Viêm loét dạ dày hành tá tràng là loại bệnh phổ biến trên thế giới, và thường bị mắc phải ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Viêm loét hành tá tràng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm là bệnh ung thư tá tràng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về căn bệnh này.
Trong một số trường hợp, nếu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ trở thành loét tá tràng. Các tổn thương nhiễm trùng cũng như loét trên niêm mạc tá tràng có thể tiến triển thành ung thư tá tràng. Nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra cũng có thể là nguyên nhân gây ra loét.
Các triệu chứng của ung thư tá tràng là:
Đau ở vùng thượng vị, tức là dưới phần xương ngực, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn, sút cân đột ngột và xuất huyết từ tá tràng được phát hiện bằng cách xuất hiện máu đen trong phân.
Những triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với chứng loét dạ dày hành tá tràng nên rất khó phát hiện khi nó chuyển sang giai đoạn ung thư, vì vậy khi bệnh nhân phát hiện ra mình đã mắc ung thư hành tá tràng, căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng.
So với những nguyên nhân khác gây ra ung thư hành tá tràng, những bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng sẽ có thể dự báo được sớm hơn về biến chứng gây ung thư vì khi bị viêm loét hành tá tràng, bệnh nhân thường được bác sĩ cảnh báo rằng mình có triệu chứng tiền ung thư ở tá tràng và được khuyên rằng thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, để tránh biến chứng ung thư, người bệnh cũng nên:
Bổ sung chế độ ăn gồm các loại thức ăn chống lại ung thư như các loại rau, quả và những thức ăn từ thực vật, đây là nguồn cung cấp chất xơ rất lớn. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch hệ tiêu hóa và giữ chúng khỏe mạnh.
Nên hạn chế chất béo, bơ, thịt, sữa nguyên chất, trứng,…
Nên tránh cả đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thức ăn cay nóng và thức ăn đóng hộp.
Cũng nên uống đủ nước: Nước có thể giúp cuốn các độc tố khỏi cơ thể.
Không nên làm cho dây thần kinh trở nên căng thẳng trong một thời gian dài.
Hi vọng với thông tin về căn bệnh viêm loét hành tá có thể giúp các bạn hiểu được về những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy khi bắt đầu có dấu hiệu các bạn cần đến cơ sở y tế khám để có phác đồ điều trị tốt nhất.
Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư phổ biến về đường tiêu hóa, với i tỉ lệ tử vong cao đứng thứ 2 sau bệnh ung thư phổi. Nguy hiểm như vậy thì ung thư dạ dày liệu có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhất nhì hiện nay nhưng nếu chẳng may bạn mắc phải căn bệnh này cũng đừng quá lo lắng và ám ảnh về một dự cảm không lành. Bởi vì, tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ chuẩn đoán xem có thể chữa được không và có phác đồ điều trị dành riêng cho từng đối tượng.
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm
Nhắc đến ung thư, mọi người thường nghĩ đây là căn bệnh vô phương cứu chữa. Nhưng với sự phát triển của y học ngày nay, một số bệnh ung thư đã có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có phương án điều trị kịp thời, đúng đắn. Và ung thư dạ dày cũng nằm trong số đó.
Ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn 0 hoặc 1
Tỉ lệ thành công và sống thêm khoảng 5 năm nữa lên đến 90% và 10 năm là 70% với những bệnh nhân phát hiện và chữa trị ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu, cụ thể ở đây là giai đoạn 0 hoặc giai đoạn I, xuất hiện các tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày, nhưng cấu trúc của niêm mạc dạ dày chưa bị đảo lộn.
Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cắt phần dạ dày bị ung thư qua nội soi để loại bỏ những khối u có kích thước dưới 2cm có hoặc không kết hợp điều trị bằng hóa chất (hóa trị) để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật. Đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay để có thể chữa khỏi và khắc phục căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư dạ dày phát hiện ở các giai đoạn sau
Tỷ lệ chữa được cho bệnh nhân để kéo dài thêm 5 năm tuổi thọ nữa cao nhất chỉ chiếm 17% đối với những trường hợp bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày muộn. Khi đó, các bác sĩ cần phải áp dụng 3 phương pháp trị liệu: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để điều trị bệnh ung thư dạ dày. Tuy vậy, kết quả lúc này cũng không được khả quan vì khối u lớn, lan rộng và tế bào ung thư đã đi căn lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên, ung thư dạ dày là căn bệnh tiến triển âm thầm với triệu chứng ban đầu khá mơ hồ, thâm chí là không có biểu hiện ra bên ngoài.
Vì vậy, biện pháp tốt nhất để phát hiện ung thư dạ dày cũng như các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu là bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài việc làm các xét nghiệm tổng thể thì nội soi dạ dày là rất cần thiết.
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện khác lạ như: chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi, bị sụt giảm cân nghiêm trọng, có tiền sử từng mắc hoặc đang bị viêm loét dạ dày mãn tính, bị sốt dai dẳng mà không rõ nguyên nhân, đi đại tiện thấy phân đen thì bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống phù hợp, lối sống lành mạnh, giữ tư tưởng luôn thoải mái và tinh thần lạc quan để kết quả điều trị được tối ưu.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bị ung thư dạ dày thì có chữa được không cũng như tỉ lệ thành công và sống sót của từng giai đoạn bệnh. Ngoài việc tuân thủ nghiêm túc theo phác đồ và hướng dẫn điều trị của của các bác sĩ bạn cũng nên đặt niềm tin, tin tưởng vào các bác sĩ, tin tưởng vào chính mình để chiến thắng căn bệnh quái ác này.
Trong số các loại bệnh lý ung thư hiện nay thì ung thư vú được xếp vào hàng phổ biến nhất hiện nay.Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng các chị em, mà nó còn tác động rất xấu tới tinh thần người mang bệnh. Chính vì thế, là phái yếu, chúng ta không thể không trang bị những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng để phòng và tránh căn bệnh tử thần quái ác này.
Đầu tiên, chúng ta cần nắm rõ những yếu tố và nguy cơ chủ đạo gây ra ung thư vú để tự so sánh với bản thân. Có khoảng 7 dấu hiệu chính có thể gây ra ung thư vú bao gồm
– Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư vú, bạn nên cẩn thận, cảnh giác với căn bệnh này hơn bởi nó có thể lây qua yếu tố di truyền.
– Từng bị ung thư vú 1 bên: Nếu đã từng bị thì hơn ai hết, chị em cần hết sức chú ý tới ung thư vú.
– Có kinh nguyệt trước tuổi 12 là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nó có thể là nguy cơ khiến chị em vướng phải ung thư vú sau này.
– Mãn kinh sau tuổi 50: Mãn kinh sau tuổi 50 cũng được coi là nguy cơ có thể gây ra ung thư vú.
– Ăn nhiều mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày là 1 trong những nguyên nhân kích thích mầm bệnh ung thư phát triển trong đó có ung thư vú.
– Có bệnh sơ tuyến vú: Sơ tuyến vú có thể phát triển thành ung thư vú rất nguy hiểm
– Mất cân bằng nội tiết tố: Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ. Sự mất cân bằng của nội tiết tố cũng có ý nghĩa quan trọng không kém và gây nên nhiều loại bệnh.
7 yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú
Các triệu chứng ung thư vú
Sau khi tìm hiểu các yếu tố kích thích ung thư vú, chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh lý này như sau:
– Xuất hiện khối u ở vú
– Thay đổi da cam
– Co rút núm vú
– Đỏ da vú
– Co rút da vú
– Chảy dịch núm vú
Khi thấy các triệu chứng ung thư vú cần đến gặp bác sĩ trước khi quá muộn
Nếu gặp một trong những dấu hiệu nói trên, chúng ta không nên coi thường, bỏ mặc mà nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phát hiện sớm ung thư vú bằng cách tự khám
Bệnh tật có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào, vì thế, theo dõi sức khỏe cơ thể để phát hiện sớm là điều cần thiết. Chị em có thể tự khám vú để phát hiện những bất thường xảy ra đối với “nhũ hoa” của mình. Nên nhớ rằng, càng phát hiện ung thư vú càng sớm thì khả năng sống sót càng cao.
Chị em hãy tự tập cho mình thói quen tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần nhất là thời điểm sau khi sạch kinh 5 ngày vì đó là lúc vú mềm nhất. Ngay cả khi mãn kinh, chúng ta cần duy trì thói quen này.
Trước tiên, chúng ta hãy đứng trước gương và để 2 tay xuôi người sau đó nhìn kỹ xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước vùng ngực hay không.
Tự kiểm tra hàng ngày để phát hiện ung thư vú sớm nhất có thể
Tiếp đó, đưa 2 tay lên đầu rồi tiếp tục quan sát vú từ các góc khác nhau. Cần kiểm tra cả núm vú xem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu không.
Tự kiểm tra mắc bênh ung thư vú hay không
Sau đó, chị em hãy nằm ngửa trên giường, đặt gối mỏng sau vai gáy rồi đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải để khám ngực trái. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của các ngón tay để cảm nhận tổ chức tuyến vú có gì bất thường không.
Tự kiểm tra mắc bênh ung thư vú hay không
Các chị em có thể chia vú thành 4 phần: Khám ¼ trên ngoài. Ấn từ từ, nhẹ nhàng, dứt khoát, day tròn bằng tay, tìm kiếm khối u hoặc mảng dày hay bất thường nào khác. Khám núm vú từ từ, nhẹ nhàng, lặt đi lặt lại kỹ quanh núm vú. Sau đó khám ¼ vùng khác của núm vú.
Tự kiểm tra mắc bênh ung thư vú hay không
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú xem có dịch nhày chảy ra không. Sau cùng dùng phần mềm các đầu ngón tay khum lại, miết tìm xem có u hạch ở hõm nách và hõm thượng đòn hay không. Khi kết thúc, khám ngực trái thì đổi lại sang bên phải và lấy tay trái khám vú phải như cách trên.
Phòng chống ung thư vú
Ung thư vú nguy hiểm là vậy, thế nên chúng ta cũng cần phải tăng cường ý thức phòng chống ung thư vú và cải thiện sức khỏe toàn diện bằng nhiều cách:
Tăng cường luyện tập và duy trì cân nặng hợp lý
Chỉ cần 60 phút luyện tập mỗi ngày là chị em có thể giảm 14% nguy cơ mắc ung thư vú so với những phụ nữ ít vận động. Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tăng thêm khoảng 27 kg sau tuổi 18 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người chỉ tăng thêm 9 kg.
Tập thể dục mỗi ngày giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Cho con bú sữa me
Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm xuống 4% ở những phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ ít nhất là 15 tháng.
Cho con bú sữa mẹ giảm nguy cơ ung thư vú cho cả 2 mẹ con
Ăn nhiều rau xanh
Chế độ ăn uống có nhiều rau xanh sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh trong đó có ung thư. Trong khi đó, trà xanh có chứa nhiều chất oxy hóa làm giảm quá trình sản xuất estrogen vốn kích thích sự phát triển của các khối hưu.
Hạn chế bia rượu
Bia rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Thống kê cho thấy uống nhiều chất cồn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư vú từ 20 đến 25%.
hạn chế sử dụng bia rượu
Sử dụng thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc áp dụng các chế độ sinh hoạt, ăn uống có lợi cho sức khỏe, bổ sung thêm các chất hỗ trợ chống ung thư, tăng đề kháng cơ thể từ các loại thực phẩm chức năng là điều mà chị em cũng nên cân nhắc. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng tốt trong hỗ trợ phòng chống và điều trị ung bướu nhưng giá cả lại hợp lý. Nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng CumarGold đạt hiệu quả hỗ trợ cao, giá thành hợp lý.
cumargold có tác dụng hỗ trợ, phòng tránh và điều trị ung thư
Hy vọng rằng với bộ cẩm nang trên đây, chị em có thể trang bị cho mình những kiến thức cần biết về căn bệnh nguy hiểm có khả năng cướp đi mạng sống này.
CumarGold – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu
Sản phẩm có chứa Nano curcumin – chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung bướu, giúp:
● Nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị
● Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu
● Giảm thiểu nguy cơ mắc ung bướu do các gốc oxy hóa gây ra
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến, chiếm tới 28% số ca ung thư trên toàn thế giới và có số lượng người bệnh tăng thêm tới 0.5% mỗi năm. Có tới 80% người bệnh ung thư phổi chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, khi mà tế bào ung thư đã di căn. Do đó chỉ có 15% trong tổng số bệnh nhân ung thư phổi có thể duy trì được thời gian sống từ 5 năm trở lên sau khi phát hiện bệnh.
Bệnh ung thư phổi thường được xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng chuyên sâu. Cũng dựa vào các chẩn đoán chuyên sâu này và tính chất bệnh lý mà các chuyên gia có thể chia ung thư phổi thành các dạng và các giai đoạn bệnh cụ thể để có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
Ung thư phổi là bệnh lí dễ gặp ở cả nam và nữ giới
Ung thư phổi được chia làm hai thể chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 16% tổng ca bệnh và có mức độ nguy hiểm cao hơn với tiên lượng bệnh xấu hơn. Dạng ung thư này có khả năng phát triển nhanh gấp đôi so với tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ và có khả năng di căn xa. Nếu không được điều trị, thời gian sống chỉ vào khoảng 12 – 15 tuần, ở giai đoạn lan tràn từ 6 – 9 tuần. Hóa trị được coi là phương pháp điều trị chính đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
Riêng với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn và ung thư biểu mô dạng biểu bì và được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn bị che lấp: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được trong quá trình nội soi phế quản, nhưng khối u không thể được nhìn thấy trong phổi
Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi.
Giai đoạn I: Các tế bào ung thư được giới hạn trong phổi. Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.
Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ dưới.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Việc điều trị ung thư phổi cần căn cứ vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh cụ thể
Ở mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp chính áp dụng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tuy ung thư phổi là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao, nhưng vẫn luôn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được điều trị tích cực. Với nhiều nghiên cứu y học được tiến hành, tỷ lệ sống đối với căn bệnh này ngày càng tăng lên. Mỗi chúng ta nên chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh để có phương pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe hợp lý và phát hiện, điều trị sớm bệnh (nếu có) nhằm bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất trước bệnh ung thư.
Đi khám sức khỏe, nội soi dạ dày và phát hiện có khối u dạ dày. Điều này có nguy hiểm hay không? Đây có phải là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày hay không? Việc điều trị có khó hay không?
U dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, phát triển quá mức dẫn đến sự hình thành của các khối u dạ dày. Nếu như bạn nội soi và được bác sỹ phát hiện có khối u dạ dày thì bệnh tương đối nghiêm trọng và cần điều trị ngay.
2. U dạ dày có nguy hiểm hay không?
Có khối u dạ dày là một trong những biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả các khối u dạ dày đều dẫn tới ung thư dạ dày. Nếu khối u của bạn là lành tính thì tỷ lệ ung thư chiếm chưa đến 20% nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết tế bào, bác sỹ kết luận khối u dạ dày của bạn là lành tính hay ác tính thì sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, nếu là khối u lành tính mới bắt đầu hình thành hoặc rất nhỏ, có thể bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng.
3. Các phương pháp điều trị khối u dạ dày
Nếu u lành tính nhưng có nhiều hoặc kích thước lớn, bác sỹ sẽ chỉ định cắt bỏ khối u này để tránh khiến cho khối u phát triển mạnh, chuyển thành ác tính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
Nếu u dạ dày là ác tính, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được các bác sỹ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng phát triển của các khối u. Có 3 phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay đó là:
3.1. Phẫu thuật cắt khối u dạ dày
Đây là biện pháp đầu tiên được áp dụng để ngăn ngừa sự lan tỏa của bệnh. Bác sỹ sẽ cắt bỏ hoàn toàn các phần niêm mạc dạ dày có chứa các tế bào ung thư. Phẫu thuật xong đa số các bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
3.2. Hóa trị
Là phương pháp dùng thuốc hóa chất để chống lại các tế bào ung thư. Đa phần các loại hóa chất này sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm, một số ít dùng theo đường uống và thường được chia thành nhiều đợt khác nhau.
3.3. Xạ trị
Là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được sử dụng khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối. Xạ trị là việc sử dụng các tia xạ có năng lượng lớn tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Phương pháp này thường được dùng sau phẫu thuật hoặc dùng kết hợp với hóa trị.
U dạ dày là một bệnh khá nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện, dù là u lành tính hay ác tính cũng cần tuyệt đối tuân thủ sự điều trị của bác sỹ, kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích và đồ cay nóng để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Trên thực tế, dù sử dụng phương pháp nào thì ung thư dạ dày cũng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khó chữa trị, tỷ lệ sống sau 5 năm không cao do đó, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư vú thường xảy ra ở phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Theo thống kê, dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước tuổi 50 và trên 50% xảy ra sau 50 tuổi. Ung thư vú rất hiếm gặp ở nam giới.
Ung thư vú ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi (ảnh minh hoạ)
Ung thư vú phát triển qua 5 giai đoạn: bắt đầu, I, II, III, IV. Giống như mọi căn bệnh khác, càng phát hiện sớm bao nhiêu, ung thư vú càng có khả năng chữa trị thành công bấy nhiêu.
Giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 0) của ung thư vú được gọi là ung thư tại chỗ hay ung thư không xâm lấn. Lúc này, không có một bằng chứng hay biểu hiện của việc tế bào ung thư xuất hiện và xâm lấn các mô vú bình thường. Các bác sĩ chỉ có thể phát hiện ra tế bào gây ung thư bằng cách kiểm tra biểu mô hoặc tiểu thùy xung quanh bầu vú.
Giai đoạn I
Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, 2 giai đoạn đầu tiên có tỷ lệ sống sót rất cao, gần 100%. Giai đoạn II tỷ lệ này giảm xuống 93% và các giai đoạn sau lần lượt là 72% và 22%. Giai đoạn I đánh dấu sự xuất hiện của những tế bào ung thư đầu tiên với kích thước nhỏ, không quá 2cm, cỡ bằng một hạt đậu nhỏ. Vào thời điểm này, ung thư chưa hề lây lan ra toàn bộ bầu vú cũng như chưa vươn tới các hạch bạch huyết ở gần nách.
Khả năng chữa trị thành công nếu bệnh mới ở giai đoạn này cũng rất cao. Giống như ở giai đoạn 0, bệnh nhân thường được phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư hoặc sử dụng xạ trị, thậm chí có trường hợp phải kết hợp cả hai. Tuy nhiên, hóa trị không được khuyến khích sử dụng vào giai đoạn này.
Giai đoạn II
Ung thư nếu tiếp tục phát triển sẽ tiến tới giai đoạn II, gồm IIA và IIB tùy thuộc vào kích thước khối u và sự lây lan của nó.
Trong khi đó, giai đoạn IIB được hiểu là khi khối u có kích thước 2-5 cm và đã lây sang không quá 4 hạch bạch huyết hoặc khối u lớn hơn 5cm nhưng chưa lây sang các hạch bạch huyết nào cả. Tùy theo từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u và hạch bạch huyết gần đó để tránh làm ung thư lây lan.
Giai đoạn III
Giai đoạn III là thời kỳ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các khối u. Khối u đã lớn hơn 5 cm, hoặc đã lan rộng đến các mô xung quanh vú, chẳng hạn như da, cơ bắp hay xương đòn.
Điều trị: Đây là thời kỳ bệnh đã phát triển khá nặng và có cơ hội mắc bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác rất cao. Cách chữa thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy), sau đó là giải phẫu và xạ trị.
Giai đoạn IV
Khối u đã lan rộng ra ngoài khu vực vú và có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như cổ, phổi, gan, xương, hoặc não. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có nguy cơ mất mạng vì bệnh trong vòng năm năm rất cao.
Điều trị: Điều trị toàn thân bằng hóa trị liệu là điều trị chính. Xạ trị và phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để giúp làm giảm một số triệu chứng nhất định.
Ung thư vú nếu được khám phá càng sớm bao nhiêu thì cơ hội sống càng cao bấy nhiêu. Do đó, tất cả chị em nên quan tâm đến việc tầm soát bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân gây ra?
Khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vú nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền căn thai sản: Phụ nữ chưa từng sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị ung thư vú gấp đôi so với phụ nữ có ít nhất một con trước 30 tuổi.
Chế độ ăn uống và tình trạng thừa cân: Số lượng calori đưa vào cơ thể càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Những phụ nữ có chế độ ăn nhiều calori có nguy cơ mắc bệnh gấp 1,5 – 2 lần phụ nữ bình thường. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, thói quen hút thuốc, chế độ ăn ít trái cây, ít rau củ, cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng ung thư vú
Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư vú là gì?
Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối bướu có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác để phát hiện ung thư vú như:
Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen
Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết
Núm vú bị thụt vào trong
Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú
Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú
Điều trị và chăm sóc
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật đóng vai trò chính trong điều trị ung thư vú. Có hai phương pháp phẫu thuật chính là phẫu thuật bảo tồn và đoạn nhũ. Phẫu thuật bảo tồn đã được chứng minh là có kết quả điều trị tương đương hoặc tốt hơn phẫu thuật đoạn nhũ và không gây sang chấn tâm lý cho bệnh nhân như đoạn nhũ.
2. Phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng thể chất bao gồm:
Các bài tập vai sau khi phẫu thuật
Chăm sóc cánh tay để tránh phù bạch huyết
Cân bằng chế độ dinh dưỡng và thích ứng với lối sống để tăng cường phục hồi
Phục hồi chức năng tinh thần liên quan đến:
Sự hỗ trợ gần gũi của vợ chồng, gia đình, bạn bè và các nhóm hỗ trợ
Một phụ nữ có thể cảm thấy yên tâm khi biết rõ cơ hội sống sót của mình
Tái khám thường xuyên
Ngoài ra trong quá trình điều trị bạn nên sử dụng 4v TPCN CumarGold mỗi ngày sẽ giúp phục hồi sức khỏe và sắc đẹp cho chị em phụ nữ, đặc biệt giúp tăng cường khả năng miễn dịch , giảm độc tính và tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, nhanh liền sẹo các vết thương sau phẫu thuật .
Để có thêm thông tin, độc giả vui lòng gọi về tổng đài 1800.1796 hoặc truy cập website cumargold.vn, hoặc để lại comment dưới bài viết để được các dược sĩ tư vấn. Chúc các bạn luôn khỏe!
Viêm loét dạ dày là căn bệnh thường gặp nhưng vô cùng khó chịu, dai dẳng, khó chữa dứt điểm, vừa tốn thời gian, công sức vừa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống. Trong bài này, CumarGold sẽ chia sẻ với bạn cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam cực đơn giản nhé!
1. Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam có hiệu quả không?
Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu dần trở thành các vết loét trên dạ dày. Do là bệnh lý về đường tiêu hóa và các vết loét luôn trong môi trường acid dạ dày nên căn bệnh này đặc biệt khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, thường bị bệnh nhân bỏ qua, phát triển tới giai đoạn muộn nguy hiểm.
Có nhiều phương pháp chữa viêm loét dạ dày, tuy nhiên dù là phương pháp nào thì thói quen, thực đơn ăn uống cũng vô cùng quan trọng vì chúng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trị bệnh. Có như vậy, quá trình điều trị viêm loét dạ dày mới hiệu quả. Thuốc Nam là một trong những phương pháp hỗ trợ trị bệnh rất được người dân ta tin tưởng vì đem lại hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ, tác dụng tốt lên sức khỏe toàn cơ thể.
Một thực trạng chung của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày khi có những triệu chứng khó chịu sẽ đến cơ sở chữa bệnh hoặc hiệu thuốc mua các sản phẩm thuốc tân dược, thuốc giảm đau… Các thuốc này có tác dụng tức thời, giảm ngay cơn đau, dứt ngay triệu chứng nên bệnh nhân chủ quan, không kiêng khem ăn uống, và vết loét lại trở lại, nặng hơn, đau hơn.
Và một lần nữa bệnh nhân lại tìm tới thuốc giảm đau, thuốc tân dược, như một vòng luẩn quẩn nguy hiểm. Thuốc giá không hề rẻ nhưng hiệu quả dường như ngày càng giảm, bệnh thì lại càng nặng mà cơ thể lại mắc một loạt tác dụng phụ như nóng trong, mụn nhọt…
Do đó, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả lâu dài, tốt cho sức khỏe, giá thành rẻ, không gây tác dụng phụ được nhiều bệnh nhân và y học đánh giá cao.
2. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam
Tùy vào biểu hiện cũng như tình trạng bệnh viêm loét dạ dày mà có thể sử dụng thuốc Nam điều trị thích hợp và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên tới khám và kê thuốc tại các hiệu thuốc Nam với thầy thuốc uy tín. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa viêm dạ dày được sử dụng khá nhiều:
2.1 Cây lược vàng
Cây lược vàng là vị thuốc nam được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Loại cây này ngoài điều trị viêm loét dạ dày còn có tác dụng chữa ho, chữa bệnh trĩ và làm đẹp.
Trong thành phần cây lược vàng có chứa nhiều dược chất sinh học giúp điều trị đau dạ dày cấp tính và mãn tính: steroid, flavonoid, khoáng chất, vitamin… Hoạt chất Flavonoid có công dụng hiệu quả điều trị các viêm nhiễm, làm giảm nhanh các triệu chứng đau đớn.
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam với cây lược vàng:
Lấy lá lược vàng tươi, rửa sạch và để ráo nước, cắt nhỏ lá lược vàng khoảng 3 – 5 cm
Cho lá Lược Vàng vào bình, đổ nước sôi vào sao cho ngập phần lá
Để ngâm trong khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
Nước lá Lược Vàng có thể chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày
2.2 Cây dạ cẩm
Theo nghiên cứu khoa học và thực tế lâm sàng, dạ cẩm là cây thuốc nam có tác dụng chữa viêm loét dạ dày. Bởi dạ cẩm có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa, giảm các cơn đau, ợ hơi, ợ chua, làm cho vết loét nhanh lành và hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Cách thực hiện:
Sử dụng khoảng 30 – 35gr lá và ngọn cây đã phơi khô.
Sắc với khoảng 1.5 lít nước tinh khiết.
Đun sôi và duy trì với lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút.
Uống sau bữa ăn 30 phút
Lưu ý: Không nên dùng dạ cẩm cho phụ nữ đang mang thai, và cho con bú, trẻ em dưới 7 tuổi.
2.3 Lá khôi tía
Nhắc đến các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất chúng ta không thể bỏ qua lá khôi tía. Thành phần của cây Khôi Tía có chứa: Tanin – chất chống viêm, tiêu sưng, Glycosid – làm lành vết thương, giảm sưng hiệu quả. Đặc biệt 2 hoạt chất này còn giúp giảm axit gây loét dạ dày, ợ chua, ợ nóng.
Cùng với đó, lá Khôi Tía là một vị thuốc hỗ trợ bài trừ vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày và những biến chứng nghiêm trọng.
Cùng tính ấm, mùi thơm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn… trầu không là bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày khá phổ biến. Các nhà khoa học phát hiện trong lá trầu không có chứa nhiều tanin, betel phenol có công dụng làm lành những tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Cách thực hiện:
Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát
Sau đó, hãm với nước sôi, tương tự như hãm trà sau đó để trong 10 – 15 phút
Dùng để uống thay nước hàng ngày, kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy có biến chuyển tích cực
2.5 Lá ổi
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam với lá ổi là cách được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Lá ổi có chứa nhiều thành phần như tinh dầu, tanin pyrogalic, axit maslinic, axit guajavalic, coalpha – limonen, axit guajavalic, beta-sitosterol,…có khả năng kháng viêm và sát khuẩn, làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng lá ổi:
Chuẩn bị: 100g lá ổi non, 1 nắm gạo lứt và khoảng 800ml nước.
Lá ổi rửa sạch, thái nhỏ rồi đem sao chung với gạo lứt cho thật khô.
Tiếp tục cho phần nước đã chuẩn bị vào nấu lên cho cạn còn một khoảng 200ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước để ấm rồi uống.
Chia ra để dùng 2 lần trong ngày.
3. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
Thuốc nam trị viêm dạ dày không cho tác dụng nhanh bằng thuốc tây. Vì vậy, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh để đạt được hiệu quả mong muốn.
Để đảm bảo tính phù hợp thì trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tối ưu nhất.
Thận trọng khi dùng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày đồng thời với thuốc Tây. Các thuốc này có thể xảy ra phản ứng tương tác làm giảm hiệu quả của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam cùng một số vị thuốc Nam tốt trong trị bệnh. Bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc bị bệnh giai đoạn nhẹ có thể áp dụng điều trị ngay tại nhà. Thường xuyên truy cập vào CumarGold để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!
Viêm loét dạ dày đang là một bệnh phổ biến có tỉ lệ gia tăng đáng báo động và ngày càng khó chữa do tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP, khả năng tái phát cao… Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách kết hợp giữa Tây Y và Đông Y đang được coi là xu hướng mới, được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Xu hướng này mang lại những hiệu quả như thế nào trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng? Hãy cùng phóng viên trao đổi với Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ cao cấp Nội tiêu hóa PGS.TS Nguyễn Duy Thắng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nông Nghiệp.
Video: PGS.TS Nguyễn Duy Thắng trao đổi về bệnh viêm loét dạ dày
Chào PGS, gần đây giới chuyên khoa đề cập nhiều về xu hướng kết hợp Tây Y và Đông Y trong điều trị viêm loét dạ dày, ông có thể cho biết cụ thể hơn về phương pháp này?
Tây Y có tác dụng nhanh trong các trường hợp bệnh cấp tính (ví dụ xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…). Nhưng nếu phải sử dụng lâu dài, như trong viêm loét dạ dày mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn. Một số bệnh nhân không phù hợp với thuốc tây y, bị dị ứng, nhờn thuốc,…
Đông Y ít tác dụng phụ, cơ chế điều trị theo hướng phục hồi niêm mạc dạ dày tổn thương nên hạn chế tái phát. Nhược điểm lớn nhất là quá trình bào chế chưa hoàn chỉnh, phức tạp, dễ lẫn tạp chất… phải sử dụng thời gian dài mới hiệu quả.
Chính vì thế hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ, giảm tái phát, hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp,… các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên kết hợp 2 phương pháp Tây Y và Đông Y.
Vậy xin PGS cho biết rõ hơn về cách kết hợp đông tây y trong điều trị viêm loét dạ dày như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Giai đoạn đầu, chỉ có triệu chứng nhẹ như đầy hơi, chướng bụng thì chưa cần uống thuốc, bệnh nhân có thể tự chữa bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống (ăn thức ăn nhẹ, mềm, dễ tiêu,…).
Giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện rầm rộ hơn (chướng bụng, đầy hơi, đau rát, viêm loét,…) người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán. Nếu có chảy máu, thủng dạ dày phải dùng Tây Y trước. Hết giai đoạn cấp cứu, có thể chọn Tây Y hay Đông Y để điều trị tùy vào mức độ bệnh, cơ địa, điều kiện kinh tế. Tốt nhất, nên sử dụng kết hợp Tây Y và Đông Y.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị theo phác đồ tây y đã khỏi viêm loét dạ dày nhưng bệnh dễ tái phát trở lại. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này thưa PGS?
Điều đầu tiên, bệnh nhân lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ cay, nóng, chiên, rán,… Để giảm tình trạng tái phát, có thể dùng các sản phẩm từ thiên nhiên như nghệ vàng chứa hoạt chất chính là curcumin.
Ngày nay, để tăng độ hấp thu, tiện dụng hơn, người ta đã bào chế ra viên uống curcumin dạng nano. Trên thị trường có thành phẩm được sử dụng rất nhiều tên gọi là CUMARGOLD, người bệnh có thể dùng tốt. Mục đích chính là để tái tạo niêm mạc dạ dày, lành ổ loét sau khi sử dụng thuốc tây y. Đặc biệt, nó giúp hỗ trợ ức chế hơn 65 chủng Hp, khi sử dụng cùng thuốc tây y có khả năng giảm tái phát, nâng cao sức khỏe toàn trạng.
Xin cảm ơn PGS về những thông tin bổ ích này. Độc giả hãy nhớ chú ý những lời tư vấn của PGS để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát.
CUMARGOLD – Hết đau dạ dày – Lành nhanh vết loét
Để tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày, hãy gọi ngay hotline 094.380.6556, hoăc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1796 để được chuyên gia tư vấn.
Khách hàng muốn mua sản phẩm CumarGold (do Công ty Dược phẩm Trung Ương Mediplantex sản xuất, công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI phân phối), có thể xem hệ thống nhà thuốc phân phối TẠI ĐÂY
Chuyện “xô bát xô đũa” giữa vợ chồng thì có 1001 lý do, từ những chuyện lớn như tiền bạc, con cái, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ đến cả những chuyện nhỏ như việc nhà, quan hệ bạn bè,…Còn mâu thuẫn vì “cái bao tử” thì nghe có vẻ vô lý, song nó lại đang xảy ra trong nhiều gia đình hiện đại.
Bao tử gây ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười
Gia đình anh P.S.L, chị Đ. T. T. H được coi là gia đình kiểu mẫu bởi trong nhà luôn tràn ngập tiếng cười. Cưới nhau được gần 10 năm, có với nhau 2 mặt con, chị H luôn tự hào vì có người chồng tâm lý, chiều vợ, yêu con. Là lái xe nên công việc của anh khá vất vả, đi công tác thì thôi chứ về đến nhà thì “coi vợ là trời”.
Nhưng thời gian gần đây, anh trở nên khó chịu, hay cáu gắt vì thường xuyên thấy mệt mỏi trong người, ăn không ngon, thỉnh thoảng lại có những cơn đau tức nhẹ ở vùng thượng vị. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán anh có dấu hiệu viêm loét dạ dày nên cần phải kiêng cữ cẩn thận. Song do đặc thù công việc nên chế độ sinh hoạt của anh không điều độ, vì thế mà bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.
Những cơn đau thường xuyên tìm đến, làm anh L nhiều bữa ăn không ngon, ngủ không yên. Ban đầu, anh cũng uống thuốc và điều trị theo đơn kê của bác sĩ, nhưng các triệu chứng cứ trở đi trở lại, khiến anh cảm thấy chán nản. Từ đó, tâm trạng thay đổi thất thường, anh trở nên nhạy cảm và ngày càng khó tính hơn.
Chị H tâm sự: “Thương chồng nhưng nhiều lúc cũng tủi thân, cứ nghĩ ngày xưa có bao giờ anh ấy gắt gỏng với mình đâu. Bây giờ có hôm anh ấy đi làm về muộn, mình chỉ hỏi thăm nhẹ nhàng mà anh có thái độ khó chịu ra mặt. Ban đầu thì còn cố chịu đựng, nhưng sau tôi cũng bắt đầu dễ nổi cáu…”
Tranh cãi vì những cơn đau dạ dày
Cứ như vậy, cuộc sống gia đình chị H bắt đầu có những mâu thuẫn nhỏ kéo dài từ việc sinh hoạt, ăn uống. Hôm ấy, anh L đi công tác về muộn hơn mọi ngày, hai bé con đã đi ngủ, chỉ còn chị H đang vừa xem tivi vừa ngồi chờ chồng bên mâm cơm.
Sẵn đang mệt mỏi trong người, lại xót xa khi thấy vợ phải đợi mình như vậy, anh ngồi xuống nhìn mâm cơm có chút khó chịu rồi hỏi: “Sao giờ này còn cơm nước làm gì cho khổ ra”. Quay sang nhìn chồng, chị H gắt nhẹ: “Mất công người ta nấu nướng rồi đợi về ăn cơm mà anh lại có thái độ như vậy là sao?”.
Không ngờ, anh L bỗng nhiên nổi cáu: “Như thế nào là thái độ, tốt nhất là lần sau không phải nấu nữa, đỡ bực mình” rồi ném mạnh đôi đũa xuống bàn. Tủi thân, chị H chạy nhanh vào phòng đóng sập cửa lại. Còn một mình anh L ngồi đó, cuối cùng cũng bỏ ngang và đi ra ngoài. Cả đêm hôm ấy, anh không về, cũng là một đêm dài chị H thao thức…Lần đó, anh chị chiến tranh lạnh gần ba tuần.
Cuộc sống căng thẳng như vậy cho đến một đêm đầu đông năm 2015, anh L bị đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, người nôn nao không ngủ được, sốt nhẹ và thấy hiện tượng phân màu đen khi đi ngoài. Được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện, sau khám và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm loét dẫn đếnxuất huyết dạ dày.
Một tháng điều trị tại viện, anh L bắt đầu thấy lo sợ vì cảnh báo của bác sĩ về việc nếu không kiêng khem cẩn thận, để tái phát nhiều lần sẽ dần đến thủng dạ dày.
Cả nhà chung tay, “đánh bay” viêm loét dạ dày
Khi xuất viện về nhà, anh L bắt đầu có thái độ tích cực hơn trong điều trị bệnh. Anh chủ động tìm hiểu thêm các phương pháp trị liệu kết hợp. Anh tâm sự: “Mình đang là người khỏe mạnh, bỗng dưng lại mắc bệnh như vậy, biết là vợ lo cho mình, song mỗi lần bị nhắc nhở thì tự ti lắm, mà chẳng biết làm thế nào nên cũng sinh ra khó chịu lại. Từ cái đêm phải cấp cứu trong viện ấy, tự dưng thấy có lỗi vợ con quá. Cũng tại mình cố chấp nên mới để bênh trầm trọng đến thế”.
Mặc dù công việc kinh doanh vất vả, lại bận lo cho hai con nhỏ, nhưng thương chồng, chị H cũng dành phần lớn thời gian chăm sóc cho chồng, từ chế độ dinh dưỡng đến theo dõi sát sao quá trình điều trị. Ban đầu, chị cũng mày mò trộn bột nghệ với mật ong cho chồng uống hàng ngày.
Song uống được một thời gian thì anh có hiện tượng nóng trong nên đành phải dừng lại. Bên cạnh đó, do đặc thù công việc, anh thường xuyên phải đi công tác nên không thay đổi được nếp sinh hoạt. Vì vậy mà các triệu chứng bệnh không khỏi được hoàn toàn. Lo lắng, anh L đã bàn với vợ xin nghỉ việc không lương một thời gian để tập trung điều trị. Cảm thông với chồng nên chị H càng cố ra sức tìm các phương pháp trị liệu mới.
Giải quyết cơn đau dạ dày giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình
Trong một lần nói chuyện với người bạn thân, chị H được giới thiệu một sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên mà thành phần chính là Curcumin có trong nghệ tươi. Được sản xuất từ đề tài khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lại ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, nên sản phẩm viên nang mềm tinh nghệ Nano đã khắc phục được phần lớn những hạn chế của tinh bột nghệ thông thường, tăng tính hấp thu, không gây nóng trong cho người bệnh.
Sau ba tháng sử dụng sản phẩm, các triệu chứng bệnh của anh L đã giảm hẳn, các vết tổn thương cũng có dấu hiệu liền nhanh, anh ăn uống ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn. Thấy chuyển biến tích cực, chị H rất mừng và động viên chồng sử dụng thường xuyên: “Viên nang mềm tinh nghệ Nano bây giờ như người bạn đồng hành của chồng tôi trong mỗi chuyến công tác xa nhà”.
Bệnh tình chuyển biến tích cực, tâm trạng anh L cũng thoải mái hơn, thỉnh thoảng anh tranh thủ về sớm để đỡ đần việc nhà giúp vợ. Thấy bố mẹ bận rộn, hai bé con bây giờ còn có thêm nhiệm vụ mới là nhắc nhở bố uống thuốc đúng giờ, cả gia đình lại đầy ắp tiếng cười sau bao ngày u ám.
Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều (xung huyết). Cụ thể bệnh viêm hang vị xung huyết là gì? Nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Trước khi trả lời những câu hỏi trên, chúng ta tìm hiểu một chút về cấu tạo của dạ dày.
Dạ dày là đoạn phình to nhất trong ống tiêu hóa, phía trên tiếp giáp với thực quản, phía dưới nối với hành tá tràng. Dạ dày có nhiệm vụ quan trọng là dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Về hình dạng, dạ dày thường có hình chữ J, xong cũng sẽ thay đổi tùy theo tư thế hoặc thời điểm đói hay no …
Người ta chia dạ dày thành nhiều phần: tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị. Trong đó, hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ đến lỗ môn vị. Ngoài ra, dạ dày còn được nhận biết với hai mặt trước và sau, hai bờ cong lớn và nhỏ.
Viêm xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm dẫn đến xung huyết, đỏ và gây ra cảm giác đau rát. Khái niệm viêm xung huyết dùng để mô tả tình trạng viêm nặng hơn viêm trợt niêm mạc dạ dày và nhẹ hơn viêm loét dạ dày.
2. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều (xung huyết). Viêm hang vị dạ dày xung huyết được chia ra thành 3 mức độ khác nhau là: mức độ nhẹ, mức độ vừa và nặng
Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ: là tình trạng bị viêm niêm mạc hang vị ở lớp bề mặt. Bị viêm xung huyết nhẹ hang vị thì chỉ khi nội soi sẽ thấy vài vết hồng ban xuất hiện trên bề mặt niêm mạc hang vị dạ dày
Viêm hang vị xung huyết mức độ vừa: ở mức độ vừa thì các vết hồng ban có dạng đốm dẫn xâm chiếm vùng hang vị với mật độ dày hơn so với mức độ nhẹ. Lúc này, các mạch máu tại đây sẽ trở nên viêm, bị giãn nở do máu ứ quá nhiều và gây ra xung huyết.
Viêm xung huyết vùng hang vị mức độ nặng: Khi ở mức độ nặng các vết hồng ban sẽ lan ra khắp niêm mạc hang vị. Có thể lan tới thân vị nếu không được chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây ra viêm xung huyết hang vị dạ dày
Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng bởi chỉ có tìm ra được nguyên nhân từ đó mới có cách chữa viêm hang vị xung huyết phù hợp. Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh xung huyết hang vị:
Ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học: thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc, ăn vội vàng, ăn quá no,… sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp phải nhiều khó khăn. Dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Việc tăng tiết acid quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
Căng thẳng thần kinh kéo dài (Stress): Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây nên bệnh viêm xung huyết hang vị
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, nhóm corticoid: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Prostaglandin khiến lớp niêm mạc dạ dày không được bảo vệ, dạ dày rất dễ tổn thương.
Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá: Việc sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,… sẽ bào mòn lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây loét và viêm nhiễm.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Đa số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sẽ làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, khiến hang vị dạ dày bị tổn thương từ đó gây ra viêm xung hang vị huyết.
4. Triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày
Khi bị bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày, người bệnh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:
Cảm giác buồn nôn hoặc nôn: Khi bị viêm xung huyết thì các hoạt động tiêu hoá bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng dẫn tới người bệnh muốn nôn
Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng viêm xung huyết hang vị thường gặp nhất. Biểu hiện đau cồn cào, âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ và có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm nếu không điều trị đúng cách.
Ợ hơi, ợ chua: Do chức năng tiêu hoá của dạ dày kém khiến thức ăn khó tiêu hoá dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu
Lâu ngày người bệnh trở nên gầy yếu, xanh xao, chán ăn, mệt mỏi: Khi bị bệnh người bệnh sẽ ăn không thấy ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, thức ăn không hấp thụ được dẫn tới suy nhược cơ thể
5. Viêm xung huyết hang vị có nguy hiểm không?
Bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày mặc dù không nguy hiểm, nhưng nếu không có cách chữa viêm hang vị xung huyết phù hợp và tận gốc, bệnh sẽ gây ra những biến chứng sau:
Gây ra những triệu chứng khó chịu: như đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, nôn và buồn nôn. Các triệu chứng này làm người bệnh khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh
Loét hang vị: Nếu tình trạng bệnh viêm xung huyết hang vị để lâu dẫn tới viêm nhiễm có thể lây lan sang các vùng khác hoặc xuất hiện các vết loét trên niêm mạc hang vị.
Thậm chí là các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm có thể gây nguy hại tới tính mạng. Khi bị thủng dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau dữ dội ở vùng bụng như có dao cứa vào, bụng cứng lại. Lúc này người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ung thư dạ dày: Sau một thời gian, bệnh sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày, rồi phát triển thành ung thư dạ dày rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Đối với những trường hợp bị viêm hang vị dạ dày xung huyết do vi khuẩn HP thì nguy cơ bị ung thư dạ dày càng cao.
6. Cách chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày
Để đạt được hiệu quả điều trị cao, trước hết người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc chữa viêm hang vị xung huyết bao gồm:
Cần xác định rõ nguyên nhân trước khi chữa bệnh, chữa bệnh dựa theo nguyên nhân
Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp được chẩn đoán viêm hang vị xung huyết do vi khuẩn HP
Sử dụng kết hợp thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ
Kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt
Tái khám định kỳ sau mỗi đợt điều trị
Dưới đây là 3 cách điều trị viêm xung huyết phổ biến sau:
6.1. Chữa viêm xung huyết hang vị bằng thuốc tây
Thông thường để điều trị viêm hang vị xung huyết, các bác sĩ cần phối hợp nhiều thuốc, mỗi đợt điều trị sử dụng trong 2-3 tuần. Để điều trị bệnh này một cách nhanh chóng, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị nghiêm ngặt, tránh tình trạng tái phát
Ngoài ra, cần sử dụng thêm các các loại thuốc:
Thuốc làm giảm kích thích sản xuất Acid (kháng histamine): Ranitidine (Zantac), Cimetidine (Tagamet HB), Famotidine (Pepcid)
Thuốc kháng Acid trung hòa dạ dày như (Antacid): Magie hydroxyd và nhôm hydroxyd,…
Đặc biệt, để mau khỏi bệnh, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau:
Đồ ăn chua: dấm ăn, các loại trái cây chua như chanh, cóc, xoài
Đồ ăn cay, nóng: ớt, hạt tiêu,…
Các loại thực phẩm giàu chất béo khó tiêu, thực phẩm gây đầy hơi…
Thức ăn còn sống: gỏi, nộm, rau sống…
Thực phẩm chế biến sẵn
Rượu bia, nước ngọt có gas, chất có cồn
Thực phẩm muối chua: dưa muối, cà muối
7. Phân biệt viêm phình vị dạ dày và viêm xung huyết hang vị
Có rất nhiều bệnh nhân hiểu nhầm rằng viêm phình vị dạ dày giống với viêm xung huyết hang vị. Thực tế hoàn toàn khác, phình vị không phải là hang vị.
Phình vị là đoạn dạ dày phía trên cùng, gần lỗ tâm vị nối với thực quản. Trong khi hang vị là phần dạ dày ở gần phía dưới cùng, nối lỗ môn vị, hành tá tràng và thân vị. Do vị trí khác nhau và tính chất niêm mạc khác nhau nên nguyên nhân, triệu chứng của viêm phình vị dạ dày sẽ khác so với viêm hang vị và viêm xung huyết hang vị.
Viêm phình vị dạ dày khác với viêm xung huyết hang vị do vị trí khác nhau.
Vị trí đau của viêm phình vị dạ dày thường lệch lên trên và sát với hạ sườn trái. Bệnh nhân thường đau không thành cơn, đau nhiều hơn khi nằm. Khác với viêm hang vị thường đau vào lúc đói.
Viêm phình vị dạ dày thường được phát hiện qua nội soi. Bạn cần tuân thủ hoàn toàn theo phcs đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
8. Phân biệt viêm hang môn vị dạ dày và viêm xung huyết hang vị dạ dày
Về bản chất, viêm hang vị môn vị mô tả vị trí viêm. Trong khi viêm xung huyết hang vị dạ dày mô tả biểu hiện và vị trí viêm.
Cụ thể về viêm hang vị môn vị dạ dày: để mô tả các trường hợp viêm tại vị trí hang vị và môn bị (phần nối giữa ruột non và dạ dày).
+) Về triệu chứng: viêm hang vị môn vị có 3 mức độ viêm từ nhẹ đến nặng bao gồm:
Viêm trợt hang vị môn vị
Viêm xung huyết hang vị môn vị
Viêm loét hang vị môn vị
+) Về nguyên nhân: chủ yếu gây viêm hang vị môn vị dạ dày là do trào ngược dịch mật từ ruột non lên, ngoài ra một phần nhỏ do tăng tiết acid và nhiễm khuẩn HP (Khác với viêm hang vị xung huyết, nguyên nhân chủ yếu do tăng tiết acid dịch vị và nhiễm khuẩn HP).
+) Về các biến chứng: Viêm hang vị môn vị có nguy cơ biến chứng hẹp môn vị cao hơn viêm xung huyết hang vị dạ dày.
+) Về điều trị và sử dụng thuốc: Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm hang vị môn vị tương tự với các thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày nói chung.
9. Một số câu hỏi liên quan đến viêm xung huyết hang vị dạ dày
9.1 Viêm xung huyết hang vị có lây không?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh có khả năng lây nhiễm qua vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua những thực phẩm, đồ ăn không đảm bảo mà bạn nạp vào mỗi ngày, và tiếp xúc trực tiếp miệng – miệng với người có khuẩn HP. Vi khuẩn H. pylori sẽ phá hủy, làm viêm nhiễm và loét niêm mạc hang vị dạ dày
9.2 Viêm xung huyết hang vị có chữa khỏi không?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể sẽ chữa khỏi hoàn toàn, nếu được điều trị sớm và đúng cách.
Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh, không nên để tình trạng bệnh kéo dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có kiến thức về căn bệnh này từ đó có cách phòng và cách chữa viêm hang vị xung huyết. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm xung huyết hang vịdạ dày. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có kiến thức về căn bệnh này từ đó có cách phòng và cách chữa viêm hang vị xung huyết. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha! Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!