Cảnh báo 5 lý do ăn cay đau dạ dày bạn phải biết
-
Ngày đăng:
08/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
661
Nội dung bài viết
ToggleĂn cay là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu đều khẳng định rằng ăn cay đau dạ dày là hoàn toàn có khả năng. Tại sao lại vây? Để hiểu thêm về điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
1. Tại sao ăn cay đau dạ dày?
Các loại gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu,… rất phổ biến và thường được sử dụng để thêm nếm vào các món ăn trong bữa ăn của chúng ta. Không chỉ làm tăng màu sắc, mùi vị, một số gia vị còn góp phần tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Các loại gia vị cay nóng cũng thường được kết hợp với các thực phẩm có tính lạnh như ngao ốc, hải sản… để làm giảm tính lạnh, tránh tình trạng lạnh bụng, đi ngoài sau khi ăn. Các loại gia vị cũng cung cấp một hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể. Ví dụ như tỏi được đánh giá là loại thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng một vài tép tỏi cùng mật ong để chống lại rất nhiều bệnh lý trong đó có ung thư. Trong khi ớt cay có chứa nhiều alkaloid có lợi cho sức khỏe như capsaicinn giúp chống lại vi khuẩn, chống ung thư, tiểu đường và giảm đau.
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của các gia vị. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày thì tác hại cũng không thể lường được. Ngay dưới đây sẽ giải thích cho các bạn biết tại sao ăn cay đau dạ dày?
1.1 Giảm vị giác
Việc thường xuyên ăn các thực phẩm cay hoặc ăn cay với nồng độ mạnh có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho vị giác của bạn giảm dần theo thời gian. Capsaicin trong ớt có vị cay rất mạnh, làm niêm mạc miệng – lưỡi bị sưng và phù nề nếu ăn quá nhiều. Tiếp xúc liên tục giữ capsaicin với các thụ cảm ở lưỡi sẽ khiến vị giác của bạn suy giảm.
1.2 Khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy
Một trong số những tình trạng điển hình khi ăn quá nhiều đồ cay nóng chính là chứng khó tiêu. Chướng bụng, căng tức bụng hay cảm giác không thoải mái của việc ăn no, ợ hơi là những biểu hiện cụ thể nhất của tình trạng này. Mặc dù mức độ của chúng có thể tác động lên từng người theo mức độ khác nhau song điều này thực sự không tốt cho dạ dày và chính điều này dẫn đến ăn cay đau dạ dày.
Các hoạt chất tạo nên vị cay được tìm thấy tự nhiên trong ớt, khi tiếp xúc với màng dạ dày, niêm mạc miệng, gây ra đau và khó chịu trong một thời gian dài.
Mặc dù thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng capsaicin có trong ớt có thể hoạt động giống như một thuốc nhuận tràng nhưng chúng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở một số người.
1.3 Tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày
Capsaicin trong ớt sẽ làm sưng tấy niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột. Đây chính là lý do mà ớt tạo ra cảm giác “cay”. Tuy nhiên, ở cường độ và hàm lượng cao, chất này sẽ khiến các niêm mạc dạ dày thực quản bị kích thích mạnh, có thể gây ra tổn thương.
Nó cũng làm trầm trọng hơn các dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản và các dấu hiệu của đau dạ dày. Chính bởi vì vậy việc ăn cay đau dạ dày về lâu dài rất nghiệm trọng, các bạn nên hạn chế các đồ ăn cay.
1.4 Làm vết thương nghiêm trọng hơn sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật dạ dày, các vết thương rất cần có thời gian để lành lặn, phục hồi và hoạt động lại bình thường. Chính vì vậy người bệnh cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng như ớt, tỏi,… Ớt có tính nóng và nồng.
Do đó, ăn một lượng nhỏ cũng khiến các vết thương xuất hiện tình trạng lở loét, nóng rát. Vì vậy, để tránh tình trạng này, tốt nhất bệnh nhân nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những triệu chứng không đáng có.
1.5 Ung thư dạ dày
Nếu ăn phải ớt bị hỏng, ớt đang thối, ớt mốc, bạn còn có thể ăn phải chất aflatoxin. Đây là một chất gây ra ung thư dạ dày và ruột kết, có thể khiến cơ thể bị ngộ độc nếu ăn vào lượng lớn trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, các loại bột ớt trôi nổi trên thị thường có chứa phẩm màu đỏ sudan rất độc hại. Phẩm màu sudan làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là khi bạn nạp chúng vào cơ thể thường xuyên.
Có thể thấy, ớt mang đến rất nhiều hương vị và làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, không nên sử dụng ớt cho người mắc chứng đau dạ dày. Bởi ngoài việc ăn cay đau dạ dày thì điều này có thể khiến tình trạng đau hay các ổ viêm, loét tái phát và trở nên nguy hiểm hơn.
2. Cách làm giảm tình trạng dạ dày khó chịu sau khi ăn
Để làm giảm tình trạng dạ dày khó chịu sau khi ăn, bạn nên thực hiện một số điều sau.
- Nếu cảm thấy dạ dày có những triệu chứng khó tiêu, xuất hiện tình trạng ợ hơi, nóng trong,… bạn nên ăn từ tốn lại và ăn có chọn lọc. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ khiến thức ăn được làm nhỏ đồng đều, giảm tải cho việc nghiền thức ăn của dạ dày. Ngoài ra, ăn chậm cũng giúp não bộ kiểm soát việc ăn uống tốt hơn. Tránh được tình trạng dạ dày quá no do ăn quá nhanh.
- Hãy lựa chọn các thực phẩm mềm, giúp dạ dày bớt áp lực phải co bóp.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói để ngăn việc dạ dày tiết nhiều acid khiến tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh để cơ thể bị căng thẳng trong bữa ăn. Không vừa ăn vừa nói chuyện hay xem tivi, đọc sách…
- Ăn sữa chua: Sữa chua gần giống với sữa, giúp bao bọc niêm mạc dạ dày, làm dịu dạ dày. Các men vi sinh có trong sữa chua có thể trung hòa được vị cay, loại bỏ cảm giác cay nóng và kích thích ăn uống ngon miệng trở lại.
- Ăn bơ: Bơ không chỉ là loại trái cây ngon nó còn là một trong số những thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng bơ sẽ làm giảm đi việc nóng rát trong dạ dày. Bơ mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng bảo vệ thành dạ dày khá tốt. Tuy nhiên, không nên ăn quá 1 cốc sinh tố bơ vì bơ khá giàu dinh dưỡng, ăn nhiều sẽ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu.
Khi ăn cay nên uống gì để đỡ bị đau dạ dày
- Uống nước rau củ: Các loại nước rau quả tươi có thể giúp làm giảm cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày khi ăn cay một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu cảm thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của đau dạ dày, hãy uống ngay một chút nước rau củ hoặc nước ép trái cây tươi, như nước ép táo, chuối, dưa hấu… bạn sẽ thấy cơn đau dịu hẳn lại từ đó hạn chế ăn cay đau dạ dày
- Ăn cay uống sữa: Sau khi ăn thực phẩm cay nóng, niêm mạc miệng và dạ dày thường có cảm giác bỏng rát. Khi này, vài ngụm sữa có thể cải thiện tình trạng này. Uống sữa khi ăn cay giúp bao bọc niêm mạc dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày do ăn cay.
- Uống mật ong: Vị ngọt của mật ong có thể nhanh chóng loại bỏ được vị cay trong thức ăn mà bạn đã ăn phải. Hãy dùng một ít mật ong pha với nước sôi ấm rồi uống từ từ từng ngụm một. Vị ngọt của mật ong sẽ làm giảm nồng độ cay và đồng thời còn giúp ích cho chức năng tiêu hóa của dạ dày từ đó hạn chế ảnh hưởng của ăn cay đau dạ dày.
3. Ngoài ăn cay người đau dạ dày không nên ăn gì nữa
Để hạn chế tối đa tình trạng đau dạ dày, ngoài việc ăn cay đau dạ dày cần có chế độ ăn uống chọn lọc và tránh sử dụng những nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm có tính axit: Những thực phẩm giàu acid bao gồm cà chua và trái cây họ cam quýt: chanh, quất, cam, bưởi, xoài chua… Các loại quả này có thể khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược.
- Thực phẩm giàu chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo như: kem, bơ, phô mai, thịt đỏ… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày. Ngoài ra, ăn quá nhiều chất béo cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày tăng vận động gây tiêu chảy..
- Món chiên: Ngoài việc ăn cay đau dạ dày thì các món chiên nhiều dầu mỡ như khoai chiên, thịt rán ngập dầu,… cũng ảnh hưởng đến đau dạ dày bởi nó thường khá khó tiêu so với các món ăn khác. Dạ dày đang bị viêm loét vốn dĩ hoạt động kém hiệu quả, nếu ăn đồ ăn khó tiêu, quá trình tiêu hóa sẽ còn chậm hơn. Việc dạ dày tiêu hóa quá chậm sẽ khiến bạn bị đầy bụng, đau bụng, làm bệnh đau dạ dày trầm trọng hơn.
- Rau củ quả quá nhiều chất xơ: Rau củ quả nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe và được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, một số loại rau củ già có quá nhiều chất xơ thường rất khó tiêu hóa. Điều này khiến dạ dày bị ì ạch, quá tải, dễ dẫn tới đau dạ dày và trào ngược.
- Rượu, bia, cà phê: Rượu, bia có cồn là những chất không thực sự tốt cho lớp niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan. Trong cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, làm viêm loét dạ dày.
Tìm hiểu thêm:
- Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không?
- [TOP 14] Món Cháo Tốt Cho Người Đau Dạ Dày
- Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
“Việc kiêm khem về chế độ ăn uống hàng ngày trong điều trị bệnh dạ dày khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bất tiện, vậy có giải pháp nào giúp điều trị bệnh dạ dày nhanh, tiện lợi, không gây tác dụng phụ và hiệu quả tốt hơn không?”
CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính
Bạn có biết: Lần đầu tiên Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam đã sáng chế thành công Nano Curcumin dựa trên công nghệ Micell tiên tiến nhất thế giới kết hợp với của nghệ vàng, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Nano Curcumin Viện Hàn Lâm có chất lượng tương đương với Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn của Ấn Độ và Trung Quốc.
Tiếp nhận thành công đó, công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp với Viện hàn lâm Việt Nam cho ra dòng sản phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau dạ dày. Sản phẩm đã được hơn 10.000 nhà thuốc phân phối, hơn 20.000 dược sĩ tin tưởng, và được hàng triệu chuyên gia và bệnh nhân tin dùng trong suốt 8 năm qua.
Nano Curcumin với công nghệ Micell cho tác dụng tối ưu so với Curcumin thông thường:
- Tăng độ tan từ 7.500 -10.000 lần
- Hấp thu hơn 40 lần so với Curcumin thường
- Làm lành nhanh vết loét, hết đau dạ dày, triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng
- Giúp hơn 1,5 triệu người đã Ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, không còn tái phát với bệnh dạ dày”
Ngoài ra, trong CumarGold New còn chứa chiết xuất Gừng chuẩn hóa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, cải thiện tiêu hóa. Hiệp đồng tác dụng ức chế khuẩn Hp, chống viêm, làm lành; kích thích sản xuất chất nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
CumarGold New – Giúp bệnh nhân đau dạ dày cải thiện qua từng ngày
- Sau 1-2 tuần: Giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như đau rát thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon, mất ngủ…
- Sau 4-8 tuần:Các triệu chứng xuất hiện rất ít, niêm mạc dạ dày được phục hồi, vi khuẩn Hp được ức chế, bệnh nhân ăn ngon, tiêu hóa ổn định.
- Sau 9-12 tuần:Các triệu chứng không còn, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, thoải mái, dễ chịu. Nguy cơ biến chứng được đẩy lùi, ngăn ngừa khả năng tái lại.