3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP siêu hiệu quả
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
98
Nội dung bài viết
ToggleĐược sử dụng từ lâu đời trong dân gian, Chè dây – Dạ cẩm – Lá Khôi là 3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP được nhiều người sử dụng.
Xem thêm:
- 8 bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Giải đáp loét dạ dày uống nghệ đen được hay không?
1. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ chè dây
Chè dây (tên khoa học là Ampelopsis cantonesis Planch Vitaceace, tiếng Nùng gọi là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau rả…) là thảo dược quý đã được dùng rộng rãi trong dân gian, thường được phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè, dùng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày, còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Từ năm 1990, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội – cùng cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về tác dụng của cây chè dây. Nhóm nghiên cứu đã xác định trong cây chè dây có thành phần chính là flavonoid có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và có độ an toàn cao.
Sau đó, chè dây cũng được Viện dược liệu ( Bộ Y tế) nghiên cứu và kết luận: thảo dược này có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm acid tại dạ dày, giúp bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%.
2. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ dạ cẩm
Dạ cẩm có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae, còn được biết đến với các tên gọi khác là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây mọc hoang tại một số tỉnh miền núi ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Người ta thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn) về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.
Theo Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Trong dân gian, dạ cẩm thường được dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng, loét lưỡi rất tốt.
Xuất phát từ tác dụng chữa viêm loét của dạ cẩm, năm 1962, Bệnh viện Lạng Sơn lần đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng đưa cây dạ cẩm vào hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Nghiên cứu lâm sàng tác dụng của dạ cẩm cho thấy, thảo dược này có tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, giảm ợ chua, làm se vết loét. Chính vì thế, dạ cẩm được coi là một trong số các cây thuốc trị viêm loét dạ dày đầu bảng hoặc căn bệnh dai dẳng viêm dạ dày mãn tính. Ngày nay loại cây này được người dân tin tưởng và sử dụng rất nhiều trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
3. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ lá khôi
Cây khôi có tên khoa học Ardisia silvestris, còn được gọi là Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung… Lá khôi là vị thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày được ứng dụng nhiều trong dân gian, xuất phát từ kinh nghiệm của những người dân miền ngược như Thanh Hóa, Nghệ An…
Trong Đông y, lá khôi là một vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Loại thảo dược này không chỉ có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị mà còn giúp làm se vết loét, làm lành các vết thương do viêm ở dạ dày và tá tràng nhanh chóng.
Nghiên cứu cho thấy, tác dụng của lá khôi đến từ các thành phần chính là tanin và glucosid. Đặc biệt, không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, thảo dược này còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Trên đây là 3 loại thảo dược rất phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày an toàn, lành tính. Với những gợi ý trên hi vọng các bạn sẽ tìm được lựa chọn riêng cho mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: CumarGold và CumarGold Fast