Skip to main content

5 dấu hiệu tố cáo bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    289

Viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ đơn giản là gây ra các cơn đau bụng như nhiều người vẫn thường nghĩ mà còn rất nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe và làm gián đoạn hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: 

1. Đau âm ỉ vùng thượng vị

Đau bụng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau tuy không quằn quại nhưng lại kéo dài âm ỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cơn đau bụng viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở vùng thượng vị hoặc trên rốn, đây cũng là một đặc điểm phân biệt bệnh dạ dày với triệu chứng đau bụng của các chứng bệnh khác.

Xem thêm: Cảnh báo hiện tượng đau dạ dày âm ỉ kéo dài

2. Đau bụng thành từng cơn

Một đặc điểm khác của cơn đau bụng viêm loét dạ dày tá tràng là các cơn đau xuất hiện có tính chu kì. Người bệnh có thể bị đau khi đói hoặc một vài giờ sau khi ăn. Vi khuẩn Hp chính là tác nhân kích thích dạ dày tiết nhiều axit, vì vậy khi bụng rỗng, dạ dày phải co bóp trong tình trạng không có thức ăn sẽ khiến có các cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Cơn đau bụng sẽ dịu đi khi ăn những loại thức ăn có khả năng thấm hút dịch dạ dày tốt như bánh mì, bánh quy, cơm. Vài giờ sau, khi thức ăn đã được tiêu hóa gần hết, axit dạ dày lại tiếp tục tiết ra khiến cơn đau quay trở lại.

3. Chướng bụng đầy hơi, khó tiêu

Các vết viêm loét trong dạ dày gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Khi quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ sẽ dẫn đến khó tiêu, gây hiện tượng tích tụ khí thừa và sinh hơi trong dạ dày, gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng rất khó chịu.

Tình trạng đầy hơi còn gây ra chứng ợ hơi, bụng đau tức thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và mệt mỏi.

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng điển hình đầu tiên của bệnh.

4. Buồn nôn và nôn

Tình trạng dư thừa axit dạ dày khiến cho thức ăn dễ bị đẩy ngược lên họng và gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, các vết loét trong dạ dày cũng gây rối loạn nhu động ruột và khiến người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ bị nôn sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho người bệnh bị thêm chứng trào ngược thực quản.

5. Rối loạn tiêu hóa

Ngoài các cơn đau thường xuyên hành hạ, người bị viêm loét dạ dày tá tràng còn phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa do dạ dày và tá tràng hoạt động kém. Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài ra phân sống… không theo bất cứ quy luật nào khiến người bệnh mệt mỏi và mất sức.

6. Chán ăn và sụt cân

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, sợ ăn lâu dần dẫn tới chán ăn. Tình trạng chán ăn kéo dài cùng với dạ dày hoạt động kém sẽ khiến cân nặng sụt giảm, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, người luôn xanh xao và thiếu sức sống. Khi tham gia các hoạt động thể chất thì dễ đuối sức, thiếu tập trung và hệ miễn dịch kém, vì vậy cũng dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

 
Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x