Viêm loét dạ dày hành tá tràng và những biến chứng nguy hiểm
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
345
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày hành tá tràng là trường hợp người bệnh có các thương tổn viêm loét ở dạ dày, sau đó lan đến hành tá tràng (phần đầu của ruột non, tiếp sát với dạ dày). Bệnh rất dễ tái phát do người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị, thường duy trì các thói quen gây hại cho sức khoẻ. Khi bị tái phát nhiều lần, bệnh trở thành mạn tính và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng thường gặp ở viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không và mức độ ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin giải đáp điều này cho bạn.
Xem thêm:
- 5 phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Tham khảo 2 đơn thuốc chữa bệnh viêm dạ dày tá tràng
1. Xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày hành tá tràng
Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người mắc căn bệnh này. Bởi các ổ viêm loét dạ dày, hành tá tràng thường xuyên bị ăn mòn từ tác động của acid dịch vị. Đặc biệt là khu vực hành tá tràng thường bị ảnh hưởng , do lượng thức ăn từ dạ dày đổ vào ruột non sẽ kéo theo dịch vị. Lúc này, tại những nơi đã có vết viêm loét sẵn sẽ dễ bị tổn thương sâu hơn, lâu dần dẫn đến hiện tượng chảy máu đường tiêu hoá.
Khi có biến chứng này, người bệnh có thể nôn ra máu đen lẫn máu tươi. Tuỳ vào mức độ mà lượng máu ra theo là ít hay nhiều. Hoặc có thể là đi ngoài ra phân đen. Đi kèm với đó là sự giảm sút cân nặng, da tái xanh do thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nặng người bệnh sẽ bị thủng đường tiêu hoá, gây xuất huyết mạnh, cần phải nhập viện cấp cứu và có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
2. Hẹp môn vị do viêm loét hành tá tràng
Trường hợp hành tá tràng bị viêm loét sẽ gây biến chứng với môn vị. Bởi môn vị là van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Khi bị niêm mạc vùng này bị tổn thương, phù nề gây chít hẹp môn vị, thức ăn sẽ không đẩy xuống được ruột non. Người bệnh có biểu hiện đau bụng, đau dữ dội và nôn. Thức ăn bị nôn ra là lượng thức ăn cũ bị lưu giữ lại trong dạ dày, có mùi hôi thối khó chịu.
Hẹp môn vị khiến người bệnh thường xuyên bị nôn, dẫn đến nguy cơ chảy máu dạ dày, mất nước, rối loạn điện giải và bị suy nhược cơ thể.
3. Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư đường tiêu hoá
Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp với người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng. Mặc dù tỷ lệ của ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày rất thấp và ít gặp. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, các khối u đã bắt đầu di căn nhiều nơi. Do đó, mắc bệnh ung thư dạ dày, sự sống của người bệnh giảm xuống nhanh và việc chữa trị cũng rất khó khăn.
Vì thế, để giảm thiểu những nguy cơ mắc biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, người bệnh nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ, tiến hành các liệu pháp điều trị và kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, để đảm bảo trị bệnh triết để, không bị tái phát bệnh.
Xem thêm: Tại sao chọn CumarGold để hỗ trợ làm giảm viêm loét dạ dày tá tràng?