Tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng – Thống kê mới nhất
-
Ngày đăng:
17/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
372
Nội dung bài viết
ToggleTheo thống kê, tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa nói riêng đang có dấu hiệu tăng vọt trong những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ ám chỉ tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Lúc này, lớp niêm mạc bị trầy trợt và bị viêm, làm lộ ra các lớp phía bên dưới của dạ dày, tá tràng. Khi này, acid và các men tiêu hóa trong dạ dày sẽ tiếp xúc trực tiếp với mô thành dạ dày, tá tràng và ngày càng bào mòn dần các mô này, khiến cho thành dạ dày, tá tràng xuất hiện các ổ viêm loét.
Thông thường, vết loét tá tràng xảy ra với tần suất nhiều gấp 4 lần vết loét ở dạ dày. Tình trạng viêm loét kéo dài có thể khiến cho dạ dày, tá tràng bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Viêm loét mạn tính
- Thủng dạ dày
- Hình thành khối u trong dạ dày
- Ung thư dạ dày
>> Tìm hiểu thêm:
- Viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không?
- Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 20 năm
- Có mấy cách nội soi viêm dạ dày?
2. Tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng
2.1 Tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam và Thế giới
Khu vực | Tỷ lệ |
Thể giới | 1,5% dân số |
Các nước đang phát triển | 10% dân số( dự báo mỗi năm tăng 0,2%) |
Việt Nam | 11%-15% |
Cụ thể:
- Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên thế giới chiếm khoảng 1,5% dân số.
- Ở các nước đang phát triển, số người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khoảng 10%, và đang có chiều hướng tăng dần, mỗi năm thêm 0,2%.
- Tại Việt Nam trong những năm gần đây tình trạng người mắc bệnh viêm loét dạ dày đang có xu hướng trẻ hoá và tăng cao, chiếm đến 11%-15% dân số. Trong đó, phát hiện qua nội soi đường tiêu hoá khoảng 31% – 65%. Trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63% -94,8%. Mắc bệnh nhiều ở độ tuổi 40-49
2.2 Tỷ lệ viêm loét dạ dày, tá tràng trong nhóm bệnh dạ dày
Trong các nhóm bệnh dạ dày thì tỷ lệ bị loét dạ dày tá tràng chiếm bao nhiêu %. Cụ thể
Các nhóm bệnh dạ dày, tá tràng | Tỷ lệ |
Bệnh dạ dày nói chúng | Khoảng 70% |
Loét tá tràng | khoảng 95% |
Loét ở dạ dày | khoảng 60% |
Loét bờ cong nhỏ | khoảng 25% |
Viêm dạ dày | khoảng 31%-65% |
Ung thư dạ dày | khoảng 20%-25% |
Cụ thể: Tỷ lệ vết loét ở tá tràng chiếm đến 95%, ở dạ dày chiếm 60% và tỷ lệ xuất hiện vết loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày chỉ chiếm 25%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ nguy cơ mắc viêm loét dạ dày lên tới 70%.
Với những con số nên trên cho thấy tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng có chiều hướng ngày càng tăng lên và đang ở mức báo động. Không những thế, tình trạng mắc viêm loét dạ dày ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hoá cho thấy tình trạng về một lối sống vội, sống kém khoa học của giới trẻ hiện nay.
3. Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Có 4 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng:
- Do vi khuẩn Helicobacter Pylori: Khuẩn HP bám vào vùng niêm mạc dạ dày sẽi kích thích sự tăng tiết dịch vị HCL khiến dạ dày, tá tràng ngày càng bị bào mòn gây viêm loét. Theo thống kê có đến hơn 90% người mắc các bệnh về dạ dày đều tìm thấy khuẩn HP trong cơ thể.
- Do lối sinh hoạt kém khoa học: Thức khuya, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn, ăn đồ cay nóng, thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích… khiến các acid dịch vị tiết ra ngày càng nhiều, dẫn tới viêm loét.
- Do căng thẳng, stress kéo dài: Khi thần kinh luôn bị căng thẳng, lo lắng, sẽ làm dạ dày tăng tiết acid, sinh ra bệnh.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau: Thường xuyên các loại thuốc kháng sinh, giảm đau NSAID ảnh hưởng tới sự tiết acid dạ dày và làm mỏng lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra bệnh.
- Nguyên nhân khác: Do Hội chứng Zollinger-Ellison và yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu cha mẹ bị viêm loét dạ dày, thì người con cũng có khả năng bị mắc bệnh hoặc dễ bị mắc bệnh hơn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Để giảm tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng tới mức thấp nhất có thể, chúng ta cần phải có phương án phòng ngừa hiệu quả. Theo đó, bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây:
- Giữ gìn vệ sinh chung để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của khuẩn HP trong môi trường bằng cách hạn chế việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bát đũa, ly tách, bàn chải đánh răng để tránh lây nhiễm
- Ăn các thực phẩm sạch, tránh sử dụng nguồn nước sông hồ ao, suối vì có thể tồn tại khuẩn HP gây bệnh. Tốt nhất bạn luôn cần ghi nhớ việc ăn chín uống sôi vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn cho sức khỏe.
- Thay đổi lối sinh hoạt khoa học bằng cách đi ngủ sớm trước 11 giờ, ăn uống đúng giờ để hạn chế sự tiết ra các acid dịch vị dư thừa gây viêm loét dạ dày.
- Không ăn các thực phẩm có vị mặn, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, khô. Đặc biệt tránh xa rượu bia và các chất kích thích như caffeine, thuốc lá… Theo đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp dạ dày khoẻ mạnh hơn cả.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, cơ thể sẽ tiết ra các hoocmon bảo vệ sức khoẻ tốt hơn, đồng thời hạn chế được sự tiết các acid dịch vị nguy hiểm cho dạ dày.
- Thăm khám kịp thời khi phát hiện có các triệu chứng bệnh để bác sỹ có biện pháp điều trị phù hợp.
- Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau không có steroid cần tuân thủ các chỉ định của bác sỹ
- Sử dụng Nano Curcumin làm giảm yếu tố tấn công dạ dày (tiêu diệt HP, giảm tiết acid) và làm tăng yếu tố bảo vệ dạ dày giúp bạn phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm:
- Phân biệt loét dạ dày và bệnh loét hành tá tràng
- Con đường ngắn nhất đến trái tim người đàn ông là đi qua dạ dày
- Hành tá tràng là gì? Viêm Loét Hành Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?
Tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng cao là báo động cho tình trạng sức khỏe của con người ngày càng giảm sút. Chính vì thế, hãy có ý thức chăm sóc bản thân và gia đình ngay từ bây giờ để mình không bị mắc phải căn bệnh này nhé!
Cho em hỏi là số liệu tỷ lệ mình lấy ở đâu ạ
Số liệu này lấy ở đâu vậy ạ