Những nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày bạn cần biết
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
304
Nội dung bài viết
Toggle
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày là những bệnh gặp phổ biến ở đường tiêu hoá. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình là các cơn đau vùng thượng vị, nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó chịu…
Với ngườii mắc bệnh đau dạ dày, các cơn đau thường xuất hiện có tính chu kỳ, trước khi ăn, hoặc trong và ngay sau khi ăn. Mức độ đau cũng tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người. Khi những cơn đau xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác nóng, bỏng rát ở dạ dày, đau quặn bụng (với cơn đau cấp tính) hay đau âm ỉ (cơn đau mạn tính). Vì thế, việc sử dụng thuốc để chế ngự cơn đau cho người bệnh đau dạ dày là một trong những cách làm giảm triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau dạ dày như nào để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi dùng thuốc giảm đau dạ dày.
Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày theo các mức độ đau
Mức độ 1: đau nhẹ
Những cơn đau nhẹ thường âm ỉ xuất hiện nhưng vẫn có thể gây khó chịu cho người bệnh. Nếu sử dụng thuốc trong trường hợp này, bạn nên dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không phải steroid. Các thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, ibuprofen, aspirin… Tuỳ vào đáp ứng với thuốc của mỗi người, mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn thuốc phù hợp.
Mức độ 2: đau vừa
Khi những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, kéo dài hơn một chút thì các thuốc giảm đau thuờng dùng có thể không đủ để giảm đau. Lúc này, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng phối hợp thêm thuốc giảm đau là các opioid yếu như codein, oxycodon.
Mức độ 3: đau nặng
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể có những biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, hẹp môn vị, thậm chí là biến chứng ung thư dạ dày, thì cơn đau cấp tính sẽ tăng lên và khiến cho người bệnh bị đau quặn bụng. Lúc này, việc sử dụng opioid mạnh để giúp người bệnh giảm cơn đau là rất cần thiết. Các thuốc giảm đau mạnh cho trường hợp này là morphin, hydromorphon, methadon,… Hay các dẫn chất khác của morphin.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau mạnh rất dễ gây tình trạng quen thuốc ở người bệnh, tương tự như những cơn nghiện thuốc. Vì thế, chỉ khi thật sự cần mới nên sử dụng các thuốc này.
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của nhân viên y tế
Để tránh việc quen thuốc, dẫn đến nhờn thuốc giảm đau thông thường, bạn cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn dùng thuốc của các nhân viên y tế. Đặc biệt, cần chú ý không tự dùng thuốc, cũng như không dùng thuốc giảm đau kéo dài.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần phải thay đổi để tránh nguy cơ xuất hiện lại các cơn đau. Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn cay nóng (tiêu, tỏi, ớt…), đồ ăn nhanh hay đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Các loại đồ uống có cồn (bia rượu), đồ uống có ga, cà phê, nước chè đặc cũng không hề tốt cho dạ dày của bạn….
Thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của nhân viên y tế là một trong những nguyên tắc giúp bạn giảm cơn đau dạ dày, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.