Bệnh nhân viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
142
Nội dung bài viết
ToggleViêm xung huyết dạ dày là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, những mạch máu xung quanh bị giãn nở dẫn tới xuất huyết dạ dày. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, người bệnh sẽ bị xung huyết dạ dày, có thể dẫn tới ung thư dạ dày, có thể gây tử vong.
Xem thêm:
Vậy người bị viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì?
Người bị bệnh đau tới dạ dày, trong đó có viêm xung huyết dạ dày muốn điều trị dứt điểm hoàn toàn thì bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Hơn nữa, biến chứng của căn bệnh này vô cùng đáng ngờ có thể đe dọa đến tính mạng khi mất máu quá nhiều.
1. Chuối
Trong thành phần của chuối có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, protein, natri, kali, vitamin A, C, vitamin B6, magie, canxi… Không nên ăn chuối xanh khi bụng đói có thể gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, nhất là với người đang bị bệnh viêm xung huyết dạ dày thì rất dễ gây chảy máu dạ dày, nôn ra máu. Vì thế, người bệnh cần phải ăn chuối chín vừa và chỉ nên ăn khi bụng no. Chuối sẽ có tác dụng trong việc bảo vệ dạ dày tránh chứng xung huyết dạ dày.
Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối?
2.Đu đủ
Là một thực phẩm rất hiệu quả trong việc xoa dịu dạ dày để bớt cảm giác đau bụng, khó tiêu, nôn ra máu. Trong quá trình điều trị viêm xung huyết dạ dày bạn nên ăn sau bữa ăn. Nhưng cũng cần lưu ý, không nên ăn đu đủ chưa chín hẳn, đu đủ xanh sẽ gây ra đau bụng, nặng hơn gây xung huyết.
3.Thì là
Rau thì là được biết đến là một trong những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú để tăng tiết ra sữa và giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, trong thì là còn có nhiều khoáng chất cần thiết, vitamin B3, C, canxi, magie, sắt, mangan, chất xơ… có lợi cho hệ miễn dịch, kháng khuẩn. Bởi vậy thì là hỗ trợ điều trị chứng viêm xung huyết dạ dày, loại bỏ những độc tố, vi khuẩn gây ra bệnh rất tốt.
4.Bắp cải
Trong thành phần của bắp cải có nhiều hàm lượng vitamin U, vitamin K1 khi được cơ thể hấp thụ sẽ giúp chống hiện tượng Xung huyết dạ dày, bảo vệ niêm mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới dạ dày. Hãy chú ý rằng, chỉ ăn bắp cải chín thôi nhé!
5.Khoai tây, khoai lang
Đây là 2 loại củ quả phổ biến tại Việt Nam chứa hàm lượng tinh bột dồi dào. Khi cơ thê hấp thụ, tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành glucose bảo vệ dạ dày tránh khỏi những tác nhân gây hại, giảm triệu chứng viêm xung huyết dạ dày.
6.Rau chân vịt
Loại rau này còn có tên gọi khác là rau bó xôi chứa hàm lượng sclellulose cao, có tác dụng trong việc thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa, tránh xung huyết.
7.Táo
Như bạn biết, táo được coi là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong táo có nhiều chất xơ và protein, vitamin giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, táo còn được coi là một liệu pháp trị viêm xung huyết dạ dày rất tốt. Bạn nên dùng táo rửa sạch ngâm qua nước muối và ăn không cần ép thành nước, có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp dạ dày mau lành vết tổn thương.
Khi bị đau bụng, cơn đau dù là âm ỉ hay dữ dôi, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm xung huyết dạ dày. Luôn chú trọng đến sức khỏe bản thân bạn nhé.