Vì sao phải lưu ý khi dùng thuốc theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em?
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
303
Nội dung bài viết
Toggle
Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh về tiêu hóa khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có nhiều trẻ em. Các bệnh nhi khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, do đáp ứng cơ thể của mỗi trẻ với thuốc là khác nhau, và nguy cơ bị kháng kháng sinh, tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị thường rất cao.
Chính vì vậy, nếu bạn có con em đang bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là do nhiễm vi khuẩn Hp thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Dưới đây sẽ là những thông tin bạn cần biết, để giúp cho quá trình điều trị bệnh ở trẻ theo phác đồ dùng thuốc được an toàn và hiệu quả hơn.
Vì sao trẻ phải dùng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày phối hợp nhiều loại thuốc?
Bản chất dạ dày là môi trường acid, thức ăn khi vào cơ thể, được lưu trữ tại đây và được tiêu hóa dưới tác động của acid, pepsin dịch vị. Vi khuẩn Hp lại sống rất tốt trong môi trường dạ dày, nên việc tiêu diệt nó không dễ dàng.
Để diệt vi khuẩn hiệu quả, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định cần phải dùng ít nhất 2 loại kháng sinh phối hợp, cùng với thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Các thuốc này được dùng với liệu lượng và thời gian hợp lý, hỗ trợ nhau trong việc tiêu diệt khuẩn Hp.
Vì sao thời gian uống các thuốc trong phác đồ điều trị là khác nhau?
Như đã nói ở trên, trong phác đồ điều trị có thuốc ức chế acid. Thuốc này giúp cho kháng sinh diệt khuẩn phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời còn làm lành niêm mạc dạ dày tổn tương do các vết viêm loét. Do đó, thuốc này cần được uống trước khi ăn sáng từ 30 – 60’. Sau khi ăn, kháng sinh sẽ được đưa vào cơ thể và bắt đầu tấn công Hp.
Việc tuân thủ thời gian uống thuốc ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Bởi nếu uống sai thời điểm, hoặc uống các thuốc cùng nhau, thì tác dụng của chúng có thể bị giảm xuống và khiến cho thời gian điều trị bệnh kéo dài.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết thuốc dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày giữa các trẻ nhỏ là khác nhau. Do khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ đáp ứng của trẻ với thuốc. Việc trẻ đã từng điều trị hay chưa, có dị ứng thuốc hay bất kỳ loại kháng sinh nào cũng đều được tính toán kỹ lưỡng, để tránh những rủi ro không đáng có.
Sau mỗi đợt điều trị bệnh bằng thuốc, bạn cần cho trẻ tái khám, thực hiện nội soi lại (nếu cần) và làm xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu bệnh không được cải thiện, bạn cần cung cấp các đơn thuốc cũng như các thông tin khác cho bác sĩ, để họ có thể đưa ra những chẩn đoán, tiên lượng bệnh và lựa chọn thuốc khác hợp lý hơn cho quá trình điều trị bệnh, giúp trẻ sớm khỏi bệnh và không gặp nguy cơ tái phát.