Skip to main content

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do đâu?

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    188

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thuộc đường tiêu hóa phổ biến, do sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày – tá tràng, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan, do môi trường hay do bản thân người bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá điển hình, bệnh nhân có thể tự xác định được sơ bộ các dấu hiệu của bệnh để có thể có cách xử trí phù hợp.

Những triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày tá tràng

  • Đau thượng vị: đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị. Đau có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần, rồi bình thường trở lại và tái diễn trong khoảng vài tháng hay vài năm.

  • Viêm loét dạ dày đau sau khi ăn, viêm loét tá tràng đau khi đói (sau ăn đỡ đau).

  • Các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi, mất ngủ,…

Vi khuẩn Hp là một nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng này xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân: nguyên nhân từ môi trường tác động và nguyên nhân do bản thân người bệnh.

  • Yếu tố di truyền:

Đây là một nguyên nhân khá phổ biến. Loét dạ dày – tá tràng thường có yếu tố di truyền, đặc biệt đối với người mẹ có bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).

  • Yếu tố tâm lý:

Căng thẳng (stress) tâm lý là yếu tố cần được cân nhắc trong bệnh học loét dạ dày – tá tràng. Yếu tố tâm thần, tâm lý ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân, stress kéo dài, sang chấn tình cảm thường gián tiếp gây ra căn bệnh này.

  • Rối loạn vận động:

Đối với loét tá tràng, sự làm vơi (làm giảm) trong dạ dày quá nhanh dẫn tới tăng lượng acid tới tá tràng, gây nên viêm loét tá tràng.

Đối với loét dạ dày, sự trào ngược của tá tràng khiến sự làm vơi dạ dày châm, dẫn tới ứ acid trong dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.

  • Yếu tố môi trường:

Yếu tố thực phẩm: thói quen ăn uống góp phần không nhỏ tới nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng. Như café và calcium là những chất gây tiết acid, rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thuốc lá: Thuốc lá làm xuất hiện các vết loét mới, gây chậm lành sẹo hoặc có thể gây đề kháng với điều trị.

  • Vi khuẩn Hp:

Một trong những guyên nhân và phổ biến và ngày càng tăng cao trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 90% trường hợp loét dạ dày , 95% trường hợp loét tá tràng xét nghiệm thấy có vi khuẩn Hp tại ổ loét.

  • Thuốc:

Aspirin: hiện nay asprin được sử dụng với tác dụng chính làm thuốc chống đông, dùng liều cao có thể gây chảy máu và loét, gặp ở dạ dày nhiều hơn ở tá tràng. Aspirin phân hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội acid tấn công gây loét.

Nhóm thuốc NSAIDs: cơ chế tương tự aspirin.

Corticoid: Có thể làm tái phát các ổ loét cũ của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, hoặc ở người có sẵn nguy cơ viêm loét.

 
Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x