Skip to main content

Bạn có biết: cách ăn uống tốt dành cho người bị xung huyết dạ dày

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    294

Đối với các bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh về dạ dày, thì việc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống chính là một trong những liệu pháp giúp điều trị triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh lại chủ quan, xem thường điều này và không sớm chữa trị. Về lâu dài, tình trạng xung huyết dạ dày rất dễ xảy ra. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… và có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày, thì người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn hàng ngày của mình. Bài viết này sẽ mách cho bạn một số nguyên tắc ăn uống tốt cho người đang, hoặc có nguy cơ bị xung huyết dạ dày.

Đầu tiên phải kể đến là vai trò của chế độ ăn nhiều dinh dưỡng cho người bệnh bị xung huyết dạ dày. Điều này đã được các nhà khoa học tiến hành làm thực nghiệm, chứng minh được rằng dinh dưỡng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý về mặt khoa học sẽ đem lại cho dạ dày những lợi ích:

– Bảo vệ niêm mạc dạ dày, không gây kích ứng tại vùng niêm mạc đã bị tổn thương.

– Làm giảm tiết acid, pepsin ở dịch vị dạ dày.

– Hỗ trợ phục hồi chức năng dạ dày – ruột.

– Đề phòng trường hợp người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Nguyên tắc ăn uống cho người mắc bệnh dạ dày

Sử dụng thực phẩm tốt cho dạ dày:

– Các đồ ăn làm giảm tiết acid: mật ong, đường, bánh mì, bánh quy, các loại ngũ cốc…

– Thức ăn trung hòa dịch vị: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng,…

– Các loại rau cải, củ quả non (không có acid).

– Nước ép, nước sinh tố hoa quả tươi.

– Các món ăn được chế biến hấp, luộc, hầm nhừ (hoặc nghiền nhỏ, xay nhuyễn…) để tránh gây kích thích dạ dày.

Các loại thực phẩm nên ăn cho người bệnh đau dạ dày và có nguy cơ mắc biến chứng.

Hạn chế các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày:

– Các đồ ăn có tính cay, nóng (tiêu, tỏi, ớt…).

– Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Các loại thức ăn cứng, dai; các đồ ăn chua (giấm, dưa cà muối, hoa quả chua…)

– Các đồ uống gây kích thích như nước có gas, cà phê, rượu bia, nước chè đặc.

Người bệnh xung huyết dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Với những người bị xung huyết dạ dày, bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thì cách phân chia các bữa ăn cũng có một vai trò quan trọng. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra những lời khuyên sau:

– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, giúp làm giảm bớt hoạt động tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.

– Ăn điều độ, đúng giờ, đúng bữa. Khi ăn nên nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá no, cũng không để dạ dày bị rỗng do quá đói.

– Hạn chế tối đa ăn các loại thức ăn nhanh, đồ quay, rán.

– Không uống, ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, tránh cho dạ dày bị kích thích dẫn đến co bóp mạnh, gây nên những cơn đau cấp tính.

Ngoài ra, với những người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… thì các bạn cũng nên áp dụng cách ăn này, để làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng xung huyết dạ dày của bệnh nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x