Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
155
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng chảy máu hành tá tràng, hẹp môn vị, thủng tá tràng… Cụ thể sẽ được nêu trong bài viết dưới đây
Xem thêm:
1. Điểm mặt kẻ gây viêm loét hành tá tràng
Nguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì viêm loét hành tá tràng còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như:
- Do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid
- Do uống nhiều rượu bia
- Do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét hành tá tràng
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không thì cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết loét hành tá tràng điển hình:
Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí đau thường gặp nhất ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội (nếu bị thủng dạ dày – tá tràng thì đau như dao đâm). Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm và lâu hơn nữa, có khi hàng chục năm. Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nóng sang lạnh, ngược lại hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc).
Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài. Đặt trưng đau của viêm hoặc loét dạ dày tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn khi đã loét thì no, đói đều đau. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.
Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trung tiện nhiều lần, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê.
Ăn không tiêu, bụng ậm ạch: Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo, làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch rất khó chịu (nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy dễ chịu). Vì vậy, người bị viêm loét hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, phân có thể có màu đen (do xuất huyết).
Lưu ý: Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể nhầm với bệnh viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật hoặc bệnh tim, phổi (đau vùng mũi ức) hoặc thoái hóa cột sống lưng (đau xuyên ra lưng). Trong một số trường hợp do viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng giun móc để giúp cho chẩn đoán phân biệt tốt hơn cũng như điều trị có hiệu quả hơn.
3. Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Tất cả trường hợp viêm loét hành tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Cụ thể
3.1 Nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng có thể tạo ra lỗ thủng ruột non gây nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc
3.2 Hẹp môn vị
Viêm loét tá tràng ít đau hơn viêm loét dạ dày nhưng viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), và dễ chảy máu.
Biểu hiện khi bị hẹp môn vị là đầy hơi, đau bụng sau bữa ăn, chướng bụng. Đặc biệt là nôn ra thức ăn ngày hôm trước do thức ăn bị giữ lại ở dạ dày không qua được lỗ môn vị.
3.3 Chảy máu hành tá tràng
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Bệnh có thể dẫn tới chảy máu có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Nếu chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết” thì tình trạng đã rất nặng. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu.
3.4 Thủng tá tràng
Đặc biệt là một loại biến chứng cũng rất thường gặp và rất nguy hiểm là thủng dạ dày – tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu.
Nếu bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong. Vì vậy người bệnh cần chú ý đến tình trạng bệnh của mình để có hướng đi phù hợp!
3.5 Ung thư tá tràng
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không? Đây là biến chứng nặng nề nguy hiểm nhất khi bị loét hành tá tràng. Nếu bệnh tình diễn ra lâu ngày, không chữa trị kịp thời dẫn tới ung thư tá tràng. Đây là một loại ung thư ác tính được hình thành các mô của ruột non.
4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh loét hành tá tràng
Bệnh loét hành tá tràng rõ ràng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị và phòng ngừa ra sao. Cùng xem chi tiết:
Cách điều trị:
- Sử dụng các nhóm thuốc điều trị loét hành tá tràng như: nhóm thuốc kháng axit, nhóm ức chế bơm proton, nhóm trung hoá acid dạ dày….
- Trường hợp do vi khuẩn HP gây ra thì thường sử dụng 2 loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và một loại thuốc giảm lượng aixt
- Kết hợp với chế độ ăn uống như: ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no
- Chế độ sinh hoạt khoa học: đi ngủ sớm, tập thể dục điều đặn, hạn chế stress
Cách phòng ngừa:
- Hạn chế stress
- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, thuốc giảm đau.
- Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục để tăng sức đề kháng và hệ thống miễn dịch giúp làm giảm tình trạng viêm loét tá tràng
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không. Đây là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên bệnh sẽ tiến triển rất nguy hiểm và để lại biến chứng nặng nề nếu coi thường và để kéo dài quá lâu.