Những nguyên tắc cần biết trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
185
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày tá tràng đang là một trong những căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng lên mỗi năm. Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa.
Bệnh thường đi kèm với triệu chứng là các cơn đau vùng thượng vị, đau âm ỉ kéo dài và có tính chu kỳ. Một số triệu chứng khác thường thấy ở người bệnh là ợ hơi, ợ chua; có cảm giác nóng, bỏng rát vùng bụng; đầy hơi chướng bụng; ăn khó tiêu;… Các triệu chứng kéo dài thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phòng và điều trị bệnh từ sớm rất quan trọng.
Vậy làm thế nào để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả tốt? Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần ghi nhớ, làm theo để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc ức chế, làm giảm acid và pepsin dịch vị; thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là những loại thuốc thường gặp trong phác đồ điều trị của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
Việc sử dụng các loại thuốc kể trên cần phải được tuân thủ theo đúng loại thuốc, đúng liều, đúng thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn. Bởi các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng lâu dài, hoặc không đạt được tác dụng điều trị do uống sai thời điểm. Đồng thời trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh cần phải tự theo dõi và thông báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ biểu hiện nào do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống có một vài trò quan trọng quyết định đến kết quả điều trị. Nguyên tắc chung về ăn uống mà mọi người bệnh cần tuân thủ là ăn chín, uống sôi; ăn chậm, nhai kỹ.
Hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày tổn thương như đồ ăn có tính cay, nóng (tiêu, tỏi, ớt,…); đồ ăn chua và có hàm lượng acid cao (cam, chanh,…); đồ uống có chứa cồn (rượu bia) và đồ uống có chứa chất kích thích dạ dày (café, nước trà đặc,…).
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các loại thực phẩm có tính ấm, mát. Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thời gian giữa các bữa ăn phải hợp lý, tránh để cho dạ dày quá đói, hay ăn quá no. Việc này sẽ giúp làm giảm bớt các cơn đau và những triệu chứng khác, nhờ đó làm giảm nỗi lo sức khỏe cho người bệnh.
Song song với chế độ ăn uống, người bệnh nên có thời gian biểu để sắp xếp công việc hàng ngày phù hợp hơn. Đồng thời kết hợp rèn luyện sức khỏe cho bản thân bằng các bài tập thao, tập yoga… để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, thư giãn đầu óc, giảm bớt stress trong cuộc sống.
Ngoài ra, bên cạnh thuốc và chế độ ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn.