ngoại hình của mình. Nhưng khi hết mụn, các vết thâm chúng để lại còn khiến chị em “mất ăn mất ngủ” trong thời gian dài bởi khuôn mặt không đều màu và mất thẩm mĩ do những đốm thâm xấu xí gây nên. Mách bạn một số bí kíp sau để vết thâm không còn là nỗi lo nữa nhé .
1. Nghệ tươi

 
Sử dụng nghệ tươi là một trong những cách làm mờ sẹo rất được ưa chuộng. Do nghệ có tính kháng viêm cao nên thường được dùng để hạn chế tình trạng sẹo. Bạn chỉ cần lấy nghệ tươi giã nhỏ trộn với mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết sẹo thâm. Hoặc bạn có thể giã nhỏ nghệ, cho một chút rượu trắng, rồi đun cách thủy, sau đó cho vào lọ để dùng dần.
2. Sữa tươi

 
Một trong những cách đặc trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả là dùng sữa tươi để rửa mặt hằng ngày. Axit lactic trong sữa không chỉ giúp làm mờ các vết sẹo mà còn giúp da tươi sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, bạn có thể trộn sữa tươi với bột yến mạch và một vài giọt nước cốt chanh để tạo thành một hỗn hợp sền sệt như mặt nạ, đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
3. Nước cốt chanh

 
Nước cốt chanh có thể giúp làm sáng các vùng da tối màu do sẹo mụn trứng cá để lại. Sau khi rửa mặt thật kỹ, bạn dùng tăm bông thấm nước chanh thoa nhẹ lên vùng da bị thâm. Để trong khoảng 15 phút rồi mới rửa lại bằng nước ấm. Chất axit nhẹ trong chanh có tác dụng giảm thâm, làm trắng da tuyệt vời mà không hề gây hại cho da bạn. 
4. Gừng

 
Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo. Cắt gừng tươi thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên vùng da bị thâm, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo sẽ mờ dần mà làn da của bạn cũng mềm mại và trắng sáng hơn.

5. Mật ong

 
Biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả nhất điều trị cho những vết sẹo là ứng dụng thoa mật ong nhiều lần trong ngày. Mật ong sẽ làm do những vết sẹo thâm trở nên sáng hơn một cách tự nhiên và sẽ giúp loại bỏ tất cả các vết sẹo

Tuy nhiên các phương pháp trên không phải ai cũng có thời gian để chăm sóc và việc chăm sóc phải đòi hỏi thời gian lâu dài, vì vậy với sự kết hợp giữa tinh hoa của dân gian với công nghệ hiện đại. Tpcn CumarGold đã và đang là sự lựa chọn của hầu hết tất cả các chị em trên toàn quốc vì sản phẩm vừa dễ dàng tiện lợi để mang theo ngay cả khi đi làm. 

 

Tìm hiểu ngay về xung huyết dạ dày để tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm xung huyết dạ dày về cơ bản là một bệnh lý do sự tổn thương của dạ dày gây nên lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu, xuất huyết tràn dịch nguy hiểm

Nguyên nhân viêm xung huyết dạ dày

xung huyết dạ dày và những điều cân biết

Không chỉ riêng với những người bị xung huyết dạ dày mà ở nhiều bệnh nhân khác họ không quan tâm đến nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng đây là một sai lầm vì về bản chất “có biết được gốc thì mới tóm được ngọn” nghĩa là với bệnh viêm xung huyết hang vị thì bạn cần nắm rõ được là nguyên nhân gây bệnh do đâu thì mới áp dụng được một liệu pháp điều trị. Đặc biệt ở mỗi người bệnh là một cơ địa, thể trạng, tâm lý khác nhau… Nguyên nhân chính gây ra viêm xung huyết dạ dày bao gồm:

Vi khuẩn Hp

Dùng thuốc không đúng liều lượng, không nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Ăn uống không khoa học, không đảm bảo vệ sinh…

Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Thức khuya

Tổn thương cơ bụng hoặc nội tạng bên trong ổ bụng trong quá trình vận động, tập luyện, chơi thể thao…

Triệu chứng viêm xung huyết dạ dày đặc trưng

Cũng giống như những bệnh lý xuất hiện ở dạ dày và ổ bụng thì viêm xung huyết hang vị thường biểu hiện dưới dạng các cơn đau nhất là tình trạng đau bụng. Những cơn đau quằn quại hoặc âm ỉ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, nhiều hơn là ở các thời điểm trước và sau khi ăn. Các cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng thượng vị (phía trên của bụng) cùng với đó là những cảm giác chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu hóa thức ăn…

Biểu hiện đau ở người bị viêm xung huyết dạ dày

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày sau một thời gian cảm thấy mình sức khỏe suy yếu, da dẻ xanh xao thiếu sức sống, lười vận động.  Có rất nhiều trường hợp bị viêm hang vị dạ dày chỉ từ một đến 2 tháng đã cảm thấy giảm cân rõ rệt do thức ăn không được chuyển hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày kém hiệu quả dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Bài thuốc cho người bị xung huyết dạ dày

Khi nhắc đến chữa bệnh là y rằng bạn đã nghĩ ngay đến các loại thuốc, phần đa là những loại thuốc tân dược giảm đau, tốn kém, nhiều biến chứng… Tuy nhiên với căn bệnh viêm hang vị dạ dày thì một lời khuyên của các bác sỹ đưa ra là nên áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị để tránh tình trạng lạm dụng thuốc khiến bệnh trở nên nặng và nguy hiểm hơn.

Bài thuốc 1: Mật ong và Nghệ

xung huyết dạ dày và những điều cân biết

Tác dụng của mật ong và nghệ với các bệnh dạ dày là không phải bàn cãi và với bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày cũng vậy. Thành phẩm từ mật ong và nghệ cho thấy nó giúp giảm các vết loét dạ dày, hiện tượng chảy máu dạ dày và tình trạng viêm do tổn thương dạ dày gây ra

Cách làm: Nghệ rửa sạch thái lát mỏng phơi khô rồi nghiền thành bột sau đó pha với mật ong với lượng vừa đủ cho nhuyễn rồi nặn thành hình những viên bi hình tròn để có thể sử dụng. Nên uống từ trước hoặc sau khi ăn từ 1h – 2h.

Bài thuốc 2: Nha đam

Không cần phải nói thì mọi người cũng biết tác dụng của nha đam là to lớn như thế nào. Không chỉ riêng với lĩnh vực làm đẹp, spa mà nha đam cũng hết sức quan trọng khi áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Với những người bị xung huyết dạ dày mà tình trạng bệnh chưa phải quá nghiêm trọng thì liệu trình điều trị chỉ cần nhờ đến tác dụng của nha đam cũng có thể khỏi dứt điểm

Cách làm: Nha đam cắt gọt vỏ thật mỏng sao cho lấy được nhiều phần nhựa nhất rồi cắt thành đoạn nấu với nước uống trong ngày.

Bằng những phương pháp này khá nhiều người đã thành công trong việc cải thiện những triệu chứng của xung huyết dạ dày. Tuy nhiên với những bài thuốc dân gian cần sự kiên trì thì mới đạt hiệu quả, nếu bỏ giữa chừng hiệu quả sẽ không rõ ràng và như ý muốn. Chúc các bạn thành công!

 

 

10 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ DỨA

Nước dứa tươi chứa đầy đủ các vitamin, enzyme và khoáng chất… là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khoẻ mạnh. Rất ít người biết rằng dứa là loại trái cây nhiệt đới thứ 2 được yêu thích trên thế giới. Nước dứa tươi chứa đầy đủ các vitamin, enzyme và khoáng chất… là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khoẻ mạnh. Dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe như có thể chống lại nhiễm trùng dạ dày, táo bón , khó tiêu, viêm khớp và viêm xoang.

Xem thêm: Giải đáp đau dạ dày ăn dứa được không?

Nước ép dứa giúp cải thiện hệ tiêu hoá

Lượng enzim bromelain trong dứa có lợi cho quá trình tiêu hóa và đảm bảo trung hòa được lượng axit. Bromelain phá vỡ liên kết protein và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đồng thời điều tiết tuyến tụy để hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh việc hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên, bromelain cũng giúp chữa lành vết thương, giảm đau khi bị bệnh viêm khớp. Bromelain cũng giúp điều trị chứng khó tiêu và hoạt động như chất chống viêm.

Dứa có chứa enzim bromelain có lợi cho sức khỏe

Nước dứa có chứa enzym bromelain có lợi trong việc ngăn ngừa các triệu chứng ho và cảm lạnh và các triệu chứng khác. Bromelain giúp cải thiện hơi thở của chất nhầy trong khu vực hô hấp. Lấy bromelain đúng cách giúp giảm đau trong bệnh viêm khớp.

Nó cũng có lợi trong việc điều trị mụn trứng cá , eczema, bệnh vẩy nến, viêm da và bệnh rosacea. Bromelain cũng được sử dụng như tăng cường khả năng miễn dịch. Enzyme bromelain có tác dụng chống viêm, chống đông máu và chất chống ung thư .

Nước ép dứa giúp cải thiện hệ tiêu hoá (Ảnh minh họa)

Giúp xương chắc khoẻ

Dứa có nhiều mangan là chất tốt trong việc duy trì xương khỏe mạnh. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 73% lượng mangan cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Dứa giúp phát triển xương ở giai đoạn trẻ và tăng cường cho xương khoẻ mạnh ở giai đoạn khác.

Nước ép dứa có chứa vitamin C giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến răng nướu. Bên cạnh lợi ích giúp xương khoẻ mạnh, mangan cũng rất hữu ích trong việc chữa lành vết thương, điều chỉnh lượng đường trong máu , làm tăng khả năng miễn dịch và giữ cho làn da khỏe mạnh .
Dứa tốt cho thị lực
Dứa có chứa beta-carotene và vitamin A là tốt cho thị lực. Uống nước ép dứa ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và làm giảm nguy cơ mất thị lực ở tuổi già, theo khuyến cáo của nhiều nghiên cứu. Chất chống oxy hóa giúp giải quyết các vấn đề về mắt liên quan và duy trì đôi mắt khoẻ mạnh.
Chống viêm khớp và đau khớp
Uống một ly nước ép dứa rất có thể giúp làm giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp do của nó chống viêm trong tự nhiên. Nước dứa ép làm giảm đau cho người già, người bị viêm khớp lần đầu. Nước ép dứa cũng giúp giảm đau cơ bắp. Thêm nữa enzyme bromelain trong dứa giúp giảm viêm và sưng.
Có nhiều chất dinh dưỡng
Nước dứa ép chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Dứa có chứa vitamin C, B-Complex (folate, thiamin, pyridoxine, riboflavin). Các khoáng chất như kali, canxi, phốt pho và mangan. Nó cũng rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên và ít calo. Nước dứa tươi là có chứa 75% vitamin C bổ sung cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Vitamin C giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B làm tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể. B6 điều chỉnh lượng đường trong máu. Vitamin A duy trì chất nhầy lành mạnh, thị lực và làn da. Kali ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và đau nhức.
Dứa giảm nguy cơ cao huyết áp
Nước dứa ép làm giảm huyết áp do chứa đầy đủ kali và ít natri. Tỷ lệ này của kali và natri là cách tốt nhất để chống lại bệnh cao huyết áp. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 1 mg natri và 195 mg kali. Vì vậy, những người bị cao huyết áp nên sử dụng nước dứa thường xuyên.
Giúp răng và nướu khỏe mạnh
Nước dứa ép chứa lượng lớn vitamin C có lợi cho răng chắc khỏe . Ăn dứa tăng cường lợi do đó giữ cho răng của chúng ta khỏe mạnh và mạnh mẽ. Nó ngăn ngừa hình thành mảng bám răng bằng cách hạn chế các hoạt động của vi khuẩn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu.
Dứa tốt cho sức khỏe tim mạch
Nước dứa ép cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và đảm bảo lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn. Thêm nữa,bromelain trong dứa làm loãng máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch khác. Chất chống oxy hóa trong vitamin C cũng giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chống các gốc tự do. Vitamin C ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hoạt động như là chống đông máu.

 

Uống nước ép dứa vào buổi sáng ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường và chất béo, do đó tốt cho người béo phì duy trì trọng lượng hoặc giảm cân. (Ảnh minh họa)

Lợi ích khác của dứa
  • Uống nước ép dứa vào buổi sáng ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường và chất béo, do đó tốt cho người béo phì duy trì trọng lượng hoặc giảm cân.
  • Dứa có chứa nhiều vitamin C, A, và selen tăng cường hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
  • Mặt nạ dứa tươi giúp da mịn màng vì nó có chứa axit alpha-hydroxy.
  • Do giàu chất xơ, nó giúp để chữa bệnh táo bón và tiêu chảy.
  • Nước ép dứa là tốt cho da . Nó giúp cải thiện độ ẩm của da và loại bỏ các tế bào chết trên da.
  • Uống nước ép dứa tươi cũng giúp trong việc loại bỏ giun đường ruột.
  • Nước trái cây của nó đóng vai trò như thuốc lợi tiểu tự nhiên và giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể.
  • Dứa cũng có lợi trong việc chữa đau họng và viêm phế quản.

Theo Eva

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng chảy máu hành tá tràng, hẹp môn vị, thủng tá tràng… Cụ thể sẽ được nêu trong bài viết dưới đây

Xem thêm:

1. Điểm mặt kẻ gây viêm loét hành tá tràng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây loét hành tá tràng
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây loét hành tá tràng

Nguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì viêm loét hành tá tràng còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như:

  • Do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid
  • Do uống nhiều rượu bia
  • Do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét hành tá tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh loét hành tá tràng
Dấu hiệu nhận biết bệnh loét hành tá tràng

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không thì cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết loét hành tá tràng điển hình:

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí đau thường gặp nhất ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội (nếu bị thủng dạ dày – tá tràng thì đau như dao đâm). Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm và lâu hơn nữa, có khi hàng chục năm. Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nóng sang lạnh, ngược lại hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc).

Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài. Đặt trưng đau của viêm hoặc loét dạ dày tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn khi đã loét thì no, đói đều đau. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.

Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trung tiện nhiều lần, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê.

Ăn không tiêu, bụng ậm ạch: Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo, làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch rất khó chịu (nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy dễ chịu). Vì vậy, người bị viêm loét hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, phân có thể có màu đen (do xuất huyết).

Lưu ý: Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể nhầm với bệnh viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật hoặc bệnh tim, phổi (đau vùng mũi ức) hoặc thoái hóa cột sống lưng (đau xuyên ra lưng). Trong một số trường hợp do viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng giun móc để giúp cho chẩn đoán phân biệt tốt hơn cũng như điều trị có hiệu quả hơn.

3. Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Ung thư tá tràng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất
Ung thư tá tràng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất

Tất cả trường hợp viêm loét hành tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Cụ thể

3.1 Nhiễm trùng

Khi bị nhiễm trùng có thể tạo ra lỗ thủng ruột non gây nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc

3.2 Hẹp môn vị

Viêm loét tá tràng ít đau hơn viêm loét dạ dày nhưng viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), và dễ chảy máu.

Biểu hiện khi bị hẹp môn vị là đầy hơi, đau bụng sau bữa ăn, chướng bụng. Đặc biệt là nôn ra thức ăn ngày hôm trước do thức ăn bị giữ lại ở dạ dày không qua được lỗ môn vị.

3.3 Chảy máu hành tá tràng

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Bệnh có thể dẫn tới chảy máu có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Nếu chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết” thì tình trạng đã rất nặng. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu.

3.4 Thủng tá tràng

Đặc biệt là một loại biến chứng cũng rất thường gặp và rất nguy hiểm là thủng dạ dày – tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu.

Nếu bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong. Vì vậy người bệnh cần chú ý đến tình trạng bệnh của mình để có hướng đi phù hợp!

3.5 Ung thư tá tràng

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Đây là biến chứng nặng nề nguy hiểm nhất khi bị loét hành tá tràng. Nếu bệnh tình diễn ra lâu ngày, không chữa trị kịp thời dẫn tới ung thư tá tràng. Đây là một loại ung thư ác tính được hình thành các mô của ruột non.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh loét hành tá tràng

Bệnh loét hành tá tràng rõ ràng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị và phòng ngừa ra sao. Cùng xem chi tiết:

Cách điều trị:

  • Sử dụng các nhóm thuốc điều trị loét hành tá tràng như: nhóm thuốc kháng axit, nhóm ức chế bơm proton, nhóm trung hoá acid dạ dày….
  • Trường hợp do vi khuẩn HP gây ra thì thường sử dụng 2 loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và một loại thuốc giảm lượng aixt
  • Kết hợp với chế độ ăn uống như: ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: đi ngủ sớm, tập thể dục điều đặn, hạn chế stress

Cách phòng ngừa:

  • Hạn chế stress
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, thuốc giảm đau.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục để tăng sức đề kháng và hệ thống miễn dịch giúp làm giảm tình trạng viêm loét tá tràng

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không. Đây là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên bệnh sẽ tiến triển rất nguy hiểm và để lại biến chứng nặng nề nếu coi thường và để kéo dài quá lâu.

Bí kíp trị nám da và làm mờ sẹo từ thiên nhiên

Phụ nữ nào cũng muốn sở hữu một làn da đẹp, nhưng do môi trường, khói bụi, hàng ngày thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn tới làn da bị hư tổn. Điển hình nhất là tình trạng nám da luôn là nỗi no lớn nhất làm phụ nữ mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Một phương pháp trị nám da từ rau, quả rất đơn giản để áp dụng, bạn hãy thử làm theo nhé.

1.  Đu đủ xanh

Cách làm: Sử dụng nước ép của quả đu đủ xanh. Đầu tiên, bạn cần nghiền đu đủ xanh rồi chắt lấy nước. Thoa đều nước ép đó lên chỗ cần trị nám da và tàn nhang hàng ngày. Nhớ rửa mặt sạch bằng nước lạnh sau đó. Cách trị nám, tàn nhang này sẽ giúp bạn cải thiện sự sáng màu cho các vết tàn nhang.

 

2.  Bí xanh

Nguyên liệu: cần 500 g bí xanh 500 g và khoảng 300 ml rượu.

Cách làm: bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng rồi cho vào nồi đất (không bỏ hạt) cùng với rượu, thêm vào đó khoảng 300 ml nước, đậy kín và ủ vào than hồng.

Sau chừng 1 tiếng vớt bí xanh ra bát, dầm nát, cho vào nước rượu quấy đều rồi lọc bỏ bã, đun nhỏ lửa cho tới khi thành dạng cao hơi lỏng. Bạn hãy lấy cao này bôi kín chỗ bị tàn nhang ngày 1 lần liên tục trong nhiều ngày. Cách trị nám và tàn nhang này sẽ trả lại vẻ trắng sáng cho khuôn mặt của bạn.

3. Cà tím

 

Cách làm: bạn lấy quả cà tím còn tươi, xắt thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng da có tàn nhang. Bạn có thể dùng tay xoa những miếng cà đó theo chuyển động hình tròn.
Đây là cách trị nám và tàn nhang đơn giản, bạn có thể thực hiện hàng ngày. Thực hiện khoảng từ 10 – 15 phút mỗi ngày trên tuần, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt của nó đối với vết tàn nhang và nám da.

 
4. Cà chua 
Vẫn được coi là nguồn vitamin C tự nhiên vô cùng phong phú, loại quả dân dã này mang trong mình công dụng thần kì với những vết nám mới hình thành. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần uống 1 cốc nước ép cà chua hoặc thêm cà chua trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Chẳng bao lâu những vết nám đen sẽ mờ đi trông thấy.

 

5. Trái Đào

Cũng giống như cà chua, đào là loại quả chứa rất nhiều vitamin A và C trong thành phần. Vì vậy, nó chính là “thần dược” số 1 dành cho da khô nám của chị em. Bạn chỉ việc tách lấy phần ruột của 1 trái đào nhỏ rồi xay nhuyễn cùng 1 thìa cafe sữa chua. Đắp hỗn hợp này lên da trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 1 lần/tuần để nhanh chóng lấy lại làn da như ý bạn nhé !

 

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian cho chị em phụ nữ, bạn có thể sử dụng tpcn CumarGold mỗi ngày không chỉ giúp cho bạn phục hồi sức khỏe và sắc đẹp sau khi sinh mà còn giúp làm mờ và giảm vết thâm nám tại sẹo. đặc biệt hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày. 

CumarGold – Phục hồi sức khỏe và vẻ đẹp cho phụ nữ sau sinh
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Giúp phục hồi sức khỏe và vẻ đẹp cho phụ nữ sau sinh hiệu quả 
 ● Chống nhiễm khuẩn, giúp vết mổ tầng sinh môn nhanh liền sẹo.
 ● Tăng co bóp tử cung, phòng ngừa hậu sản.

 ● Hỗ trợ giảm thâm nám, chống lão hóa, giảm cân hiệu quả

 

Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng. Nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Vậy viêm loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Xem thêm: 3 cách điều trị loét hành tá tràng hiệu quả

1. Tổng quan về bệnh viêm hành tá tràng

Viêm loét hành tá tràng cơn đau thường xảy ra lúc đói
Viêm loét hành tá tràng là tình trạng viêm, loét ở tá tràng, phần đầu ruột non

1.1. Viêm hành tá tràng là gì?

Viêm loét hành tá tràng xảy ra do xuất hiện tình trạng viêm, loét ở tá tràng, phần đầu ruột non. Đây là đoạn nằm đầu của tá tràng, là nơi tiếp xúc đầu tiên khi vị trấp chuyển xuống từ dạ dày, chính vì vậy mà nó thường xuyên phải chịu tác động nhiều của axit dạ dày.

Thêm nữa những enzym tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy được đổ vào ruột non ngay tại hành tá tràng. Do đó dễ gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng.

1.2. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm hành tá tràng

Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori. Ngoài ra còn do người bệnh sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chế độ ăn uống thất thường, bị bệnh tiêu hóa mà không chữa trị kịp thời. Vì vậy một chế độ ăn cho người loét hành tá tràng hợp lý sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh

1.3. Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh thường gây ra các cơn đau dai dẳng, bỏng rát ở vùng thượng vị, các cơn đau giảm nhẹ sau khi ăn, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, ăn không ngon, cảm giác khó tiêu, mất ngủ, đầy hơi, ban đêm ngủ chập chờn, giảm cân.

Nếu bệnh không được điều trị, các triệu chứng sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn, gây ra cho người bệnh khá nhiều đau đớn và khó chịu.

2. Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng

chế độ ăn uống dành cho người loét hành tá tràng
Chế độ ăn uống dành cho người loét hành tá tràng

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt là người bị loét hành tá tràng. Những bệnh nhân khi mắc bệnh, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì cần kết hợp với việc ăn uống cân đối, hợp lý thì bệnh mới nhanh chóng chấm dứt.

  • Thực phẩm có tính hút axit: Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên dùng những loại thực phẩm có tính hút axit như gạo nếp, bột sắn, khoai ninh nhừ, bánh mỳ, bánh quy sẽ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt, tránh lượng axit tiết ra nhiều sẽ gây tổn thương, viêm loét dạ dày.
  • Nhóm thực phẩm giúp trung hòa lượng axit dư khá tốt như trứng, sữa nên sử dụng từ 2 đến 3 lần trong một tuần. Nên bổ sung vào thực đơn một hộp sữa chua mỗi ngày bởi sữa chua bổ sung các loại lợi khuẩn có tác dụng làm ức chế vi khuẩn có hại, làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh dạ dày.

Chi tiết chế độ ăn nên ăn gì và không nên ăn gì các bạn có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây:

2.1. Viêm loét hành tá tràng nên ăn gì?

Cháo là một trong những món ăn dễ tiêu hoá
Cháo là một trong những món ăn dễ tiêu hoá

Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng nên ăn gì?

  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh gây ra ứ đọng, tắc nghẽn tại dạ dày. Các món súp, cháo dinh dưỡng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng.
  • Nên ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt hơn như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan,…
  • Bổ sung nhiều rau củ quả tươi vì những thực phẩm này cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể hoặc có thể ăn bột nghệ và mật ong – những nguyên liệu có công dụng khá tốt trong việc làm lành các vết thương, vết loét ở dạ dày, giảm các cơn đau nhức cho người bệnh.
  • Ăn thực phẩm giàu chất flavonoid cũng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày, bao gồm cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào,…
  • Người bị bệnh viêm loét hành tá tràng nên uống nước lọc và không nên sử dụng nước có gas.

2.2. Viêm loét hành tá tràng nên kiêng gì?

Đau dạ dày kiêng gì?
Nên tránh ăn những trái cây cho có vị chua nhiều axit

Người bị loét hành tá tràng nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu bởi chúng dễ gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn trong dạ dày. Đây sẽ là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển.
  • Không ăn các thực phẩm có tính axit cao như dưa muối, cải muối, măng chua hay các loại trái cây có vị chua vì sẽ kích thích lượng axit tiết ra trong dạ dày nhiều hơn, gây kích ứng và dẫn đến viêm, loét.
  • Không ăn các thức ăn nhiều chất béo, chiên rán dầu mỡ, tránh các gia vị cay, chua, mặn vì có thể dẫn đến nóng rát bụng, đầy hơi.
  • Kiêng uống các đồ uống kích thích vì chúng sẽ làm kích thích niêm mạc, gây buồn nôn và nôn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt thể thao thật khoa học để tăng cường sức khỏe, tránh thức đêm và áp lực kéo dài, từ đó hạn chế mắc các bệnh tiêu hóa.

Như vậy, một chế độ ăn cho người loét hành tá tràng hợp lý, khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhanh hơn đồng thời góp phần vào việc phòng ngừa bệnh hành tá tràng. Chúc các bạn mau sớm khỏi bệnh!

Sự kết hợp của trí tuệ cổ xưa phương Đông với y học hiện đại (Kì 2)

Tiếp theo bài viết kì 1 … 

Tiếp cận công nghệ nano để tăng cường sinh khả dụng của Curcumin

Curcumin ngày hôm nay đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu như là một “loại thuốc kỳ diệu của tương lai” vì khả năng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều các bệnh nan y và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, khoa học đã chứng minh Curcumin an toàn trong các nghiên cứu trên động vật và trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, ngay cả ở liều cao (lên đến 12g/ngày). Tuy nhiên, vấn đề chính hạn chế việc khai thác tác dụng hỗ trợ điều trị của nó chính là sinh khả dụng thấp.
Trong thực tế, khi uống Curcumin nồng độ trong máu đạt được chỉ ở mức độ rất thấp thậm chí không thể phát hiện được. Sinh khả dụng của Curcumin thấp đã được xác định là do độ hòa tan trong nước thấp của nó, dẫn tới làm giảm hấp thu qua đường tiêu hóa trong môi trường sinh lý, Curcumin có tỉ lệ chuyển hóa cao và bị loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng. Chính bởi, sinh khả dụng của Curcumin thấp nên cho đến nay nó vẫn được dùng hạn chế trong y tế. Người ta cho rằng một người cần tiêu thụ một liều lượng lớn (khoảng 12-20g/ngày) của Curcumin để đạt được tác dụng hỗ trợ điều trị của nó trên cơ thể con người. Điều đó có nghĩa là người ta phải nuốt 24 đến 40 viên nang Curcumin 500mg mỗi ngày. Đó là liều quá cao, và do đó, không kết hợp trong các thử nghiệm lâm sàng được vì bệnh nhân không thể chịu đựng nổi hương vị khó chịu,  cảm giác buồn nôn và các vấn đề độc tính lên nhận thức.
Vì vậy, để đạt được đáp ứng tối đa của hoạt chất đầy tiềm năng này, một số phương pháp tiếp cận đã được nghiên cứu ví dụ như việc sử dụng các chất phụ trợ như piperine, tổng hợp đồng phân, tạo phức Chelat của Curcumin với các kim loại, kết hợp với các đồ ăn uống khác…. Chiến lược mới dựa trên công nghệ nano đang được tích cực khám phá trên toàn thế giới để nâng cao sinh khả dụng của Curcumin và làm giảm độc tính của nó, đồng thời tạo ra một số lợi ích như  cải thiện sự hấp thu của tế bào, tăng độ hòa tan, giữ ổn định trong máu, giúp giải phóng có kiểm soát, thiết kế đa chức năng, tăng cường dược tính (ví dụ như các hoạt động chống oxy hóa và chống khối u ở gan).
Năm 2010,một bài báo về Curcumin được đóng nang nano polyme đã được xếp hạng là một trong mười bài viết truy cập nhiều nhất (48.029 truy cập) mọi thời đại của Tạp chí Nanobiotechnology . Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng lên của lĩnh vực này (dùng công nghệ nano phân phối thuốc chứa Curcumin).
Trong công trình tiên phong này, các nhà nghiên cứu từ trường Johns Hopkins Đại học Y khoa và Đại học Delhi đã cùng nhau phát triển một hình thức polymer hạt nano-đóng gói chất curcumin,“nano curcumin“, có thể được dễ dàng phân tán trong môi trường nước. Trong quá trình này, họ có tráng hạt curcumin bình thường kỵ nước với polymer thân nước (N-isopropylacrylamide với N-vinyl-2-pyrrolidonne và poly (ethylene glycol) monoacryalate) để tạo hạt nano. Nanocurcumin này hòa tan trong nước và có thể dễ dàng hấp thụ vào máu. Nó đã được thử nghiệm invitro trên các tế bào ung thư tuyến tụy và đã được chứng minh là có tác dụng tương đương hoặc tốt hơn so với curcumin tự do trên các tế bào ung thư của con người, ví như tác dụng ức chế NF-kB và ức chế tuyến yên của IL-6.Nanocurcumin cũng được thử trên chuột, và không cho thấy bất kỳ bằng chứng nào về các tác dụng không mong muốn.
Ngoài các polymer đóng gói chất Curcumin, các hệ đưa thuốc khác dùng công nghệ Nano được sử dụng cho chất Curcumin bao gồm tinh thể Curcumin nano, hạt Nano Curcumin, nhũ tương Nano, curcumin nanoliposom, các hạt mixel curcumin, cyclodextrin / Curcumin tự lắp ráp, huyền phù Nano Curcumin, hạt nano lipid rắn v..v.. 
nano curcumin với hiệu quả vượt trội
nano curcumin với hiệu quả vượt trội

Hoạt động R & D và đột phá gần đây của Nano Curcumin

Dựa trên tiềm năng to lớn của Curcumin trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều các bệnh, trong những năm gần đây, cường độ hoạt động nghiên cứu và phát triển đã được thực hiện trên khắp thế giới trong các cơ sở khác nhau.Các ví dụ được lựa chọn dưới đây làm nổi bật một số hoạt động R & D liên tục dựa trên công nghệ Nano Curcumin trên toàn cầu.

Theracurcumin – Một công thức Curcumin mới với những cải thiện hấp thụ rõ rệt

Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một hình thức mới của hạt Nano Curcumin (Theracurcumin) có chứa chất curcumin 10%, 2% curcuminoids khác, glycerin cân bằng, gôm ghatti và nước. Hấp thu qua đường tiêu hóa của nó trong mô hình chuột cũng như ở người cho thấy  sinh khả dụng tăng 30 lần so với curcumin thông thường. Nó còn an toàn tuyệt vời ngay cả ở mức liều cao. Theracurcumin có thể được sử dụng như một công cụ đầy hứa hẹn để đánh giá tiềm năng chống ung thư của chất curcumin trong các thử nghiệm lâm sàng.

Curcumin hạt nano với chất chống oxy hóa và tăng cường các hoạt động chống u gan

Hệ tiểu phân curcumin có kích thước nano (CURN) đã được phát triển bằng cách làm kết tủa nano với polyvinyl pyrrolidone (PVP) là một chất mang ưa nước. Các tính chất hoá lý bao gồm khả năng hòa tan nước và giải phóng thuốc đã được cải thiện bằng cách giảm kích thước hạt và hình thành một giai đoạn vô định hình với liên kết hydro. Nghiên cứu in vitro chứng minh rõ ràng rằng chất Curcumin Nano thể hiện tính chống oxy hóa và chống khối u tại gan cao hơn so với Curcumin thông thường.

Hạt nano Curcumin có tính kháng khuẩn hiệu lực cao

Hạt nano curcumin (2-40 nm) hòa tan trong nước được chuẩn bị bằng phương pháp nghiền ướt. Nanocurcumin này cải thiện đáng kể hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm so với của Curcumin trong DMSO. Hoạt tính kháng khuẩn của các hạt Nano Curcumin là do khả năng thâm nhập vào bên trong tế bào vi khuẩn bằng cách phá vỡ thành tế bào, dẫn đến tiêu diệt tế bào.

Màng kháng khuẩn băng vết thương bằng phức hệ Chitosan – PVA – Curcumin – Bạc

Màng Chitosan – PVA – Bạc Nano kháng khuẩn được chế tạo bằng phương pháp hóa học để quan sát các tác dụng tiềm năng của chúng trong việc kháng khuẩn vết thương. Kết hợp chất Curcumin thành màng phức hợp chitosan – PVA – Bạc cải thiện hiệu quả điều trị của chúng. Màng Chitosan – PVA – Bạc- Curcumin Nano ức chế mạnh mẽ sự tăng trưởng của E-coli so với màng Curcumin hoặc chitosan – PVA – Bạc Nano dùng đơn độc.

Hạt Mixel Curcumin / MPEG-PCL điều trị ung thư đại tràng 

Hạt micel Curcumin được gói vào monomethoxy poly (ethylene glycol)-poly (-caprolactone) (MPEG-PCL) đã được chuẩn bị bằng tạo tủa nano. Các mixel curcumin là một dạng bào chế dùng  để tiêm tĩnh mạch của curcumin. Chúng đã được sử dụng để ngăn sự phát triển ung thư đại tràng bằng cách ức chế sự hình thành mạch máu và giết chết các tế bào ung thư.

Hạt nano PBCN chứa Curcumin để vận chuyển nâng cao của curcumin để não 

Các các hạt nano Polybutylcyanoacrylate (PBCN) được nạp curcumin đã được tổng hợp bằng kỹ thuật trùng hợp anion.  PBCN nạp Curcumin làm tăng cường khả năng chuyển curcumin đến não và có tiềm năng tuyệt vời để vượt qua hàng rào máu-não. Hệ vận chuyển mới lạ này sẽ giúp tìm ra các ứng dụng để ngăn chặn sự hình thành khối u não và hỗ trợ  điều trị bệnh Alzheimer.

Phức hệ Lipo-PEG-PEI chứa Curcumin tăng cường tác dụng chống ung thư trên các tế bào nhạy cảm và tế bào kháng curcumin

Một liposome cationic có chứa PEI và PEG (LPPC) dùng làm chất mang đã được phát triển để đóng gói chất Curcumin để hỗ trợ điều trị ung thư. Người ta nhận thấy rằng Curcumin / LPPC tăng cường khả năng gây độc và có thể nhanh chóng xâm nhập vào các tế bào nhạy cảm và cả các tế bào kháng Curcumin. Ta cũng quan sát thấy rằng Curcumin / LPPC có khả năng ức chế sự phát triển khối u đại tràng / u ác tính ở chuột.

Công thức nhũ tương nano kết hợp Paclitaxel và curcumin để chống các tế bào khối u kháng đa

Việc nhập bào đồng thời của Paclitaxel (chất ức chế phân bào) và chất Curcumin (chất ức chế hoạt động của NF-kB) trong các nhũ tương nano tăng cường đáng kể khả năng gây độc cho các tế bào ung thư thông thường (SKV3) và các tế bào ung thư buồng trứng đã kháng thuốc (SKOV-3TR) ở người bằng cách thúc đẩy sự chết rụng tế bào. Sự phối hợp này cho thấy triển vọng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị lâm sàng của bệnh đã kháng thuốc chẳng hạn như ung thư buồng trứng.

Tăng nhạy cảm hóa-xạ trị ở  tế bào ung thư buồng trứng bằng cách sử dụng Nano Curcumin 

Tế bào ung thư buồng trứng có khả năng chống cả xạ trị và cisplatin – thuốc cơ bản được sử dụng trong hóa trị liệu. Curcumin được xử lý nano hóa để tăng hiệu lực và tính đặc hiệu được sử dụng để tăng nhạy cảm với hóa xạ trị trong các tế bào ung thư buồng trứng. Người ta chỉ ra rằng Nano Curcumin cải thiện hiệu quả điều trị của Curcumin, và do đó, ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư buồng trứng.

Công thức kết hợp Doxorubicin (DOX) và curcumin trong việc hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu leukemia

Dùng chung DOX và Curcumin tạo hạt nano PLGA có thể giúp tăng cường hiệu quả của DOX, từ đó dẫn đến khả năng gây độc trong tế bào erythroleukamia loại K562. Sự ức chế tăng trưởng đồng thời là chiến lược điều trị quan trọng và có thể tạo ra tác dụng hiệp đồng trong một loạt các bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu. Ngoài các phương pháp tiếp cận trên, còn có một số kỹ thuật dựa trên công nghệ Nano độc đáo khác như một loạt các nano gel hỗn hợp mới đa chức năng tuân theo liệu pháp quang nhiệt , “Đĩa nano” với 2 lớp phospholipid , tiểu phân nano polyme chứa Curcumin  tương thích sinh học dựa trên đáp ứng nhiệt, tế bào nấm men chứa Curcumin với sự ổn định cao bền với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đang được phát triển để tăng cường sinh khả dụng của Curcumin kết hợp với các thuộc tính đa chức năng.
Một số sản phẩm Curcumin thương mại dựa trên công nghệ Nano với sinh khả dụng cao đã được phát triển bởi các công ty Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Canada. (Các sản phẩm và nhà sản xuất của họ được liệt kê trong bài viết gốc trong số tháng Bảy bản tin Nanotech Insights) Cũng cần lưu ý rằng các sản phẩm curcumin đã đề cập trên đây chỉ được dùng như thực phẩm chức năng và được quản lý bởi Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng không phải là thuốc. Chúng là thực phẩm bổ sung. Các nhà sản xuất phải tuân theo thực hành sản xuất tốt (GMP) để đảm bảo rằng chúng được xử lý đồng nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Sau khi được phép bán trên thị trường, FDA chịu trách nhiệm giám sát an toàn của nó. Một điều thú vị rằng Johnson & Johnson đang bán một loại băng vết thương chứa nghệ ở Ấn Độ, thứ đã được sử dụng như một cáchchữa vết thương truyền thống. Việc sử dụng các hạt nano curcumin cho các băng vết cắt, vết thương và nhiễm trùng khác hứa hẹn rất nhiều nhờ tính tăng cường khả năng kháng khuẩn / tính chống nhiễm trùng.

Thách thức và hướng đi tương lai

Curcumin vừa mới chiếm được sự chú ý của cộng đồng khoa học vì lợi ích tiềm năng cho sức khỏe con người nhờ tính chống ung thư, chống oxy hóa, chống bệnh khớp, chống thoái hóa dạng tinh bột, chống thiếu máu cục bộ, và các đặc tính kháng viêm. Một trong những thách thức lớn nhất trong việc phát triển chất curcumin cho hiệu quả điều trị khả dụng sinh học đường uống thấp của nó. Sinh khả dụng của Curcumin trong cơ thể thấp có thể là do hấp thu kém và tỷ lệ chuyển hóa cao và bị thải trừ nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Điều này là một trở ngại lớn trong việc ngăn ngừa sự phát triển của curcumin từ phòng thí nghiệm đến bệnh viện, do đó không có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các thử nghiệm lâm sàng vượt quá giai đoạn I. Trong quan điểm này, hóa trị curcumin và tiềm năng hỗ trợ điều trị đã không được khai thác đầy đủ để phòng ngừa và điều trị bệnh. Như đã thảo luận trước đó, nano cho phép hệ thống phân phối thuốc được phát triển, hứa hẹn tốt trong việc khắc phục các vấn đề về sinh khả dụng thấp của curcumin.
Theo Nanowerk Spotlight 

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x