Nguyên tắc điều trị chuẩn và 5 nhóm thuốc dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị
-
Ngày đăng:
26/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
206
Nội dung bài viết
ToggleViêm xung huyết hang vị được chỉ định uống thuốc Amoxicillin, Famotidin, Trymo… và rất nhiều thuốc khác. Tuy vậy, người bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì để khỏi bệnh nhanh và an toàn nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
Xem thêm:
- 20+ kinh nghiệm chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả nhất
- Top 15 địa chỉ khám dạ dày tốt & uy tín nhất trên cả nước
- Nguyên nhân & triệu chứng viêm xung huyết hang vị dương tính
1. Tổng quan về bệnh viêm xung huyết hang vị
1.1. Nguyên nhân, triệu chứng điều trị viêm xung huyết hang vị
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng vùng nối giữa bờ cong nhỏ và môn vị dạ dày xuất hiện các ổ viêm xung huyết. Lúc này các mạch máu giãn nở, phình lên, gây đỏ và kích ứng niêm mạc gây đau, nhiễm trùng thậm chí xuất huyết.
Triệu chứng viêm xung huyết hang vị thường không điển hình. Số lượng, tần suất và mức độ các triệu chứng khác nhau ở mỗi bệnh nhân và phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Các triệu chứng điển hình bao gồm: Ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị lúc đói, thiếu máu nhẹ, nôn dính máu hoặc đi ngoài phân đen.
Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị cũng rất đa dạng. Bệnh nhân cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh để phối hợp điều trị hiệu quả cùng bác sĩ, dược sĩ.
Xem thêm: Top 8 nguyên nhân gây viêm hang vị phổ biến nhất bạn nên biết
1.2. Nguyên tắc dùng thuốc điều trị viêm hang vị xung huyết
Để giải đáp cho câu hỏi hỏi viêm xung huyết hang vị dạ dày uống thuốc gì, bệnh nhân cần nắm rõ các nguyên tắc điều trị bệnh được tham khảo từ chuyên trang thông tin Y khoa Quốc tế WebMD sau:
- Dùng thuốc điều trị giảm acid dịch vị: Bao gồm các thuốc như thuốc chẹn bơm proton, thuốc giảm tiết acid, thuốc trung hoà acid dạ dày,…
- Dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP: Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ dựa theo phác đồ của Bộ Y Tế. Có thể dùng kèm các thuốc giảm acid trong trường hợp dương tính HP.
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc: Các thuốc này tạo một “màng bao” giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị.
- Dùng thuốc bổ sung chất tạo máu: Dạ dày tiết hormon kích thích tạo máu, do đó các tổn thương dạ dày ảnh hưởng đến khả năng tạo máu. Nếu viêm xung huyết hang vị dạ dày gây thiếu máu ác tính cần bổ sung thêm Sắt, Vitamin B12…
- Tránh các thực phẩm gây kích ứng: Bao gồm các đồ cay nóng, đồ chua, đồ uống có cồn, cafein, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…
3. Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì?
Căn cứ theo các nguyên tắc điều trị, thông tin được trích dẫn từ chuyên trang Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Mayo Clinic , bệnh nhân viêm xung huyết hang vị thường được chỉ định các nhóm thuốc sau:
3.1. Thuốc kháng sinh điều trị viêm xung huyết hang vị nhiễm Hp
Để dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn Hp cho bệnh nhân viêm xung huyết hang vị, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh để mang lại tác dụng hiệp đồng. Các kháng sinh thường dùng là Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole Thời gian dùng: 7-14 ngày. Lưu ý:
- Bệnh nhân viêm xung huyết hang vị cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng giờ và kết hợp ăn uống sinh hoạt khoa học.
- Trong các trường hợp không đáp ứng điều trị cần sử dụng thêm Levofloxacin, Ranitidin, Tetracyclin tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thêm thuốc giảm tiết acid, thuốc bao niêm mạc (Bismuth) để tăng kết quả điều trị viêm hang vị.
- Không phối hợp thuốc PPI (chẹn tiết acid), Tinidazole và Clarithromycin
3.2. Thuốc kháng tiết dịch vị dạ dày PPI (Medications that block acid production and promote healing)
Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? Thuốc ức chế tiết acid (PPI) thường được dùng để ngăn chặn lượng acid dịch vị quá lớn làm tổn thương niêm mạc hang vị. Ngoài ra còn có các lưu ý được trích dẫn từ tài liệu của Trung tâm Cảnh giác Dược – DI&ADR Quốc gia.
Cơ chế: Thuốc ức chế bơm sản xuất acid dịch vị (bơm proton) thông qua ức chế hoạt động các tế bào sản sinh acid. Bảo vệ niêm mạc hang vị khỏi sự tấn công của acid dịch vị. Các thuốc tiêu biểu: Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole và Dexlansoprazole. Thời gian dùng: 7-14 ngày cho 1 đợt điều trị.
Lưu ý:
- Thận trọng với bệnh nhân trên 65 tuổi
- Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử với các thuốc NSAID (paracetamol, ibuprofen, diclofenac, meloxicam…)
- Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tim, gan, thận mạn tính
- Lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân hút thuốc và nghiện rượu
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc corticoid
- Sử dụng thuốc chống tiết acid dịch vị dạ dày điều trị viêm xung huyết hang vị lâu ngày, đặc biệt ở liều cao có thể tăng nguy cơ gây loãng xương. Có thể bổ sung calci theo chỉ định của bác sĩ
3.3. Viêm xung huyết hang vị uống thuốc trung hoà acid dịch vị (Antacids)
Cơ chế: Giảm lượng acid trong dạ dày thông qua phản ứng trung hoà acid – base. Thuốc không có tác dụng giảm tiết acid dạ dày từ bộ máy sản xuất acid. Thời gian dùng: dùng khi xuất hiện các triệu chứng đau rát, dùng trước bữa ăn để chữa triệu chứng đau. Các thuốc tiêu biểu: Nhôm hydroxyd, Magie Hydroxyd, Calci Carbonate… Lưu ý:
- Chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định với bệnh nhân bị hỗi chứng ruột tắc nghẽn.
- Không dùng với bệnh nhân có dấu hiệu mất nước.
- Thận trọng với người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai.
- Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hoá khi điều trị viêm hang vị.
- Bệnh nhân cần tuân thủ hoàn toàn chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
3.4. Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày (Medications to reduce acid production)
Viêm xung huyết hang vị uống thuốc ức chế thụ thể Histamin H2 có thể giảm tiết acid, giảm kích ứng niêm mạc, giảm ợ hơi, ợ chua. Các thuốc trong nhóm được phân tích dưới đây:
Cơ chế: Giảm tiết acid dịch vị thông qua việc ức chế thụ thể Histamin H2 (thụ thể kích thích tăng tiết acid dịch vị làm tổn thương niêm mạch hang vị) Thời gian dùng: dùng hàng ngày theo các đợt điều trị từ 7-14 ngày. Các thuốc tiêu biểu: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine, Nizatidine Lưu ý:
- Không dùng kéo dài Cimetidine do có thể gặp các rối loạn thần kinh ở bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị
- Các thuốc có thể gây tăng nhẹ men gan, chứng vú to ở nam giới hoặc liệt dương (hiếm gặp)
- Trước khi dùng Cimetidine cần loại trừ khả năng mắc ung thư do thuốc có thể che lấp triệu chứng ung thư dạ dày gây khó khăn trong việc chẩn đoán
- Bệnh nhân cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc dược sĩ trong quá trình chữa viêm hang vị dạ dày.
- Thông báo với cán bộ y tế khi gặp các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc
3.5. Viêm xung huyết hang vị uống thuốc bao phủ vết loét (Bismuth)
Cơ chế: thuốc có tác dụng bảo vệ phần niêm mạc hang vị bị tổn thương do có khả năng tạo tủa bao phủ chọn lọc với vết loét dạ dày. Với phần niêm mạc khoẻ mạnh thuốc không có tác dụng này. Thời gian sử dụng: dùng trong 4-8 tuần phối hợp với các thuốc giảm tiết acid và kháng sinh điều trị Hp. Dùng trước bữa ăn 15 phút Thuốc tiêu biểu: Bismuth subcitrat Lưu ý:
- Thuốc tạo tủa với H2S của vi khuẩn tạo thành màu đen ở phân, da. Đây là hiện tượng bình thường khi chữa viêm xung huyết hang vị, không nguy hiểm, ngừng thuốc sẽ hết.
- Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận nặng.
- Thận trọng khi dùng với bệnh nhân mẫn cảm các thành phần của thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá trên do tủa đen làm khó chẩn đoán dấu hiệu xuất huyết.
Xem thêm: Top 10 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị tốt nhất
4. Hỗ trợ điều trị xung huyết viêm hang vị dạ dày bằng đông y
Để bổ trợ cho sức khỏe, ngoài thuốc tây, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo bài thuốc mình sử dụng không xung khắc với thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng.
4.1. Viêm xung huyết hang vị uống Trần Bì
Tác dụng: Trần bì là vỏ quýt phơi khô vàng. Tinh dầu trần bì có khả năng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, làm giãn nở cơ trơn của ruột và dạ dày, có thể bài trừ khí trệ, điều trị chứng khó tiêu.
4.2. Viêm xung huyết hang vị uống Vỏ bưởi
Tác dụng: Vỏ bưởi có tính ôn, vị hơi đắng, là vị thuốc phổ biến trong việc điều trị các chứng ăn không tiêu, chướng bụng, kích thích tiêu hóa…
4.4. Bài thuốc cho người bị viêm xung huyết hang vị từ nghệ tươi
Tác dụng:Chất curcumin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, từ đó mà kích thích phục hồi các vết viêm loét nhanh chóng và làm tăng độ dày của lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bởi vi khuẩn HP không thể tồn tại lâu trong môi trường có curcumin.
Nguyên liệu: 1/2 kg nghệ tươi, 0,5 đến 1 lít mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện
- Đem nghệ đi rửa sạch, cạo vỏ rồi thái thành nhiều lát mỏng.
- Cho tất cả vào trong lọ thủy tinh rồi từ từ đổ phần mật ong đã chuẩn bị vào để ngâm nghệ, ngâm ít nhất là một tuần lễ.
- Có thể uống khoảng 2 thìa nghệ mật ong mỗi lần, uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày là có thể giảm viêm đau hiệu quả.
*Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Nano curcumin có độ tan trong nước cao hơn 7500 lần so với curcumin có trong nghệ thông thường giúp người bệnh cải thiện tình sức khỏe và rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
Xem thêm:
- Top 7 cách sử dụng tinh bột nghệ và mật ong đúng cách
- Tổng hợp 11 bài thuốc Đông y chữa viêm hang vị hiệu quả nhất
Hy vọng sau bài viết bạn đã có câu trả lời ưng ý cho câu hỏi viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì. Các thông tin trong bài viết không có chức năng thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn cần tuân thủ hoàn toàn phác đồ điều trị của cán bộ y tế để thu được kết quả điều trị lớn nhất. Chúc các bạn khoẻ và sớm chiến thắng bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày!