Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng. Nên và không nên ăn gì?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
278
Nội dung bài viết
ToggleChế độ ăn cho người loét hành tá tràng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Vậy viêm loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Xem thêm: 3 cách điều trị loét hành tá tràng hiệu quả
1. Tổng quan về bệnh viêm hành tá tràng
1.1. Viêm hành tá tràng là gì?
Viêm loét hành tá tràng xảy ra do xuất hiện tình trạng viêm, loét ở tá tràng, phần đầu ruột non. Đây là đoạn nằm đầu của tá tràng, là nơi tiếp xúc đầu tiên khi vị trấp chuyển xuống từ dạ dày, chính vì vậy mà nó thường xuyên phải chịu tác động nhiều của axit dạ dày.
Thêm nữa những enzym tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy được đổ vào ruột non ngay tại hành tá tràng. Do đó dễ gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng.
1.2. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm hành tá tràng
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori. Ngoài ra còn do người bệnh sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chế độ ăn uống thất thường, bị bệnh tiêu hóa mà không chữa trị kịp thời. Vì vậy một chế độ ăn cho người loét hành tá tràng hợp lý sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh
1.3. Các dấu hiệu nhận biết
Bệnh thường gây ra các cơn đau dai dẳng, bỏng rát ở vùng thượng vị, các cơn đau giảm nhẹ sau khi ăn, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, ăn không ngon, cảm giác khó tiêu, mất ngủ, đầy hơi, ban đêm ngủ chập chờn, giảm cân.
Nếu bệnh không được điều trị, các triệu chứng sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn, gây ra cho người bệnh khá nhiều đau đớn và khó chịu.
2. Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt là người bị loét hành tá tràng. Những bệnh nhân khi mắc bệnh, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì cần kết hợp với việc ăn uống cân đối, hợp lý thì bệnh mới nhanh chóng chấm dứt.
- Thực phẩm có tính hút axit: Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên dùng những loại thực phẩm có tính hút axit như gạo nếp, bột sắn, khoai ninh nhừ, bánh mỳ, bánh quy sẽ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt, tránh lượng axit tiết ra nhiều sẽ gây tổn thương, viêm loét dạ dày.
- Nhóm thực phẩm giúp trung hòa lượng axit dư khá tốt như trứng, sữa nên sử dụng từ 2 đến 3 lần trong một tuần. Nên bổ sung vào thực đơn một hộp sữa chua mỗi ngày bởi sữa chua bổ sung các loại lợi khuẩn có tác dụng làm ức chế vi khuẩn có hại, làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh dạ dày.
Chi tiết chế độ ăn nên ăn gì và không nên ăn gì các bạn có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây:
2.1. Viêm loét hành tá tràng nên ăn gì?
Chế độ ăn cho người loét hành tá tràng nên ăn gì?
- Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh gây ra ứ đọng, tắc nghẽn tại dạ dày. Các món súp, cháo dinh dưỡng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng.
- Nên ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt hơn như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan,…
- Bổ sung nhiều rau củ quả tươi vì những thực phẩm này cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể hoặc có thể ăn bột nghệ và mật ong – những nguyên liệu có công dụng khá tốt trong việc làm lành các vết thương, vết loét ở dạ dày, giảm các cơn đau nhức cho người bệnh.
- Ăn thực phẩm giàu chất flavonoid cũng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày, bao gồm cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào,…
- Người bị bệnh viêm loét hành tá tràng nên uống nước lọc và không nên sử dụng nước có gas.
2.2. Viêm loét hành tá tràng nên kiêng gì?
Người bị loét hành tá tràng nên kiêng những thực phẩm sau:
- Tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu bởi chúng dễ gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn trong dạ dày. Đây sẽ là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển.
- Không ăn các thực phẩm có tính axit cao như dưa muối, cải muối, măng chua hay các loại trái cây có vị chua vì sẽ kích thích lượng axit tiết ra trong dạ dày nhiều hơn, gây kích ứng và dẫn đến viêm, loét.
- Không ăn các thức ăn nhiều chất béo, chiên rán dầu mỡ, tránh các gia vị cay, chua, mặn vì có thể dẫn đến nóng rát bụng, đầy hơi.
- Kiêng uống các đồ uống kích thích vì chúng sẽ làm kích thích niêm mạc, gây buồn nôn và nôn.
- Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt thể thao thật khoa học để tăng cường sức khỏe, tránh thức đêm và áp lực kéo dài, từ đó hạn chế mắc các bệnh tiêu hóa.
Như vậy, một chế độ ăn cho người loét hành tá tràng hợp lý, khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhanh hơn đồng thời góp phần vào việc phòng ngừa bệnh hành tá tràng. Chúc các bạn mau sớm khỏi bệnh!