Skip to main content

Bạn biết gì về cách chữa viêm loét dạ dày cấp tính?

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính xảy ra khi bạn có những cơn đau vùng thượng vị liên tục, âm ỉ, chu kỳ không rõ ràng cùng một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua,…. Bệnh nhân gầy sút cân rõ rệt, giảm khả năng hấp thu, lâu dần có thể dẫn đến các biến chứng như chảy máu, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có phương pháp chữa trị phù hợp là những điều mà bạn cần làm. Bởi nếu không chữa viêm loét dạ dày cấp tính kịp thời, bệnh có thể trở thành mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính

Các nguyên nhân bên ngoài:

–         Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori).

–         Tác dụng không mong muốn các thuốc giảm đau, NSAIDs.

–         Các kích thích nhiệt hoặc dị vật.

–         Các chất độc như thủy ngân, acid sunfuric, muối kim loại nặng,…

–         Sử dụng đồ uống kích thích dạ dày: bia rượu, café,…

Các yếu tố xuất phát từ người bệnh:

–         Các bệnh nhiễm khuẩn cấp.

–         Lạm dụng các thuốc giảm đau.

–         Bỏng, nhiễm phóng xạ.

–         Dị ứng với thức ăn.

–         Stress, chấn thương tâm lý,…

Các yếu tố này khiến người có nguy cơ cao viêm dạ dày xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày cấp tính. Một số trường hợp khác, những bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày mạn tính dẫn đến đau dạ dày cấp tính do gặp phải các yếu tố kích thích.

Viêm loét dạ dày cấp tính nên được chữa trị triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn.

Cách chữa trị viêm loét dạ dày cấp tính

Khi bệnh nhân phát hiện cơn đau thượng vị dữ dội, kèm theo nóng rát và cồn cào và thấy có nguy cơ cao viêm dạ dày cấp tính, hãy đến cơ sở y tế đã khám chữa kịp thời. Một số biểu hiện khác của bệnh: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, gầy sút, cơn đau bụng hành hạ,…

Những biện pháp cần thực hiện khi chữa viêm loét dạ dày cấp tính:

Điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm; chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Dịch vị được tiết nhiều các kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, nôn.

Nếu cơn đau không quá dữ dội, giải pháp có thể thực hiện là ăn nhẹ các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa. Khi các triệu chứng giảm bớt, dần dần bệnh nhân có thể ăn bánh mì, cơm nát,… rồi mới trở lại với thực đơn hàng ngày.

Đối với sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori: điều trị với kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm gây triệu chứng đau dạ dày cấp tính, cần chỉ định rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

Đối với những nguyên nhân do tổn thương tâm lý, stress, lạm dụng các loạt thuốc chống viêm giảm đau (aspirin, NSAIDs), cần thay đổi phác đồ điều trị và tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân đau dạ dày.

Bệnh nhân cần tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến tăng cơn đau như: bia rượu, café, đồ chua cay,…

Để chữa dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày cấp tính, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cùng tuân thủ điều trị sử dụng thuốc. 

Cảnh báo độ tuổi dưới 40 mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng

Theo thống kê của Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, năm 2014, tại bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở những người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) chỉ là 16%, tuy nhiên tỷ lệ này gia tăng lên đến 22% trong năm 2015.
 

Nguyên nhân mắc ung thư dạ dày

 
Theo nhiều khảo sát gần đây, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Chỉ tính riêng tại nước ta, căn bệnh này đứng thứ 2, chỉ sau ung thư phổi ở nam giới, thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Khoảng 2/3 số người bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, lúc này bướu đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.
 
 
Dù ung thư dạ dày thường gặp nhất ở những người ngoài 50 tuổi nhưng các thống kê mới nhất cho thấy, căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng trẻ hóa và điều đáng nói là tỷ lệ người dưới 40 tuổi mắc bệnh ngày càng tăng, thậm chí có những trường hợp mắc ung thư dạ dày dưới 30 tuổi.
 
Cùng với những nguyên nhân truyền thống gây bệnh ung thư dạ dày như thói quen xấu hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu bia thì cuộc sống bận rộn, stress, thường xuyên ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm nướng cháy, thực phẩm tấm hóa chất, cay nóng, sự hiện diện của khuẩn helicobacter pylori… cũng được xem là những căn nguyên dẫn tới bệnh lý nguy hiểm này ở những người trẻ tuổi chưa tới trung niên. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày lại thường khó phát hiện hoặc dễ bị bỏ qua bởi người trẻ tuổi thường quan niệm rằng hầu như ai cũng mắc bệnh về dạ dày.
 
Hơn nữa, người bệnh thường đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn và khó có thể chữa trị hiệu quả, phần lớn bệnh nhân đã ở tình trạng di căn và buộc phải điều trị bằng thuốc để kéo dài sự sống. Chưa kể quan niệm sử dụng thuốc sai lầm, uống thuốc chỉ dứt triệu chứng là dừng, không hoàn thành đủ liệu trình dẫn tới nhờn thuốc và khiến bệnh ngày càng khó điều trị hơn. Chính vì vậy, chớ có chủ quan với những bệnh lý thông thường về dạ dày như viêm loét dạ dày, bởi thực tế có nhiều trường hợp sinh thiết lành tính, soi dạ dày nhiều lần không phát hiện khối u ung thư, đến khi phẫu thuật thì u đã lan rộng. Với người bệnh viêm loét dạ dày, điều trị trên 3 tháng không khỏi thì nên lưu ý kiểm tra.
 
 

Coi chừng triệu chứng ung thư dạ dày: nôn ói

 
Mới đây, Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Mai Thị H. (23 tuổi, ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Chị H. kể, cách đây 3 tháng, chị bắt đầu có cảm giác ăn uống không ngon, ăn không tiêu, đau bụng nhẹ vùng thượng vị. Tháng gần đây nhất là bị nôn ói, tuy nhiên khi nôn xong cảm thấy dễ chịu. Theo giải thích của ThS-BS Võ Duy Long – Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược, đây là những triệu chứng của hẹp môn vị (hẹp đường thoát dạ dày). Thức ăn vào dạ dày sau đó xuống ruột non của môn vị thì bị chặn lại, không thoát được hay thoát chậm.
 
Chị H. cho biết trước đây có đến khám tại Bệnh viện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nội soi nghi ngờ ung thư nên mới chuyển lên một cơ sở y tế khác tại TP.HCM. Tại đây, chị được nội soi và chẩn đoán bị loét dạ dày, không phát hiện ung thư. Tuy nhiên, chị H. vẫn không yên tâm nên đến Bệnh viện Đại học Y Dược kiểm tra kỹ lại. Kết quả giải phẫu bệnh là lành tính, nhưng do nghi ngờ bệnh nhân có khả năng bị ung thư nên bác sĩ chỉ định nội soi lại lần thứ 2 và kết quả giải phẫu bệnh vẫn là lành tính. Thế nhưng, dựa vào những triệu chứng lâm sàng, hình ảnh chụp từ CT scan bụng và kinh nghiệm chuyên môn, các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa đoán rằng là chị H. bị ung thư và có dấu hiệu hẹp môn vị nên quyết định phẫu thuật nội soi.
 
Khi mổ, các bác sĩ phát hiện khối u ở hang vị đã thâm nhiễm đến thanh mạc và gây bán hẹp môn vị dạ dày. Ê kíp thực hiện phẫu thuật sau đó đã tiến hành cắt khoảng 3/4 dưới dạ dày, nạo hạch triệt để và lấy ruột non lên nối với phần dạ dày còn lại. 3 ngày sau phẫu thuật nội soi, sức khỏe chị H. có dấu hiệu hồi phục. Bệnh nhân có thể ăn uống, đi lại bình thường và xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, giải phẫu bệnh cho thấy chị H. bị ung thư dạ dày đã xâm lấn đến lớp thanh mạc và có di căn hạch, đang ở giai đoạn 3B, nên vẫn được chỉ định hóa trị để tiếp tục điều trị bệnh.
 
Trước đó, Bệnh viện Đại học Y Dược cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ là sinh viên (23 tuổi, ngụ Đồng Nai) đến cấp cứu vì có biểu hiện đau dạ dày. Các bác sĩ phát hiện khối u dạ dày có dấu hiệu di căn ổ bụng. Với ung thư dạ dày di căn đến các cơ quan trong ổ bụng, việc phẫu thuật không còn ý nghĩa, nên người bệnh chỉ được điều trị nâng đỡ và giảm đau.
 

Cẩn thận khi bị viêm dạ dày, phòng ngừa là trên hết

 
Theo ThS.BS Võ Duy Long – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân gây ung thư dạ dày thực sự vẫn chưa được biết đến rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ (như chế độ ăn nhiều muối, ăn nhiều thực phẩm ủ ngâm muối, lên men, thịt hun khói và nướng, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại, thuốc lá, béo phì, người bệnh bị nhiễm vi rút HP…) đã được nghiên cứu và ghi nhận.
 
bác sĩ võ duy long
 
Ngoài ra, những ai được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày như loét, viêm dạ dày mãn tính, phẫu thuật dạ dày trước, polyp dạ dày, yếu tố di truyền, nhóm máu A thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày thường cao hơn những người bình thường.
 
 
Nguồn: Thanhnien

 

Cách giảm cân làm đẹp sau sinh an toàn

Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ, tuy nhiên quá trình sinh nở sẽ lấy đi không chỉ sức khỏe mà cả sắc đẹp của người mẹ. Ngoài những lo lắng về bệnh tật, tinh thần giảm sút hay các vấn đề về da, thì giảm cân làm đẹp sau sinh là điều mà 99% các bà mẹ hiện nay vô cùng quan tâm. Làm thế nào để lấy lại vóc dáng ban đầu nhanh, an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn.

Xem thêm:

Người phụ nữ thực sự đã bắt đầu lo lắng về số cân nặng tăng lên từ trong thời kì mang thai chứ không chỉ riêng sau khi sinh. Trong quá trình mang bầu, người mẹ phải ăn uống cực kì đầy đủ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt nên việc tăng cân là điều không thể tránh khỏi.

Sau khi sinh, người mẹ cũng phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo chất lượng sữa và sức khỏe nuôi con.Tuy việc lấy lại vóc dáng, duy trì mức cân nặng lý tưởng cũng quan trọng nhưng bạn hoàn toàn không nên lo lắng thái quá về cân nặng hay chế độ ăn uống của mình.

Càng lo lắng, cơ thể bạn càng áp lực và dễ tăng cân hơn. Cũng không cần phải ép bản thân phải ăn uống kiêng khem quá mức mà nên tự xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng cách để đảm bảo vừa đủ chất dinh dưỡng vừa giảm tích trữ mỡ thừa vào cơ thể.

Có thể thấy, những vấn đề về cân nặng mà người phụ nữ thường gặp sau sinh gồm: da giãn nhanh, rạn da, ngực bụng chảy sệ, hông eo tăng kích thước, khó lấy lại vóc dáng…

Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi có một vài lời khuyên như sau:

Ăn đủ chất

Nên đặt ra một mục tiêu và một kế hoạch chi tiết, đẩy đủ về chế độ dinh dưỡng cho người mẹ sau sinh. Nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày để đảm bảo năng lượng cho người mẹ và lượng sữa cho con.

Ăn đủ chất nhưng không ăn nhiều bằng cách: Tăng cường chất đạm từ thịt, cá, protein từ trứng sữa, chất xơ từ rau xanh và vitamin, khoáng chất từ hoa quả tươi và các loại hạt ngũ cốc. Hạn chế ăn tinh bột và chất béo nhưng tuyệt đối không được cắt giảm hoàn toàn.

Có thể uống tinh bột nghệ mỗi ngày để kết hợp làm sạch khí huyết, làm liền vết thương và giúp lấy lại vóc dáng thon gọn.

Sữa nghệ là thức uống bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh.

Cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời không thể thay thế của đứa trẻ. Việc cho con bú không chỉ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo con phát triển tốt hơn mà còn giúp cho người mẹ đốt calo hiệu quả, ngoài ra còn giúp bầu ngực đầy đặn và phát triển cân đối hơn. Quả thực là một mũi tên trúng hai đích.

Tập thể dục

Người mẹ có thể bắt đầu các bài tập thể dục nhẹ nhàng từ 6 tháng sau khi sinh (nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ). Việc tập luyện sẽ phối hợp với chế độ dinh dưỡng để các vòng eo, ngực, mông thon gọn và săn chắc hơn.

Nếu không có quá nhiều thời gian, bạn hoàn toàn có thể làm việc nhà, leo cầu thang bộ để đốt calo, coi việc nhà như một bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn thư giãn và giảm cân hiệu quả.

Mẹo nhỏ cho bạn: Có thể kết hợp thêm phương pháp massage bụng với hỗn hợp rượu gừng nghệ để đánh tan mỡ bụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tóm lại dễ thấy được với phụ nữ sau sinh, để lấy lại vóc dáng không nên nóng vội và áp dụng những liệu trình làm đẹp sau sinh quá khắt khe, mà phải điều chỉnh dần và có kế hoạch để việc này không làm ảnh hưởng tới nuôi con, đồng thời an toàn cho sức khỏe của người mẹ. 

Những thói quen tốt cho việc chữa trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hoá phổ biến nhất hiện nay, nhất là ở Việt Nam khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được làm tốt, căn bệnh này lại càng xuất hiện rộng rãi hơn và có thể có ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.

Viêm loét dạ dày ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của bạn?

Khi bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau ở vùng thượng vị dai dẳng và có thể ập đến bất cứ lúc nào mà không hề báo trước.

Ngoài những cơn đau, là việc dạ dày hoạt động trì trệ gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Sau mỗi bữa ăn có thể bị ợ nóng, ợ chua liên tục, cảm giác buồn nôn luôn chực trờ.

Với mỗi người bị viêm loét dạ dày thì ăn uống không còn là niềm vui nữa mà sẽ trở thành nỗi ám ảnh tới sợ hãi. Cũng bởi vậy mà tình trạng chán ăn, mất cảm giác thèm ăn ở người bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến, hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu chất, suy nhược, ốm yếu, sụt cân liên tục dẫn tới sức đề kháng giảm sút và dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác,

Vì vậy, để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc hay các phương pháp chữa trị khác thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học luôn là một yếu tố quan trọng góp phân vào việc điều trị bệnh nói chung. Để làm được điều này, người bệnh cần phải thực sự nghiêm túc và khắt khe với bản thân trong việc duy trì những thói quen tốt, kết hợp với phác đồ điều trị viêm loét dạ dày để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Chế độ ăn uống khoa học cần được chú ý từ những loại thức ăn bạn đưa vào cơ thể hàng ngày.

Ăn uống điều độ, đúng cách

Việc đầu tiên cần duy trì và làm tốt chính là duy trì chế độ ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, đảm bảo dạ dày luôn hoạt động theo một thời gian biểu, không bị rơi vào tình trạng co bóp mà trong dạ dày không có thức ăn, khiến vết loét trầm trọng hơn.

Ngoài ra, nên ăn đủ bữa, ăn tối trước 7h tối và đi ngủ vào khoảng từ 10-11h. Khi ăn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn các đồ ninh mềm, ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm việc riêng khiến dạ dày mất tập trung trong việc tiêu hoá thức ăn.

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Với người bệnh đang trong quá trình chữa viêm loét dạ dày, cần lưu ý lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày như sau:

  • Nên tăng cường bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau xanh, vitamin từ hoa quả tươi.
  • Ăn thêm các loại thực phẩm có khả năng làm giảm axit dạ dày như: bánh mì, cơm trắng, bánh quy…
  • Nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm có chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hoá như: sữa chua, sốt miso…
  • Bổ sung tinh bột nghệ trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm, hoa quả có vị chua, có tính axit cao như: quả nhóm cam chanh, bún, dưa muối, cà muối, giấm… hay các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh.
  • Nên ăn đồ luộc hoặc được ninh mềm, hạn chế đồ chiên, xào nhiều giàu mỡ.
  • Kiêng tuyệt đối đồ uống có gas và chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, coca…
  • Giảm tới mức tối thiếu đồ ăn, gia vị có tính cay nóng.

Không lạm dụng thuốc giảm đau

Hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, đặc biệt là trong các trường hợp mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, đau nhức cơ… Nếu cần, hãy dùng thuốc với sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

Không nên để cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Khi cảm thấy áp lực công việc đè nén, bạn nên dành thời gian thư giãn, vừa giúp bạn lấy thêm năng lượng để hoàn thành công việc tốt hơn, vừa không làm ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Cách làm đẹp sau sinh đơn giản tại nhà với nghệ

Nghệ vàng vốn luôn được biết đến là một loại gia vị tuyệt vời cho nhiều món ăn và là một trong những thảo dược có nhiều công dụng chữa trị bệnh, làm giảm triệu chứng và giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, một công dụng khác của nghệ vàng là làm đẹp cũng được sử dụng nhiều không kém, đặc biệt là làm đẹp sau sinh cho chị em phụ nữ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm đẹp sau sinh với nghệ cực đơn giản ngay tại nhà nhé.

Xem thêm: 

1. Dưỡng da sáng hồng với mặt nạ nghệ tươi ngâm mật ong

Nguyên liệu:

  • 0,5kg nghệ tươi

  • 1 lít mật ong

  • Dầu dừa hoặc dầu oliu với da khô

Cách làm:

Rửa sạch củ nghệ, để ráo và gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng. Hũ thủy tinh cần diệt khuẩn bằng cách trụng qua nước sôi và phơi khô ráo Xếp nghệ vào hũ thủy tinh sau đó đổ ngập mật ong. Đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời từ 7-10 ngày.

Khi sử dụng, lấy muỗng sạch múc ra bát nhỏ rồi dùng ngón tay hoặc bông tẩy trang chấm vào hỗn hợp và thoa đều lên mặt. Massage mặt theo chiều từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên trong khoảng 20p. Sau đó dùng khăn ẩm lau sạch và rửa lại với nước mát. Sử dụng liên tục hàng ngày trong 2 tuần sau đó có thể giảm xuống từ 2-3 lần/tuần để dưỡng da mềm mịn, sáng khỏe.

2. Dưỡng tóc mềm mượt

Nguyên liệu:

  • 300ml sữa tươi

  • 2 thìa café bột nghệ

  • 1 thìa café mật ong

Cách làm:

Hâm nóng sữa tươi sau đó thêm bột nghệ và mật ong khuất đều. Để hỗn hợp này nguội bớt và xả lên tóc, massage da đầu từ 5-10 phút. Sử dụng đều đặn 1-2 lần/ tuần để tóc mềm mượt, giảm tình trạng gãy rụng tóc sau sinh.

Dưỡng da trắng hồng với mặt nạ nghệ hàng ngày.

3. Ngăn ngừa nám, tàn nhang sau sinh

Nguyên liệu:

  • 1 thìa café đường nâu

  • 1 thìa café nước ép cà chua

  • ½ thìa café nước cốt chanh tươi

  • 1/8 thìa café bột nghệ

  • 1 thìa café trà xanh ấm

Cách làm:

Trộn đều tất cả các nguyên liệu để được một hỗn hợp lỏng hơi sệt. Sau khi rửa mặt sạch, thoa đều hỗn hợp này lên da và massage nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên để loại bỏ các tế bào chết và làm mờ các mảng nám, tàn nhang. Sử dụng đều đặn 1-2 lần/tuần

4. Điều trị mụn trứng cá

Nguyên liệu:

  • Nửa quả chuối

  • 1 thìa café bột nghệ

Cách làm:

Dằm nhuyễn nửa quả chuối và trộn đều với bột nghệ. Dùng hỗn hợp này thoa lên các vùng da bị mụn hoặc các nốt mụn sưng tấy. Đợi hỗn hợp này khô lại rồi rửa sạch với nước mát. Có thể sử dụng hàng ngày tới khi mụn khỏi hẳn.

5. Giảm nếp nhăn và quầng thâm quanh mắt

Nguyên liệu:

  • 3 thìa café kem tươi

  • 2 thìa café bột nghệ

Cách làm:

Trộn đều các nguyên liệu thành một hỗn hợp sệt. Thoa đều lên vùng da quanh mắt, massage từ 3-5p để vùng da quanh mắt mềm hơn, giảm nếp nhăn và quầng thâm do trông con nhỏ.

6. Eo thon, dáng chuẩn sau sinh

Nguyên liệu:

  • 2 thìa café tinh bột nghệ

  • Nước ấm, mật ong

Cách làm:

Pha 2 thìa tinh bột nghệ với nước ấm, sau đó thêm mật ong và uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 30-45 phút. Ngoài ra, bạn có thể làm đẹp sau sinh với nghệ bằng cách bổ sung thêm nghệ tươi vào bữa ăn hàng ngày. Nghệ sẽ giúp các vết thương sau khi sinh mổ mau lành hơn, kích thích tử cung co bóp tốt để đẩy khí huyết độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp cơ thể đào thải mỡ thừa, lấy lại vóc dáng và cân nặng như mong muốn.

Chữa viêm loét dạ dày hiệu quả với tinh bột nghệ

Một trong những công dụng nổi bật nhất của củ nghệ vàng trong chữa bệnh đó chính là khả năng làm liền các vết viêm loét dạ dày. Trước đây con người thường dùng trực tiếp nghệ tươi trong các món ăn để chữa bệnh, tuy nhiên sau này người ta đã tìm ra cách làm tinh bột nghệ đã loại bớt dầu nghệ, giúp mùi vị dễ uống hơn, hiệu quả cao cho việc chữa viêm loét dạ dày và tiện dụng trong đời sống hiện đại.

Xem thêm;

Tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày như thế nào?

Viêm loét dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất có thể kể đến là vi khuẩn Helicobacter Pylori xâm nhập vào đường tiêu hoá, phá huỷ lớp niêm mạc dạ dày và tạo thành các ổ loét. Ngoài vi khuẩn Hp thì hầu hết các nguyên nhân còn lại gây viêm loét dạ dày đều xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như: ăn uống không đều đặn, ăn quá nhanh hoặc ăn không tập trung; lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau; sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chỉ do căng thẳng, áp lực kéo dài cũng có thể gây viêm loét dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày bằng tinh bột nghệ là một phương pháp đã được cha ông ta áp dụng từ ngàn đời nay. Sở dĩ, tinh bột nghệ có thể chữa trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả là do thành phần curcumin – hoạt chất chính có tác dụng dược học trong củ nghệ.

Với khả năng kháng viêm mạnh mẽ, curcumin trong tinh bột nghệ giúp làm giảm sự bài tiết axit dạ dày, tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm liền vết loét.

Không chỉ vậy, công dụng tuyệt vời của curcumin nằm ở khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hiện nay.

Trong quá trình điều trị, tinh bột nghệ cũng sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng gây bệnh như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, nôn mửa…

Tinh bột nghệ là món quà mà thiên nhiên tặng cho con người.

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng tinh bột nghệ

Cách đơn giản nhất để dùng tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày là pha 1-2 thìa cafe tinh bột nghệ với nước mát, thêm mật ong và duy trì uống đều đặn 1 cốc mỗi sáng.

Mật ong không chỉ giúp cho việc uống tinh bột nghệ dễ dàng hơn mà chính bản thân mật ong với khả năng kháng khuẩn tốt cũng giúp cho việc diệt khuẩn đường tiêu hoá hiệu quả hơn. Kết hợp uống tinh bột nghệ với mật ong sẽ giảm thời gian điều trị bệnh, giúp vết loét mau lành, tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu thức ăn cho cơ thể.

Khi điều trị viêm loét dạ dày bằng tinh bột nghệ, người bệnh cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để việc điều trị thuận lợi và thu được kết quả tốt nhất.

Nên hạn chế đồ ăn chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh, nên kiêng hoàn toàn rượu bia, các đồ uống có cồn, gas và tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ, vitamin và khoáng chất từ hoa quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ chức năng tiêu hoá của dạ dày. Song song với đó là duy trì tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, có những thói quen sinh hoạt tốt, hạn chế căng thẳng stress gây ảnh hưởng tới chức năng dạ dày.

Làm đẹp sau sinh với rượu gừng nghệ

 

Phụ nữ sau khi sinh nở thường phải đối mặt với nhiều thay đổi về cả sức khỏe và tâm sinh lý và vóc dáng cân nặng sau sinh luôn là một vấn đề mà bất cứ người mẹ trẻ nào cũng quan tâm. Làm thế nào để lấy lại vóc dáng nhanh nhất mà an toàn không ảnh hưởng tới việc chăm sóc con nhỏ. Bài viết sau đây sẽ mách bạn một cách làm đẹp sau sinh với nghệ và gừng tươi vô cùng đơn giản tại nhà.

Công dụng làm đẹp tuyệt vời của rượu gừng nghệ với phụ nữ sau sinh

Tại thời điểm một vài năm trước, chắc chắn việc dùng rượu gừng nghệ để giảm cân làm đẹp vẫn còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, phương pháp massage đánh tan mỡ bụng và làm trắng da với rượu gừng nghệ đã là một phương pháp làm đẹp truyền thống của phụ nữ Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước.

Với tính nóng, gừng khi kết hợp với rượu và thoa lên da sẽ tạo ra nhiệt, gây nóng và tạo thành quá trình phân hủy mỡ dưới da, khi được massage đúng cách sẽ làm tiêu hao các lớp mỡ thừa.

Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ vàng có tính chất chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, có khả năng làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu, khi dùng trên da sẽ giúp loại bỏ các vết thâm, làm mờ vùng da bị rạn sau sinh và dưỡng da mềm mịn, trắng sáng.

Chính vì vậy, khi kết hợp gừng, nghệ và rượu với nhau, ta sẽ có một hỗn hợp tuyệt vời khắc phục các vấn đề về da cũng như cân nặng cho phụ nữ khi làm đẹp sau sinh với nghệ, gừng.

Cách làm rượu gừng nghệ đơn giản tại nhà

Có công dụng tuyệt vời giúp phụ nữ sau sinh lấy lại vóc dáng và dưỡng da sau sinh nhưng cách làm rượu gừng nghệ lại vô cùng đơn giản. Các chị em phụ nữ chỉ cần dành một chút thời gian là có thể tự chuẩn bị cho mình một hũ rượu gừng nghệ để massage trong 2-3 tháng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 kg gừng tươi

  • 1kg nghệ vàng tươi

  • 3-4 lít rượu trắng

  • 1 hũ thủy tinh 5 lít

Nghệ và gừng là sự kết hợp hoàn hảo mang đến công dụng làm đẹp cho phụ nữ sau sinh.

Lưu ý: Để có hỗn hợp rượu gừng nghệ phát huy hiệu quả tốt, bạn nên lựa chọn loại gừng nghệ ta, tránh mua các loại gừng nghệ có xuất xứ Trung Quốc có thể bị ngâm bảo quản bằng hóa chất, không có tác dụng và dễ gây dị ứng ảnh hưởng tới da.

Cách làm:

Bước 1: Khử trùng cho lọ thủy tinh kể cả lọ thủy tinh mới mua bằng cách trụng qua nước sôi và để lọ khô tự nhiên.

Bước 2:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ bớt lớp vỏ ở phần kẽ để tránh đất còn bám dính, để ráo

  • Nghệ vàng rửa sach, để ráo

  • Gừng và nghệ sau khi khô ráo mang đi giã dập, có thể đập giập hoặc giã bằng cối. Lưu ý, giữ lại toàn bộ nước của gừng, nghệ sau khi giã

  • Trộn đều gừng và nghệ đã giã dập sau đó xếp vào lọ thủy tinh, đổ rượu trắng cho ngập toàn bộ phần gừng, nghệ trong lọ

  • Đậy kín nắp hũ thủy tinh, đặt bình ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời để tránh rượu bị hỏng trong quá trình ngâm

  • Khoảng 1,5-2 tháng, rượu gừng nghệ sẽ chuyển màu vàng sáng, khi đó bạn có thể bắt đầu sử dụng hỗn hợp này.

Cách sử dụng:

Mỗi lần sử dụng lấy muỗng sạch múc hỗn hợp rượu ra bát, sau đó dùng khăn mỏng thấm dung dịch và thoa đều lên vùng da bụng. Dùng tay massage tới khi vùng bụng nóng lên để đánh tan mỡ bụng. Lưu ý, tuyệt đối không được để hỗn hợp rượu dính lên vùng bầu vú sẽ khiến bé khi bú bị cay. Sau khi thực hiện massage nên tắm sạch lại và để da khô mới bế bé, tránh để dây hỗn hợp lên làn da nhạy cảm của bé.

Xem thêm:

 

 

Hẹp môn vị – biến chứng khó ngờ từ bệnh loét dạ dày hành tá tràng

Môn vị được hiểu đơn giản là một chiếc van giữa dạ dày và ruột non. Hẹp môn vị bệnh môn vị bị to lên đến nỗi nó thu hẹp lối ra hẹp giữa dạ dày và tá tràng (hay phần đầu của ruột non). Trong môn vị gồm có 2 phần, phần hang môn vị nối liền với phần thân của dạ dày và phần ống môn vị nối với tá tràng. Ở cuối của ống môn vị có một cơ thắt môn vị có cơ mềm và hoạt động như một chiếc van, nó cho thức ăn đi xuống tá tràng và không làm cho thức ăn trở lại dạ dày.

Thông thường, trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh hẹp môn vị, dẫn đến tình trạng bị nôn trớ, trào ngược thực quản khi ăn. Nhưng với những người trưởng thành, hẹp môn vị lại là một bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, nguy cơ xảy ra biến chứng hẹp môn vị là rất cao.

Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp môn vị?

Như đã nói ở trên, dễ thấy với trẻ nhỏ thì nguyên nhân của hẹp môn vị thường không rõ ràng, có thể do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường gây ra. Chủ yếu là do trẻ sơ sinh, nhất là bé nam gặp vấn đề về gen. Tuy nhiên, ở người trưởng thành, thì hẹp môn vị thường được biết đến dưới dạng biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp, gây viêm loét đường tiêu hóa và không phát hiện, cũng như chữa trị không dứt điểm.

Hậu quả của biến chứng hẹp môn vị

Ở người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, khi thức ăn không thể đi qua môn vị, nó sẽ bị ứ động đến nỗi nó không còn đường nào để tiêu hoá được, dẫn đến nôn mửa. Hiện tượng này thường diễn ra từ 2 đến 6 tuần, và trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần. Hiện tượng nôn này không kèm mật vì cấu trúc của bài tiết mật nằm ở sau cơ thắt môn vị phía trong tá tràng. Nôn làm giảm axit dạ dày, làm mất nước và rối loạn điện giải, dẫn đến rối loạn tuần hoàn và nguy cơ hạ huyết áp cho người bệnh.

Hẹp môn vị có thể là biến chứng của bệnh loét dạ dày hành tá tràng.

Dấu hiệu nhận biết khi bị hẹp môn vị ở người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

        – Hay buồn nôn, nôn nhẹ sau khi ăn.

        – Nôn ói dữ dội, có thể nôn ra thức ăn từ hôm trước và có mùi hôi thối, khó chịu.

        – Bụng đau âm ỉ kéo dài.

        – Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.

        – Nôn quá nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước, người mệt mỏi, mất sức, và sụt cân nhanh chóng.

Khi có những triệu chứng này, người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên sớm đến các cơ sở y tế để tiến hành nội soi, làm xét nghiệm nhằm xác định tình trạng cụ thể của bệnh. Hẹp môn vị có thể chữa trị được dễ dàng khi phát hiện sớm và nhanh chóng lành bệnh. Nhưng với người bệnh loét dạ dày hành tá tràng mãn tính, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ quyết định người bệnh cần phẫu thuật hay không, và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.

Mách bạn cách làm đẹp da mặt sau sinh với nghệ tươi

Nghệ vàng từ lâu đã được coi là loại thực phẩm có nhiều công dụng tuyệt vời, không chỉ đối với sức khỏe và còn được sử dụng rất phổ biến trong làm đẹp. Sau đây là một số loại mặt nạ dùng cho da mặt, để giúp chị em làm đẹp sau sinh với nghệ tươi. Cùng tham khảo nhé.

Xem thêm:

1. Hỗn hợp tẩy tế bào chết trên da mặt với nghệ

Để có một làn da đẹp, nhất định không được bỏ qua bước tẩy tế bào chết. Với công thức tinh bột nghệ kết hợp với cám gạo, bạn sẽ có được hỗn hợp tẩy tế bào chết có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé.

Cách làm: Trộn 1 thìa café bột nghệ, 1 thìa café bột cám gạo và 1-2 thìa sữa tươi không đường để được một hỗn hợp sền sệt.

Sau khi rửa mặt sạch, thoa đều hỗn hợp này lên da mặt và vùng da cổ, nhẹ nhàng massage từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên để hỗn hợp này lấy đi các tế bào chết trên da. Sau đó, rửa sạch mặt với nước mát và thấm khô bằng khăn mềm.

2. Dưỡng ẩm làm đẹp da với nghệ

Một làn da đủ ẩm thì lượng dầu thừa trên da cũng được kiểm soát và tiết ra ít hơn, ngăn được tình trạng dầu dư thừa làm bít tắc lỗ chân lông gây viêm nhiễm và mụn trứng cá tấn công.

Càng lớn tuổi, phụ nữ càng cần dưỡng ẩm đầy đủ cho da nhiều hơn vì làn da lão hóa sẽ dễ bị khô và đàn hồi kém hơn. Mặt nạ nghệ kết hợp với sữa chua hoặc sữa tươi sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này.

Cách làm: Trộn 1 thìa café bột nghệ với 1-2 thìa sữa chua/ sữa tươi không đường để được hỗn hợp sền sệt. Thoa đều hỗn hợp này lên da và giữ trong khoảng 15-20p, sau đó rửa sạch mặt với nước mát. Mặt nạ này sẽ tăng cường độ ẩm cần thiết cho da, tăng sự đàn hồi cho làn da của phụ nữ sau sinh.

Mặt nạ nghệ giúp dưỡng trắng cho làn da sau sinh.

3. Mặt nạ nghệ tươi trị nám, tàn nhang

Làn da của phụ nữ sau sinh là làn da nhạy cảm, cộng với nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên rất dễ bị nám, tàn nhang tấn công. Để ngăn ngừa nguy cơ này, hãy kiên trì sử dụng mặt nghệ nghệ với rượu trắng mỗi tuần.

Cách làm: Dùng khoảng 10 thìa café bột nghệ ngâm với 1 lít rượu trắng cho vào hũ thủy tinh sạch. Cất hũ này ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 3-5 ngày.

Sau đó, đều đặn 2 lần/tuần lấy một thìa hỗn hợp này thoa đều lên mặt, massage nhẹ nhàng và rửa sạch lại với nước mát để loại bỏ cũng như ngăn ngừa các vết nám, tàn nhang.

Lưu ý khi dưỡng da với nghệ:

  • Khi dùng các loại mặt nạ có bột nghệ dễ để lại màu vàng trên da, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì màu vàng này sẽ biến mất sau 1-2 lần rửa mặt

  • Mặt nạ chỉ nên để trên da tối đa 20 phút, không nên để mặt nạ khô hoàn toàn hoặc để qua đêm mới rửa lại mặt sẽ khiến cho việc rửa sạch khó khăn hơn, da khô và dễ hình thành nếp nhăn hơn.

  • Ngoài việc chăm sóc từ bên ngoài, phụ nữ sau sinh có thể dùng các món ăn có nghệ từ 7-10 ngày sau khi sinh để hỗ trợ giảm cân làm đẹp, làm sạch khí huyết ứ đọng, làm lành vết thương do đẻ (hoặc mổ).

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ để thay thế cho nghệ tươi trong quá trình làm đẹp sau sinh với nghệ tại nhà. Tinh bột nghệ cũng giúp bạn khắc phục được nhược điểm khó rửa sạch ở nghệ tươi, dễ dàng và tiện lợi hơn khi sử dụng.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn được biết đến là vi khuẩn Hp) là một loại vi khuẩn hay gặp trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Độ phổ biến của vi khuẩn Hp trong dạ dày được chứng minh là chúng có mặt trong dạ dày của hơn một nửa số người trên thế giới. Helico trong Helicobacter có nghĩa là xoắn ốc vì vi khuẩn này có hình xoắn ốc. Vi khuẩn Hp có khuynh hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Trong một số trường hợp, vi khuẩn Hp thường không gây hại, nhưng trong một số trường hợp khác, nó lại chính là nguyên nhân của phần lớn các vết loét ở dạ dày và ruột non. Hp thích nghi để sống trong môi trường khắc nghiệt có tính axit của dạ dày. Những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh chúng và làm giảm độ chua của dạ dày để chúng có thể sống sót. Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn Hp cho phép chúng xâm nhập vào lớp lót của dạ dày, nơi chúng được bảo vệ bởi chất nhẩy và các tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ không thể tiếp cận chúng. Vi khuẩn này có thể gây ra trở ngại cho phản ứng miễn dịch để đảm bảo chúng không bị tiêu diệt. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày.

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây nên viêm loét niêm mạc dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày hành tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp

Khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác cách lây nhiễm vi khuẩn Hp. Các vi khuẩn này cùng tồn tại với con người chúng ta qua hàng ngàn năm. Những nguyên nhân được cho là gây lây nhiễm vi khuẩn Hp là qua đường truyền miệng, do không rửa tay sạch sau khi sử dụng phòng tắm, cũng có thể lan truyền qua tiếp xúc với nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Vi khuẩn này được cho là gây ra những vấn đề về dạ dày khi chúng xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho các tế bào dạ dày dễ bị tổn thương hơn với acid khắc nghiệt. Acid dạ dày và vi khuẩn Hp cùng kích thích lớp niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày hành tá tràng, phần đầu tiên của ruột non.

Các triệu chứng của loét dạ dày hành tá tràng khi nhiễm vi khuẩn Hp là gì?

Hầu hết những người bị loét dạ dày hành tá tràng do nhiễm Hp đều có triệu chứng tương tự bệnh dạ dày thông thường. Khi nhiễm trùng dẫn đến loét, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, đặc biệt khi dạ dày trống vào ban đêm hoặc vài giờ sau bữa ăn. Nếu bạn gặp phải những cơn đau nặng và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Một số triệu chứng có thể liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp gồm:

–         Ợ quá nhiều

–         Cảm giác chướng bụng

–         Buồn nôn hoặc nôn mửa

–         Không có cảm giác thèm ăn hoặc biếng ăn

–         Sụt cân bất thường

–         Hơi thở có mùi khó chịu

Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân phổ biến của những bệnh khác. Một số triệu chứng của việc nhiễm vi khuẩn Hp cũng từng mắc phải ở người khoẻ mạnh. Những triệu chứng này rất phổ biến, nhưng bạn nên để ý đến chúng để có thể tìm ra nguyên nhân kịp thời và chữa trị.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x