Skip to main content

Những dấu hiệu đau dạ dày mà bạn không hay biết

Nhiều người không biết mình bị mắc dạ dày cho đến khi đi khám. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu đau dạ dày sẽ thuận lợi hơn cho việc điều trị

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh đau dạ dày đang ghé thăm bạn và bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Dấu hiệu đau dạ dày đầy hơi, ợ hoặc chướng bụng

Dấu hiệu đau dạ dày đầy hơi, ợ hoặc chướng bụng

Đây là dấu hiệu đau dạ dày phổ biến đầu tiên và thường gặp . Do đó, nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay.

Ợ nói chung cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp tần suất ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày – thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

Dấu hiệu đau dạ dày chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa ngay người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế để được điều trị.

Dấu hiệu cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Dấu hiệu đau dạ dày sức ăn sụt giảm

Chỉ trong thời gian ngắn bị bệnh đau dạ dày người bệnh có thể phát hiện ngay bản thân bị xuống cân. Một phần cũng do chứng biếng ăn gây nên. Nguyên do là vì lượng thức ăn nạp vào dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn gây nên cảm giác anh ách ở bụng, có cảm giác nhạt miệng hay đắng miệng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không phải tất cả những người có biểu hiện kém ăn là mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần.

Dấu hiệu đau dạ dày đau thượng vị

Dấu hiệu đau dạ dày đau thượng vị

Một số người có biểu hiện rõ như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn vào có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

Bên cạnh đó, dấu hiệu rõ nữa là khi ăn những đồ chua hay bụng đói hoặc bụng no mà cảm thấy bị đau tức ở vùng thượng vị, vùng bụng là cho thấy bạn đang có hiện tượng đau dạ dày.

Dấu hiệu đau dạ dày nôn, buồn nôn

trường hợp bị buồn nôn thường xuyên (không kể đến buồn nôn do thai nghén) thì hãy đi khám ngay để có kết quả chính xác hơn vì buồn nôn là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.

Dấu hiệu đau dạ dày chán ăn, cơ thể suy nhược

Có thể chán ăn là do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ gây nên những hậu quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.

Dấu hiệu đau dạ dày thay đổi thói quen đại tiện

Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, hoặc giảm cân không giải thích được có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.

Dấu hiệu đau dạ dày sờ thấy u trước bụng

Ở một số trường hợp bệnh nặng, khi khối u đã phát triển lớn thì bạn có thể sờ thấy khối u bất thường trước bụng. Bệnh nhân nào có triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã nặng. Một số người còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, ấn vào có cảm giác đau.a

Những công dụng làm đẹp tuyệt vời của tinh bột nghệ nhất định phải biết

Nghệ vàng (thường dùng dưới dạng bột nghệ, tinh bột nghệ) là một trong những thảo dược nổi tiếng bởi sự “thân thiện” hàng ngày. Không chỉ đơn giản là một loại gia vị, nghệ còn có nhiều cách dùng khác như chữa bệnh, làm thuốc bổ, làm đẹp,…cực hiệu quả, mà lại rất lành tính.

Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những công dụng của tinh bột nghệ cực tuyệt vời trong việc làm đẹp nhé.

Làm đẹp da mặt bằng tinh bột nghệ

Đây có lẽ là một trong những công dụng được biết đến nhiều nhất của tinh bột nghệ. Bởi nghệ đã được ứng dụng trong làm đẹp da từ rất sớm, trước khi thực sự có những nghiên cứu khoa học về tác dụng này.

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin, giúp dưỡng trắng da, ngăn chặn quá trình oxy hóa của da, làm mờ các vết thâm nám, vết sạm da, trị mụn. Đặc biệt, do tính chất sát trùng và kháng khuẩn, công dụng trị mụn được dùng nhiều hơn cả.

Để trị mụn bằng tinh bột nghệ không hề khó. Bạn chỉ cần trộn bột nghệ với nước cốt chanh, mật ong theo tỷ lệ (1: ½ :1) thành hỗn hợp đặc sệt, đắp lên mặt từ 10 – 20 phút, sau đó rửa sạch bằng với nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ cùng sữa chua, sữa tươi, trứng gà…miễn là chúng phù hợp với làn da của bạn. Mặt nạ tinh bột nghệ vàng vừa dưỡng ẩm, dưỡng trắng; vừa giúp trị mụn, làm sạch da, hạn chế tình trạng da dầu, làm giảm các vết thâm do mụn để lại.

Làm đẹp cho mái tóc

Cũng giống như với làn da, tác dụng của tinh bột nghệ còn thể hiện rõ khi bạn dùng chúng để chăm sóc cho mái tóc của mình. Nhờ tác dụng vừa diệt khuẩn, kháng khuẩn mạnh; vừa dưỡng ẩm nên bạn có thể làm “mặt nạ cho tóc” tương tự như với da mặt.

Nếu bạn thường bị gàu và gặp tình trạng da đầu khô, hãy trộn tinh bột nghệ với nước sạch cùng vài giọt dầu ô liu, nhưng đừng để hỗn hợp này đặc quá nhé. Sau đó chia tóc ra thành nhiều phần, bôi hỗn hợp vừa trộn lên phần chân tóc, sát da đầu. Giữ yên như vậy khoảng 15 phút, rồi xả sạch và gội lại với dầu như bình thường.

Làm "mặt nạ cho tóc" bằng tinh bột nghệ, tại sao không?

Nếu tóc bạn bị gãy rụng do khô xơ, chẻ ngọn, vậy thì tinh bột nghệ sẽ giúp bạn dưỡng ẩm cho tóc. Hỗn hợp tinh bột nghệ, sữa tươi và một chút mật ong là công thức cực hữu ích cho bạn. Xoa đều hỗn hợp này lên toàn bộ mái tóc và massage nhẹ nhàng trong 10 phút, cuối cùng là cả nước và gội sạch lại.

Việc sử dụng tinh bột nghệ làm mặt nạ cho da mặt và tóc nên được áp dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bạn cũng nên chú ý khoảng thời gian khi đắp mặt nạ tinh bột nghệ lên da mặt, hay bôi lên tóc nhé. Nếu thời gian quá ngắn, tinh chất từ nghệ chưa thẩm thấu kịp, còn thời gian quá dài lại có thể gây phản tác dụng đấy.

Hy vọng các bạn có thêm kiến thức làm đẹp với tinh bột nghệ qua bài viết này.

Những cách sử dụng tinh bột nghệ hàng ngày bạn nên biết

Nghệ không chỉ là một gia vị trong việc nấu ăn hàng ngày, mà còn là một trong những loại thảo dược mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng rất dễ để bạn có thể sử dụng thường ngày. Đặc biệt với tinh bột nghệ – một sản phẩm từ những củ nghệ tươi, hiện đang được rất nhiều người, với phần lớn là chị em phụ nữ chia sẻ cho nhau bởi công dụng làm đẹp.

Vậy tinh bột nghệ là gì? Cách sử dụng tinh bột nghệ hàng ngày như thế nào là đúng? Hãy cùng đọc để giải đáp thắc mắc này nhé.

Tinh bột nghệ có màu vàng sẫm, mịn và có mùi đặc trưng của nghệ.

1. Tinh bột nghệ là gì?

Tinh bột nghệ (còn gọi là tinh nghệ) – là phần tinh bột đã được tách bỏ phần dầu nghệ, sau đó trải qua công đoạn sấy khô và nghiền nhỏ để tạo thành tinh bột nghệ. So với bột nghệ thông thường, tinh bột nghệ vàng có màu sậm, mịn hơn, giữ được mùi hăng, thơm đặc trưng của nghệ.

2. Cách sử dụng tinh bột nghệ

Nghệ hay các sản phẩm từ nghệ có nhiều công dụng tốt như bổ máu, làm đẹp da, chống viêm và làm mờ sẹo, giải độc và bảo vệ tế bào gan, tăng sức đề kháng của cơ thể,… Với tinh bột nghệ sử dụng hàng ngày, bạn có nhiều cách như trộn với mật ong để ăn, pha nước uống, hay trộn thành hỗn hợp thoa da.

Trộn tinh bột nghệ với mật ong thành một hỗn hợp đặc để ăn là cách được áp dụng nhiều, đặc biệt là ở các gia đình có người bệnh đau dạ dày. Nhưng đôi khi việc ăn nghệ như thế này lại khá khó khăn và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Một cách thay cho việc bạn phải ăn, chỉ cần trộn chúng thành một hỗn hợp đặc quánh và nặn lại thành từng viên nhỏ và uống chúng dễ dàng hơn rất nhiều.

Tinh bột nghệ có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Cũng vẫn là cách uống, nhưng không giống những “viên thuốc mini” ở trên, nhiều người lại chọn cách pha loãng tinh bột nghệ uống thay nước hàng ngày. Chỉ cần 2 – 3 thìa café tinh bột nghệ, thêm 1 thìa mật ong rồi pha vào khoảng 100ml nước đun sôi để nguội, vậy là đã có ngay một thức uống giảm cân bằng tinh bột nghệ rồi. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp tinh bột nghệ với sữa (sữa nghệ), nước hoa quả tươi hay nhiều nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị mỗi ngày.

Làm đẹp da bằng tinh bột nghệ cũng là một cách được nhiều chị em ưa chuộng. Phổ biến nhất vẫn là trộn cùng sữa chua không đường làm thành hỗn hợp đắp mặt, vừa dưỡng trắng da, lại có thể trị mụn và vết thâm do mụn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn với mật ong, sữa tươi không đưỡng,… tùy vào việc làn da của bạn phù hợp với thành phần nào nhé.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tinh bột nghệ được quảng cáo, vì vậy bạn hãy lựa chọn cho mình sản phẩm tinh bột nghệ có uy tín, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về tinh bột nghệ, cũng như các sử dụng chúng hàng ngày.

Xem thêm: Tinh bột nghệ vàng có tác dụng gì? 29 tác dụng tuyệt vời tinh bột nghệ

Những bí quyết làm đẹp sau sinh mổ hiệu quả cho chị em

Làm đẹp sau sinh mổ rất cần thiết để các mẹ có thể lấy lại vóc dáng cũng như khắc phục những tàn phá về làn da, tinh thần mà thời kỳ mang thai, sinh đẻ mang lại. Tuy nhiên, dù làm đẹp hay giảm cân giữ dáng, các mẹ nhất thiết cần phải chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là nguồn sữa cho trẻ bú. Việc làm đẹp sau sinh mổ lại cần phải chú ý hơn. Sau đây là những bí quyết làm đẹp sau sinh mổ hiệu quả  bỏ túi dành cho các mẹ.

Làm đẹp sau sinh mổ bằng cách chăm sóc vết mổ sau sinh

6 tháng sau sinh là khoảng thời gian bạn chăm chút vết mổ để có thể ngăn ngừa sẹo và viêm nhiễm. Do đó, đảm bảo được khoảng thời gian này với chế độ ăn uống và sinh hoạt vừa đủ chất để không làm vết sẹo bị thâm, lồi, lõm hoặc dị dạng…

Làm đẹp sau sinh mổ bằng cách massage, chăm sóc vùng bụng

Một chú ý cho các mẹ sinh mổ: trong vòng một ngày sau sinh nên mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp tăng nhu động ruột và kích thích tử cung, đồng thời làm tăng co tử cung và sản dịch ra được nhanh và dễ dàng hơn, trong điều kiện các bạn đã không thể di chuyển được nhiều vì đau vết mổ. Bạn có thể tiến hành mát xa hàng ngày bằng sau đó bằng dầu dừa, oliu, rượu gừng,…khi vết sẹo đã lành giúp eo được săn chắc, làn da quanh eo vốn bị sần sùi, thâm do rạn da, tích mỡ sẽ trở nên mịn màng, trắng sáng như lúc đầu nhanh chóng. Ngoài ra, cách sử dụng muối ngải cứu rang chung với nhau, cho vào túi vải và hơ đều trên bụng cũng có thể giúp các mẹ làm giảm mỡ rất hiệu quả.

Ngoài ra, việc  mát xa toàn thân cũng giúp các mẹ tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, thải độc, giảm cân vừa mang lại sự thư thái cho cơ thể. Do đó, đem đến tinh thần thoải mái, những phút giây tận hưởng sự tự quan tâm, chăm sóc cho bản thân, khiến cho các mẹ đẹp lên nhanh chóng từ trong ra ngoài.

Ngủ nhiều là phương thức làm đẹp sau sinh mổ hiệu quả không ngờ

Sau mỗi giấc ngủ, cơ thể của người mẹ sẽ được thả lỏng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương cũng như cho mẹ nghỉ ngơi, được thả lỏng sau khi trải qua phẫu thuật cũng như thời gian chăm sóc bé nhiều vất vả. Vì thế, bí quyết làm đẹp sau khi sinh mổ chính là ngủ nhiều nhất có thể, để tránh tình trạng mệt mỏi, quầng mắt thâm, da không sáng màu, mụn do thiếu ngủ.

Tập thể dục là bí quyết làm đẹp sau sinh mổ không thể bỏ qua

Tập thể dục là một phương pháp làm đẹp sau khi sinh mổ vô cùng hữu ích, giúp cơ thể mẹ sau sinh mổ được vận động, không bị ì ạch. Bên cạnh đó, việc vận động thể chất cũng giúp cho tâm hồn được thư giãn, thoải mái, từ đó, nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất, giảm cân, đồng thời giảm mụn và làm đẹp cho mẹ sau sinh mổ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, với các chị em sinh mổ thì sau 1-2 tháng, các bạn hãy tiến hành tập thể dục, bởi cơ thể cần có thời gian để phục hồi sau sinh cũng như lành vết mổ hoàn toàn.

Trên đây là những bí quyết làm đẹp sau sinh mổ hữu hiệu mà các mẹ cần biết. Tất cả những phương pháp trên các mẹ nên áp dụng sau 1 tháng sau sinh. Hoặc nếu muốn thực thực hiện chế độ ăn uống hay tập luyện, các mẹ nên nán lại một thời gian nữa để chờ đến khi bé cai sữa vì như vậy khi sẽ không bị ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như tình trạng vết mổ.

Ngoài ra sau sinh mổ mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ nghệ như tinh bột nghệ hoặc nano curcumin để tăng cường sức khỏe và giúp làm đẹp từ bên trong.

Những bài thuốc giảm đau dạ dày dân gian hiệu quả

Bạn đang mệt mỏi khi bệnh đau dạ dày đang hành hạ? Bạn mong muốn tìm kiếm những bài thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả từ thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh đau dạ dày là một bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Theo nghiên cứu thì những người trẻ hút thuốc lá có tỉ lệ mắc phải bệnh đau dạ dày cao hơn so với những người bình thường. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên uống rượu bia thì đến trên 80% mắc phải bệnh đau dạ dày.

Một người đang đau dạ dày

Những người bị bệnh dạ dày luôn cảm thấy mệt mỏi, lo sợ khi những cơn đau xuất hiện, những cơn đau đó có thể đến bất cứ lúc nào mà không báo trước, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của bạn.

Trong dân gian có nhiều cách làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả mà chúng ta có thể thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Gừng

Gừng là một gia vị thân thuộc và còn là một vị thuốc hữu ích, gừng có thể giảm cơn đau dạ dày khẩn cấp. Gừng có tác dụng chống viêm tiêu sưng, giảm đau, khắc phục những bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho khan kéo dài…, có thể làm hạ đường huyết, cải thiện những tình trạng liên quan đến tim mạch và co giật.

Trong gừng có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất vì thế gừng được xem là có xu hướng tích tụ trong đường tiêu hóa và đặc biệt giảm hiện tượng nặng bụng khiến cơn đau dạ dày được giảm nhanh chóng,

Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách: uống trà gừng, sử dụng chung với mật ong và chanh đều đặn mỗi buổi sáng trước khi ăn để tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh đau dạ dày.

Củ gừng có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả

Nước muối

Nước muối là dung dịch có khả năng kháng khuẩn rất tốt, mà bệnh đau dạ dày là một bệnh do những vi khuẩn gây nên. Bạn có thể pha muối với nước ấm để súc miệng mỗi sáng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm lợi, chống viêm. Uống nước muối ấm sẽ giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiêu hóa, giảm cơn đau dạ dày, co thắt dạ dày hay trong các trường hợp chức năng dạ dày bị rối loạn hay viêm loét dạ dày.

Bạn nên pha nước muối với nước nóng rồi uống từng ngụm nhỏ có tác dụng làm giảm những cơn đau dạ dày nhanh chóng, bạn có thể sử dụng cách này nhiều lần trong ngày.

Đồ uống có gas 

Nước uống có gas không nên sử dụng nhiều vì chúng sẽ gây hại đến sức khỏe chúng ta nếu như lạm dụng. Nhưng đối với bệnh đau dạ dày thì đồ uống có gas là một mẹo giảm đau dạ dày tạm thời. Khi thấy dấu hiệu đau dạ dày, bạn có thể uống ngay vài ngụm nước có gas để giảm bớt tình trạng đau, một lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều tránh gây ra hiện tượng ợ chua làm cho bệnh đau dạ dày càng nặng hơn.

Làm nóng bụng

 Cách chườm nóng bụng để giảm cơn đau dạ dày

Khi cơn đau xuất hiện chúng ta thường có cảm giác lạnh bụng, vì thế cách giảm đau nhanh nhất chính là làm nóng bụng, bạn có thể cho nước nóng vào túi chườm rồi áp lên bụng, hoặc có thể sử dụng một nắm muối rang rồi cho vào miếng vải sạch để chườm lên vùng bụng, cần xoa đều để sức nóng được lan tỏa khắp bụng và khiến cơn đau trôi qua nhanh chóng. Không những thế cách làm này còn làm cho sự thúc đẩy máu diễn ra tốt hơn và quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.

Trên đây là những loại thuốc giảm đau dạ dày từ thiên nhiên vô cùng hiệu quả và tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế và sử dụng thuốc đặc trị nếu bệnh đau dạ dày quá nặng. Hãy giữ thói quen ăn uống lành mạnh và hợp lý để phòng chống đau dạ dày nhé

Những ai thường bị bệnh đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày hiện nay đang là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ngày càng xuất hiện nhiều ở mọi đối tượng.

Theo hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, có đến 70% người Việt có nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Bạn hay tôi cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 nhóm người có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng cao.

Bị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ở đó, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Nó còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt

Bị bệnh đau dạ dày do thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu

Có hơn 4000 loại hóa chất khác nhau trong khói thuốc lá, hơn 200 loại trong đó là chất có hại cho sức khỏe. Không chỉ gây ra các bệnh về hô hấp, nicotine trong thuốc lá làm cơ thể tăng tiết cortisol, gián tiếp làm lượng acid dạ dày tăng cao, gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc hút thuốc thường xuyên gây khô miệng, giảm tiết nước bọt cũng góp phần làm giảm khả năng trung hòa acid dạ dày của nước bọt.

Bị bệnh đau dạ dày do thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu

Theo con số ước tính thì có khoảng 41% nam giới và 33% phụ nữ mắc viêm loét dạ dày có thể là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm tăng quá trình bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược dạ dày – tá tràng, làm giảm lưu lượng máu trong niêm mạc làm cho vết loét lâu lành hơn.

Sử dụng rượu bia thường xuyên tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng

Bên cạnh đó, sử dụng chất có cồn như rượu bia cũng rất có hại cho dạ dày. Rượu bia cũng giống như khói thuốc, sẽ phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Còn men rượu sau khi ngấm vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, chất này nếu chứa quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra các tổn thương về gan. Khi đó gan sẽ bị tổn thương và dẫn đến tiêu hóa kém và dẫn đến dạ dày bị viêm loét.

Chính vì vậy, những người hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khó điều trị hơn những người không hút thuốc và sử dụng bia rượu.

Bị bệnh đau dạ dày do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Nếp sống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, bỏ bữa sáng, ăn uống vội vàng, ăn không đúng giờ giấc, ăn quá no… là một trong những yếu tố khiến cơ thể bạn dễ mắc các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Lối sống không lành mạnh như vậy sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị rối loạn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Khi thức ăn bị ứ trệ thì dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid HCl hơn mức bình thường để tiêu hóa chúng. Việc này khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, một thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm loét.

Bị bệnh đau dạ dày do thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau để kiềm chế các cơn đau của cơ thể thường không lường trước được những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc bởi các loại thuốc chống viêm không steroid (NASAID) như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều có thể gây hại cho cơ thể bởi chúng tạo ra cảm giác giảm đau nhờ cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin (là chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày). Chính vì thế, việc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và không còn khả năng bảo vệ dạ dày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng.

Một số nhóm khác có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cao

Một số nhóm người cũng có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao như: nhóm người cao tuổi, nhóm người thừa canxi máu, nhóm người có tiền sử viêm loét, các đối tượng hay stress, tâm lý tinh thần mệt mỏi.

người cao tuổi thường bị bệnh đau dạ dày

Nhóm những người cao tuổi thường cũng là những người mắc chứng tăng canxi máu, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đối với những người có tiền sử viêm loét thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để bởi bệnh có tính chất mãn tính, dễ tái phát. Do vậy, cần phải hết sức lưu ý và đề phòng từ việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để hạn chế mức thấp nhất sự quay trở lại của căn bệnh này

Phòng ngừa bệnh dạ dày đơn giản hơn nhờ sử dụng CumarGold (Một số thông tin về tác dụng sản phẩm). Để được tư vấn thêm về bệnh dạ dày, liên hệ tổng đài 1800.1796 (miễn cước, giờ hành chính), hotline 0915.001.796 (ngoài giờ hành chính)

 

Nguyên tắc ăn uống cho người đang dùng thuốc trị viêm loét dạ dày

Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày đang điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả cũng như thời gian điều trị bệnh. Để giảm các triệu chứng của bệnh và nhanh chóng làm lành vết loét, người bệnh viêm loét dạ dày cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc ăn uống sau đây.

Xem thêm: 

Trong quá trình dùng thuốc trị viêm loét dạ dày, thường bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc diệt khuẩn và một số loại thuốc giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu cũng như thuốc bổ khác. Trong các loại thuốc trị viêm loát dạ dày ở trên thì thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau là những loại thuốc dễ gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh nhất. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng được cải thiện sẽ là yếu tố giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc tới người đang điều trị bệnh.

Nguyên tắc ăn uống cho người đang dùng thuốc trị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống điều độ: Đây được coi là nguyên tắc đầu tiên tác động tới thói quen sinh hoạt của người bệnh viêm loét dạ dày. Khi bạn ăn uống điều độ, tự khắc dạ dày sẽ hoạt động điều độ theo một thời gian biểu nhất định, dần dần sẽ hình thành các phản xạ có điều kiện hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ: Ăn đủ 3 bữa chính/ngày kèm theo là các bữa phụ xen kẽ trong ngày tránh để dạ dày bị đói. Không nên ăn quá no, nghỉ ngơi sau khi ăn để không gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

Người bệnh viêm loét dạ dày cần đặc biệt lưu ý nguyên tắc ăn uống khi đang dùng thuốc trị bệnh.

  • Tránh hoàn toàn chất kích thích: Có trong thuốc lá, các loại đồ uống có cồn, có gas, hoặc có chứa cafein. Những loại thực phẩm sẽ khiến vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành vết loét.
  • Hạn chế thực phẩm không tốt: Bao gồm đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống, quá lạnh hoặc quá nóng, thực phẩm ngâm muối… khiến dạ dày bị kích thích mạnh làm tổn thương niêm mạc.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ chất: Nên chọn các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hoá, các món ăn luộc hấp, hoặc ninh mềm để dạ dày tiêu hoá dễ dàng hơn. Khi ăn, nhai kĩ để enzyme có trong nước bọt giúp thức ăn mềm và dễ hấp thụ hơn, giảm bớt áp lực nghiền nát và tiêu hoá thức ăn cho dạ dày.
  • Uống đủ nước: Uống đủ từ 1,5-2l nước mỗi ngày tuỳ theo thể trạng và tần suất hoạt động thể chất của từng người. Nên uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng khi bụng rỗng và một cốc nước mát trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Trong đó có vitamin C giúp bảo vệ dạ dày, tăng sức đề kháng cho dạ dày và hệ tiêu hoá nói chung.
  • Bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày từ nghệ: Hoạt chất Curcumin trong nghệ giúp  ức chế sự phát triển của vi khu Helicobacter Pylori ( HP), giúp ngăn chặn nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng. Tăng tiết dịch nhầy Mucin trong dịch vị , bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng. Giúp nhanh liền vết sẹo, tái tạo niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương. Chống oxy hóa , tiêu diệt gốc tự do , làm giảm nguy cơ tái phát bệnh, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư dạ dày. Một thương hiệu bạn đọc có thể sử dụng đó là CumarGold

Trên đây là một vài lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho người đang dùng thuốc trị viêm loét dạ dày. Thay vì chỉ uống thuốc, bạn nên điều chỉnh và tự xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày, chỉ có như vậy bệnh viêm loét dạ dày mới được điều trị một cách nhanh chóng và triệt để nhất.

Xem thêm: Kiên trì hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày với thuốc Nam hiệu quả

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số

Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh loét dạ dày tá tràng

nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc dạ dày tá tràng: Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng mà tiêu biểu là HC1 và pepsin của dịch dạ dày; lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành dạ dày tá tràng do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng. Chính vì vậy, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng.
 
Trong số các tác nhân gây bệnh, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Qúa căng thẳng, stress, thuốc lá, uống rượu cũng tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.

Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng là có triệu chứng điển hình chiếm khoảng 50%, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của dạ dày tá tràng như viêm dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. 5 – 10% bệnh nhân loét không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
 
1. Cơn đau loét: Là triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràng với các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.
 
2. Một số triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp X- quang hoặc nội soi dạ dày tá tràng mới chẩn đoán chắc chắn.
 
3. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Tuy nhiên từ khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
 

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do đâu?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thuộc đường tiêu hóa phổ biến, do sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày – tá tràng, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan, do môi trường hay do bản thân người bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá điển hình, bệnh nhân có thể tự xác định được sơ bộ các dấu hiệu của bệnh để có thể có cách xử trí phù hợp.

Những triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày tá tràng

  • Đau thượng vị: đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị. Đau có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần, rồi bình thường trở lại và tái diễn trong khoảng vài tháng hay vài năm.

  • Viêm loét dạ dày đau sau khi ăn, viêm loét tá tràng đau khi đói (sau ăn đỡ đau).

  • Các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi, mất ngủ,…

Vi khuẩn Hp là một nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng này xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân: nguyên nhân từ môi trường tác động và nguyên nhân do bản thân người bệnh.

  • Yếu tố di truyền:

Đây là một nguyên nhân khá phổ biến. Loét dạ dày – tá tràng thường có yếu tố di truyền, đặc biệt đối với người mẹ có bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).

  • Yếu tố tâm lý:

Căng thẳng (stress) tâm lý là yếu tố cần được cân nhắc trong bệnh học loét dạ dày – tá tràng. Yếu tố tâm thần, tâm lý ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân, stress kéo dài, sang chấn tình cảm thường gián tiếp gây ra căn bệnh này.

  • Rối loạn vận động:

Đối với loét tá tràng, sự làm vơi (làm giảm) trong dạ dày quá nhanh dẫn tới tăng lượng acid tới tá tràng, gây nên viêm loét tá tràng.

Đối với loét dạ dày, sự trào ngược của tá tràng khiến sự làm vơi dạ dày châm, dẫn tới ứ acid trong dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.

  • Yếu tố môi trường:

Yếu tố thực phẩm: thói quen ăn uống góp phần không nhỏ tới nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng. Như café và calcium là những chất gây tiết acid, rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thuốc lá: Thuốc lá làm xuất hiện các vết loét mới, gây chậm lành sẹo hoặc có thể gây đề kháng với điều trị.

  • Vi khuẩn Hp:

Một trong những guyên nhân và phổ biến và ngày càng tăng cao trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 90% trường hợp loét dạ dày , 95% trường hợp loét tá tràng xét nghiệm thấy có vi khuẩn Hp tại ổ loét.

  • Thuốc:

Aspirin: hiện nay asprin được sử dụng với tác dụng chính làm thuốc chống đông, dùng liều cao có thể gây chảy máu và loét, gặp ở dạ dày nhiều hơn ở tá tràng. Aspirin phân hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội acid tấn công gây loét.

Nhóm thuốc NSAIDs: cơ chế tương tự aspirin.

Corticoid: Có thể làm tái phát các ổ loét cũ của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, hoặc ở người có sẵn nguy cơ viêm loét.

 

Nguy cơ ung thư từ những vết loét dạ dày khó lành

Chính vì bỏ sót các ổ loét mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tuy không nan y nhưng … khó chữa ! Thậm chí tỷ lệ ung thư dạ dày cũng đang ngày càng tăng cao do biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày vì các vết loét lâu ngày không được điều trị triệt để.

Vì sao vết loét dạ dày lâu ngày có thể dẫn tới ung thư?
 

Nguy cơ ung thư từ những vết loét dạ dày khó lành

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vết loét đều do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). H. pylori khi đã vào được cơ thể thì di chuyển rất nhanh, xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều axit, gây bỏng ở niêm mạc dạ dày. Loét còn do các thuốc kháng viêm nếu sử dụng chúng lâu dài. Các thuốc kháng viêm dễ gây loét dạ dày là: aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen, dexa…

Ngoài ra, bệnh còn do lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học đúng giờ, uống rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và bị stress quá mạnh hoặc stress nhẹ nhưng diễn ra trong thời gian dài… Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.

Vết loét không những làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, nếu vết loét quá sâu, có thể gây thủng dạ dày, vết loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày nếu bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường bị buồn nôn, ói mửa và giảm cân. Viêm nhiễm tại các ổ loét kéo dài, lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Vì vậy, để tránh viêm loét dạ dày tái phát và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên chỉ dùng thuốc trị các triệu chứng mà cần phải tìm cách lành các vết loét trong niêm mạc.

Làm gì để các ổ loét dạ dày nhanh lành?

Để điều trị dứt điểm bệnh loét dạ dày, phải xử lý đồng bộ các vấn đề bao gồm diệt trừ vi khuẩn HP, giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit và bảo vệ vùng tổn thương giúp nó có cơ hội tự lànhĐiều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori từ 2 – 3 tuần, sau đó là dùng thuốc giảm axit dạ dày trong 8 tuần. Hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này. Để ngăn ngừa loét tái phát, bên cạnh các phác đồ thuốc Tây là dùng kèm các thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn HP, kháng toan, nhanh lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ vàng.

Từ xưa, trong y học cổ truyền, nghệ đã được biết đến như là một dược liệu quý giúp làm lành vết thương, nhanh liền sẹo, dùng hiệu quả với những trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính. Khoa học hiện đại cũng chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol. Đó là do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn.

Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm. Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.

Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 10 nước sản xuất thành công Nano Curcumin, trong đó Nano Curcumin do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN sản xuất từ củ nghệ vàng trồng trong nước, được đánh giá đạt chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ và chuyển giao thành viên nang mềm CumarGold
 
Chứng nhận CumarGold đạt huy chương vàng về sức khỏe cộng đồng
 
Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm CumarGold độc giả vui lòng liên hệ tới số 1800. 1796 (miễn cước) hoặc 0915 00 1796.

 

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x