Skip to main content

Bạn biết gì về cách chữa viêm loét dạ dày cấp tính?

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    329

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính xảy ra khi bạn có những cơn đau vùng thượng vị liên tục, âm ỉ, chu kỳ không rõ ràng cùng một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua,…. Bệnh nhân gầy sút cân rõ rệt, giảm khả năng hấp thu, lâu dần có thể dẫn đến các biến chứng như chảy máu, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có phương pháp chữa trị phù hợp là những điều mà bạn cần làm. Bởi nếu không chữa viêm loét dạ dày cấp tính kịp thời, bệnh có thể trở thành mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính

Các nguyên nhân bên ngoài:

–         Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori).

–         Tác dụng không mong muốn các thuốc giảm đau, NSAIDs.

–         Các kích thích nhiệt hoặc dị vật.

–         Các chất độc như thủy ngân, acid sunfuric, muối kim loại nặng,…

–         Sử dụng đồ uống kích thích dạ dày: bia rượu, café,…

Các yếu tố xuất phát từ người bệnh:

–         Các bệnh nhiễm khuẩn cấp.

–         Lạm dụng các thuốc giảm đau.

–         Bỏng, nhiễm phóng xạ.

–         Dị ứng với thức ăn.

–         Stress, chấn thương tâm lý,…

Các yếu tố này khiến người có nguy cơ cao viêm dạ dày xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày cấp tính. Một số trường hợp khác, những bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày mạn tính dẫn đến đau dạ dày cấp tính do gặp phải các yếu tố kích thích.

Viêm loét dạ dày cấp tính nên được chữa trị triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn.

Cách chữa trị viêm loét dạ dày cấp tính

Khi bệnh nhân phát hiện cơn đau thượng vị dữ dội, kèm theo nóng rát và cồn cào và thấy có nguy cơ cao viêm dạ dày cấp tính, hãy đến cơ sở y tế đã khám chữa kịp thời. Một số biểu hiện khác của bệnh: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, gầy sút, cơn đau bụng hành hạ,…

Những biện pháp cần thực hiện khi chữa viêm loét dạ dày cấp tính:

Điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm; chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Dịch vị được tiết nhiều các kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, nôn.

Nếu cơn đau không quá dữ dội, giải pháp có thể thực hiện là ăn nhẹ các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa. Khi các triệu chứng giảm bớt, dần dần bệnh nhân có thể ăn bánh mì, cơm nát,… rồi mới trở lại với thực đơn hàng ngày.

Đối với sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori: điều trị với kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm gây triệu chứng đau dạ dày cấp tính, cần chỉ định rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

Đối với những nguyên nhân do tổn thương tâm lý, stress, lạm dụng các loạt thuốc chống viêm giảm đau (aspirin, NSAIDs), cần thay đổi phác đồ điều trị và tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân đau dạ dày.

Bệnh nhân cần tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến tăng cơn đau như: bia rượu, café, đồ chua cay,…

Để chữa dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày cấp tính, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cùng tuân thủ điều trị sử dụng thuốc. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x