Skip to main content

Bạn có biết: cách ăn uống tốt dành cho người bị xung huyết dạ dày

Đối với các bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh về dạ dày, thì việc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống chính là một trong những liệu pháp giúp điều trị triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh lại chủ quan, xem thường điều này và không sớm chữa trị. Về lâu dài, tình trạng xung huyết dạ dày rất dễ xảy ra. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… và có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày, thì người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn hàng ngày của mình. Bài viết này sẽ mách cho bạn một số nguyên tắc ăn uống tốt cho người đang, hoặc có nguy cơ bị xung huyết dạ dày.

Đầu tiên phải kể đến là vai trò của chế độ ăn nhiều dinh dưỡng cho người bệnh bị xung huyết dạ dày. Điều này đã được các nhà khoa học tiến hành làm thực nghiệm, chứng minh được rằng dinh dưỡng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý về mặt khoa học sẽ đem lại cho dạ dày những lợi ích:

– Bảo vệ niêm mạc dạ dày, không gây kích ứng tại vùng niêm mạc đã bị tổn thương.

– Làm giảm tiết acid, pepsin ở dịch vị dạ dày.

– Hỗ trợ phục hồi chức năng dạ dày – ruột.

– Đề phòng trường hợp người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Nguyên tắc ăn uống cho người mắc bệnh dạ dày

Sử dụng thực phẩm tốt cho dạ dày:

– Các đồ ăn làm giảm tiết acid: mật ong, đường, bánh mì, bánh quy, các loại ngũ cốc…

– Thức ăn trung hòa dịch vị: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng,…

– Các loại rau cải, củ quả non (không có acid).

– Nước ép, nước sinh tố hoa quả tươi.

– Các món ăn được chế biến hấp, luộc, hầm nhừ (hoặc nghiền nhỏ, xay nhuyễn…) để tránh gây kích thích dạ dày.

Các loại thực phẩm nên ăn cho người bệnh đau dạ dày và có nguy cơ mắc biến chứng.

Hạn chế các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày:

– Các đồ ăn có tính cay, nóng (tiêu, tỏi, ớt…).

– Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Các loại thức ăn cứng, dai; các đồ ăn chua (giấm, dưa cà muối, hoa quả chua…)

– Các đồ uống gây kích thích như nước có gas, cà phê, rượu bia, nước chè đặc.

Người bệnh xung huyết dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Với những người bị xung huyết dạ dày, bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thì cách phân chia các bữa ăn cũng có một vai trò quan trọng. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra những lời khuyên sau:

– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, giúp làm giảm bớt hoạt động tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.

– Ăn điều độ, đúng giờ, đúng bữa. Khi ăn nên nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá no, cũng không để dạ dày bị rỗng do quá đói.

– Hạn chế tối đa ăn các loại thức ăn nhanh, đồ quay, rán.

– Không uống, ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, tránh cho dạ dày bị kích thích dẫn đến co bóp mạnh, gây nên những cơn đau cấp tính.

Ngoài ra, với những người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… thì các bạn cũng nên áp dụng cách ăn này, để làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng xung huyết dạ dày của bệnh nhé.

Bạn băn khoăn không biết đâu là thuốc trị đau dạ dày tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều cách chữa đau dạ dày đang được áp dụng, giúp giảm đau hiệu quả. Theo sự chỉ định của bác sĩ có thể dùng thuốc đông y hoặc tây y hoặc dùng các biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị khác. Thế nhưng đâu là loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Dùng thuốc tây trị đau dạ dày 

Dùng thuốc tây trị dạ dày

Sử dụng thuốc tây thường làm giảm nhanh các triệu chứng đau do bệnh, dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tạo màng bọc…Một số loại thuốc thường dùng như thuốc Cimetidin, nizatidine, famotidine hay lanzoprazole… Những loại thuốc này có ưu điểm là hiệu quả nhanh nhưng lại dễ gây ra tác dụng phụ và không dùng để điều trị bệnh lâu dài do những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như gây ra hiện tượng nhờn thuốc ( kháng thuốc).

Dùng thực phẩm chức năng giảm đau dạ dày

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại thực phẩm chức năng điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng.Tuy nhiên nên lựa chọn các sản phẩm có bán rộng rãi ở các nhà thuốc và được người tiêu dùng thừa nhận như CumarGold. Tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc được bán trôi nổi trên thị trường.

Dùng thuốc đông y trị đau dạ dày

Bạn có thể tham khảo các bài thuốc trị đau dạ dày tốt nhất theo đông y, sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn có thể giúp điều trị bệnh dạ dày mà không có tác dụng phụ. Nhưng nhược điểm của phương pháp đông y là thời gian điều trị lâu dài, cần phải kiên trì mới thấy được hiệu quả. Nhiều người bệnh phải bỏ dở quá trình điều trị vì quá trình bào chế sử dụng thuốc mất nhiều thời gian. 

Một số bài thuốc trị đau dạ dày tốt nhất theo phương pháp dân gian

Ngoài các bài thuốc phổ biến chữa đau dạ dày bằng mật ong kết hợp với nghệ vàng, nước ép bắp cải… giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu, ợ hơi, hay chán ăn…thì những bài thuốc dưới đây cũng đem đến hiệu quả nhanh chóng, lại đơn giản, dễ áp dụng.

Trị đau dạ dày bằng nha đam

 Dùng nha đam trị đau dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị:

– Nha đam tươi khoảng 5 lá

– Mật ong nguyên chất ½ lít.

Thực hiện:

Rửa sạch lá nha đam rồi cắt thành miếng nhỏ, đem xay nhuyễn cùng với mật ong nguyên chất. Bạn có thể bảo quản nha đam trong lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 30 ml sẽ giúp giảm triệu chứng đau và giúp hệ tiêu hóa dễ chịu hơn.

Trị đau dạ dày bằng trà hoa cúc

Chuẩn bị:

– Hoa cúc khô khoảng 50 g

– Gừng tươi khoảng 5 g.

Thực hiện:

Cho các nguyên liệu trên vào ly rồi đổ 200 ml nước sôi vào vào để trong 10 phút. Đợi cho trà bớt nóng là bạn có thể dùng được. Dùng sau bữa ăn sẽ giúp giảm đáng kể những cơn đau và cảm giác khó chịu.

Trà bạc hà chữa đau dạ dày

Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi khoảng 100g.

Cách dùng:

– Dùng vài lá bác hà tươi nhai 2 – 3 lần trong ngày sẽ giúp dịu cơn đau dạ dày.

– Bạn cũng có thể cho lá bạc hà vào cốc trà nóng, ngâm rồi uống 2 – 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn cũng sẽ giúp dễ chịu hơn và giảm đau.

Dựa trên những thông tin mà chúng tôi cung cấp hy vọng rằng các bạn đã xác định và hiểu rõ hơn về các biện pháp điều trị cũng như tìm ra được phương thuốc trị đau dạ dày tốt nhất cho bản thân mình để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Chúc các bạn thành công.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay và ngày càng có  xu hướng ngày một tăng lên. Có nhiều phương pháp để chữa trị căn bệnh này, tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như thể trạng của người bệnh. Phần lớn nhiều người lựa chọn các loại thuốc trị viêm loét dạ dày Tây y để chấm dứt các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân lo ngại về các tác dụng phụ của thuốc Tây y, đã tìm đến các bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên.

Tác dụng phụ của thuốc trị viêm loét dạ dày Tây y

Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori

– Clarithromycin khiến người dùng có thể gặp phải các rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%. Ngoài ra, một số phản ứng quá mẫn cảm cũng có thể xảy ra như ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trường hợp hiếm gặp, người sử dụng thậm chí có thể bị ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu ưa eosin…

– Amoxicilin có tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nôn, buồn nôn, đi ngoài, hay viêm đại tràng màng giả…

– Metronidazol và Tinidazol nếu dùng trong thời gian ngắn có thể gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, đi ngoài, phát ban… còn dùng kéo dài có thể gây ra mất cảm giác.

Nhóm thuốc kháng acid

Nhôm hydroxid khi vào ruột sẽ kết hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphate không tan và được thải trừ theo phân ra ngoài, có xu hướng gây táo bón. Chưa kể đến, phosphat bị thải trừ nên dẫn đến tính trạng cơ thể thiếu phosphat, gây nên chứng nhuyễn xương.

Magnesi hydroxid gây ra các tác dụng phu như đi ngoài, đắng miệng, buồn nôn và nôn. Thận trọng với người bị suy thận vì thuốc được Bài thuốc tiết qua thận.

Nhóm thuốc chống tiết acid sử

– Cimetidin nếu sử dụng kéo dài có thể gặp các vấn đề như rối loạn thần kinh, tăng men gan, tăng creatinin máu, giảm bạch cầu, hay gây bât lực tạm thời và các vấn đề về tim mạch… Nên thận trọng khi sử dụng trong điều trị đau dạ dày dài ngày vì thuốc có khả năng tương tác với các loại thuôc khác.

– Ranitidine ít có tác dụng hơn tuy nhiên người dùng vẫn có thể bắt gặp các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, ỉa chảy, ban đỏ, có thể bị giảm tiểu cầu trong máu, tăng men transaminase…

– Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole… có thể gây ra các tác dụng phụ như: khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, đau đầu, chóng mặt…

Những bài thuốc thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Lá khôi 10g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g,  nhân trần 12g, bồ công anh 12g.

Cách dùng: Tán bột, pha 30 g với nước sôi để nguội uống mỗi ngày

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Lá khôi 20g, hương phụ 8g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, khổ sâm 16g, nghệ 8g, và cam thảo nam 16g.

Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Hoàng cầm 16g, mạch nha 20g, hoàng liên 8g, mai mực 20g, hạt dành dành 12g, cam thảo 6g, sơn thù 2g và đại táo 12g.

Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 4: Tiêu đạo hòa trung

Nguyên liệu: Hoắc hương 12g, mộc hương 12g, gừng tươi 12g, củ sả 8g, vỏ quýt 8g, hạt cải 12g và sa nhân 6g.

Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 5:

Nguyên liệu: Nghệ (phơi khô tán bột) và mật ong.

Cách dùng: lấy 10g bột nghệ hòa với 10g mật ong và 100 ml nước sôi để nguội uống ngày 2-3 lần, uống trước bữa ăn khoẳn 15-20phut.

Bài thuốc 6:

Nguyên liệu: Mai mực, kê nội kim và gạo nếp rang lượng bằng nhau tán bột.

Cách dùng: Uống sau bữa ăn ngày 2 lần mỗi lần 10

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm loét dạ dày cũng như phương thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên khá hiệu quả. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn khỏe mạnh.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ nước dừa và nghệ

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc trị đau dạ dày, trong đó có bài thuốc từ nghệ và dừa. Cùng khám phá công dụng của 2 thần dược này nhé. Bài viết này sẽ giới thiệu cách chữa dạ dày từ sự kết hợp đặc biệt giữa hai nguyên liệu là nghệ và nước dừa để bạn đọc tham khảo:

Xem thêm:

1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày

Ngày nay, bệnh dạ dày đã trở thành căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà cả ở những người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh dạ dày trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như: chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường; tình trạng stress, trầm cảm kéo dài; sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Khi bị bệnh dạ dày, người bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức mà còn kéo theo hiệu quả công việc, học tập bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc phát hiện và chữa trị bệnh dạ dày kịp thời là điều vô cùng cần thiết.

Dưới đây sẽ là cách chữa trị dạ dày từ 2 nguyên liệu nước dừa và nghệ, các bạn tham khảo nhé.

2. Bài thuốc trị đau dạ dày từ nước dừa và nghệ

Tác dụng của nghệ

Nghệ là một loại gia vị quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam. Nghệ cũng là một nguyên liệu được nhiều người biết trong việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe.Trong nghệ có chứa thành phần chính là curcumin – hoạt chất có tác dụng chống viêm, ức chế tế bào ung thư, bảo vệ gan, thận và nhiều bộ phận khác trong cơ thể con người.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ nước dừa và nghệ

Trong Đông y, nghệ từ lâu đã được dùng để điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tim mạch, máu nhiễm mỡ,… Đối với phụ nữ sau khi sinh, sử dụng nghệ đều đặn còn giúp hồi phục thể trạng nhanh chóng, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.

Chi tiết xem: 34 tác dụng tuyệt vời từ tinh bột nghệ

Công dụng của nước dừa

Nước dừa từ xưa đến nay luôn được biết đến là loại nước giải khát vô cùng thơm mát, bổ dưỡng vào ngày hè giúp giải nhiệt cơ thể, cung cấp chất điện giải khi cơ thể mất nước.

Tuy nhiên, một công dụng của nước dừa mà ít người biết đến là trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, muối khoáng và khoáng chất như: Canxi, Kali, Chloride. Vì vậy, nước dừa còn được sử dụng làm dịch truyền tại một số vùng hay quốc gia khi không có sẵn nước muối y khoa.

Ngoài ra, theo các nhà y học, trong nước dừa có một số enzyme có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn ở đường ruột,…. Do đó, nó có thể được dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm gan, đái tháo đường, trĩ.

3. Cách chữa bệnh dạ dày từ nghệ và nước dừa

Bài thuốc trị đau dạ dày với nghệ và nước dừa dưới đây có điểm đặc biệt đó là chúng không pha chế hay sử dụng đồng thời hai nguyên liệu ở cùng một thời điểm mà là sự kết hợp luân phiên giữa nước dừa vào sáng – chiều – tối ngày hôm nay, sau đó sẽ dùng nghệ vào rạng sáng ngày hôm sau.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ nước dừa và nghệ

Cách chữa khỏi bệnh dạ dày với dừa

  • Chặt dừa ở phần cuống rồi chọc thủng 1 lỗ.
  • Đặt cả trái dừa lên bếp nướng khoảng 30 – 40 phút. Khi nướng dừa nên để lửa ở mức nhỏ nhất.
  • Sau đó, chắt nước dừa ra bát, nạo cả phần cùi dừa để chung với nước dừa. Chia bát trên thành 3 phần đều nhau dùng cho 3 bữa sáng – chiều – tối, dùng trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Cách chữa khỏi bệnh dạ dày với nghệ: Nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi giã hoặc xay nhuyễn, vắt cạn bã lấy nước cốt. Cho vào bát rồi đậy kín lại. Để đến 4h sáng hôm sau dậy uống.

Trên đây là cách chữa bệnh dạ dày từ nghệ và nước dừa để bạn thao khảo. Nếu áp dụng đều đặn, bài thuốc sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, dù nguyên liệu đơn giản và cách thực hiện dễ dàng nhưng đối với những người đang gặp các vấn đề về loãng máu hay trong giai đoạn mang thai thì tuyệt đối không được làm theo một cách tùy tiện mà cần có sự tư vấn cụ thể từ các bác sĩ. Nếu bạn không có điều kiện thực hiện bài thuốc này có thể tham khảo các sản phẩm có chiết xuất tự nghệ theo công nghệ hiện đại như Cumargold.

Bài thuốc trị đau dạ dày tốt nhất theo đông y bạn đã biết

Điều trị bệnh đau dạ dày theo đông y đang là xu hướng chữa bệnh được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc nên cho hiệu quả chậm nhưng cao, lại khá an toàn, không gây tác dụng phụ như các thuốc tây y. Dưới đây là bài thuốc trị đau dạ dày tốt nhất theo đông y bạn nên tham khảo.

Xem thêm: TOP 11 bài thuốc đông y chữa viêm hang vị dạ dày HIỆU QUẢ

Theo đông y, bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng được xếp vào bệnh lý của tỳ vị. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân như:  ăn uống thất thường, ăn thức ăn sống lạnh, do thời tiết lạnh hoặc do những căng thẳng về mặt tâm lý và áp lực công việc…

Đông y trị dạ dày theo nguồn gốc gây bệnh

Đông y chia thành nhiều thể bệnh sau đây:

– Thể khí uất (trệ)

– Thể huyết ứ

– Thể hoả uất

– Thể tỳ vị hư hàn

Từ cội nguồn gốc của bệnh, đông y điều trị bệnh theo từng thể bệnh, đi vào đúng nguyên nhân để tác động trực tiếp:

– Người bệnh thể khí uất thì sơ can, lý khí, an thần, giải uất.

–  Người bệnh thể huyết ứ thì hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu ứ.

– Còn với người bệnh mãn tính, tỳ vị hư hàn thì ôn trung kiện tỳ

Thuốc đông y vừa điều trị bệnh, vừa bồi bổ can thận, khí huyết, tỳ vị giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đây chính là ưu điểm nổi bật chỉ có phương pháp đông y.

Các bài thuốc đông y chữa đau dạ dày

Bài thuốc 1

Thành phần: Bạch thược, nghệ vàng, cam thảo dây, thanh diệp hành, nghệ đen, thanh bì, chuối hoa rừng, đương quy, thăng ma, tam thất, địa du, sài hồ và một số thảo dược quý khác

Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết và thông kinh. Đồng thời, giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, và nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.

Bài thuốc 2

Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, với dây tơ hồng, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má và một số thảo dược khác.

Công dụng: được coi là kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, đồng thời tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng, và kìm hãm sự phát triển, tiêu diệt vi khuẩn HP, sơ can giải uất, điều can lý tỳ…

Bài thuốc này còn có tác dụng làm chậm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan, đồng thời khôi phục nhu động ruột và những tổn thương của niêm mạc dạ dày tá tràng, giúp niêm mạc dạ dày hình thành một lớp màng bảo vệ dày đặc và tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi chức năng dạ dày, phòng chống bệnh tái phát.

Bài thuốc này đặc biệt chủ trị các chứng viêm dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, hoặc viêm trượt dạ dày, viêm hành tá tràng, trào ngược dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc 3

Thành phần: Bồ công anh, mơ tam thể, mai mực, dạ cầm, lá khôi, cỏ mực, tơ hồng xanh, xích đồng, và một số thảo dược khác.

Công dụng: chỉ định điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng, giúp làm lành vùng tổn thương, cầm được máu, giảm trào ngược thực quản, giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, đồng thời thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

 Trên đây là một số bài thuốc trị đau dạ dày tốt nhất theo phương pháp đông y mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Trước khi áp dụng các bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để gia giảm các vị phù hơp với thể bệnh của mình nhé.

Bài thuốc đau dạ dày hiệu quả bạn cần biết

Bệnh đau dạ dày nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, sử dụng đúng thuốc sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị tận gốc bệnh vô cùng quan trọng. Dưới đây là bài thuốc đau dạ dày trị tận gốc hiệu quả bệnh đau dạ dày mà các bạn rất nên tham khảo.

Nguyên nhân bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày

Y học cổ truyền xếp bệnh dạ dày – tá tràng vào phạm vi “tỳ vị”, quy kết vào 3 nguyên nhân chính gây bệnh sau đây:

– Do tỳ vị hư yếu: Tỳ khí hư dẫn đến ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, cơ thể suy nhược, sắc mặt úa vàng… Vị (dạ dày) chứa cơm nước, chủ việc thu nạp, do đó phàm ăn uống không điều độ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị.

– Do dinh dưỡng không đúng: Ăn uống no đói thất thường, ăn uống lạm dụng nhiều chất dầu mỡ, thực phẩm sống lạnh, uống rượu bia vô độ, ăn nhiều đồ cay nóng đều có hại, gây tổn thương chức năng tỳ vị. Tỳ hàn hay nhiệt đều gây ra bệnh đau dạ dày.

– Do tinh thần căng thẳng: Căng thẳng thần kinh dẫn đến khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc thổ, khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loạn, và lâu ngày phát sinh bệnh.

Bài thuốc đau dạ dày theo y học cổ tuyền hiệu quả, an toàn

Bài thuốc đau dạ dày từ bạch cập khô

Cùng tham khảo bài thuốc đau dạ dày trong đông y sau để thêm lựa chọn cho dạ dày của bạn:

Nguyên liệu: Bạch cập khô: 100g vào cam ba lá (tên khác là Chỉ) khô: 100g.

Cách làm: Nghiền 2 nguyên liệu này thành bột mịn, trộn đều với nhau thành một hỗn hợp bột nhuyễn.

Cách dùng: Mỗi lần uống 3g, trộn với rượu trắng (rượu gạo), hoặc rượu vàng được làm từ gạo với hạt kê với lượng vừa đủ cho dễ uống. Chia thành 2 lần uống vào trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn tối. Mỗi ngày 6g.

Lưu ý:

– Nếu người bệnh có vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra bệnh dạ dày thì có thể uống thêm 1 viên thuốc tây có thành phần Clarithromycin ngay sau khi uống hỗn hợp này.

– Thời gian uống thuốc tối đa là 7 ngày, sau đó dừng lai một nhịp để xem xét tình hình rồi mới xem xét uống thêm (nếu cần).

– Khi người sử dụng công thức này, ngay ngày hôm sau là đã có thể cảm nhận được kết quả, sẽ thấy tình trạng đau dạ dày sẽ giảm đáng kể.

– Nếu sử dụng trong vòng 7 ngày liên tục, các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, và các vấn đề liên quan đến dạ dày gần như sẽ biến mất hoàn toàn.

– Sau một vài liệu trình đã điều trị, các triệu chứng loét dạ dày, polyp dạ dày, sỏi dạ dày, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, viêm dạ dày teo, viêm dạ dày trên bề mặt, loét tá tràng … và những trường hợp đau dạ dày khác sẽ được giảm nhẹ.

Lưu ý một điều là các bạn nhận thấy các triệu chứng về đau dạ dày, dù do thể bệnh gì cũng nên thăm khám bác sĩ hoặc các thầy thuốc để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có được các phương pháp điều trị tốt nhất. Kể cả với bài thuốc đau dạ dày mà chúng tôi giới thiệu ở trên, các bạn cũng nên xin ý kiến của thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.

Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả

Nền Y học cổ truyền của Việt Nam từ xa xưa đã rất phát triển với nhiều vị thuốc, bài thuốc quý được dùng trong phòng và điều trị bệnh. Trong đó có những bài thuốc dân gian mang lại nhiều công dụng tốt trong việc chữa các chứng bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa nói chung.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng với mật ong và nghệ

Đây hẳn là bài thuốc kinh điển mà bất kỳ người nào mắc các chứng bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày đều có thể biết đến và sử dụng một cách dễ dàng. Theo y học cổ truyền, mật ong và nghệ là 2 vị thuốc lành tính với người bệnh dạ dày.

Nghệ, đặc biệt là với nghệ vàng, có chứa hoạt chất curcumin – được tìm ra và khẳng định công dụng của chất này qua nhiều nghiên cứu khoa học. Curcumin giúp hỗ trợ tiêu hóa, ức chế việc tiết acid dạ dày; có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp (tác nhân gây loét); giúp làm lành nhanh vết viêm loét.

Mật ong thường được dùng làm thuốc bổ cho người bệnh và làm tá dược khi kết hợp với các vị thuốc khác. Khi dùng mật ong với nghệ, bạn có thể trộn tinh bột nghệ cùng mật ong thành hỗn hợp đặc dẻo, viên lại thành từng viên tròn để uống giống viên thuốc thông thường. Hoặc sử dụng mật ong như một chất điều hương, điều vị với việc pha nước nghệ uống.

Vỏ quả bưởi có công dụng tốt trong việc chữa các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng với những bộ phận trên cây bưởi

Bên cạnh mật ong và nghệ, còn có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc khác cũng mang lại những tác dụng tương tự. Một vị thuốc điển hình khác mà bạn có thể dùng là bưởi (lá bưởi, vỏ quả bưởi, hạt bưởi).

Vỏ quả bưởi phơi khô: dùng 12 gam vỏ bưởi phơi khô; 12 gam vỏ quýt khô sao và 3 lát gừng tươi. Cho 300ml nước vào và sắc đến khi còn khoảng 100ml nước thì dừng lại. Chia nước sắc làm 2 lần, uống ấm nóng trong ngày sẽ có tác dụng làm giảm chứng đầy bụng, khó tiêu ở người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Hạt bưởi tươi: lấy 100 gam hạt bưởi tươi (để nguyên cả vỏ hạt) cho vào cốc, thêm 200ml nước sôi vào. Đậy kín cốc lại, ủ từ 2 – 3 giờ. Các dưỡng chất trong hạt bưởi sẽ tiết ra, cốc nước có màu trắng đặc sánh. Gạn lấy nước và loại bỏ hạt, dùng uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Uống đều đặn mỗi ngày, các cơn đau dạ dày và nhiều triệu chứng khác của bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Ngoài nghệ và mật ong, vỏ quả bưởi hay hạt bưởi tươi, còn có rất nhiều vị thuốc khác cực phổ biến trong cuộc sống hàng ngày mà bạn có thể dùng để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, với những vị thuốc, bài thuốc dân gian này, bạn chỉ nên dùng với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Việc khám chữa bệnh vẫn cần được duy trì thường xuyên tại các cơ sở y tế để đảm bảo bạn chữa khỏi bệnh một cách triệt để.

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nha Đam Hiêu Quả Tại Nhà

Nha đam có tên gọi khác là lô hội, lưu hội, long tu, long thủ, lao vĩ,…  Nha đam có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, chăm sóc da và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp,… Bài viết sau của CVI Pharma sẽ giúp bạn biết cách chữa đau dạ dày bằng nha đam đơn giản ngay tại nhà.

1. Tác dụng của nha đam chữa đau dạ dày

Nha đam là thảo dược lành tính
Nha đam là thảo dược lành tính

Dạ dày là nơi tiết ra nhiều acid và enzyme cần thiết cho quá trình hấp thu dinh dưỡng có trong thức ăn từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Dạ dày có một lớp màng nhầy thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thành bên trong khỏi các acid và enzyme đó. Các vết loét sẽ hình thành khi lớp lót dạ dày và các acid tiêu hóa mất cân bằng. Đó cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đau và viêm loét dạ dày.

Nha đam (tên tiếng anh là Aloe Vera) là thảo dược lành tính, nhiều công dụng và dễ kiếm. Nha đam tốt cho da, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nội tiết, hô hấp,… Trong bài viết này, CumarGold sẽ chia sẻ chi tiết về tác dụng của nha đam đối với bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày, cụ thể:

  • Vitamin B1, B3, B12, vitamin A, vitamin B, vitamin C và khoáng chất: Tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh để có thể chống chọi với các loại bệnh.
  • Hoạt chất Aloetic acid, Ester cinnamic, Aloe amodine: Có khả năng sát khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và hạn chế tối đa việc dạ dày tiết dịch. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp ngăn ngừa nấm ngoài da và làm chất tẩy nhẹ (chất tẩy trang).
  • Các loại enzyme như Lipaza, Catalase, Oxydase: Có khả năng thủy phân protein, giảm đau, kháng viêm và tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa của dạ dày.

2. Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam

Cách chữa đau dạ dày bằng nước ép nha đam
Cách chữa đau dạ dày bằng nước ép nha đam

2.1 Cách chữa đau dạ dày bằng nước ép nha đam

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nha đam: 20gr
  • Nước: 500ml

Cách thực hiện và sử dụng

Bước 1: Nha đam rửa sạch, gọt vỏ

Bước 2: Xay nhuyễn lá nha đam đã chuẩn bị bằng máy xay sinh tố

Bước 3: Cho thêm 500ml nước vào

Bước 4: Rót ra cốc, sử dụng đều đặn ngày 2 lần

2.2 Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và nghệ

Cách chữa đau dạ dạ dày bằng nha đam và mật ong
Cách chữa đau dạ dạ dày bằng nha đam và mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nha đam: 20gr
  • Bột nghệ vàng: 12gr
  • Cam thảo: 6gr
  • Dạ cẩm: 20gr

Cách thực hiện

Bước 1: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi/ấm sạch

Bước 2: Cho thêm nước ấm 30 độ, om trong khoảng 5 phút

Bước 3: Cho lên bếp đun nhỏ lửa, đợi nước sôi thì tắt bếp

Cách sử dụng

  • Chia lượng thuốc đã sắc thành 3 phần
  • Sử dụng vào sáng, trưa và tối

2.3 Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và mật ong

Cách chữa đau dạ dày bằng nham đam và mật ong
Cách chữa đau dạ dày bằng nham đam và mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nha đam: 3 lá
  • Mật ong: 300ml

Cách thực hiện và sử dụng

Bước 1: Gọt sạch vỏ nha đam (bỏ cả lớp màu vàng)

Bước 2: Cho phần thịt nha đam vào máy xay nhuyễn

Bước 3: Dùng dây lọc lấy nước cốt

Bước 4: Cho thêm vào phần nước cốt 300ml mật ong đã chuẩn bị trước đó, khuấy đều  

Bước 5: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong 3 – 4 ngày

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống khoảng 30 – 50ml, uống quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy
  • Sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn

2.4 Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và đường phèn

Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và đường phèn
Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và đường phèn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nha đam: 2 lá
  • Đường phèn: 200g
  • Lá dứa: 1 bó
  • Nước lọc: 2 lít
  • Dầu chuối:  ½ ống

Cách thực hiện và sử dụng

Bước 1: Gọt vỏ, lấy phần thịt nha đam và rửa lại bằng nước muối

Bước 2: Cho đường phèn, lá dứa và thêm nước lọc vào nồi đun sôi

Bước 3: Vớt lá dứa ra và cho thêm nha đam, ½ ống dầu chuối vào

Bước 4: Tắt bếp, cho vào bình và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày uống 2 cốc, không nên uống quá nhiều bởi có thể bị tiêu chảy do nha đam nhuận tràng

3. Một số lưu ý khi sử dụng nha đam chữa đau dạ dày

Những công dụng của nha đam đối với bệnh lý tiêu hóa trong đó có dạ dày không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu sử dụng nha đam không đúng cách có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng nha đam chữa đau dạ dày:

  • Gọt sạch lớp nhựa mủ màu vàng khi sơ chế nha đam, bởi vì, lớp này có hoạt chất gây kích ứng ruột, hạ Kali máu hoặc ảnh hưởng đến thận
  • Nha đam có tác dụng nhuận tràng, vì vậy, hãy sử dụng nha đam chữa đau dạ dày với một lượng vừa đủ
  • Chữa đau dạ dày bằng nha đam có thể gây kích ứng da, phát ban, nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy ngừng sử dụng ngay.
  • Không cho phụ nữ mang thai sử dụng nha đam bởi có thể gây co thắt tử cung, sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh
  • Trước hoặc sau khi phẫu thuật không nên sử dụng nha đam bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật
  • Người đang dùng thuốc nhuận tràng hay lợi tiểu không nên dùng nha đam
  • Người bị bệnh tiểu đường cũng không nên sử dụng nha đam bởi vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc và gây hạ đường huyết.
  • Sử dụng nha đam sẽ khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng.

Nha đam được sử dụng để chữa đau dạ dày bởi nó an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng. Bài viết đã chia sẻ với bạn tác dụng và cách chữa đau dạ dày bằng nha đam ngay tại nhà, đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian của bạn. CumarGold  không ngại chia sẻ với bạn về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và các sản phẩm tốt, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài 1800 1796. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

>> Tìm hiểu thêm:

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng phương pháp dân gian không tác dụng phụ

Các bạn hãy tìm hiểu 4 bài thuốc chữa đau dạ dày dưới đây để tìm cho mình một giải pháp phù hợp nhé.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Nha đam

Người ta đã nghiên cứu và chứng minh được nhựa của cây nha đam có tác dụng giúp kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giúp nhuận tràng, cũng như hạn chế sự tiết dịch vị axit ở niêm mạc dạ dày từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm loét trên bề mặt niêm mạc của dạ dày.

Đều đặn mỗi ngày các bạn chỉ cần dùng khoảng chừng 20g lá nha đam tươi, đem gọt vỏ, và lọc lấy lớp nhựa trong đem đun sôi với nước để uống. Nên dùng thường xuyên sẽ cải thiện được mức độ bệnh của bạn một cách tích cực.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Bí ngô và canh bí ngô

Chúng ta vẫn quen sử dụng để bí ngô làm các món ăn, tuy nhiên chắc chắn sẽ không có nhiều người biết rằng đây còn là một bài thuốc để điều trị các triệu chứng mà bệnh đau dạ dày gây nên rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Bí ngô và canh bí ngô

Chỉ bằng cách rất đơn giản đó là các bạn chế biến bí ngô thành các món ăn, hoặc có thể dùng bí ngô nấu cháo, súp đều được. Điều đặc biệt trong bí ngô đó chính là thành phần pectin có trong bí ngô sẽ có tác dụng làm giảm bớt các cơn đau do các vết loét dạ dày gây ra.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Trứng gà nấu tam thất

Để thực hiện bài thuốc này, trước hết cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết đó là: 100g gạo, 50g củ sen tươi 100g, một chút bột tam thất, 1 quả trứng gà cùng các loại gia vị.

Cách làm: Các bạn cho hạt sen ngâm vào trong nước khoảng 1 tiếng, sau đó cho vào nấu cháo cùng với gạo. Khi cháo được, các bạn cho tam thất, trứng gà vào và khuấy đều, cũng có thể cho thêm đường trắng cho dễ ăn.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chuối tiêu xanh

Theo dân gian, chuối tiêu được coi là một vị thuốc chữa đau dạ dày rất hiệu nghiệm. Với tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu,…kết hợp chuối tiêu với mật ong chính là bài thuốc đau dạ dày và phục hồi hoạt động của dạ dày vừa nhanh chóng lại vừa đơn giản và dễ thực hiện.

* Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

– Đem chuối tiêu xanh rửa sạch, tước bỏ vỏ và ngâm trong nước muối để loại bỏ nhựa nhớt.

– Vớt chuối ra rồi xắt lát mỏng đem sấy hoặc phơi khô.

– Đem chuối tán mịn như bột rồi trộn với mật ong làm thành viên tròn nhỏ cho vào hủ bảo quản.

* Cách dùng:

Mỗi ngày uống khoảng 10 viên để trị đau bao tử (dạ dày)

Xem thêm: Sự thật đau dạ dày ăn chuối được không?

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Nước ép lá bạc hà

Nghe có vẻ khó tin, nhưng thực tế đã có nhiều người thử dùng cách này và công nhận rằng chúng khá hiệu quả, nhờ tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm đau, giảm co thắt dạ dày. Theo đó, bạn hãy nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày. Hoặc cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng và uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Củ cải và ngó sen tươi

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Củ cải và ngó sen tươi

Một cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả nữa đó là sử dụng củ cải và ngó sen. Ít ai biết đến cách chữa đau dạ dày bằng củ cải và ngó sen tươi. Theo như kinh nghiệm, có thể dùng củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần và mỗi lần 50 g vừa giúp giảm chứng đau dạ dày lại có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày hữu hiệu.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Lá mơ

Thêm một mẹo giảm đau dạ dày đơn giản nên áp dụng nữa đó là dùng lá mơ. Để trị đau dạ dày bằng lá mơ hiệu quả cần dùng lá mơ lông từ 20 – 30 gram lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Cần kiên trì sử dụng.

Trên đây chỉ là một số cách chữa phổ biến trong số hàng trăm cách chữa đau dạ dày mà mọi người vẫn thường áp dụng. Các bạn hãy tham khảo và cùng áp dụng nhé.

 

Bài thuốc chữa dạ dày có một không hai

Những ai từng bị đau dạ dày đều không thể quên được cảm giác khó chịu, đau đớn và bài thuốc chữa dạ dày chính là thứ cần thiết nhất vào lúc này

Hầu hết mọi người đều có thể sẽ bị ít nhất 1 lần trong đời, không chừa ra bất cứ độ tuổi nào, do đó mức độ đau của bệnh khá đa dạng. Lúc này những loại thảo dược hỗ trợ chữa đau dạ dày cũng sẽ khiến người bệnh yên tâm nhiều hơn nên các bạn không cần lo lắng về độ an toàn được bảo đảm.

Bài thuốc chữa dạ dày từ nhựa cây lô hội

Cây lô hội chính là một trong các thành phần thảo dược quan trọng trong việc hỗ trợ chữa đau dạ dày bởi nhựa của cây lô hội có khả năng kích thích nhuận tràng hệ tiêu hóa trị táo bón, ngoài ra còn có thể ức chế và acid hydrochloric và men pepsin, giảm thiểu tình trạng đau dạ dày. Đây là bài thuốc chữa dạ dày được người dân áp dụng khá nhiều và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cần thực hiện một cách nghiêm túc, kiên trì thì mới đạt được hiệu quả như ý muốn.

Cách thực hiện: Hàng ngày, các bạn lấy 100 gram lá cây lô hội tươi, bỏ bớt vỏ để lấy phần nhựa của nó rồi đun sôi uống thay nước.

Bài thuốc chữa dạ dày: Dạ dày lợn

Bài thuốc chữa dạ dày: Dạ dày lợn

Dạ dày lợn có lẽ đã quán quen thuộc với cánh đàn ông trên bàn nhậu, nhưng có vẻ trong y học mọi người chưa biết được dạ dày lợn cũng chính là phương thuốc thảo dược hỗ trợ chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Dạ dày lợn cũng có khả năng trị kiết lỵ, tiêu chảy, trị chứng thận hư dị tinh.

Cách thực hiện: Đối với những người dạ dày yếu, khi đại tiện ra phân lỏng, thì các bạn cần hầm dạ dày lợn cùng với khoảng 10 gram hạt sen dung như một món ăn hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp hệ thông tiêu hóa của bạn hoạt động ổn định trở lại

Bài thuốc chữa dạ dày: Dạ dày nhím

Bài thuốc chữa dạ dày: Dạ dày nhím

Dạ dày nhím sẽ cần phải được làm sạch, không còn thức ăn ở bên trong khi bạn hỗ trợ chữa sình bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Tuy nhiên các bạn chỉ nên lựa chọn nhím nuôi để sử dụng. Không nên săn bắt nhím tự nhiên ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Bài thuốc chữa dạ dày: Chè dây

Chè dây cũng chính là một phương thuốc hỗ trợ chữa đau dạ dày quý: chè dây chứa hoạt chất flaconoid có khả năng chống lại các viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Một công dụng khác của chè dây trong việc hỗ trợ chữa đau dạ dày và hành tá tràng chính là tiêu diệt xoắn khuẩn Helicobarter Pylori sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau dạ dày

Cách thực hiện: Nấu chè dây như trà để có thể dùng hàng ngày, có thể uống thay nước.

Bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả: Lá mơ lông

Bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả: Lá mơ lông

Các bạn cần giã nhuyễn lá mơ ra để có thể lấy nước uống hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, các cụ ngày xưa còn chế biến thuốc bệnh lỵ vì tinh dầu ở trong lá mơ có khả năng kháng sinh cho đường ruột. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phơi khô rồi tán nhuyễn lá mở để nhồi chung bột gạo làm bánh để dùng có lợi cho dạ dày cũng như là tiêu hóa trở nên nhẹ nhàng hơn. Các bạn cũng phải cần lưu ý rằng việc uống nước cốt sẽ gây kích ứng dạ dày, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Bài thuốc chữa dạ dày: Đinh hương

Đinh hương có khả năng trị tình trạng dễ nôn mửa, nấc cụt do đau dạ dày hoặc hành tá tràng.

Cách thực hiện: Lấy tầm 20 hạt đinh hương nhét vào bên trong trái rồi sau đó hầm chính và ăn.

Trên đây là một số bài thuốc chữa dạ dày được lưu truyền từ nhiều đời nay. Tuy theo điều kiện hoàn cảnh chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau. Với những bài thuốc này tác dụng có thể không nhanh như thuốc tây nhưng vẫn rất nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn đối với sức khỏe. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh cần phải hết sức kiên trì điều trị, nếu bỏ giữa chừng hoặc không nghiêm túc điều trị sẽ không có kết quả. Chúc các bạn thành công!

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x