Skip to main content

Những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta hiện nay. Căn bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên người ở độ tuổi trường thành vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.

Các tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn có gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày dẫn đến việc niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành vết loét. Ngoài vi khuẩn HP, thì viêm loét dạ dày tá tràng còn do một số nguyên nhân khác như: lạm dụng một số thuốc kháng sinh, giảm đau hay do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc căng thẳng, áp lực đè nén trong thời gian dài. Một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể gặp ở các bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng thực phẩm nào?

Để xác định chính xác mức độ bệnh và vị trí vết loét thì khi gặp các triệu chứng như: đau bụng vùng thượng vị, đau khi đói hoặc no, buồn nôn, bụng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm như test Hp, sinh thiết và đặc biệt là nội soi dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ngoài việc dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, người bệnh còn cần phải cực kì thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày do bệnh xuất phát từ dạ dày – cơ quan tiêu hóa thức ăn cho cả cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày sẽ thường có những câu hỏi như: bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng đồ ăn gì, đồ uống gì.

Các loại gia vị cay nóng là nhóm thực phẩm người mắc bệnh dạ dày nên tránh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý KHÔNG nên:

  • Ăn các loại thức ăn xơ, cứng dễ cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày như: rau bí, các loại măng, mướp, các loại rau già, cứng…

  • Ăn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, giàu đạm gây khó tiêu, hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối đồ ăn nhanh, thực phẩm ngâm muối chua, đồ đóng hộp, mỳ ăn liền…

  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các loại quả có độ chua cao hay chuối, đu đủ khi bụng rỗng hoặc đang đói

  • Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, nước ngọt, nước trái cây đóng chai, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra, nên:

  • Ăn uống điều độ, đúng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày không bị đói

  • Ăn thêm bánh mì, cơm, bánh quy ít đường để tăng thấm hút dịch dạ dày

  • Thức ăn khi chế biến nên thái nhỏ, ninh mềm, nêm nếm gia vì vừa phải không quá mặn hay ngọt

  • Ăn chậm, nhãi kỹ, khi ăn không nên làm việc khác như đọc báo, xem phim, chơi điện tử…

  • Có thể uống một cốc tinh bột nghệ pha với mật ong mỗi sáng để tăng khả năng sát khuẩn và làm liền vết viêm loét trong dạ dày tá tràng

  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi công việc quá áp lực và mệt mỏi. Nên ngủ trước 23h và sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những thói quen xấu khiến bạn mắc bệnh đau dạ dày

Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến chúng ta phải thường xuyên thay đổi để thích nghi với nó. Nhưng trong những điều mà ta làm mỗi ngày lại có thể tồn tại rất nhiều thói quen không tốt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trong đó tồn tại không ít các thói quen gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là với dạ dày – cơ quan chính giúp lưu trữ và tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.

Điều này có thể khiến cho bạn mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng dạ dày,… Mà nghiêm trọng hơn có thể là những bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Vậy những thói quen gây hại này là gì? Hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé.

Các thói quen xấu có nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh đau dạ dày

Ăn trước khi đi ngủ

Dạ dày của chúng ta cũng có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi nhất định. Khoảng thời gian từ sau 9 giờ tối là lúc dạ dày cần được nghỉ ngơi trong ngày. Bất cứ loại thức ăn nào bạn đưa vào cơ thể trước khi đi ngủ, kể cả là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, nước hoa quả đều có thể làm chức năng dạ dày bị ảnh hưởng. Bởi lúc này, dạ dày sẽ tiếp tục tiết acid dịch vị, nếu thức ăn không tiêu hóa hết mà tồn đọng lại sẽ dễ lên men, gây ợ hơi, ợ chua và đau bụng.

Không tập trung khi ăn sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị ảnh hưởng với việc tiêu hóa thức ăn đưa vào.

Ăn không đúng bữa

Nhiều bạn trẻ có thói quen ăn vặt mà quen đi thời gian của bữa ăn chính. Do đó thời gian phân chia giữa các bữa ăn thường không hợp lý. Bởi vào mỗi khoảng thời gian nhất định trong ngày, dạ dày luôn tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày bị rỗng, dịch vị sẽ ăn mòn vào niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương và có nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Với mức độ phổ biến rộng rãi của nhiều thuốc giảm đau thông thường, việc mua chúng lại cực kỳ dễ dàng hơn bao giờ. Những cơn đau như đau đầu, đau mỏi cơ, đau nhức xương khớp… tuy chỉ là cơn đau thông thường, nhưng việc thường xuyên dùng thuốc giảm đau lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng do chúng làm giảm lớp chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

Ăn quá nhanh

Khi ăn, não bộ của chúng ta luôn cần có thời gian để “xử lý thông tin” là lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn quá nhanh, não bộ chưa kịp xử lý để điều khiển dạ dày tiết dịch tiêu hóa thức ăn, hoạt động của dạ dày có thể bị ảnh hưởng. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị lưu giữ lại và có thể gây chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày và các bệnh lý khác về dạ dày.

Như vậy, có thể thấy những thói quen kể trên ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là với dạ dày của bạn. Việc thay đổi những thói quen này là điều cần thiết, giúp cho bạn có sức khỏe tốt hơn.

Chi tiết xem thêm: 8 nguyên nhân gây đau dạ dày hàng đầu

 

Những thói quen giúp bạn phòng tránh bệnh viêm loét hành tá tràng

Trong các bệnh thường gặp về tiêu hóa, thì đau dạ dày, viêm loét dạ dày – hành tá tràng là những bệnh hay gặp với tỷ lệ cao. Các nguyên nhân gây bệnh được biết đến là do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp, có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên bị stress, căng thẳng. Không chỉ vậy, từ đau dạ dày, viêm dạ dày, người bệnh có thể bị viêm loét hành tá tràng và nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Vậy cần làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm loét hành tá tràng?

Thói quen hàng ngày của bạn là một trong những tác nhân góp phần gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến hệ quả là mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay bệnh viêm loét hành tá tràng. Để phòng và tránh cho bản thân mình khỏi căn bệnh này, các bạn nên thay đổi một số thói quen không tốt trong cuộc sống. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.

– Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau

Ngày nay, việc mua thuốc trở nên quá dễ dàng và người dân có thể tự mua cho mình thuốc ở bất cứ đâu. Dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau diễn ra khá phổ biến và mang đến nhiều hậu quả khó lường. Trong đó phải kể đến những tác hại có thể gặp nhiều trên đường tiêu hóa. Bởi khi tự ý sử dụng thuốc, bạn rất dễ dùng sai liều và sai cách dùng, sai thời điểm dùng. Điều này có thể mang đến những tác dụng phụ không đáng có, gây hại cho cơ thể, đặc biệt là nhiều thuốc gây hại trực tiếp lên dạ dày và tá tràng – ruột.

Vì thế, khi muốn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay bất kỳ một loại thuốc nào, hãy dùng theo sự tư vấn, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ và nhân viên y tế.

Chế độ ăn uống khoa học là cách giúp bạn phòng tránh viêm loét hành tá tràng.

– Điều chỉnh lại thói quen ăn uống

Có nhiều người thường chủ quan trong việc ăn uống mỗi ngày, thậm chí là bỏ bữa, hay ăn nhanh, ăn vội để tiếp tục làm một việc gì đó. Những thói quen này trực tiếp gây hại cho hệ tiêu hóa nói chung. Ban đầu chỉ là những triệu chứng nhỏ, xuất hiện ít như rối loạn tiêu hóa. Nhưng về lâu dài, chúng khiến cho dạ dày – ruột của bạn có những phản ứng mạnh hơn. Các cơn đau bụng xuất hiện nhiều, đau vùng thượng vị kéo dài có chu kỳ. Bạn cũng có thể bị xuất hiện những cơn co thắt, gây đau quặn, hay bị ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu… Đây chính là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đau dạ dày, bệnh viêm loét hành tá tràng.

Để thay đổi thói quen ăn uống rất đơn giản. Bạn nên áp dụng các chế độ ăn khoa học, giảm bớt ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… Không nên dùng các loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Nên ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn vừa đủ no. Hạn chế việc ăn khuya để hệ tiêu hóa có thể được nghỉ ngơi sau một ngày dài.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn luyện sức khỏe, tập luyện nhẹ nhàng hay tập yoga, tập thiền để hạn chế những suy nghĩ gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, để hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bản thân, bạn có thể dử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để giúp bảo vệ cho đường tiêu hóa của mình.

Những thói quen ăn uống xấu gây bệnh đau dạ dày

 

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày mạn tính khá phổ biến. Trong số đó, gần như 100% người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét tại dạ dày. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Đặc biệt là với những người thuộc độ tuổi trung niên.

Xem thêm: Đau dạ dày kiêng gì? 16 thực phẩm hàng đầu không nên ăn

Bệnh dạ dày mạn tính thường rất khó để chữa trị dứt điểm. Thậm chí khi tình trạng bệnh kéo dài, các biến cố nguy hiểm có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… Bên cạnh việc mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn Hp, thì thói quen ăn uống không tốt cũng là nguyên nhân làm cho bệnh xuất hiện, với mức độ nặng hơn và dẫn đến các biến chứng của bệnh.

Vậy những thói quen ăn uống xấu gây hại cho dạ dày là gì?

Ăn uống thất thường

Bình thường, dạ dày chúng ta luôn hoạt động theo một thời gian biểu cố định. Nó tiêu hóa một lượng thức ăn theo khung giờ trong ngày, và cũng cần có thời gian nghỉ ngơi sau khi tiêu hóa thức ăn.

Khi bạn phá vỡ giờ sinh học của dạ dày bằng việc ăn không đúng giờ, không đúng bữa, khiến cho dạ dày bị rỗng do quá đói thì acid và pepsin dịch vị được tiết ra sẽ ăn mòn thành dạ dày của bạn. Từ đó, niêm mạc dạ dày bị mất đi lớp chất nhày bảo vệ, dễ xuất hiện những tổn thương và làm tăng nguy cơ viêm loét khi nhiễm khuẩn.

Ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Niêm mạc dạ dày tổn thương sẽ rất dễ nhạy cảm và bị kích thích bởi đồ ăn quá cay, quá nóng hay có chứa lượng dầu mỡ cao. Việc đưa các loại thức ăn này vào dạ dày sẽ làm cho bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng bệnh như những cơn đau, bỏng rát tại dạ dày sẽ xảy ra thường xuyên và nặng hơn.

Ớt là gia vị cay giúp kích thích ăn uống nhưng lại không tốt cho người bệnh đau dạ dày

Không chỉ vậy, các loại đồ uống có chứa cồn, cafein,… hay chất nicotin trong thuốc lá cũng được coi là kẻ thù của dạ dày. Chúng có thể khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét nặng hơn, cũng như gây nên những cơn co thắt dạ dày nhiều hơn.

Mất tập trung khi đang ăn

Nhiều người thường tiết kiệm thời gian bằng cách kết hợp việc ăn với một hoạt động nào khác, như ăn khi đi đường, vừa ăn vừa đọc báo,… Thói quen này không chỉ xấu mà còn ảnh hưởng nặng đến dạ dày.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng quá trình tiêu hóa thức ăn luôn đòi hỏi sự hoạt động của nhiều cơ quan, gây áp lực cực lớn cho cơ thể. Khi đang ăn mà bạn làm hoạt động khác, não bộ sẽ mất tập trung và khiến cho khả năng tiêu hóa bị suy giảm, hoạt động của dạ dày có thể bị gián đoạn.

Về lâu dài, thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, và cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng ở người bệnh mạn tính.

Như vậy, có thể thấy thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và sức khỏe của bạn. nếu bạn đang có những thói quen kể trên, hãy loại bỏ chúng và tập cho mình những thói quen tốt hơn, để đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn.

 

Những tác dụng ngoại ý thường gặp trong điều trị ung thư

Điều trị hóa chất (hóa trị), xạ trị và thuốc sinh học là một trong những liệu pháp có thể được sử dụng trong điều trị những khối bướu ác tính. Tùy theo đặc điểm và vị trí khối bướu, bác sĩ chuyên khoa ung bướu sẽ thiết lập liệu trình điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, có thể người bệnh sẽ gặp một số tác dụng ngoại ý. 

 

 

1. Biếng ăn:

Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi, đôi khi là do những tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị… Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện. Lời khuyên là, nên ăn nhiều vào bữa sáng (1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Nên ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt) , thức ăn nghiền… và nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn...

2. Thay đổi khẩu vị:

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanhSự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu. Đó là súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

 

3. Giảm tiết nước bọt, khô miệng:

 Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý: nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút…
 

4. Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng...

Thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt; như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc… Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

5. Buồn nôn & nôn:

Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng… Vấn đề uống nước cũng là vấn đề thường gặp

6. Người bệnh thường ngại uống nước.
Nhưng với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein
.
.. 
 

7. Táo bón

Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên..Chính vì những bất lợi trên mà bệnh nhân ung thư thường dễ bị suy kiệt nếu không được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ngoài chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp, bệnh nhân ung bướu sau hóa xạ trị có thể dùng thêm CumarGold ngày 4 – 6 viên, chia 2 -3 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn một giờ để nâng cao thể trạng, hạn chế những tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị.

CumarGold – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

Sản phẩm có chứa Nano curcumin – chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung bướu, giúp: 
 ● Nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị
 ● Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu
 ● Giảm thiểu nguy cơ mắc ung bướu do các gốc oxy hóa gây ra

 

 

 

 

 

 

Những tác dụng không ngờ của tinh bột nghệ vàng

Tinh bột nghệ vàng hiện là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đang rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đang sử dụng tinh bột nghệ đều biết rõ những công dụng của sản phẩm.

Xem thêm: 29 tác dụng tuyệt vời từ tinh bột nghệ vàng

Nghệ là loại gia vị, cây thuốc rất phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng rất rộng rãi trong các món ăn cũng như một loại thuốc. Nghệ đã qua tinh chế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, chữa được nhiều loại bệnh trong đó có tinh bột nghệ vàng.

Tinh bột nghệ vàng có màu vàng sậm, độ mịn cao, được tinh chế từ củ nghệ tươi sau khi đã loại bỏ sạch các tạp chất, tinh dầu nghệ, sấy khô, nghiền mịn. Khoảng 25 kg nghệ tươi mới sản xuất được 1 kg tinh bột nghệ. Chính vì vậy, tinh bột nghệ cho hiệu quả, tác dụng cao hơn hẳn so với bột nghệ nguyên chất chưa qua xử lý.

Dưới đây là những tác dụng đặc biệt của tinh bột nghệ vàng mà nhiều người chưa biết đến:

1. Làm đẹp da

Tinh bột nghệ vàng có tác dụng làm đẹp da
Tinh bột nghệ vàng có tác dụng trị mụn và làm đẹp da

Tinh bột nghệ vàng được nhiều chị em coi là một bí quyết chăm sóc da tuyệt vời. Rất nhiều bạn chỉ biết rằng, nghệ làm đẹp da mà không biết cụ thể là sản phẩm này làm đẹp như thế nào. Hãy cùng điểm danh những tác dụng của tinh bột nghệ đối với da:

  • Trị mụn
  • Dưỡng ẩm
  • Chống thâm nám
  • Chống rạn da
  • Trị sẹo
  • Chống lão hóa
  • Giảm nếp nhăn
  • Tẩy tế bào chết
  • Chữa nứt gót chân

Cách chăm sóc da đơn giản nhất với tinh bột nghệ vàng chính là uống 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 2 thìa cà phê mật ong cùng 150 ml nước mỗi ngày.

Muốn đạt hiệu quả chăm sóc da nhanh hơn, có thể dùng tinh bột nghệ vàng trộn với một trong các nguyên liệu sau: mật ong, sữa tươi, sữa chua không đường, nước ép hoa quả… thành hỗn hợp mặt nạ đắp trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần.

2. Chữa bỏng

Tinh bột nghệ vàng có tác dụng chữa bỏng
Tinh bột nghệ vàng có tác dụng chữa bỏng

Đây là công dụng của tinh bột nghệ vàng mà ít người biết đến. Dù là bị bỏng nhiệt do lửa hay nước sôi hay cháy nắng thì bạn vẫn hoàn toàn có thể yên tâm điều trị bởi nghệ không chỉ có khả năng làm liền sẹo mà còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng da.

Có thể dùng nghệ tươi cắt lát mỏng đắp lên vùng da bỏng hoặc dùng tinh bột nghệ trộn nước thoa lên vùng da bỏng ngày 2 đến 3 lần.

3. Điều trị các bệnh da liễu

Nếu không may mắc bệnh vẩy nến, á sừng, eczema, mẩn ngứa thì có thể dùng tinh bột nghệ vàng hay nghệ tươi để trị.  Cách dùng giống như cách trị bỏng da.

4. Dưỡng tóc

Đây là lợi ích tuyệt diệu của tinh bột nghệ vàng dành cho mái tóc, các dưỡng chất trong tinh bột nghệ có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tóc, làm sạch da đầu, ngăn ngừa rụng tóc và trị gàu hiệu quả nhờ khả năng diệt khuẩn.

Cách dùng rất đơn giản, lấy 2 thìa tinh bột nghệ vàng trộn với dầu ô liu hay sữa tươi. Mát xa da đầu nhẹ nhàng và toàn bộ tóc trong khoảng 10 phút rồi gội sạch lại với nước.

5. Tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe

Tinh bột nghệ vàng đã được chứng minh rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh: đau dạ dày, phòng chống ung thư, bệnh bạch cầu, giải độc gan, tiêu mỡ giảm cân, tiểu đường…

Để có được những lợi ích này, bạn chỉ cần thường xuyên đều đặn mỗi ngày uống 5 gamtinh bột nghệ vàng pha với nước hoặc pha với nước cùng mật ong.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Những tác dụng của tinh bột nghệ không phải chị em nào cũng biết

Sẽ có rất nhiều chị em không biết đến một số tác dụng của tinh bột nghệ mà chúng tôi liệt kê dưới đây. Hãy cùng khám phá nhé!

Tác dụng của tinh bột nghệ :Giảm béo sau sinh

tác dụng của tinh bột nghệ giảm béo sau sinh

Sau khi sinh em bé, đa số chị em thường bị tăng cân bởi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ. Có những chị em sau sinh em bé đã “tá hỏa” khi cơ thể tăng đến 5kg. Nhiều chị em ngay lập tức tìm đến các phương pháp giảm béo để lấy lại vóc dáng và thân hình.

Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh thường vẫn phải kiêng khem rất nhiều thứ vì vậy mà chị em cần chọn lựa cho mình những phương pháp giảm béo thực sự an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không để lại những di chứng về sau.

Giảm béo sau sinh bằng tinh bột nghệ từ lâu đã được coi là phương pháp giảm cân an toàn cho các mẹ. Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giàn và dễ dàng áp dụng.

Các nàng cần chuẩn bị khoảng 300gr bột gừng cùng 300gr bột nghệ. Sau đó, cho hỗn hợp bột gừng và bột nghệ vào một chiếc hũ, rồi rót rượu trắng sao cho rượu ngập lên trên lớp bột gừng và nghệ khoảng 2 đốt ngón tay.

Đậy kín nắp bình để nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng hai tháng, khi hũ rượu gừng nghệ chuyển sang màu vàng sáng thì các nàng mang ra và áp dụng phương pháp giảm béo sau sinh.

Dùng khăn mềm để thấm rượu mỗi ngày, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng cơ thể cần giảm béo và massage khoảng 30 phút. Khi các nàng cảm nhận được sức nóng từ hỗn hợp rượu gừng nghệ lan toàn khắp vùng cơ thể trị liệu thì đó chính là lúc mà hỗn hợp phát huy tác dụng. Các nàng sẽ thấy tác dụng của tinh bột nghệ ngay từ lần đầu tiên thực hiện.

Tác dụng của tinh bột nghệ: Cải thiện sắc tố da

Được xem là thần dược cho làn da, tinh bột nghệ giúp da sáng mịn và đàn hồi. Trường hợp làn da của bạn kém sắc hoặc không đều màu thì hãy nghĩ đến phương pháp làm đẹp từ tinh bột nghệ để cải thiện sắc tố da của mình. Đảm bảo, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các nàng sẽ thấy da mình sáng lên và đều màu, khỏe mạnh mỗi ngày.

Sắc tố da kém chính là tình trạng da yếu và cần sự chăm sóc. Với tác dụng của tinh bột nghệ, thực hiện mỗi ngày các nàng sẽ giúp da khỏe mạnh và sáng, đều màu.

Dùng tinh bột nghệ làm mặt nạ hàng ngày với vùng da cần trị liệu. Chăm chỉ đắp mặt nạ từ 20 đến 30 phút, sau đó các nàng rửa sạch vùng trị liệu với nước ấm.

Hỗn hợp bột nghệ và chanh tươi còn giúp các nàng đánh bay những vết thâm do mụn. Chỉ sau 1 tuần với phương pháp trên các nàng sẽ thấy da sáng mịn, hết tình trạng không đều màu và sắc tố da được cải thiện rõ rệt.

Tác dụng của tinh bột nghệ :Trị lão hóa

Đây là phương pháp trị lão hóa của phụ nữ Ấn độ giúp tẩy sạch da chết, làm mờ vết thâm và vết nhăn, ngăn chặn tác nhân khiến da bị lão hóa.

Tác dụng của tinh bột nghệ :Trị lão hóa

Chỉ cần chuẩn bị 1 muỗng bột đậu xanh, ¼ muỗng cà phê tinh bột nghệ, 2 muỗng cà phê sữa. Sau đó, chị em trộn các thành phần trên lại với nhau để thành hỗn hợp tuyệt vời tốt cho làn da để sa khỏe, săn chắc và đầy lùi lão hóa.

Chị em chỉ cần thoa hỗn hợp trên lên vùng da nhăn nheo và chảy xệ do lão hóa sau đó để khoảng 20 phút cho tinh chất ngấm sâu vào trong da. Chị em massage nhẹ nhàng cùng da trị liệu và rửa sạch với nước ấm.

Chăm chỉ thực hiện khoảng 1 tuần chị em sẽ thấy da căng mịn và không còn những dấu hiệu của sự già nua. Đây là phương pháp phù hợp với phụ nữ ở mọi lứa tuổi kể cả chị em đang trong thời gian sinh em bé.

Trên đây là những tác dụng của tinh bột nghệ mà không phải chị em nào cũng biết. Hãy áp dụng những ngay những phương pháp làm đẹp trên ngay bây giờ nếu bạn đang gặp một trong những tình trạng trên nhé. Chúc các bạn thành công!

Những nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân khiến bạn đã và đang có nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày phần lớn là do các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày gây nên. Cụ thể hơn, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ rõ điều này hoàn toàn có thể xảy ra do chế độ ăn uống thất thường, ăn các nhóm thực phẩm không hợp lý với chức năng của dạ dày…

Như vậy, để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn hàng ngày. Những điều mà các chuyên gia về sức khỏe khuyên bạn thường là nên ăn đúng giờ, ăn đúng bữa, khi ăn cần tập trung,… để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày cũng là một điều quan trọng, giúp cho dạ dày của bạn được bảo vệ tốt hơn. Vậy người bệnh đau dạ dày ăn gì tốt? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.

Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thức ăn có lợi cho dạ dày, giúp cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa cũng như dễ dàng hơn cho việc tiêu hóa nên được người bệnh bổ sung hàng ngày. Cháo gạo nếp, trứng, sữa, nước rau quả tươi (nước nha đam, nước ép cà rốt,…) là những thực phẩm điển hình, giúp bổ sung dưỡng chất và tăng sinh chất bảo vệ dạ dày. Hơn nữa, việc dùng những loại thực phẩm này thường xuyên cũng không hề gây nhàm chán cho bữa ăn chút nào.

Những nhóm thực phẩm này vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp bảo vệ cho dạ dày của bạn.

Nhóm thức ăn hải sản bổ sung calci và đạm cho người bệnh đau dạ dày

Với những người bệnh đau dạ dày có nguy cơ, hoặc đang bị viêm loét dạ dày thì việc bổ sung calci, chất đạm, các nguyên tố vi lượng (kẽm…) sẽ rất cần thiết để giúp cho vết viêm loét nhanh lành hơn, từ đó làm giảm được triệu chứng là các cơn đau do viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Người bệnh đau dạ dày thường hay gặp chứng khó tiêu, đầy bụng sau khi ăn. Vì thế, việc bổ sung nhiều chất xơ, các vitamin từ lượng rau củ quả tươi sẽ làm cải thiện tốt triệu chứng này. Không chỉ vậy, các vitamin và khoáng chất trong rau quả còn giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho người bệnh, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh đau dạ dày.

Trong nhóm thực phẩm giàu chất xơ, thì các loại rau họ cải (đặc biệt là bắp cải) còn có chứa vitamin U, một chất có công dụng làm lành nhanh các tổn thương dạ dày.

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột

Việc bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như các loại ngũ cốc (khoai lang, khoai tây, ngô, gạo lứt,…) có thể giúp người bệnh đau dạ dày tiêu hóa tốt hơn nhờ tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu. Không chỉ vậy, đây còn là nhóm thực phẩm nên được bổ sung trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, để giúp làm giảm tối đa lượng acid thừa trong dạ dày, từ đó làm giảm các cơn đau của bệnh.

Bên cạnh những nhóm thực phẩm kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, dưới sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ cũng như các chuyên giai về sức khỏe.

Những nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày bạn cần biết

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày là những bệnh gặp phổ biến ở đường tiêu hoá. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình là các cơn đau vùng thượng vị, nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó chịu…

Với ngườii mắc bệnh đau dạ dày, các cơn đau thường xuất hiện có tính chu kỳ, trước khi ăn, hoặc trong và ngay sau khi ăn. Mức độ đau cũng tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người. Khi những cơn đau xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác nóng, bỏng rát ở dạ dày, đau quặn bụng (với cơn đau cấp tính) hay đau âm ỉ (cơn đau mạn tính). Vì thế, việc sử dụng thuốc để chế ngự cơn đau cho người bệnh đau dạ dày là một trong những cách làm giảm triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau dạ dày như nào để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi dùng thuốc giảm đau dạ dày.

Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày theo các mức độ đau

Mức độ 1: đau nhẹ

Những cơn đau nhẹ thường âm ỉ xuất hiện nhưng vẫn có thể gây khó chịu cho người bệnh. Nếu sử dụng thuốc trong trường hợp này, bạn nên dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không phải steroid. Các thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, ibuprofen, aspirin… Tuỳ vào đáp ứng với thuốc của mỗi người, mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau dạ dày là một lựa chọn của nhiều người để làm giảm cơn đau tạm thời.

Mức độ 2: đau vừa

Khi những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, kéo dài hơn một chút thì các thuốc giảm đau thuờng dùng có thể không đủ để giảm đau. Lúc này, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng phối hợp thêm thuốc giảm đau là các opioid yếu như codein, oxycodon.

Mức độ 3: đau nặng

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể có những biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, hẹp môn vị, thậm chí là biến chứng ung thư dạ dày, thì cơn đau cấp tính sẽ tăng lên và khiến cho người bệnh bị đau quặn bụng. Lúc này, việc sử dụng opioid mạnh để giúp người bệnh giảm cơn đau là rất cần thiết. Các thuốc giảm đau mạnh cho trường hợp này là morphin, hydromorphon, methadon,… Hay các dẫn chất khác của morphin.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau mạnh rất dễ gây tình trạng quen thuốc ở người bệnh, tương tự như những cơn nghiện thuốc. Vì thế, chỉ khi thật sự cần mới nên sử dụng các thuốc này.

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của nhân viên y tế

Để tránh việc quen thuốc, dẫn đến nhờn thuốc giảm đau thông thường, bạn cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn dùng thuốc của các nhân viên y tế. Đặc biệt, cần chú ý không tự dùng thuốc, cũng như không dùng thuốc giảm đau kéo dài.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần phải thay đổi để tránh nguy cơ xuất hiện lại các cơn đau. Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn cay nóng (tiêu, tỏi, ớt…), đồ ăn nhanh hay đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Các loại đồ uống có cồn (bia rượu), đồ uống có ga, cà phê, nước chè đặc cũng không hề tốt cho dạ dày của bạn….

Thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của nhân viên y tế là một trong những nguyên tắc giúp bạn giảm cơn đau dạ dày, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh. 

Những nguyên tắc cần biết trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng đang là một trong những căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng lên mỗi năm. Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa.

Bệnh thường đi kèm với triệu chứng là các cơn đau vùng thượng vị, đau âm ỉ kéo dài và có tính chu kỳ. Một số triệu chứng khác thường thấy ở người bệnh là ợ hơi, ợ chua; có cảm giác nóng, bỏng rát vùng bụng; đầy hơi chướng bụng; ăn khó tiêu;… Các triệu chứng kéo dài thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phòng và điều trị bệnh từ sớm rất quan trọng.

Vậy làm thế nào để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả tốt? Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần ghi nhớ, làm theo để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc ức chế, làm giảm acid và pepsin dịch vị; thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là những loại thuốc thường gặp trong phác đồ điều trị của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.

Việc sử dụng các loại thuốc kể trên cần phải được tuân thủ theo đúng loại thuốc, đúng liều, đúng thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn. Bởi các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng lâu dài, hoặc không đạt được tác dụng điều trị do uống sai thời điểm. Đồng thời trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh cần phải tự theo dõi và thông báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ biểu hiện nào do tác dụng phụ của thuốc gây nên.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống có một vài trò quan trọng quyết định đến kết quả điều trị. Nguyên tắc chung về ăn uống mà mọi người bệnh cần tuân thủ là ăn chín, uống sôi; ăn chậm, nhai kỹ.

Hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày tổn thương như đồ ăn có tính cay, nóng (tiêu, tỏi, ớt,…); đồ ăn chua và có hàm lượng acid cao (cam, chanh,…); đồ uống có chứa cồn (rượu bia) và đồ uống có chứa chất kích thích dạ dày (café, nước trà đặc,…).

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các loại thực phẩm có tính ấm, mát. Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thời gian giữa các bữa ăn phải hợp lý, tránh để cho dạ dày quá đói, hay ăn quá no. Việc này sẽ giúp làm giảm bớt các cơn đau và những triệu chứng khác, nhờ đó làm giảm nỗi lo sức khỏe cho người bệnh.

Song song với chế độ ăn uống, người bệnh nên có thời gian biểu để sắp xếp công việc hàng ngày phù hợp hơn. Đồng thời kết hợp rèn luyện sức khỏe cho bản thân bằng các bài tập thao, tập yoga… để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, thư giãn đầu óc, giảm bớt stress trong cuộc sống.

Ngoài ra, bên cạnh thuốc và chế độ ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn.

 

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x