Skip to main content

6 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày

Dù không dễ phát hiện nhưng nếu thấy 6 dấu hiệu dưới đây thì cần cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày.

Hiện tượng “no sớm” báo hiệu ung thư dạ dày

Bạn rất đói khi ngồi vào bàn ăn. Nhưng chỉ sau vài miếng, cảm giác thèm ăn nhanh chóng biến mất và các món ăn không còn hấp dẫn.

Hiện tượng này được gọi là “no sớm” và là một triệu chứng có thể báo hiệu ung thư dạ dày. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy nhanh no hơn hẳn trước đây, thì đó là điều không nên bỏ qua.

Đau ở bên trong là biểu hiện của ung thư dạ dày

dấu hiệu ung thư dạ dày

 

Đúng là một số trường hợp đau dạ dày là biểu hiện của ung thư dạ dày. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đau chỉ là hệ quả của một căn bệnh nào đó ở ruột hoặc ổ bụng, không phải ung thư.

Dấu hiệu điển hình của đau liên quan đến ung thư dạ dày là dai dẳng và “dấm dứt”, chứ không phải lúc có lúc không. Ngoài ra, đau do ung thư dạ dày “kinh điển” là đau ở vùng giữa bụng.

Ợ nóng không dứt cảnh báo ung thư dạ dày

Ợ nóng, khó tiêu và các triệu chứng chung khác của rối loạn tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày. Những triệu chứng này nhiều khả năng là do một nguyên nhân gì đó khác không phải ung thư. Nhưng bạn vẫn nên cho bác sĩ biết điều gì đang xảy ra.

Chướng bụng, tiêu chảy và táo bón- triệu chứng của ung thư dạ dày

Ung thư phát triển trong dạ dày có thể gây cảm giác đầy bụng, hoặc làm rối loạn nhu động ruột. Trong khi từng triệu chứng riêng lẻ không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư dạ dày. Nhưng mỗi triệu chứng này cùng với những dấu hiệu khác ở rên có thể dẫn đến những xét nghiệm kiểm tra ung thư nếu bác sĩ không thể tìm ra lời giải thích khác.

Máu trong phân hoặc nôn ra máu- cảnh giác với ung thư dạ dày

Mặc dù không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư dạ dày – cả viêm đại tràng và bệnh Crohn đều có thể gây đi ngoài ra máu – nhưng việc đi ngoài ra máu hay nôn ra máu đều là những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ tiêu hóa.

Nếu chảy máu có liên quan đến ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm như bã cà phê hoặc đen như nhựa đường (vì máu đã bị tác động của men tiêu hóa). Còn máu trong chất nôn sẽ có màu đỏ tươi, và có thể lẫn với màu “cà phê” vì đã bị tiêu hóa một phần.

Xem thêm:

Sụt cân không rõ lý do- dấu hiệu ung thư dạ dày cần chú ý

Nhiều bệnh – bao gồm đái tháo đường týp 1, bệnh Addison, và bệnh Crohn – có thể dẫn đến sụt cân không giải thích được. Ngoài ra còn có ung thư dạ dày. Nếu thấy cân nặng giảm trong khi không ăn kiêng thì cần chú ý.

Lưu ý rằng giảm cân có thể diễn ra từ từ. Tuy không nhận thấy sự sụt giảm đột ngột, bạn có thể bước lên cân và thấy mình đã mất chừng 5 kg trong vòng 6 tháng. Đừng lo lắng về việc giảm một vài kg. Nhưng nếu sụt cân rõ rệt trong khi không có bất kỳ điều gì có thể lý giải nguyên nhân, thì cần đến gặp bác sĩ.

6 cách làm đẹp sau sinh “mòn con mắt”

Làm thế nào để có được làn da trắng hồng hào, mịn mang không tì vết là một trong những vấn đề làm đẹp sau sinh mà các mẹ bỉm sữa quan tâm nhất.

Quá trình mang bầu khiến làn da mẹ sau sinh trở nên khô, thâm nám, sạm màu. Những cách chăm sóc da mặt sau sinh dưới đây sẽ giúp mẹ có làn da mịn màng, hồng hào như thời còn con gái mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé.

Làm đẹp sau sinh bằng cách xông hơi

Làm đẹp sau sinh bằng cách xông hơi

Phương pháp xông hơi vùng da mặt giúp các lỗ chân lông trở nên thông thoáng, loại bỏ bã nhờn. Ngoài ra, hơi nóng trong lúc xông sẽ giúp các mạch máu dưới da giãn nở, tăng cường tuần hoàn và độ ẩm cho da mặt. Sau khi xông hơi, các dưỡng chất cũng dễ hấp thu và thấm đều vào các lớp tế bào da hơn.

Làm đẹp sau sinh bằng cách Massage mặt

Massage là phương pháp chăm sóc giúp da mặt nhanh chóng lấy lại độ đàn hồi và căng mịn, bởi sau khi sinh trọng lượng cơ thể của mẹ bầu đã giảm đi đáng kể. Hơn nữa còn giúp các mạch máu lưu thông và mẹ sau sinh đỡ mệt mỏi, cũng như hạn chế sự xuất hiện của các nếp nhăn khi phải thức đêm nhiều để chăm con.

Khi massage mặt, mẹ nên sử dụng các loại dinh dầu 100% chiết xuất từ thiên nhiên rất giàu vitamin E, C, A, như dầu dừa, dầu oliu,…

Làm đẹp sau sinh bằng cách Dưỡng da bằng cám gạo

Để giảm lượng sắc tố melanin và hạn chế các vết thâm nám trên da. Các mẹ chỉ cần dùng 2 thìa cám gạo trộn đều với 1 lòng trắng trứng (da dầu) hoặc lòng đỏ (da khô), 1 thìa mật ong. Lấy hỗn hợp này đắp lên da mặt chừng 15 – 20 phút rồi rửa nhẹ bằng nước ấm. Mỗi tuần làm từ 1 – 2 lần sẽ giúp da mặt trắng đẹp mịn màng hơn.

Làm đẹp sau sinh bằng cách Dưỡng da bằng cám gạo

Thêm nữa, khi mang thai, do sự thay đổi hormone sẽ khiến da tăng tiết chất nhờn gây ứ đọng các chất bụi bẩn trên da khiến nhiều mẹ phải khổ sở vì mụn trứng cá. Sử dụng cám gạo được coi là cách chăm sóc da mặt sau sinh tuyệt vời, giúp các mẹ lấy lại được làn da khô ráo, sạch mụn.

Hướng dẫn cách trộn:  trộn 2 muỗng canh cám gạo thơm + bột kiều mạch (hoặc bột gạo nếp), 2 muỗng canh nước ép củ cải bào thành bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên mặt để chừng 15 – 20 phút rồi rửa nhẹ bằng nước ấm.

Làm đẹp sau sinh bằng cách Dưỡng da bằng nghệ

Có thể nói, nghệ là một trong những “thần dược” giúp các chị em  làm đẹp sau sinh vì lành tính, giá thành không cao và cách làm lại rất dễ.

Để da mặt căng mịn, trắng hồng hào trở lại sau khi sinh, mẹ có thể đắp mặt nạ nghệ trộn với mật ong, lòng đỏ trứng gà hoặc nước cốt chanh. Ngoài ra, mẹ có thể giã nhỏ nghệ tươi, ngâm cùng rượu rồi đun nóng và thoa đều lên mặt để có nhanh chóng “thay da đổi thịt” sau sinh.

Làm đẹp sau sinh bằng cách Dưỡng da bằng đậu đỏ

Một trong những nguyên liệu an toàn, tự nhiên khác giúp làm trắng da sau khi sinh được nhiều chị em sử dụng là bột đậu đỏ. Ngoài tác dụng làm trắng da mặt, bột đậu đỏ còn giúp tắm trắng da toàn thân rất hiệu quả.

Trong đậu đỏ có hàm lượng protein, kali và chất sắt giúp da săn chắc, trắng hồng tự nhiên và trông khỏe khoắn. Rất đơn giản: mẹ chỉ cần trộn bột đậu đỏ với sữa tươi hoặc nước sạch, đắp lên mặt khoảng 15 phút và rửa sạch với nước ấm.

Làm đẹp sau sinh bằng cách Dưỡng da bằng chính sữa mẹ

Ngoài đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé, sữa mẹ mà còn là “mỹ phẩm” dưỡng da tự nhiên an toàn và hiệu quả. Trong sữa mẹ có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để da được nuôi dưỡng, trắng đẹp mịn màng hơn. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng nguồn mỹ phẩm có sẵn này để chăm sóc da mặt.

Cách thực hiện: Vắt khoảng 3 thìa cà phê sữa ra rồi dùng miếng bông nhỏ thấm, xoa đều lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút sau đó rồi lại thấm sữa xoa đều lên mặt. Làm liên tục như vậy 3 lần rồi để khô trong 15 phút và rửa mặt sạch bằng nước.

6 cách giã rượu hiệu quả

Thi thoảng các ông xã của chúng ta cũng phải tiệc tùng với đối tác, đồng nghiệp nên đôi lúc cũng “quá chén”, về nhà bị say.  Hãy “bỏ túi” một số cách dưới đây để thực hiện khi cần thiết các mẹ nhé. Vì say rượu không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi và còn ảnh hưởng đến dạ dày, vừa khổ cả ông xã lại khổ cả mình nữa đấy. Để giã rượu hiệu quả có 6 cách đơn giản sau đây :
 
Nước cà chua

nước cà chua 

 
 
Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, đừng vội ăn sáng, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.
 
Nước khổ qua ép

nước khổ qua ép 
 

 
Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn. Khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.
 
Nước đậu xanh nấu

nước đậu xanh nấu 
 

 
Trước khi ông xã đi nhậu, bạn bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà ông xã say thật, cho ông xã uống hết nước và ăn hết “cái” luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai sẽ thấy đỡ mệt nhiều.
 
Nước cóc ép

nước cóc ép 

 
Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.
 
Nước chanh nóng

nước chanh nóng 

 
 
Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.
 
Nước chè xanh

nước chè xanh 

 
Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến

Theo suckhoe.org

 

5 thực phẩm chống ung thư cực tốt nhưng thường bị loại bỏ đáng tiếc

Chế độ hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp cùng thực đơn ăn uống lành mạnh nhiều rau củ, trái cây luôn luôn được khuyến khích không chỉ vì chung đem lại sự khỏe mạnh cho cơ thể mà còn ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật, trong đó có ung thư. Đặc biệt trong bối cảnh thực phẩm bẩn, môi trường sống độc hại như hiện nay, việc ăn uống vốn là nhu cầu thiết yếu của con người lại càng được quan tâm hơn nữa.

Giờ đây, chúng ta có ý thức hơn về việc thực phẩm nào có lợi hay có hại cho cơ thể. Trong số đó, cũng có những thực phẩm vốn là khắc tinh của nhiều bệnh mãn tính và ung thư nhưng lại thường bị các bà nội trợ bỏ qua. Cùng điểm danh đó là các loại thực phẩm nào nhé:
 

Vỏ cà tím – thực phẩm chống ung thư hiệu quả

Khi chế biến cà tím, các bà nội trợ thường hay bỏ vỏ cà tím đi vi lo sợ những hóa chất độc hại tiêm nhiễm trong quá trình trồng trọt. Tuy nhiên, trên thực tế, cà tím lại chứa nhiều vitamin B khi kết hợp với vitamin C sẽ hình thành phản ứng trao đổi chất tốt cho cơ thể.

cà tím có tác dụng rất tốt chống ung thư 
Cà tím có tác dụng rất tốt chống ung thư

Vảy cá

Vảy cá rất hay bị bỏ đi khi làm cá nhưng chúng lại chứa chất lecithin, các axit béo không bão hòa, nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi, hàm lượng phốt pho cao… Đây vốn là những chất đặc biệt chăm sóc rất tốt cho cơ thể người. Chúng giúp ta tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa tế bào não, ngăn ngừa huyết áp, bệnh tim mạch, còi xương và gãy xương.

vảy cá có tác dụng chống ung thư 
Vảy cá tưởng chừng như…vô dụng lại là thực phẩm chống ung thư rất tốt


Bã đậu phụ

Bã đậu phụ chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng như chất xơ, canxi. Nó cũng được coi là 1 chất phòng chống ung thư, giúp nhuận tràng, hạ đường huyết, giảm cân.

bã đậu phụ phòng chống ung thư 
bã đậu phụ không chỉ giúp chống ung thư mà còn nhiều bệnh khác nữa 

Rễ rau củ

Có lẽ ít ai biết được rằng rễ rau củ là thực phẩm ngăn ngừa ung thư rất mạnh. Chẳng hạn như rễ rau mùi tây, rễ cần tây, vỏ củ cải rất giàu vitamin C và chất xơ cùng các chất dinh dưỡng khác. Chúng có thể làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa táo bón, ung thư ruột kết ….

 rễ rau củ giúp phòng chống ung thư 
ít người biết rằng rễ rau củ lại là một liều thuốc chống ung thư rất tốt


Màng vỏ cam quýt

Màng xơ ở vỏ cam quýt chứa một chất gọi là Rutin. Chất này có thể kết hợp với vitamin C làm tăng hiệu quả chữa một số loại bệnh. Bên cạnh đó, Rutin còn làm cho huyết quản bảo đảm duy trì độ đàn hồi và mật độ thành mạch máu, ngăn ngừa chảy máu mao mạch, giúp giảm triệu chứng tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết võng mạc, đái tháo đường và phòng ngừa ung thư.

màng vỏ cam quýt giúp chống ung thư  
màng vỏ cam quýt lại là vị thuốc chống ung thư rất tốt dù hơi.. khó ăn


Những thực phẩm trên đây chỉ là 1 phần rất nhỏ trong số các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì thế, các bạn đừng bỏ qua cơ hội chăm sóc cơ thể mình với chúng nhé.

 

 

CumarGold – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu


Sản phẩm có chứa Nano curcumin – chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung bướu, giúp: 

 ● Nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị

 ● Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

 ● Giảm thiểu nguy cơ mắc ung bướu do các gốc oxy hóa gây ra
 

5 Thói quen có hại cho dạ dày

Bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức quan trọng. Bạn nên chú ý loại bỏ ngay những thói quen sau đây trong cuộc sống của mình để tránh gây hại cho dạ dày nhé.

1. Lạm dụng thuốc giảm đau

Khi dùng bất kì loại thuốc nào bạn cũng đều cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, bởi vì một số loại thuốc có thể không “thân thiện” với dạ dày của bạn.

 
thuốc tây hại dạ dày
 

Các loại thuốc giảm đau có thể kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày nên gây chảy máu dạ dày. Nguy  hiểm hơn là vết loét ở dạ dày có thể xuất hiện trong thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào khiến cho việc phát hiện bệnh gặp trở ngại và bệnh càng nặng hơn.

2. Tắm ngay sau khi ăn

Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở ra, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế. Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…có thể gặp biến chứng.

Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ khoảng 1-3 tiếng để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và lượng máu đến cơ quan tiêu hóa không cần nhiều như khi vừa ăn xong.

 3. Stress kéo dài

 Tình trạng quá tải về thể chất cũng như stress lâu dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và làm giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của niêm mạc dạ dày. Gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm tiết chất nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại. Hơn nữa, khi bạn khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, sức khỏe của dạ dày cũng bị đe dọa. Đó chính là lý do tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác.

Stress, căng thẳng gây đau dạ dày 
 

4. Vận động mạnh sau khi ăn

–         Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhẹ nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể.

–         Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.

5. Ăn uống không khoa học

–         Nếu bạn ăn quá nhanh và không nhai kỹ sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn để tiêu hóa. Từ đó, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày.

         Ăn không đúng bữa cũng gây hại cho dạ dày vì bình thường đến một giờ cố định dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà bạn không bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa, từ đó có thể gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày.

         Vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được “huy động” tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hoá bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.
 

Theo sức khỏe & đời sống

5 loại thực phẩm người bệnh đau dạ dày nên ăn

Đau dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên ngoài nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter Pylori thì rất nhiều trường hợp đau dạ dày khác đều xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp người bệnh trả lời câu hỏi “đau dạ dày ăn gì?”.

Nghệ vàng

Nhiều công trình nghiên cứu lớn trên thế giới đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của hoạt chất curcumin có trong củ nghệ vàng có thể điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày. Không chỉ giảm đau, hỗ trợ làm lành vết loét, nghệ còn có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori – nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày.

Bạn có thể ăn nghệ hàng ngày bằng cách chế biến cùng các món ăn, hoặc uống tinh bột nghệ mật ong mỗi sáng để có hiệu quả tốt hơn.

Tỏi

Từ xa xưa, củ tỏi với mùi vị cay nồng đặc trưng đã thường được ông cha ta sử dụng phổ biến để chữa các chứng đầy hơi, chướng bụng… Khi được đưa vào nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tìm ra tác dụng dược lý của củ tỏi ứng dụng trong điều trị nhiều căn bệnh. Với khả năng chống oxy hóa mạnh và thành phần có chứa hợp chất flavonoid, tỏi có khả năng diệt khuẩn tốt, hỗ trợ làm lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân đau dạ dày. Có thể dùng tỏi kèm trong các món ăn hoặc uống dầu tỏi cũng là một lựa chọn tốt.

Xem thêm: Đau dạ dày ăn tỏi được không? 4 cách chữa đau dạ dày bằng tỏi

Nghệ và sữa chua là những thực phẩm người bệnh đau dạ dày nên ăn.

Trà xanh

Trong trà xanh, ngoài caféin còn có 7 loại hợp chất catechin khác nhau có khả năng kháng viêm và chống oxy tốt, có khả năng ngăn chặn vi khuẩn Helicobacter Pylori, sát khuẩn và bảo vệ các lợi khuẩn có trong ruột giúp vết loét trong dạ dày mau lành.

Mỗi cốc trà xanh mỗi ngày không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày mà còn tăng cường và bảo vệ sức khỏe, đây cũng là một thức uống được khuyên dùng hàng ngày. Cần lưu ý không uống trà xanh khi đang đói hay khi dạ dày rỗng..

Sữa chua

Theo nhiều tạp chí dinh dưỡng ở Mỹ thì những người ăn sữa chua thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày thấp hơn so với người không ăn. Các lợi khuẩn sống và enzyme lactase có trong sữa chua sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thưc ăn tốt hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp.

Táo

Tương tự như tỏi, quả táo là một loại thực phẩm rất giàu flavonoid, ngoài ra trong táo còn có rất nhiều chất xơ, vitamin A, C, E, kali và chất chống oxy hóa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Chất keo có trong quả táo còn có khả năng giúp cơ thể thải loại chì, thủy ngân hay manga ứ động trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Táo không chỉ tốt cho người bệnh đau dạ dày mà còn là món ăn trị chứng khó tiêu, đầy bụng rất hiệu quả cho trẻ em và những người cao tuổi. Ăn táo cũng giúp làm sạch răng và diệt tới 99% các loại vi khuẩn có trong khoang miệng, thực quản – những nguy cơ tiềm tàng gây đau dạ dày.

Với 5 loại thực phẩm kể trên, việc người bệnh đau dạ dày ăn gì có thể dễ dàng được giải quyết và dễ bổ sung chúng qua các bữa ăn hàng ngày. Đồng thời cũng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh của người bệnh tốt hơn.

5 dấu hiệu tố cáo bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ đơn giản là gây ra các cơn đau bụng như nhiều người vẫn thường nghĩ mà còn rất nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe và làm gián đoạn hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: 

1. Đau âm ỉ vùng thượng vị

Đau bụng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau tuy không quằn quại nhưng lại kéo dài âm ỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cơn đau bụng viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở vùng thượng vị hoặc trên rốn, đây cũng là một đặc điểm phân biệt bệnh dạ dày với triệu chứng đau bụng của các chứng bệnh khác.

Xem thêm: Cảnh báo hiện tượng đau dạ dày âm ỉ kéo dài

2. Đau bụng thành từng cơn

Một đặc điểm khác của cơn đau bụng viêm loét dạ dày tá tràng là các cơn đau xuất hiện có tính chu kì. Người bệnh có thể bị đau khi đói hoặc một vài giờ sau khi ăn. Vi khuẩn Hp chính là tác nhân kích thích dạ dày tiết nhiều axit, vì vậy khi bụng rỗng, dạ dày phải co bóp trong tình trạng không có thức ăn sẽ khiến có các cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Cơn đau bụng sẽ dịu đi khi ăn những loại thức ăn có khả năng thấm hút dịch dạ dày tốt như bánh mì, bánh quy, cơm. Vài giờ sau, khi thức ăn đã được tiêu hóa gần hết, axit dạ dày lại tiếp tục tiết ra khiến cơn đau quay trở lại.

3. Chướng bụng đầy hơi, khó tiêu

Các vết viêm loét trong dạ dày gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Khi quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ sẽ dẫn đến khó tiêu, gây hiện tượng tích tụ khí thừa và sinh hơi trong dạ dày, gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng rất khó chịu.

Tình trạng đầy hơi còn gây ra chứng ợ hơi, bụng đau tức thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và mệt mỏi.

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng điển hình đầu tiên của bệnh.

4. Buồn nôn và nôn

Tình trạng dư thừa axit dạ dày khiến cho thức ăn dễ bị đẩy ngược lên họng và gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, các vết loét trong dạ dày cũng gây rối loạn nhu động ruột và khiến người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ bị nôn sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho người bệnh bị thêm chứng trào ngược thực quản.

5. Rối loạn tiêu hóa

Ngoài các cơn đau thường xuyên hành hạ, người bị viêm loét dạ dày tá tràng còn phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa do dạ dày và tá tràng hoạt động kém. Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài ra phân sống… không theo bất cứ quy luật nào khiến người bệnh mệt mỏi và mất sức.

6. Chán ăn và sụt cân

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, sợ ăn lâu dần dẫn tới chán ăn. Tình trạng chán ăn kéo dài cùng với dạ dày hoạt động kém sẽ khiến cân nặng sụt giảm, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, người luôn xanh xao và thiếu sức sống. Khi tham gia các hoạt động thể chất thì dễ đuối sức, thiếu tập trung và hệ miễn dịch kém, vì vậy cũng dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

 

5 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

Những cây thuốc chữa đau dạ dày như nghệ, gừng, nha đam, chuối, được ví như vị thuốc kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên nghệ

Được biết đến là một trong những dược liệu quen thuộc và cần thiết trong điều trị các bệnh về viêm dạ dày. Thành phần tinh dầu trong nghệ có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe dạ dày với tác dụng chống viêm, làm lành vết loét rất hữu ích. Với tính năng làm dịu và tránh kích ứng dạ dày của nghệ cũng là một trong những lí do mà nguyên liệu này thường được sử dụng thường xuyên trong điều trị. Những vấn đề về đầy bụng, khó tiêu cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng nghệ.

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên gừng

Tương tự như nghệ, gừng là một trong những dược liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Các thành phần kháng viêm trong gừng đem lại nhiều tác động tích cực trong quá trình phục hồi hệ tiêu hóa. Ngoài ra tác dụng chống oxy hóa của loại dược liệu này cũng rất đáng chú ý.

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên gừng

Bạn có thể thêm vào tách trà một vài lát gừng và uống vào sáng hoặc tối. Kết hợp trà xanh và gừng cũng sẽ giúp bạn hạn chế được những cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày. Bên cạnh đó, kết hợp nước chanh và gừng cũng đem lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên nha đam

Nha đam rất quen thuộc đối với các chị em. Nhựa nha đam không chỉ tốt cho da mặt mà còn có những tác dụng tích cực trong việc kích thích tiêu hóa, giúp nhuận tràng, tẩy xổ, cải thiện tình trạng táo bón. Nguyên liệu này còn giúp bạn ức chế men pepsin và acid hydrochloric trong cơ thể, qua đó ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày. Sử dụng lá nha đam cũng khá đơn giản và bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà.

Nguyên liệu: Lá nha đam tươi: 5 lá, mật ong: 500ml.

Thực hiện: Xay lá nha đam tươi rồi đổ vào thêm 500ml mật ong. Mỗi ngày các bạn dùng khoảng từ 2 đến 3 lần, một lần là 30ml. Một lần chế biến, bạn có thể dùng trong một tuần.

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên chuối xanh

Chuối xanh có nhiều tinh bột, là thành phần rất tốt cho sức khỏe dạ dày của bạn. Chúng ta có thể dùng chuối xanh phơi khô, không cần phơi dưới nắng gắt. Sau khi phơi xong bạn đem tán thành bột.

Sau đó bạn có thể dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể pha nước uống. Với cách này chuối xanh có thể giúp bạn kích thích tái tạo màng nhầy trên lớp niêm mạc dạ dày. Duy trì áp dụng cách này 1 – 2 ngày/lần để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe dạ dày.

Xem thêm: Đau dạ dày ăn chuối được không?

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên hạt bưởi

Cây thuốc chữa đau dạ dày mang tên hạt bưởi

Đây là bài thuốc chữa đau dạ dày khá đơn giản và dễ áp dụng được truyền lại từ lâu. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp chữa viêm dạ dày với hạt bưởi tại nhà để giúp cải thiện sức khỏe.

Cách dùng: Bạn cho hạt bưởi tươi rửa sạch đã rửa sạch vào ly thủy tinh với khoảng 200ml nước sôi, đậy kín nắp và ủ nóng trong 2 – 3 giờ sẽ được dung dịch sóng sánh. Bạn chắt bỏ phần hạt bưởi lấy nước. Ăn xong khoảng 2 tiếng bạn có thể dùng hạt bưởi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Duy trì sử dụng mỗi ngày một lần để giúp giảm cơn đau.

Một vài lưu ý khi bị đau dạ dày

Hạn chế sử dụng thức ăn béo, các loại bơ sữa trong trong thời gian điều trị.

Không sử dụng các loại thức ăn cay nóng, các thực phẩm ngọt.

Nên bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau, củ, quả để cung cấp vitamin cho cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày.

Đặc biệt phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí để cải thiện sức khỏe và tránh các ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.

Trên đó là 5 cây thuốc chữa đau dạ dày bằng thuốc nam quanh nhà được sử dụng nhiều trong dân gian. Hi vọng với 5 cách chữa đau dạ dày dễ kiếm, dễ làm hiệu quả nhanh này sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng bệnh đau dạ dày một cách nhanh chóng.

5 bài thuốc chữa viêm loét dạ dày đơn giản

Rất nhiều người không biết làm sao để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, khi mà đây là một căn bệnh rất khó chữa khỏi hơn thế nữa nó còn rất dễ chuyển thành mãn tính. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề về các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chuối hột

Chuối hột chữa dạ dày hiệu quả

Chuối hột là một vị thuốc giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh. Chuối hột được biết đến với nhiều lợi ích tốt cho đường tiêu hóa, bên cạnh đó là khả năng trung hòa lượng acid trong dịch vị dạ dày.

Các chất có trong chuối hột cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh cho dạ dày và giúp điều trị viêm loét hiệu quả.

Xem thêm: Sự thật về đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Nghệ

Nghệ giúp kháng viêm, kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày hiệu quả, bên cạnh đó là khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp ngăn ngừa sự phát triển của vị khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể sử dụng nghệ thường xuyên để bảo vệ niêm mạc dạ dày của mình khỏi những tác nhân gây hại, nghệ cũng giúp bạn phòng tránh những tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày.

Hơn thế nữa đây là loại thực phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên vì vậy mà bạn sẽ không phải lo lắng vì những hóa chất gây tổn thương dạ dày hay những tác dụng phụ không đáng có.

Trà gừng

Dùng gừng trị viêm loét dạ dày

Trà gừng không chỉ làm ấm cơ thể, giải cảm mà đây còn là vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả với tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm cơn đau âm ỉ mang cảm giác thoải mái cho người bệnh, ngừa chứng ợ hơi ợ chua ở người bệnh.

Bạn nên pha trà gừng uống mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho hệ tiêu hóa mà không sợ bất cứ một tác dụng phụ nào.

Nha đam

Đây không chỉ là thực phẩm làm đẹp da, mịn da mà đây là thực phẩm điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Chúng ta có thể thấy những tác dụng sau của nha dam: cân bằng acid trong dạ dày, giúp bọc lót niêm mạc dạ dày bị tổn thương, kích thích quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể chế biến nha đam ăn mỗi ngày bằng cách gọt sạch vỏ lấy phần lõi trắng ngâm muối 15 đến 20 phút sau đó xay nhuyễn với mật ong để dùng thường xuyên, nếu kiên trì sẽ giúp bạn điều trị viêm loét dạ dày dứt điểm.

Mật ong

Đây là một chất kháng sinh tự nhiên giúp tái tạo niêm mạc hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây hai cho dạ dày đặc biệt mật ong rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Mật ong kết hợp với bột nghệ là một bài thuốc tuyệt vời giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả mà nhiều người truyền tai nhau. Bạn nên trộn mật ong với tinh bột nghệ và một chút nước ấm để uống mỗi sáng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất sau một thời gian sử dụng.

Trên đây là một trong những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày đơn giản mà hiệu quả nhất, các bạn có thể tham khảo để áp dụng. Chúc các bạn sức khỏe.

5 bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất nhiều người bỏ qua

Hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh đau dạ dày, trong đó bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất từ thảo dược thì nhiều người lại hay bỏ qua vì không được biết đến

Xem thêm:

Bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất bằng lá bạc hà

Chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng làm giảm hiện tượng co thắt dạ dày và xoa dịu các cơn đau. Đồng thời nó còn giúp kích thích tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng và giảm tiết axit dạ dày. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng để làm rau ăn kèm, lá bạc hà còn được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất bằng lá bạc hà

Cách sử dụng:

Mỗi khi dạ dày lên cơn đau, bạn có thể lấy 2-3 lá bạc hà nhai kỹ rồi nuốt từ từ, mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần. Hoặc thêm vài lá bạc hà vào trong tách trà nóng, đợi 15 phút cho tinh chất bạc hà tan hết trong nước rồi thưởng thức. Giải pháp này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khá hiệu quả.

Lá trầu không- Bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất tại nhà

Lá trầu không là loại thảo dược được y học cổ truyền ứng dụng trong điều trị bệnh từ lâu. Nhờ chứa chất kháng khuẩn tự nhiên cùng hoạt chất chống oxy hóa cao sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chống viêm nhiễm và trung hòa axit cho dạ dày.

Ngoài ra, loại lá này còn chứa hoạt chất tanin- một chất còn có  tác dụng làm se và mau lành vết loét và ngăn ngừa ung thư. Riêng chất betel-phenol được tìm thấy trong lá trầu không là chất kháng sinh rất mạnh, khắc tinh của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 3-6 lá trầu không loại bánh tẻ ( không quá già cũng không quá non), rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng. Sau đó vò nát là trầu và hãm với nước sôi giống như pha trà. Chờ sau 15 phút chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Dùng gừng tươi là bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất

Theo TS Dương Ngọc Hùng- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì gừng tươi là một trong những loại thảo dược chữa bệnh đau dạy dày cũng như nhiều căn bệnh đường tiêu hóa khác nhờ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tốt. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh gừng chứa các hợp chất quý như Tecpen và Oleoresin. Đây là những chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Dùng gừng tươi là bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất

Cách dùng thuốc:

Để giảm viêm loét dạ dày bằng thảo dược, dân gian thường sử dụng gừng tươi ngâm dấm. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ lần lấy gừng tươi đem rửa sạch rồi giữ nguyên vỏ và cắt lát mỏng. Sau đó cho gừng vào hũ thủy tinh ngâm với dấm gạo. Sau khoảng 1 tuần là có thể dùng thuốc được.

Mỗi khi dạ dày lên cơn đau có thể lấy 2 lát gừng tươi ngậm và nhai nuốt từ từ. Không chỉ giúp làm giảm các cơn đau nhanh chóng gừng ngâm dấm còn kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng khó tiêu, mang lại cho người bệnh cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Xem thêm:

5 cách chữa đau dạ dày uống nước gừng tốt nhất

Bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất bằng lá ổi

Trong lá ổi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hàm lượng tinh dầu chứa đặc tính kháng khuẩn cực mạnh. Một số thành phần khác như axit maslinic,  tanin pyrogalic, beta-sitosterol có trong loại lá này cũng là những thành phần quen thuộc có trong một số loại thuốc tân dược hay TPCN chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 30g lá và búp ổi non cùng với 1 nắm gạo lứt. Rửa sạch lá ổi và sao lên cho héo, tương tự gạo lứt cũng đem sao vàng cho thơm. Tiếp đến cho cả 2 nguyên liệu này vào nồi sắc cùng với 500ml, sắc cạn còn 200ml thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Ngày dùng 1 thang chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Chuối hột là bài thuốc chữa dạ dày tốt nhất

Về mặt tác dụng dược lý, trong chuối hột chứa rất nhiều hợp chất quan trọng như serotinin, dopamin hay catecholamin…Những hoạt chất này có tác dụng giảm đau ở tạng phụ, chống táo bón và chống viêm loét được tiêu hóa. Nhờ vậy mà chiết xuất từ chuối hột được ứng dụng nhiều trong y học, đồng thời được người dân sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Cách sử dụng:

Quả chuối hột già sau khi hái về thường được đem rửa sạch, xắt mỏng và phơi khô ở trong bóng râm. Sau đó tán thành bột mịn và cất vào hũ có nắp kín để dùng dần.

Khi bệnh viêm loét dạ dày tái phát, lấy 2 thìa bột chuối hột pha với nước ấm uống. Ngày dùng 3 lần trong các bữa ăn sáng, chiều và tối.

Xem thêm: Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x