Skip to main content

Những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    214

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta hiện nay. Căn bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên người ở độ tuổi trường thành vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.

Các tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn có gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày dẫn đến việc niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành vết loét. Ngoài vi khuẩn HP, thì viêm loét dạ dày tá tràng còn do một số nguyên nhân khác như: lạm dụng một số thuốc kháng sinh, giảm đau hay do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc căng thẳng, áp lực đè nén trong thời gian dài. Một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể gặp ở các bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng thực phẩm nào?

Để xác định chính xác mức độ bệnh và vị trí vết loét thì khi gặp các triệu chứng như: đau bụng vùng thượng vị, đau khi đói hoặc no, buồn nôn, bụng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm như test Hp, sinh thiết và đặc biệt là nội soi dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ngoài việc dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, người bệnh còn cần phải cực kì thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày do bệnh xuất phát từ dạ dày – cơ quan tiêu hóa thức ăn cho cả cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày sẽ thường có những câu hỏi như: bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng đồ ăn gì, đồ uống gì.

Các loại gia vị cay nóng là nhóm thực phẩm người mắc bệnh dạ dày nên tránh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý KHÔNG nên:

  • Ăn các loại thức ăn xơ, cứng dễ cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày như: rau bí, các loại măng, mướp, các loại rau già, cứng…

  • Ăn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, giàu đạm gây khó tiêu, hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối đồ ăn nhanh, thực phẩm ngâm muối chua, đồ đóng hộp, mỳ ăn liền…

  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các loại quả có độ chua cao hay chuối, đu đủ khi bụng rỗng hoặc đang đói

  • Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, nước ngọt, nước trái cây đóng chai, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra, nên:

  • Ăn uống điều độ, đúng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày không bị đói

  • Ăn thêm bánh mì, cơm, bánh quy ít đường để tăng thấm hút dịch dạ dày

  • Thức ăn khi chế biến nên thái nhỏ, ninh mềm, nêm nếm gia vì vừa phải không quá mặn hay ngọt

  • Ăn chậm, nhãi kỹ, khi ăn không nên làm việc khác như đọc báo, xem phim, chơi điện tử…

  • Có thể uống một cốc tinh bột nghệ pha với mật ong mỗi sáng để tăng khả năng sát khuẩn và làm liền vết viêm loét trong dạ dày tá tràng

  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi công việc quá áp lực và mệt mỏi. Nên ngủ trước 23h và sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x