Skip to main content

Viêm loét dạ dày hành tá tràng và những biến chứng nguy hiểm

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là trường hợp người bệnh có các thương tổn viêm loét ở dạ dày, sau đó lan đến hành tá tràng (phần đầu của ruột non, tiếp sát với dạ dày). Bệnh rất dễ tái phát do người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị, thường duy trì các thói quen gây hại cho sức khoẻ. Khi bị tái phát nhiều lần, bệnh trở thành mạn tính và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng thường gặp ở viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không và mức độ ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin giải đáp điều này cho bạn.

Xem thêm: 

1. Xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày hành tá tràng

Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người mắc căn bệnh này. Bởi các ổ viêm loét dạ dày, hành tá tràng thường xuyên bị ăn mòn từ tác động của acid dịch vị. Đặc biệt là khu vực hành tá tràng thường bị ảnh hưởng , do lượng thức ăn từ dạ dày đổ vào ruột non sẽ kéo theo dịch vị. Lúc này, tại những nơi đã có vết viêm loét sẵn sẽ dễ bị tổn thương sâu hơn, lâu dần dẫn đến hiện tượng chảy máu đường tiêu hoá.

Khi có biến chứng này, người bệnh có thể nôn ra máu đen lẫn máu tươi. Tuỳ vào mức độ mà lượng máu ra theo là ít hay nhiều. Hoặc có thể là đi ngoài ra phân đen. Đi kèm với đó là sự giảm sút cân nặng, da tái xanh do thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nặng người bệnh sẽ bị thủng đường tiêu hoá, gây xuất huyết mạnh, cần phải nhập viện cấp cứu và có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Hành tá tràng là nơi dễ bị viêm loét do những tác nhân gây bệnh từ dạ dày.

2. Hẹp môn vị do viêm loét hành tá tràng

Trường hợp hành tá tràng bị viêm loét sẽ gây biến chứng với môn vị. Bởi môn vị là van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Khi bị niêm mạc vùng này bị tổn thương, phù nề gây chít hẹp môn vị, thức ăn sẽ không đẩy xuống được ruột non. Người bệnh có biểu hiện đau bụng, đau dữ dội và nôn. Thức ăn bị nôn ra là lượng thức ăn cũ bị lưu giữ lại trong dạ dày, có mùi hôi thối khó chịu.

Hẹp môn vị khiến người bệnh thường xuyên bị nôn, dẫn đến nguy cơ chảy máu dạ dày, mất nước, rối loạn điện giải và bị suy nhược cơ thể.

3. Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư đường tiêu hoá

Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp với người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng. Mặc dù tỷ lệ của ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày rất thấp và ít gặp. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, các khối u đã bắt đầu di căn nhiều nơi. Do đó, mắc bệnh ung thư dạ dày, sự sống của người bệnh giảm xuống nhanh và việc chữa trị cũng rất khó khăn.

Vì thế, để giảm thiểu những nguy cơ mắc biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, người bệnh nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ, tiến hành các liệu pháp điều trị và kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, để đảm bảo trị bệnh triết để, không bị tái phát bệnh.

Xem thêm: Tại sao chọn CumarGold để hỗ trợ làm giảm viêm loét dạ dày tá tràng?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng: chủ quan có dẫn tới nguy hiểm?

Viêm loét dạ dày – hành tá tràng có thể coi là bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh dạ dày, hành tá tràng là vị trí phổ biến dễ xảy ra viêm loét. Hành tá tràng là nơi tiếp nối với dạ dày qua lỗ môn vị, khu vực này thường xuyên tiếp xúc nhiều với thức ăn đã được nhào trộn bởi dịch vị dạ dày.

Hệ tiêu hóa nếu không được chăm sóc cẩn thận dễ dàng xảy ra các triệu chứng viêm loét, gây tổn thương về cơ thể và tinh thân cho người bệnh. Để tránh được nguy cơ bệnh và hạn chế các triệu chứng viêm loét dạ dày hành tá tràng, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân chủ quan gây bệnh, các triệu chứng viêm loét và các biến chứng nguy hiểm.

Những nguyên nhân chủ quan dẫn tới viêm loét hành tá tràng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng rất đa dạng, nhưng đa số lý do là yếu tố chủ quan bản thân mỗi người.

Ăn uống: Một bộ phận không nhỏ giới trẻ và người lớn tuổi thường bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng với các lý do giảm cân, không đủ thời gian, không cần thiết,… Việc bỏ bữa lâu ngày làm dạ dày, hành tá tràng hoạt động không hiệu quả.

Bên cạnh đó, những người đi làm công sở thường có thói quen chỉ uống café, trà xanh vào buổi sáng mà không ăn kèm thêm thức ăn khác. Đối với những người đã có tiền sử viêm loét hành tá tràng, bệnh có thể có dấu hiệu tái phát và nghiêm trọng hơn do kích thích dạ dày tiết acid, đổ xuống hành tá tràng.

Chế độ sinh hoạt, làm việc: Độ tuổi có nguy cơ viêm loét hành tá tràng cao nhất là người đang trong độ tuổi lao động, thêm vào đó giới trẻ ngày nay đang tăng cao khả năng tổn thương dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý.

Cuộc sống giống như một cuộc đua marathon vậy, ai dừng lại người đó sẽ bị bỏ lại. Việc chạy theo những thay đổi của cuộc sống đôi khi khiến con người ít quan tâm tới bản thân mình hơn. Thức khuya, làm việc quá sức, stress, mệt mỏi,… làm tăng cao nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Viêm loét dạ dày có thể kéo theo nguy cơ loét hành tá tràng với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng viêm loét hành tá tràng cần chú ý để điều trị

Bệnh đường tiêu hóa ở Việt Nam không hiếm gặp, một bộ phận người dân vẫn cực kỳ chủ quan trong điều trị mặc dù các triệu chứng của viêm loét dạ dày – hành tá tràng đã biểu hiện rõ rệt.

Các triệu chứng có thể kể đến:

–         Đau thượng vị âm ỉ, nóng rát và có chu kỳ (lâu ngày).

–         Đau khi đói, sau khi ăn giảm đau.

–         Đầy hơi ợ chua, ăn khó tiêu, đầy bụng,…

Khi thấy các triệu chứng này, người bệnh không nên bỏ qua mà hãy đến cơ sở y tế để xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời tránh những hậu quả nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hành tá tràng tiếp tục chủ quan dù đã rõ những triệu chứng, hay sử dụng thuốc không hợp lý, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: chảy máu, thủng vết loét, hẹp môn vị,… Các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, có thể gây sốc và hậu quả khôn lường.

Bởi vậy, để tránh sự nguy hiểm trong chủ quan khi phát hiện và điều trị viêm loét hành tá tràng, bạn cần chú ý tới sức khỏe và các triệu chứng biểu hiện nhé.

Viêm loét dạ dày – Cần một giải pháp khác

Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài vài tháng hoặc vài ba năm. Đau có tính chất chu kỳ, một chu kỳ thường từ 1 tuần hoặc vài tuần trở lên. Kèm theo đó là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa: nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, cảm giác đau rát ở dạ dày, đôi lúc đi cầu ra phân đen… Đó là những cảm giác bất tiện và khó chịu của người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên phải chịu đựng.

Cần nội soi để nhận biết vị trí dạ dày bị tổn thương

Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm  hoặc loét khác nhau, mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng hoặc loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm. Nếu không chữa kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính.



“Gánh nặng” của niêm mạc dạ dày

Bắt đầu từ một đợt cấp, có thể do Nhiễm khuẩn HP ( HelicobacterPylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là yếu tơ nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên “ hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày.  Vì vậy, người bị loét dạ dày tá tràng lâu ngày thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt khi đi nội soi. Thói quen của chúng ta là uống kháng sinh, hoặc các loại thảo dược có thể cắt cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng chỉ cần “đỡ là thôi” nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là niêm mạc dạ dày hoàn toàn bình phục



Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ ăn nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh cứ dai dẳng tái phát.Nguy hiểm hơn sự tổn thương viêm nhiễm niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là ung thư dạ dày – căn bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong các loại ưng thư đường tiêu hóa.



 
 
Ảnh minh họa: Viêm loét dạ dày hay tái phát gây đau tức, khó chịu….
 
Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách nào?

Tinh chất nghệ như một thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc chữa căn bệnh viêm loét dạ dày do có công dụng chống viêm, thu gọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm và hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Curcumin dự phòng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày bảo vệ niêm mạc.



Trong nghệ tươi chỉ chứa 0,3% curcumin, là thành phần chính quyết định tác dụng phòng và chữa bệnh kỳ diệu của nghệ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà khoa học khuyên dùng đủ liều 12g curcumin tương đương 4kg nghệ, đây là điều khó thực hiện buộc mọi người phải nghĩ đến giải pháp khác hơn là ăn nghệ tươi hàng ngày. Việc sử dụng trực tiếp viên nang Curcumin đã được bào chế thì gặp phải vấn đề không tan trong nước (độ tan 0,001%), lại dễ bị chuyển hóa nhanh nên theo các nghiên cứu chỉ 7-10% curcumin hấp thu vào máu và sinh khả dụng chỉ đạt 9-10%.

Khi Y học phát triển các nhà khoa học đã cho ra đời công nghệ NanoCucurmin  mà theo nghiên cứu lâm sàng đã đưa ra sự ưu việt của hoạt chất này. Ngoài ra các sản phẩm thông thường các chỉ chú trọng vào việc chữa các triệu chứng của bệnh mà chưa tập trung vào việc phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không làm ức chế được sự phát triển của vi khuẩn HP , không giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe lên.

Vậy CumarGold có gì ?
CumarGold là sản phẩm đầu tiên tại thị trường Việt Nam có thành phần gồm Nano Curcumin siêu sinh khả dụng, kết hợp với Bioperin với các ưu điểm vượt trội

Thành phần
Mỗi viên nang mềm có chứa: Nano Curcumin 150 mg, Bioperine 0,3 mg
Thành phần khác: Sáp ong trắng, dầu cọ, lecithin, Butylat hydroxy toluen (BHT), Methyl paraben (Nipagin), Propyl paraben (Nipasol), dầu đậu nành.

Công dụng
– Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
– Tăng cường miễn dịch, giảm độc tính và tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.
– Giảm thiểu nguy cơ mắc khối u do các gốc oxy hóa gây ra.

Hướng dẫn sử dụng
Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 01 viên/lần/ngày
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 02 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày.

CumarGold – Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày hành tá tràng
 
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả 
 
 ● Giúp giảm viêm xung huyết dạ dày, lành nhanh vết loét.
 ● Giảm nhanh viêm đau dạ dày.
 ● Hết khuẩn HP, ngăn ngừa tái phát

 

 

Viêm dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì?

Người mắc bệnh viêm dạ dày thường có một chế độ ăn uống được kiểm soát nghiêm ngặt. Người viêm dạ dày kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả? 

Người viêm dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì?

viêm dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì

1. Thực phẩm có tính axit cao
Khi được hỏi bệnh viêm dạ dày kiêng ăn gì, chắc chắn nhiều người sẽ trả lời là đồ chua hoặc trái cây chua. Thế thì theo y học, điều này được giải thích ra sao? Tất cả thực phẩm có chất chua tức là mang tính axit cao. Chúng góp phần tăng tiết dịch dạ dày. Nếu có sự xuất hiện của chúng, dạ dày càng tăng viêm nhiễm. Từ đó gây nên các biểu hiện đau đớn, khó chịu, ợ chua. Vì thế người đau dạ dày tuyệt đối tránh các loại: cam, chanh, quýt, mơ, sấu, ổi, xoài, dứa, giấm, măng chua, dưa cà muối…
 
2. Thực phẩm khó tiêu
Tương tự như đồ chua, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng là câu trả lời cho vấn đề người đau dạ dày kiêng ăn gì. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân không nên có sự góp mặt của khoai môn, củ cải già, rau cần, lá hẹ… Chúng sẽ khiến dạ dày của người bệnh luôn trong tình trạng ứ trệ và gây nên chướng bụng.
 
3. Gia vị có tính kích thích
Bệnh đau dạ dày nên kiêng kỵ với các loại gia vị như ớt, tỏi, tiêu…Chúng thực sự không phải là gia vị “lành mạnh” cho bệnh tình của bạn. Bạn nên hạn chế cho vào thức ăn để tránh triệu chứng ợ nóng hoặc đau bụng, viêm loét ngày càng trầm trọng.
 
4. Thức uống kích thích
Ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng cần hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích. Người đau dạ dày kiêng ăn uống gì? Chắc chắn sẽ là cà phê, nước có ga, bia, rượu…Có rất nhiều trường hợp chướng bụng, khó chịu, buồn nôn, thậm chí là nôn ngay sau khi uống. Người bệnh cần tuyệt đối tránh xa!
5. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Theo các bác sĩ chuyên môn, người đau dạ dày không nên “kết thân” với đồ ăn quá nóng hoặc ướp quá lạnh. Các món trong khoảng 25 – 30 độ được cho là tốt nhất cho người bệnh.
 
6. Trứng chưa chín hoặc quá chín
Khi nói về vấn đề bệnh viêm dạ dày kiêng ăn gì, hầu như mọi người đều không đề cập đến món trứng. Tuy nhiên, trứng chưa được chín hoặc quá chín cũng cản trở rất nhiều đến hệ tiêu hóa của bạn đấy! Trong lòng trắng của trứng sống có chứa một hoạt chất gọi là antitrypsin. Nó hoàn toàn có khả năng chống lại quá trình tiêu hóa protein, gây đầy bụng.
Tuy nhiên, từ đây lại sinh ra một vấn đề mới. Chính tâm lý sợ ăn trứng sống không tốt cho dạ dày, nhiều người đã luộc hoặc rán trứng rất lâu. Thế nhưng khi trứng luộc càng lâu thì các ion lưu huỳnh (trong lòng trắng) và các ion kim loại (trong lòng đỏ) “vô tình” kết hợp với nhau hình thành nên chất sunfua kim loại khó hấp thu. Còn khi rán trứng quá lâu, protein cao phân tử có trong lòng trắng trứng biến thành các axitamin. Nếu gặp nhiệt độ cao chúng tiếp tục biến thành các chất độc hại cho chúng ta. Vì vậy, trứng vừa chín tới là tốt nhất bạn nhé!
Một số lưu ý khi ăn uống
– Ăn uống đúng giờ: Ngay lúc này đây, dù bệnh tình của bạn nhẹ hay nặng, bạn cần tuân theo nguyên tắc ăn uống đúng giờ. Tuyệt đối không được bỏ bữa rồi ăn bù! Bạn không được để bụng quá đói hoặc quá no. Lưu ý, hoạt động ăn uống nên kết thúc trước 18 – 19h tối, tránh ăn đêm khiến dạ dày thêm “quá tải” và “gồng gánh” việc quá mức.
– Chia nhỏ bữa ăn: Những người mắc bệnh lý này tức là dạ dày của họ đã suy yếu, trong một lúc không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn “khổng lồ”. Vì thế, trong khẩu phần ăn uống của bệnh nhân cần chia nhỏ ra làm nhiều bữa. Có như vậy, hệ tiêu hóa của bạn dường như thoải mái hơn và chẳng hề gặp áp lực khi làm việc.
– Khi ăn nên nhai kĩ: Trong chế độ dinh dưỡng của người đau dạ dày kiêng ăn gì? Những đồ ăn quá cứng là không thể! Khi ăn, bạn cần nhai thật kĩ nhằm tiết nước bọt ra nhiều hơn để trung hòa axit có trong thức ăn, hạn chế lượng axit quá nhiều khi đưa vào dạ dày.
 
Như đã nói ban đầu, chế độ ăn uống của người bệnh đau dạ dày luôn khắt khe. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin để giải đáp thắc mắc bệnh viêm dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý hơn trong việc ăn uống đúng cách. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
 
 

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? – Lời khuyên dành riêng cho bệnh nhân viêm dạ dày

Viêm dạ dày kiêng ăn gì chắc hẳn là thắc mắc chung của hầu hết bệnh nhân. Vì vậy, hãy tham khảo ngay nhóm các món ăn mà bạn cần tránh ngay từ bây giờ.

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? – những món ăn gây kích thích dạ dày

Đối với thắc mắc viêm dạ dày kiêng ăn gì, các bác sĩ đã cho ra lời khuyên đầu tiên là nhóm món ăn dễ kích thích dạ dày.

Những món này bao gồm các món chứa nhiều gia vị như các món cay, chua hoặc quá mặn, hàm chứa lượng lớn axit là những thực phẩm có khả năng gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, làm cản trở tiêu hóa và làm cho triệu chứng đau trở nên dữ dội hơn.

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? – những món ăn gây kích thích dạ dày

Cụ thể hơn, bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần tránh các món như canh chua, cà ri cay, các loại mắm, các món ăn vặt nhiều gia vị, thực phẩm lên men chua…

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? nên tránh các thực phẩm khó tiêu

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nói riêng và bệnh dạ dày nói chung cần tránh những thực phẩm khó tiêu.

 Một số món ăn khó tiêu gồm như  chiên xào, nhiều dầu mỡ, và chứa quá nhiều đạm như thịt cầy, chocolate, các món có sữa nguyên kem….

Những món ăn này khi vào dạ dày không được tiêu hóa nhanh chóng sẽ thấm nhiều axit dịch vị và dễ khiến cho các vết loét trở nên sâu hơn hoặc hình thành thêm vết loét mới.

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? món ăn cứng, món nhiều chất xơ

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? Nên tránh các món ăn có độ cứng, các món có góc sắc, cạnh và các món hàm chứa lượng chất xơ quá cao. Những món ăn này khi đưa vào trong cơ thể và trong quá trình tiêu hóa, chúng có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản và góp phần khiến cho các vết loét dạ dày trở nên tệ hơn.

Những món cứng người bệnh nên nấu cho mềm món ăn, ninh nhừ, xay nhuyễn, xắt nhỏ chúng trước khi cho vào miệng hoặc có thể nấu chúng chỉ để lấy nước dùng, không lấy phần cái để cơ thể dễ hấp thu được dưỡng chất từ các món này.

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? Những món ăn có chứa các chất độc hại cho dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày thì bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những món có tính độc hại đối với dạ dày. Các món này bao gồm:

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? Những món ăn có chứa các chất độc hại cho dạ dày

– Đã từng có tiền sử gây dị ứng, khó tiêu đối với bản thân

– Đồ ăn chế biến từ các loại nấm, khoai mì, măng nói chung

– Đồ ăn chế biến chưa chín, không hợp vệ sinh

Các món ăn sinh hơi không tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày

Ngoài ra, khi tìm hiểu viêm dạ dày kiêng ăn gì, bạn cần tránh các món dễ sinh hơi trong dạ dày như

– Các loại nước ngọt có gas, soda

– Dưa cà muối, đậu, đỗ, hành…

– Các món gây đầy bụng, ợ hơi nói chung

Những đồ ăn này sẽ dễ gây hơi trong cơ thể và gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi thường xuyên, khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Viêm dạ dày kiêng ăn gì? Nói không hoàn toàn với các chất kích thích, chất gây nghiện

Điều quan trọng trong quá trình chữa trị viêm dạ dày chính là loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích, chất gây nghiện ra khỏi thói quen sinh hoạt của bản thân. Các chất này gồm có:

– Đồ uống có cồn, rượu, bia…

– Thuốc lá

– Cà phê

– Các chất gây nghiện

Những sản phẩm này không chỉ bị khuyến cáo mà còn bị xem là khắc tinh của bệnh dạ dày. Vì thế, điều đầu tiên mà người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cần tránh chính là các món này.

Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có thể dùng các món ăn ở nhóm trên với hàm lượng thích hợp nhưng nên tránh xa các chất kích thích vì rất dễ làm bệnh tái phát.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi viêm dạ dày kiêng ăn gì. Mặc dù rất khó để áp dụng chế độ ăn khắt khe cho người bệnh dạ dày nhưng cũng nên lưu ý hạn chế, tránh việc ăn uống bừa bãi khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khoẻ, đừng quên thường xuyên cập nhật sức khoẻ dạ dày để biết cách phòng tránh nhé.

 

Viêm dạ dày kiêng ăn gì- câu hỏi “xưa như trái đất”

Nhiều người cho rằng viêm dạ dày là bệnh “xưa như trái đất” nhưng lại không hề biết rằng viêm dạ dày kiêng ăn gì mới thực sự tốt cho sức khỏe.
 
Ngoài viêm dạ dày kiêng ăn gì, yếu tố nào ảnh hưởng đến dạ dày của bạn?
 
1. Uống rượu bia vô độ
Không chỉ có viêm dạ dày kiêng ăn gì đâu nhé, đồ uống cũng quan trọng không kém đối với dạ dày của bạn. Uống rượu sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời còn có thể dẫn đến xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, và làm cho dạ dày tổn thương ngày càng nặng. Rất nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia khi trong bụng trống rỗng, không có gì. Hãy nhớ ăn thêm gì đó trước khi uống để bảo vệ tốt hơn cho dạ dày của mình nhé.
 
2. Uống cà phê, trà đặc
viêm dạ dày kiêng ăn gì, uống gì
Trong cà phê và trà đều có chất gây kích thích và thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây ra thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày.
 
3. Ăn nhanh
Thức ăn trong dạ dày là phải qua thời gian “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Ăn nhanh nuốt vội sẽ khiến dạ dày sẽ phải làm thêm công việc nghiền nát thức ăn, tăng thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Trong khi đó, nhai kỹ, nhai chậm có thể tăng tiết dịch tụy, làm cho axit hydrochloric và dịch mật giảm, rất có lợi cho dạ dày.
 
4. Căng thẳng
Trạng thái buồn phiền, căng thẳng, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan chức năng trong cơ thể, tác động đến hệ thần kinh thực vật chức năng dạ dày, đường ruột bị mất cân bằng; pepsin và axit hydrochloric tăng tiết làm cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt và tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, dẫn đến hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
 
5. Quá mệt mỏi
Nếu cơ thể mệt mỏi quá độ có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ và chức năng bài tiết bị ảnh hưởng, dẫn đến niêm mạc bị tổn thương.
 
6. Ăn uống không vệ sinh
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột là lây nhiễm trực khuẩn môn vị. Tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra chiếm tới 70 – 90% đối với những người bị viêm loét dạ dày.
Thông thường vi khuẩn lây truyền qua đồ đựng thực phẩm và bàn chải đánh răng. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
 
7. No đói không đều
Axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày sẽ luôn ở nồng độ cao khi đói dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Ngược lại, khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương đến khả năng tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to và thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Vì vậy không nên để dạ dày mình quá đói, khi đói cũng phải ăn từ từ và không ăn quá nhiều vì dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá sức đấy.
 
8. Ăn tối quá no
Theo thống kê gần đây cho thấy thì đến hơn 70% dân số không quan tâm đến bữa sáng mà thay vào đó là dồn cho bữa tối. Thông thường, vì cơ bản sáng ra phải đi làm sớm nên không ăn sáng cẩn thận, bữa trưa cũng ăn qua qua, đến buổi tối có thời gian đi chợ nấu nướng hơn nên sẽ tập trung ăn nhiều vào buổi tối vì nghĩ rằng ăn bù cho cả ngày hoặc cũng có một vài người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và ngủ không an giấc, dẫn đến dễ tăng cân. 
 
9. Lạm dụng thuốc tây
Niêm mạc dạ dày thường bị tổn thương do 3 loại thuốc sau:  các loại thuốc chống viêm; nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); thuốc hormone như sterol. Chính vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên khống chế liều lượng và đúng liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.
 
Tom lại không chỉ là vấn đề viêm dạ dày kiêng ăn gì, những yếu tố trên cũng thúc đẩy phần nào tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ. Chính vì vậy chúng ta nên loại bỏ những thói quen xấu đó để cải thiện tình trạng bệnh nhé.
 

Vị thuốc trị loét dạ dày đơn giản từ trái bưởi

Bưởi không chỉ là 1 loại quả nhiều dinh dưỡng ,mà còn là 1 vị thuốc trị loét dạ dày tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.

Vì sao bưởi được coi như 1 vị thuốc trị loét dạ dày hiệu quả

Trong thành phần của bưởi có chứa nhiều Vitamin đặc biệt là Vitamin C giúp chống sự lão hóa da, tăng cường khả năng tuần hoàn máu, ức chế các chất nhờn, se nhỏ lỗ chân lông…. Không chỉ là vị thuốc trị loét dạ dày hiệu quả, bưởi còn có tác dụng đối với những bệnh nhân bị thấp khớp, những người thường xuyên bị đau lưng, nhức mỏi xương khớp…

Trong những cuốn y học cổ truyền dân gian có nói ngoài tác dụng chữa viêm loét dạ dày thì bưởi còn có tác dụng làm giảm sự hình thành và kiềm chế sự gia tăng của sỏi thận. Các thành phần trong bưởi có tác dụng giảm cholesterol trong máu qua đó phòng tránh các bệnh lý về tim mạch đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Đặc biệt hơn thì có nhiều người chưa biết đến tác dụng phòng tránh ung thư của quả bưởi, chính nhờ sự giàu có về lượng vitamin C mà quả bưởi có thể làm giảm các yếu tố gây stress, căng thẳng điều kiện có thể dẫn đến ung thư ở nhiều người.

Những bài thuốc trị loét dạ dày tá tràng nhẹ nhàng với trái bưởi

Có thể nói một vài loại thuốc tây y có tác dụng trị bệnh nhanh chóng tuy nhiên tác dụng phụ mà nó gây ra cũng nhanh không kém. Nếu không biết cách áp dụng đúng, lạm dụng thuốc, thay vì điều trị thành công viêm tá tràng nó có thể  là nguyên nhân gây ra bệnh, khiến tình hình thêm nghiêm trọng hơn.

Hiểu được điều đó nên ngày nay người ta có xu hướng tìm đến các bài thuốc từ tự nhiên vừa lành tính, an toàn, rẻ tiền mà hiệu quả mang lại cũng không kém. Sau đây là một số bài thuốc trị loét dạ dày từ bưởi bạn có thể áp dụng:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị 12g vỏ bưởi khô, vỏ quýt khô, sao thơm sau đó cho vào nồi sắc, đổ 4 bát nước, cho thêm 3 lát gừng tươi, đun đến khi còn 1 bát nước, đổ ra chia làm 2 lần uống, uống khi thuốc còn ấm. Kiên trì thực hiện một thời gian, các triệu chứng loét dạ dày sẽ giảm thiểu nhanh chóng.

Bài thuốc 2:

Uống nước ép bưởi hàng ngày, mỗi ngày 1 cốc. Tác dụng: nhuận tràng, giải khát, làm đẹp da, trị nhanh chứng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên chú ý không uống nước bưởi hay ăn bưởi đặc biệt là bưởi có vị chua khi đói.

Bài thuốc 3:

Dùng 100g hạt bưởi tươi cho vào cốc nước sôi, đậy nắp kín để qua đêm hoặc để sau 3-4 tiếng, ta sẽ thu lại được một hợp chất đặc sánh do tinh dầu ở hạt bưởi tiết ra. Người bị loét dạ dày lấy nước này uống sau bữa ăn, ngày 1 lần. Làm liên tục trong khoảng 1 tháng để nhận thấy kết quả mang lại.

 

Vì sao tinh nghệ nano đem lại hiệu quả vượt trội ?

Cùng có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh nhưng ngày càng nhiều người ưa chuộng và tin dùng tinh nghệ nano so với bột nghệ thông thường. Lý do bởi tinh nghệ nano đem lại hiệu quả, tác dụng vượt trội hơn hẳn. Vậy đâu là lý do tạo nên sự khác biệt này ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

Y học dân gian từ xa xưa đã coi nghệ là một vị thuốc quý, một loại gia vị thực phẩm đa chức năng nhờ khả năng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, đặc biệt là đau, viêm loét dạ dày. Ngày nay, nhiều người không sử dụng nghệ tươi hay bột nghệ nghiền nguyên chất mà dùng tinh nghệ nano nhằm tăng hiệu quả sử dụng.

Tác dụng vượt trội của tinh nghệ nano
Tác dụng vượt trội của tinh nghệ nano

Trên thực tế, có rất nhiều người không hiểu rõ lý do khiến tinh nghệ nano có hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng bột nghệ thông thường. Như ta đã biết, thành phần quan trọng nhất, có tác dụng chữa bệnh trong nghệ là hợp chất curcumin. Tùy vào công nghệ sản xuất có hiện đại hay không mà sản phẩm thu được sẽ có hàm lượng curcumin khác nhau. Trong củ nghệ tươi, hàm lượng curcumin chiếm khoảng 0,3 đến 1 % trọng lượng.

Tinh bột nghệ là bột nghệ nghiền đã được loại bỏ tạp chất và các bụi bẩn, đặc biệt là loại bỏ tinh dầu nghệ, đây là thành phần gây các tác dụng phụ cho cơ thể như gây nóng trong, táo bón, rối loạn dịch vị, gây vị đắng, mùi hắc. Tinh bột nghệ chứa hàm lượng curcumin tương đối cao.

Tinh bột nghệ sản xuất theo công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất hiện nay là công nghệ nano sẽ tạo ra được tinh nghệ nano. Tinh nghệ nano có kích thước các hạt siêu nhỏ chỉ từ 30 cho đến 100 nanomet, vô cùng nhỏ. Tinh nghệ nano có hàm lượng curcumin lên tới 92 đến 98%.

Curcumin vốn là hợp chất mà cơ thể khó hấp thu nhưng bằng công nghệ nano, các hạt trở nên siêu nhỏ nên dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn, dễ dàng thâm nhập vào máu và các tế bào. Độ tan của curcumin trong tinh nghệ nano cũng cao gấp nhiều lần so với tinh bột nghệ bình thường. Nhờ đó, hiệu quả điều trị bệnh của tinh nghệ nano so với các loại bột nghệ khác cũng tăng gấp 40 lần.

Hiệu quả vượt trội của tinh nghệ nano
Hiệu quả vượt trội của tinh nghệ nano

Chính vì vậy, để sản xuất được tinh nghệ nano cần một khối lượng nghệ rất lớn. Đó là lý do giải thích vì sao giá của tinh nghệ nano đắt hơn rất nhiều lần so với giá bán của tinh bột nghệ thông thường.

Tinh nghệ nano được sử dụng rộng rãi nhằm điều chế các loại thuốc chữa bệnh trong đó phổ biến là các bệnh về dạ dày, chống viêm và đặc biệt là thuốc điều trị ung thư.

Nhiều loại thuốc chống và chữa ung thư hiện nay có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại làm ảnh hưởng, thậm chí loại trừ cả các tế bào lành khiến việc điều trị ung thư rất khó khăn. Hợp chất curcumin qua nghiên cứu có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt và loại trừ các tế bào ung thư đồng thời không gây ảnh hưởng tới các tế bào lành tính nên ngày càng được ứng dụng và sử dụng nhiều hơn.

Đây chính là những lý do khiến tinh nghệ nano trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong việc phòng tránh và điều trị nhiều bệnh hiện nay.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa viên nghệ nano và bột nghệ thông thường ?

Vì sao tinh chất nghệ vàng có tác dụng tốt đối với sức khỏe?

Nghệ từ lâu đã được coi là phương thuốc dân gian với rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Tinh chất nghệ vàng hiện nay ngày càng được ưa chuộng sử dụng nhờ khả năng khai thác được những công dụng của nghệ đồng thời loại bỏ những thành phần tạp chất có hại nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Trước đây, nghệ là vị thuốc, đồng thời cũng là một loại gia vị hết sức phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình. Các cụ xưa kia thường dùng nghệ tươi hoặc thái lát, phơi khô nghiền thành bột mịn để dùng dần.

Nghệ tươi cũng rất tốt. Tuy nhiên, trong nghệ, đặc biệt là bột nghệ nghiền nếu không xử lý kỹ, rất dễ lẫn các tạp chất, bụi bẩn. Đồng thời, trong nghệ nguyên chất chứa một lượng lớn tinh dầu nghệ không tốt cho sức khỏe vì tinh dầu có tính nóng, dễ khiến cơ thể bị nóng trong, nhiều mụn nhọt, táo bón.

Ngày nay, mọi người thường ưa chuộng sử dụng tinh chất nghệ vàng bởi sản phẩm này vừa có được các tác dụng tuyệt vời của nghệ, đồng thời lại sạch tạp chất, tinh dầu nghệ, rất tốt cho sức khỏe.

Trong tinh chất nghệ vàng có chứa hợp chất curcumin, là thành phần dược học quan trọng nhất của nghệ với hàm lượng rất cao. Tinh bột nghệ được sản xuất rất kỳ công mới có thể loại sạch được tạp chất và tinh dầu. Thông thường, phải cần đến 22 đến 25 kg nghệ tươi mới thu được 1 kg tinh bột nghệ vàng.

Tinh bột nghệ vàng quý và có lợi cho sức khỏe, có tác dụng phòng và chữa trị nhiều bệnh khác nhau là bởi curcumin trong đó. Đây là hợp chất đặc biệt với rất nhiều tác dụng:

1/ Khả năng chống viêm

Tinh chất nghệ vàng có khả năng chống viêm rất tốt

Đây là khả năng được biết đến nhiều nhất của curcumin, có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Nhờ đó, tinh bột nghệ vàng vừa có khả năng chống viêm, vừa giảm đau rất tốt.

2/ Khả năng làm lành vết thương, tái tạo da

Đây là hiệu quả đặc biệt thứ hai của curcumin trong quá trình điều trị bệnh. Curcumin đặc biệt phát huy tác dụng đối với các vết thương hở, vừa có tính sát khuẩn, chống viêm, vừa làm lành vết thương và tái tạo da, giúp da phục hồi nhanh hơn.

3/ Khả năng chống ung thư

Đây là phát hiện mới của các nhà khoa học về curcumin trong tinh chất nghệ vàng. Hợp chất này chống ung thư vừa hiệu quả lại đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ như nhiều sản phẩm khác.

4/ Khả năng chống lão hóa, dưỡng da, chống thâm nám

Tinh nghệ vàng có khả năng chống thâm nám

Nghệ được coi là phương thuốc dưỡng da từ lâu đời chính nhờ hợp chất curcumin với khả năng chống ô xy hóa, có tác dụng chống lão hóa hiệu quả, chống lại sự xuất hiện của các nếp nhăn, tình trạng thâm, nám của làn da, dưỡng da mềm mại, mịn màng, tươi trẻ.

5/ Khả năng hạ cholesterol

Đây là tác dụng hết sức độc đáo của Curcumin đối với sức khỏe, khả năng hạ cholesterol máu và mỡ máu, giải độc, bảo vệ gan, có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng tránh các bệnh liên quan đến tim mạch và béo phì một cách hiệu quả.

Nhờ những tác dụng trên của hợp chất curcumin trong thành phần mà tinh chất nghệ vàng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp.

Vì sao phải lưu ý khi dùng thuốc theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em?

 

Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh về tiêu hóa khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có nhiều trẻ em. Các bệnh nhi khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, do đáp ứng cơ thể của mỗi trẻ với thuốc là khác nhau, và nguy cơ bị kháng kháng sinh, tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị thường rất cao.

Chính vì vậy, nếu bạn có con em đang bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là do nhiễm vi khuẩn Hp thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Dưới đây sẽ là những thông tin bạn cần biết, để giúp cho quá trình điều trị bệnh ở trẻ theo phác đồ dùng thuốc được an toàn và hiệu quả hơn.

Vì sao trẻ phải dùng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày phối hợp nhiều loại thuốc?

Bản chất dạ dày là môi trường acid, thức ăn khi vào cơ thể, được lưu trữ tại đây và được tiêu hóa dưới tác động của acid, pepsin dịch vị. Vi khuẩn Hp lại sống rất tốt trong môi trường dạ dày, nên việc tiêu diệt nó không dễ dàng.

Để diệt vi khuẩn hiệu quả, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định cần phải dùng ít nhất 2 loại kháng sinh phối hợp, cùng với thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Các thuốc này được dùng với liệu lượng và thời gian hợp lý, hỗ trợ nhau trong việc tiêu diệt khuẩn Hp.

Điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ cần đặc biết chú ý để đạt hiệu quả cao và tránh tái nhiễm bệnh.

Vì sao thời gian uống các thuốc trong phác đồ điều trị là khác nhau?

Như đã nói ở trên, trong phác đồ điều trị có thuốc ức chế acid. Thuốc này giúp cho kháng sinh diệt khuẩn phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời còn làm lành niêm mạc dạ dày tổn tương do các vết viêm loét. Do đó, thuốc này cần được uống trước khi ăn sáng từ 30 – 60’. Sau khi ăn, kháng sinh sẽ được đưa vào cơ thể và bắt đầu tấn công Hp.

Việc tuân thủ thời gian uống thuốc ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Bởi nếu uống sai thời điểm, hoặc uống các thuốc cùng nhau, thì tác dụng của chúng có thể bị giảm xuống và khiến cho thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết thuốc dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày giữa các trẻ nhỏ là khác nhau. Do khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ đáp ứng của trẻ với thuốc. Việc trẻ đã từng điều trị hay chưa, có dị ứng thuốc hay bất kỳ loại kháng sinh nào cũng đều được tính toán kỹ lưỡng, để tránh những rủi ro không đáng có.

Sau mỗi đợt điều trị bệnh bằng thuốc, bạn cần cho trẻ tái khám, thực hiện nội soi lại (nếu cần) và làm xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu bệnh không được cải thiện, bạn cần cung cấp các đơn thuốc cũng như các thông tin khác cho bác sĩ, để họ có thể đưa ra những chẩn đoán, tiên lượng bệnh và lựa chọn thuốc khác hợp lý hơn cho quá trình điều trị bệnh, giúp trẻ sớm khỏi bệnh và không gặp nguy cơ tái phát.

 

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x