TOP 5 Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Tốt Nhất Hiện Nay
-
Ngày đăng:
21/08/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
287
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả, phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Vậy thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng nào tốt? Bị viêm dạ dày uống thuốc gì để giảm đau, giảm viêm? Hãy tham khảo bài viết sau để có được thông tin chi tiết và chính xác về các các nhóm thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay nha!
1. Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay
Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân tùy vào tình trạng và nguyên nhân của bệnh lý.
1.1 Thuốc dạ dày chữ P
Thuốc chữa viêm loét dạ dày mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là Phosphalugel hay còn gọi là thuốc dạ dày chữ P. Thuốc dạ dày chữ P được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch màu trắng sữa.
Thành phần
- Aluminum phosphate dạng keo 20%: 12.380 g
- Tá dược: Canxi sulphate dihydrate, agar 800, pectin, chất tạo hương cam, sorbitol lỏng (không kết tinh), kali sorbate, nước tinh khiết
Công dụng
- Giảm nồng độ axit dạ dày, tiết chế axit gây bào mòn
- Làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, bỏng rát
- Hỗ trợ chức năng điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột
Liều dùng
- Người lớn: Uống 1 – 2 gói/ lần, ngày dùng 2 – 3 lần theo chỉ định của dược sĩ/ bác sĩ
- Trẻ em: Bố mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc điều trị
1.2 Thuốc diệt khuẩn HP
Thuốc Tây là một trong những giải pháp trị viêm dạ dày được nhiều người lựa chọn để tiêu diệt vi khuẩn HP. Sau đây là một số loại thuốc diệt khuẩn HP được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng:
- Nhóm lactamine: Penicilline, Amoxicilline, Ampicilline
- Nhóm cycline: Tetracycline, Doxycycline
- Nhóm Bisthmus: Peptobismol, Trymo, Denol
- Nhóm Quinolone, imidazoles: Secnidazole, Tinidazole, Métronidazole,…
- Nhóm macrolides: Clarithromycine, Azithromycine, Roxithromycine, Erythromycine,…
Tác dụng
- Tác động trực tiếp đến hoạt động và quá trình nhân đôi của vi khuẩn, từ đó ức chế và tiêu diệt hại khuẩn có trong dạ dày
- Hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid trong dạ dày
- Giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
1.3 Thuốc kháng Histamin H2
Thuốc kháng Histamin H2 là thuốc trị viêm dạ dày được bác sĩ thường xuyên kê đơn của bệnh nhân. Thuốc kháng H2 là chất cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2. Loại thuốc này giúp giảm tiết acid dịch vị và điều trị viêm dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản. Thuốc kháng H2 được chia thành 3 nhóm:
- Thuốc thế hệ 2: Ranitidine (Azantac, Raniplex, Histac, Zantac, Lydin, Aciloc)
- Thuốc thế hệ 3: Famotidine (Servipep, Quamatel, Pepcid, Pepdine, Pepcidine)
- Thuốc kháng H2 và thuốc thế hệ 4: Nizacid (Nizatidine)
Tác dụng
Thuốc kháng H2 ức chế cạnh tranh đối với histamine ở thụ thể H2 của tế bào thành nhằm hạn chế hoạt động sản xuất axit. Nhóm thuốc này có khả năng giảm tiết dịch vị khi đói và hạn chế bài tiết axit được kích thích bởi thức ăn, caffeine, insulin và histamine.
1.4 Thuốc dạ dày Yumangel
Bị viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? Yumangel là một lựa chọn. Yumangel (thuốc chữ Y) là loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được điều chế từ hoạt chất Almagate. Thuốc có dạng hỗn hợp dịch uống, màu trắng đục. Thành phần chính của Yumangel là Almagate.
Công dụng
- Điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính
- Điều trị triệu chứng nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu
- Điều trị đau thượng vị dạ dày, đau dạ dày âm ỉ
- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Liều dùng
- Người lớn: uống hỗn dịch 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói, nên uống sau khi ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi ngủ
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: cho uống nửa liều dành cho người lớn
1.5 Thuốc dạ dày Gastropulgite
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng Gastropulgite có khả năng kháng acid không hồi ứng, làm liền sẹo trên niêm mạc và tạo màng bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nên thận trọng với người bị suy thận.
Thành phần
- Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa: 2.5 g
- Gel Aluminium hydroxyde: 0.5g
- Mmagnesium carbonate được sấy khô: 0.5 g
Công dụng
- Giúp trung hòa lượng axit dịch vị trong dạ dày
- Cầm máu nhanh, chống loét và sinh nhầy
- Tạo màng bảo vệ trên niêm mạc thực quản và dạ dày
- Bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày
Liều dùng
- Người lớn: ngày uống 2-4 gói, không dùng chung với bất cứ một loại thuốc nào khác
- Trẻ nhỏ: mỗi ngày dùng ⅓ gói đến 1 ngày gói theo như bác sĩ chỉ định. Chia làm 3 lần trong ngày
Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên đi thăm khám bác sĩ để biết được cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh là gì để bác sĩ kê đơn thuốc chính xác nhất cho tình trạng bệnh của bạn!
>> Tìm hiểu thêm về các đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày tại đây
2. Nhược điểm của thuốc Tây y trị viêm loét dạ dày
Thuốc Tây có tác dụng làm liền các vết viêm loét dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thường xuyên, cụ thể:
- Gây xốp xương, khó tiêu hóa, liệt dương, ung thư dạ dày, biếng ăn, kém ăn.
- Đôi khi một số thuốc có thể gây giảm acid quá mức, làm cho thức ăn không được tiêu hóa gây đầy bụng khó tiêu. Thức ăn lên men lâu trong dạ dày có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số loại thuốc khác chứa nhôm gây xốp xương, thuốc chứa magie gây tiêu chảy.
- Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, đau khớp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim,… Một số trường hợp thuốc còn gây chảy sữa, giảm tinh dịch, liệt dương (sử dụng thuốc hơn 8 tuần), viêm gan, ung thư dạ dày, suy tủy, lú lẫn,…
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài gây buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, mệt mỏi, kém ăn,…
- Ngoài ra, giống như thuốc kháng thụ thể H2 – Histamin, các chất nhóm này cũng gây ức chế tiết axit làm cho một số vi khuẩn phát triển, tạo nitrosamin có thể gây ung thư.
>> Tìm hiểu thêm:
- Chuyện những người chiến thắng viêm loét dạ dày “ngoạn mục”
- Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì tốt cho dạ dày?
- CumarGold – Thảo dược hỗ trợ điều trị đau và viêm loét dạ dày tá tràng
3. CumarGold – Khắc phục những nhược điểm của thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày
Nhận thấy những hạn chế của thuốc Tây trong điều trị viêm dạ dày, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra những phương pháp điều trị có tác dụng an toàn, hiệu quả căn bệnh này.
Năm 2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công Nano Curcumin. Sau đó, Viện đã chuyển giao đề tài nghiên cứu này cho Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, bào chế ra sản phẩm CumarGold. Kích thước nano siêu nhỏ, tăng độ hấp thu tối ưu vào cơ thể, khi kết hợp với các phác đồ điều trị tây y sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Sử dụng CumarGold kết hợp với phác đồ điều trị Tây y hợp lý, không những nhanh chóng điều trị triệu chứng, mà còn kịp thời ức chế và loại trừ được một số tác nhân nguy hiểm gây ra những biến chứng, đồng thời không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Chỉ sau 7 năm ra mắt có trên 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc phân phối, 4 triệu sản phẩm được bán ra giúp hơn 1 triệu người bệnh dạ dày hỗ trợ và phòng ngừa tái phát.
>> Tìm hiểu thêm:
- Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả, An Toàn
- Viêm loét dạ dày có nên mổ không?
- Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày bằng Đông Y Hiệu Quả Tại Nhà
Trên đây là thông tin chi tiết về thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay. Hãy cho chúng tôi biết vấn đề mà bạn đang băn khoăn bằng cách comment bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.