Skip to main content

Hẹp môn vị – biến chứng khó ngờ từ bệnh loét dạ dày hành tá tràng

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    27/05/2020
  • Số lần xem

    202

Môn vị được hiểu đơn giản là một chiếc van giữa dạ dày và ruột non. Hẹp môn vị bệnh môn vị bị to lên đến nỗi nó thu hẹp lối ra hẹp giữa dạ dày và tá tràng (hay phần đầu của ruột non). Trong môn vị gồm có 2 phần, phần hang môn vị nối liền với phần thân của dạ dày và phần ống môn vị nối với tá tràng. Ở cuối của ống môn vị có một cơ thắt môn vị có cơ mềm và hoạt động như một chiếc van, nó cho thức ăn đi xuống tá tràng và không làm cho thức ăn trở lại dạ dày.

Thông thường, trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh hẹp môn vị, dẫn đến tình trạng bị nôn trớ, trào ngược thực quản khi ăn. Nhưng với những người trưởng thành, hẹp môn vị lại là một bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, nguy cơ xảy ra biến chứng hẹp môn vị là rất cao.

Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp môn vị?

Như đã nói ở trên, dễ thấy với trẻ nhỏ thì nguyên nhân của hẹp môn vị thường không rõ ràng, có thể do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường gây ra. Chủ yếu là do trẻ sơ sinh, nhất là bé nam gặp vấn đề về gen. Tuy nhiên, ở người trưởng thành, thì hẹp môn vị thường được biết đến dưới dạng biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp, gây viêm loét đường tiêu hóa và không phát hiện, cũng như chữa trị không dứt điểm.

Hậu quả của biến chứng hẹp môn vị

Ở người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, khi thức ăn không thể đi qua môn vị, nó sẽ bị ứ động đến nỗi nó không còn đường nào để tiêu hoá được, dẫn đến nôn mửa. Hiện tượng này thường diễn ra từ 2 đến 6 tuần, và trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần. Hiện tượng nôn này không kèm mật vì cấu trúc của bài tiết mật nằm ở sau cơ thắt môn vị phía trong tá tràng. Nôn làm giảm axit dạ dày, làm mất nước và rối loạn điện giải, dẫn đến rối loạn tuần hoàn và nguy cơ hạ huyết áp cho người bệnh.

Hẹp môn vị có thể là biến chứng của bệnh loét dạ dày hành tá tràng.

Dấu hiệu nhận biết khi bị hẹp môn vị ở người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

        – Hay buồn nôn, nôn nhẹ sau khi ăn.

        – Nôn ói dữ dội, có thể nôn ra thức ăn từ hôm trước và có mùi hôi thối, khó chịu.

        – Bụng đau âm ỉ kéo dài.

        – Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.

        – Nôn quá nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước, người mệt mỏi, mất sức, và sụt cân nhanh chóng.

Khi có những triệu chứng này, người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên sớm đến các cơ sở y tế để tiến hành nội soi, làm xét nghiệm nhằm xác định tình trạng cụ thể của bệnh. Hẹp môn vị có thể chữa trị được dễ dàng khi phát hiện sớm và nhanh chóng lành bệnh. Nhưng với người bệnh loét dạ dày hành tá tràng mãn tính, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ quyết định người bệnh cần phẫu thuật hay không, và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x