Viêm loét dạ dày tấn công dân công sở
Càng ngày càng có một lượng lớn dân công sở bị viêm loét dạ dày. Nguyên nhân nào dẫn đến việc này? Và liệu khi bệnh tái đi tái lại lâu năm có biến chứng thành bệnh nguy hiểm khác? Theo một bác sỹ tại bệnh viện Quân y, các vấn đề của dạ dày có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thần kinh. Nếu bị căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến tiết dịch dạ dày. Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài sẽ làm dạ dày có nguy cơ viêm loét.
Một yếu tố nữa khiến dân công sở dễ bị loét dạ dày là uống cà phê. Caffeine kích thích sự tiết axit trong dạ dày khiến vết loét càng nặng. Ngoài ra, các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, meloxicam, hoặc piroxicam, có thể cản trở khả năng sản xuất bicarbonat và dịch nhầy, cũng như ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến dạ dày của một người, cản trở sửa chữa tế bào. Từ đó, làm cho cơ chế phòng vệ của dạ dày yếu đi gây loét dạ dày.
Theo các chuyên gia, loét tá tràng gần như luôn luôn lành tính, còn loét dạ dày có thể trở thành ác tính với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Máu chảy từ vết loét dạ dày có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày. Một bác sỹ cho biết, việc điều trị viêm loét dạ dày liên quan đến một vài yếu tố, bao gồm thay đổi lối sống, giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, để điều trị và tránh biến chứng ung thư dạ dày, chúng tôi thường kê một số loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc, và các thuốc ức chế bơm proton. Để điều trị vi khuẩn H. Pylori, các loại thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh. Với bệnh loét tá tràng cần uống thuốc trong khoảng thời gian bốn tuần. Loét dạ dày cần uống thuốc từ sáu đến tám tuần.
Vị bác sỹ này đặc biệt lưu ý, với người hay thấy đau tức dạ dày, từng được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày cần đi kiểm tra dạ dày 6 tháng 1 lần và nên sử dụng thường xuyên các thảo dược hỗ trợ bao lót để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương. Trong đó nổi bật là cây nghệ vàng, một thảo dược đã được dân gian ta truyền tai nhau như một bài thuốc quý trị bệnh dạ dày.
Dùng Nano Curcumin có bảo vệ được dạ dày?
GS. Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngừa ung bướu, bảo vệ gan…
Còn theo GS. TS. Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Các nghiên cứu đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn. Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm. Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã công bố kết quả chế tạo thành công nano curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, với sinh khả dụng từ 85-95%, đạt chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần tinh nghệ thường. Vì vậy, nó có ưu thế hơn hẳn tinh nghệ thông thường mà dân gian hay sử dụng. Và hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển giao Nano Curcumin cho Công ty Dược Mỹ phẩm CVI đưa ra thị trường với tên gọi CumarGold.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi số tổng đài tư vấn sức khỏe 1800 1796 (miễn cước, trong giờ hành chính) hoặc Hotline 0915 001796.
Viêm loét dạ dày tá tràng sau sinh đã có lời giải
Chị Hồ Thị Tuyết Thanh sống tại 367A/5 Trần Quang Diệu, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ gửi thư về công ty chia sẻ:
Cha, mẹ tôi bắt tôi phải nhanh chóng khám và điều trị sớm, để tình trạng này lâu dài thì việc điều trị
sẽ trở nên khó khăn. Nghe lời gia đình tôi đã đến bệnh viện điều trị, sau 3 tháng bệnh có giảm nhưng khi ngưng thuốc thì đau lại và đồng thời trong quá trình điều trị, do sử dụng thuốc đặc trị nên tôi bụng tôi cứ liên tục cào ruột và không khống chế được cơn thèm ăn mặc dù tôi đã nhờ bác sĩ điều chỉnh toa thuốc hằng tuần. Bên cạnh đó, do tác dụng phụ của thuốc người tôi luôn bị nóng, viêm họng, mặt nổi nhiều mụn…
Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp không chỉ ở người già, người lớn mà còn ở trẻ em. Để hiểu thêm về căn bệnh này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về viêm loét dạ dày tá tràng trong bài viết dưới đây.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét dạ dày tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsin kích thích và lớp hoại tử niêm mạc dạ dày đươc xác định với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm.
Tùy theo vị trí viêm hay loét khác nhau mà bệnh sẽ có các tên gọi khác nhau. Trong đó, viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày ở nhiều người hiện nay.
Đặc điểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở vị trí khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày). Trên thực tế, có đến khoảng 4% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là do các khối u ác tính. Do vậy, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, làm các xét nghiệm để sớm phát hiện ra ung thư và loại bỏ các nguy cơ nguy hiểm khác.
Với 96% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng là lành tính, những biểu hiện của vết loét là: vết ăn mòn, lõm hoặc hố như miệng núi lửa hoặc là các vết lồi giống như polyp đại tràng. Các vết viêm loét thông thường lõm ở trong dạ dày còn lồi ở khu vực tá tràng (các vết lồi này thường nổi lên trên các mô xung quanh và có hình dạng khác nhau)
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
– Do vi khuẩn HP: Tỷ lệ gây bệnh do nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng 70 – 90%. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua đường nước bọt: như qua bàn chải đánh răng, do dùng chung đồ đựng thực phẩm, chấm chung bát nước chấm, hoặc ăn uống những loại thực phẩm không sạch sẽ…
– Do chế độ ăn uống: Thường xuyên để cơ thể bị no đói thất thường sẽ làm cho axit hydrochloric và các chất xúc tác dạ dày tiết ra để trung hòa thức ăn không ổn định, khiến cho thời gian thức ăn lưu lại dạ dày lâu, làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày. Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi sẽ khiến thức ăn được nhai không kỹ, nuốt vội làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
– Uống nhiều bia rượu: bia rượu tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
– Do lạm dụng thuốc tây: dùng những loại thuốc gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thuộc nhóm NSAID như: nhóm axit acetylsalicylic (như Aspirin), thuốc chống viêm, thuốc chữa khớp, thuốc hormone như sterol.
– Do tâm lý căng thẳng kéo dài: ảnh hưởng đến thần kinh gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột, đồng thời làm tăng axit hydrochloric và pepsin khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp phải những triệu chứng cơ bản sau:
– Đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau vào lúc đói hoặc vào ban đêm
– Ợ hơi, ợ chua và nóng rát
– Nôn và buồn nôn
– Chán ăn
– Đi đại tiện thấy phân đen như bã café và có mùi khó chịu.
Theo một số nghiên cứu, có đến 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng không hề có những triệu chứng đặc biệt như trên mà thường phát hiện ra bệnh khi gặp phải một số biến chứng như: xuất huyết đường tiêu hóa, hay thủng dạ dày, hẹp môn vị…
Do vậy, các bạn cần chú ý quan tâm đến sức khỏe, đi kiểm tra, thăm khám thường xuyên nhằm phát hiện ra bênh viêm loét dạ dày tá tràng sớm để tránh bệnh biến chứng thành ung thư nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày tá tràng làm sao để nhận biết?
Các biểu hiện của viêm loét dạ dày được thể hiện như thế nào?
Những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng
‘Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì?’- nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân
Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì- nỗi ám ảnh thường trực
1.Thực phẩm có độ axit cao
2.Tránh xa các đồ uống có cồn
3.Đồ uống có ga
4.Đồ ăn chiên xào
5.Thức ăn quá đặc hoặc quá khô
Viêm loét dạ dày tá tràng không cần lo lắng nếu biết những điều sau
Những thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày- tá tràng
Viêm loét dạ dày nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe?
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, có sự liên quan trực tiếp và mật thiết đến chế độ ăn uống. Do đó, bị viêm loét dạ dày nên ăn gì là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây sẽ là giải đáp cho câu hỏi này.
Bị viêm loét dạ dày nên ăn theo chế độ như thế nào?
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống nghiêm gặt sau:
– Ăn uống đúng những loại thực phẩm tốt cho bệnh, đồng thời cũng cần phải ăn đúng cách mới giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
– Ăn chín uống sôi
– Ăn chậm nhai kỹ để lượng nước bọt tiết ra trung hòa được acid dạ dày, nhờ đó giúp cho dạ dày giảm bớt gánh nặng nghiền nát thức ăn.
– Không nên ăn quá no hay để quá đói vì nó là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng đau rát, ợ chua. Ăn quá no sẽ làm cho dạ dày giãn to hơn, kích thích tiết nhiều acid dịch vị hơn.
– Ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn uống điều độ, tốt nhất là nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày có thức ăn trung hòa acid và không nên ăn quá khuya.
– Không nên ăn no xong đi ngủ luôn, sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, làm cho dạ dày không thể trung hòa được hết lượng thức ăn.
Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì thì tốt?
– Những thực phẩm có tính hút axit như các món ăn làm từ gạo nếp bao gồm: bột sắn, khoai ninh nhừ, bánh mỳ, bánh quy,… Chúng đều có có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
– Những thực phẩm giúp trung hòa lượng axit như trứng ốp, trứng rán, sữa nóng,… chúng đều có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa rất tốt. Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng trứng khoảng 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả cao hơn.
– Những thực phẩm kích thích tiêu hóa như sữa chua. Sữa chua không những giúp cho các chị em phụ nữ có được làn da đẹp hơn mà còn giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại cho cơ thể, làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn Ecoli, Yersina và cả vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… cũng là những loại thực phẩm rất giàu chất đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cho cơ thể bạn tiêu hóa tốt hơn.
– Những thực phẩm mau lành vết thương như các loại rau củ tươi như: cải bắp, củ cải, rau cải… không những cung cấp đầy đủ lượng vitamin A, B, C cho cơ thể mà chúng còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng Bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp cho những vết loét mau lành hơn, nhờ đó mà giảm bớt những cảm giác đau nhức cho người bệnh. Bạn nên nuộc chín các loại rau này hoặc hấp chín để ăn chứ không nên làm các món xào nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày..
– Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai (khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp) đều là những thứ những người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn. Các món thích hợp khác có thể là thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát; hoặc đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, chè. Về nước uống, bạn nên ưu tiên chọn nước lọc, nước khoáng.
Bạn phải luôn luôn nhớ rằng ăn uống rất quan trọng trong việc chữa bệnh, nhất là với bệnh về dạ dày. Do đó, bị viêm loét dạ dày nên ăn gì là điều mà bất kể người bệnh nào cũng phải thuộc nằm lòng. Và với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn mau khỏe.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh viêm loét dạ dày hình thành từ nhiều lí do, nhưng phổ biến nhất là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vậy các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tốt nhất?
Những món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Cháo hạt sen
– Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g củ mài 50g và đường phèn 20g
– Cách làm: Quả hồng xiêm non sau khi giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen và củ mài đem sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, đến khi cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được.
– Cách dùng: Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong vòng từ 2- 3 ngày, nếu bạn ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh dạ dày.
Cháo phật thủ, đường phèn
– Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; gạo lức 100g và đường phèn 15g.
– Cách làm: Phật thủ rửa sạch, cho nước và đun, bỏ bã lấy nước. Cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nước phật thử để nấu cháo.
– Cách dùng: Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.
Cháo thịt dê cao lương
– Nguyên liệu: Thịt dê 100g, gạo cao lương 100g và muối ăn
– Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch cùng nước 1 lít nấu loãng, rồi thêm chút muối.
– Cách dùng: Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.
Cháo rau sam
– Nguyên liệu: Rau sam 30g, quả hồng xiêm non 10, búp ổi non 20g, gạo 30g, gia vị
– Cách làm: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, sau đó chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, và đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào.
– Cách dùng: ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
Món khoai tây nấu bạch cập
– Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g và một ít mật ong
– Cách làm: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.
– Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong vòng 2 tuần lễ. Món ăn thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất
Canh dạ dày lợn nấu tiêu
– Thành phần: 1 dạ dày lợn, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị
– Cách làm: Bao tử heo làm sạch, cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, rồi cho thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
– Cách dùng: Chia làm vài lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí
Trứng gà tam thất
– Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, một quả trứng gà và gia vị.
– Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, sau đó cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, và thêm đường trắng.
– Món này có tác dụng bổ ích tỳ vị, là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày.
Chi tiết xem: Top 14 món cháo giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng
Bí ngô và canh bí ngô
– Cách dùng: Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Hoặc cũng có thể thêm bí ngô trong món chè mùa hè của bạn.
– Canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày, được nhiều người sử dụng. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày.
Biết được bị viêm loét dạ dày nên ăn gì để có được chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung những món ăn bài thuốc hữu hiệu sẽ giúp người đau dạ dày giảm bớt một phần áp lực cho dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Viêm loét dạ dày: Muốn ăn ngon, món lạ cũng khó
Một trong những phiền toái lớn nhất của người bị đau dạ dày chính là phải kiểm soát nghiêm ngặt thực đơn ăn uống hàng ngày. Nỗi khổ chung của những người bị dạ dày chính là nói không với việc ăn uống tùy tiện hoặc với các món ăn ngon, lạ nhưng có chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa.
Tâm sự của những người bị đau dạ dày
Chị Trần Thị Tuyết Nga, Chuyên viên Truyền thông, Đại học Công nghệ tâm sự: “Công việc của một người làm truyền thông khiến tôi thường xuyên phải ra ngoài giao tiếp và tham dự các buổi tiệc tùng. Nhưng đến khổ vì chỉ cần một sự thay đổi nhẹ từ đồ ăn hay sơ ý dùng chút chất kích thích thôi, thậm chí cả một ly nước cam hơi chua là sẽ ngay lập tức nếm mùi đau đớn từ cái bao tử “.
Còn đối với một tín đồ của chocolate như chị Nguyễn Thị Tú Uyên – Sinh viên Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam thì: “Thế mà cũng phải kiêng khem hơn một năm nay rồi, bây giờ dù có nhìn thấy chocolate thì cũng chẳng dám vồ vập nữa”.
Cùng chung tâm trạng, anh Lê Minh Khiết – Chuyên viên Marketing, Công ty Đầu tư phát triển Cửu Long than phiền: “Mấy cái món đồ cay cay như Mỳ Hàn Quốc ấy bình thường là món khoái khẩu của tôi, nhất là trong mùa lạnh này. Nhưng thực sự có thèm đến mấy giờ cũng không dám liều…”
Viêm loét dạ dày hiện đang là một căn bệnh về tiêu hóa khá phổ biến, nguyên nhân chính là do dư thừa acid HCl và tình trạng ứ trệ kéo dài của dạ dày gây nên. Nếu người bệnh không có một chế độ ăn uống khoa học và hạn chế các đồ ăn có tác nhân khiến acid HCl trong dạ dày tăng lên thì bệnh sẽ ngày càng có chuyển biến xấu.
Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ:
Duy trì mỗi ngày một hộp sữa chua là cách để bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời làm giảm sự phát triển cũng như bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, để tiêu hóa dễ dàng, cũng nên sử dụng một số loại thịt trong chế biến món ăn hằng ngày như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan…Những món ăn này nhiều đạm nhưng dễ tiêu và nên chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc om thay vì chiên rán.
Nhóm thực phẩm có tính hút acid như: bánh mì, bánh quy, bánh xốp…hoặc một số món ăn có tinh bột được làm từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ…Những đồ ăn này có tính bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.
Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid: sữa nóng và trứng, song chỉ nên ăn trứng rán 2 đến 3 lần một tuần. Nên uống nước lọc thay vì thói quen sử dụng nước có gas.
Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương: Các loại rau củ tươi và các loại rau họ cải như cải bắp, củ cải,…cung cấp lượng vitamin A,B,C dồi dào, có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng. Có thể chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.
Bên cạnh đó cũng nên ăn nhiều tôm vì loại thức ăn này không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết loét mau lành. Đặc biệt, cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng với sử dụng nghệ vàng nhằm nhanh chóng chữa lành vết thương, sát khuẩn.
Để tăng tính hấp thu của hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nano trong bào chế curcumin, tạo ra sản phẩm CumarGold, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả.
Ngoài việc chọn lựa được loại thực phẩm và đồ uống tốt cho bệnh viêm dạ dày, người bệnh cũng nên chú ý một số nguyên tắc trong ăn uống: Nên ăn uống đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, tránh đồ ăn khó tiêu, đồ có tính acid cao, các loại gia vị có tính kích thích cao đồ uống có ga…Đồng thời cũng kết hợp tập luyện và tạo thói quen sinh hoạt tốt để giúp dạ dày nhanh chóng ổn định và phục hồi.
Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Trung tâm tư vấn sức khỏe miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập website cumargold.
>> Triệu chứng đau dạ dày và cách chữa trị
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả
● Giúp giảm viêm xung huyết dạ dày, lành nhanh vết loét.
● Giảm nhanh viêm đau dạ dày.
● Hết khuẩn HP, ngăn ngừa tái phát