Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa dạ dày và đau dạ dày nên uống thuốc gì cho tốt chắc chắn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.
Lời khuyên bổ ích nhất dành cho người mắc bệnh dạ dày đó là cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định uống các loại thuốc thích hợp. Đồng thời cần hiểu rõ thông tin cũng như cơ chế của một số thuốc chữa đau dạ dày, từ đó trang bị cho mình những kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn thuốc uống tốt nhất.
Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc đau dạ dày mà bạn nên uống
Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì? thuốc kháng acid
– Những thuốc kháng acid có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, đồng thời nâng độ pH của dạ dày lên gần 4, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Khi độ pH của dạ dày tăng, hoạt tính của pepsin sẽ giảm (pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4) và cũng là câu trả lời cho đau dạ dày nên uống thuốc gì?
– Ưu điểm của các thuốc kháng acid là có tác dụng rất nhanh nhưng thời gian giảm đau lại ngắn, vì vậy đây chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau dạ dày. Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, còn khi có thức ăn thì các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau khoảng 2 giờ.
– Thời gian sử dụng thuốc kháng acid tốt nhất là dùng sau bữa ăn khoảng 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, một ngày ung 3- 4 lần hoặc nhiều hơn.
– Sử dụng thuốc kháng acid ở dạng lỏng sẽ hiệu quả hơn các chế phẩm dạng rắn, nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.
– Nếu bạn sử dụng các thuốc điều trị khác thì cần phải dùng các thuốc đó tránh xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ, do thuốc kháng acid làm tăng pH dạ dày, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác.
Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì? Thuốc làm giảm bài tiết acid clohydric và pepsin của dạ dày
Sử dụng các loại thuốc này trong các trường hợp:
– Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger – Ellison)
– Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.
– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
Thuốc có tác dụng:
– Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nóng rát, khó tiêu, ợ chua… do thừa acid dịch vị.
– Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày.
– Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (hay còn gọi là Hội chứng Mendelson).
Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì ?Thuốc ức chế H+/ K+- ATPase (bơm proton)
Sử dụng các thuốc ức chế H+/ K+- ATPase này trong các trường hợp:
– Loét dạ dày- tá tràng lành tính.
– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến chứng.
– Hội chứng Zollinger- Ellison (kể cả trường hợp đã kháng với các thuốc khác).
– Phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.
– Dự phòng hít phải acid khi gây mê.
Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì ? Kháng sinh diệt Helicobacter pylori
Nếu bạn đã đi khám bệnh và đã xác định được sự có mặt của H.pylori trong loét dạ dày – tá tràng thông qua test phát hiện thì phải dùng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét liền nhanh và tránh tái phát.
Thuốc tốt là thuốc an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc cần đi thăm khám, và có sự cho phép sử dụng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về điều trị bởi có thể gây phản tác dụng hoặc gây khó khăn cho điều trị sau này. Ở mức độ bệnh nào sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh đó, tránh điều trị sai cách sẽ không có hiệu quả như mong muốn
Với những thông tin chúng tôi vừa đưa ra, chắc chắn bạn có thể hiểu được phần nào cơ chế hoạt động, chỉ định sử dụng của các loại thuốc đau dạ dày. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh và có một sức khỏe toàn diện.