3 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
276
Nội dung bài viết
ToggleBệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh hiện nay rất nhiều người mắc phải. Từ xa xưa, y học cổ truyền của nước ta đã tìm ra rất nhiều cây thuốc có tác dụng dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả và phù hợp với cơ địa của nhiều người. Sau đây là 3 vị thuốc tiêu biểu trong số đó.
Xem thêm:
- Tổng hợp 9 bài thuốc nam trị viêm dạ dày tá tràng
- Tổng hợp thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng an toàn
1. Chuối hột già chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Chuối hột già thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Chuối hột già có tác dụng làm giảm tiết dịch vị và kích thích sự hồi phục của màng nhày lót trong dạ dày, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Cách làm:
Lấy quả chuối hột già thái vát mỏng, phơi khô trong bóng râm. Hoặc sấy kho trong nhiệt độ khoảng 50 đến 60 độ C. Khi chuối đã đủ khô, đem lát chuối tán thành bột mịn. Bột chuối này có thể đem pha với 20 đến 30ml nước ấm, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần trước mỗi bữa ăn.
2. Cây dạ cẩm bài thuốc chữa viêm loét dạ dày lạ mà quen
Cây dạ cẩm là một loại thuốc nam được dùng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày rất phổ biến đã có từ lâu đời. Cây thuốc này xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Lạng Sơn, đây chính là nơi trồng cây thuốc này nhiều nhất. Ngay từ tên gọi dạ cẩm của nó cũng cho thấy đây chính là loại thuốc dùng để điều trị dạ dày rồi. Dạ = dạ dày, cẩm = điều trị, mang lại ý nghĩa đây là loại thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo kinh nghiêm lâu năm của dân gian, thường sử dụng phần ngọn, lá non và thân của cây dạ cẩm phơi khô để làm thuốc. Đối với bệnh viêm loét dạ dày, cây dạ cẩm giúp giảm cơn đau dạ dày do tác dụng trung hoà được lượng acid trong dạ dày và có tác dụng hỗ trợ giảm bớt ợ chua và giúp liền vết loét. Có thể tìm đến những nơi tin cậy để mua thuốc đã được chế biến sẵn và được tư vấn về liều lượng sử dụng. Sau đây là gợi ý về cách sắc thuốc uống:
Cách sắc: cho 20 đến 25g lá dạ cẩm phơi khô, sắc với 1 lít nước trong thời gian khoảng 20 phút. Khi uống cho thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng hiệu quả, do mật ong có tác dụng tốt đối với bệnh viêm loét dạ dày. Chắt lấy nước, và chia thành 3 lần uống trong ngày, có thể uống trước bữa ăn nửa tiếng hoặc uống vào lúc đau.
3. Cam thảo chữa viêm loét dạ dày không phải ai cũng biết
Cam thảo có tác dụng thanh lọc và làm mát cơ thể mà rất nhiều người đã biết đến trước đó. Ngoài việc là thành phần của các loại trà giải nhiệt, cam thảo cũng là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc nam. Cam thảo có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Hãy tìm đến thầy thuốc đáng tin cậy để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng cam thảo hợp lý. Cam thảo chỉ nên sử dụng trong khoảng 1 đến 2 tuần rồi ngừng một thời gian và người gặp vấn đề về huyết áp không nên sử dụng cam thảo.Gợi ý cho việc sử dụng cam thảo là trước bữa ăn khoảng nửa tiếng có thể ăn hoặc uống nước cam thảo để giúp điều trị bệnh đau dạ dày của bạn.
Xem thêm: