Đau dạ dày nên làm gì là điều được mọi người vô cùng quan tâm khi cơn đau ập đến bởi ít ai có thể chịu được cơn đau dữ dội lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy
Đau dạ dày nên làm gì đầu tiên?
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn biết đau dạ dày nên làm gì. Thông thường, bệnh này thường xảy đến vì những lý do sau:
Do nhiễm khuẩn xoắn Gram âm Helicobacter pylori, hay còn gọi là vi khuẩn Hp. Chúng ăn sâu vào niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất độc khiến dạ dày bị tổn thương. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau dạ dày cấp tính.
Lý do chủ yếu đến từ 1 chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới dạ dày của bạn. Nếu ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, đồ không hợp vệ sinh, thức ăn thô cứng khó tiêu hay sử dụng một số đồ uống có chất kích thích thì cơn đau dạ dày có thể ập đến với bạn bất cứ lúc nào.
Tác dụng phụ từ một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm thuộc nhóm corticoid, NSAIDS…
Áp lực, stress do công việc, cuộc sống cũng gây ra bệnh.
Một vài trường hợp khác bị đau dạ dày cấp do uống phải các chất độc như muối kim loại nặng, dung dịch acid, thủy ngân…
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc một số bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn như sởi, cúm, sốt virut hoặc mắc các bệnh khiến lượng ure máu tăng cao như tiểu đường thì cũng dễ bị đau dạ dày cấp.
Đau dạ dày nên làm gì để giảm bệnh, giảm đau nhanh chóng?
Khi xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp chưa thể tới bệnh viện ngay, có thể áp dụng một số cách sau để giảm cơn đau dạ dày cấp tính.
Tuy nhiên, nếu chưa thể tới bệnh viện thì khi đau dạ dày cấp nên làm gì để giảm bệnh giảm đau nhanh?
Thực tế theo các bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ giảm các cơn đau dạ dày. Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá mặn hoặc quá ngọt, kiêng ăn thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, các loại hoa quả có vị chua…
Việc điều chỉnh chế độ ăn làm giảm áp lực của dạ dày, khiến nó làm việc nhẹ nhàng hơn. Từ đó, các triệu chứng đau, nóng, ợ hơi cũng giảm dần.
Bên cạnh chế độ ăn uống, người đau dạ dày cấp nên làm gì nếu cơn đau quá dữ dội? Dưới đây là một số cách giảm đau bạn có thể tham khảo:
Dùng gừng: Bạn có thể nhai một vài lát gừng tươi và uống thêm chút nước ấm để giảm đau. Hoặc ngậm một chút kẹo gừng cũng có tác dụng tương tự.
Uống nước muối: Nước muối ấm có tác dụng giảm vi khuẩn, chống viêm. Do đó, nó sẽ giúp tiêu diệt cơn đau, tráng rửa dạ dày, làm dịu vết viêm nhiễm.
Dùng nước có ga: Cách này chỉ nên sử dụng một tới hai lần trong ngày. Nếu lạm dụng sẽ gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Chỉ cần dùng 1/3 lon coca là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Chườm nóng: Dùng túi sưởi chườm nóng cho vùng thượng vị cũng có tác dụng tốt để giảm đau. Cách này vừa hiệu quả mà lại vô cùng tiết kiệm.
Sau khi cơn đau dạ dày dữ dội của bạn đã qua đi, bạn vẫn cần làm những việc sau:
Sắp xếp thời gian, công việc càng sớm càng tốt để tới trung tâm chăm sóc y tế khám và tìm nguyên nhân đau dạ dày. Đây chính là cơ sở của việc điều trị thành công và tránh tái phát, ngăn ngừa các nguy cơ có thể mắc phải về lâu dài.
Loại trừ các nguyên nhân mà bạn cho là đã gây ra cơn đau lần trước.
Nếu đã đi khám, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu bị nhiễm HP thì điều trị đến khi âm tính mới dừng. Dự trữ thuốc giảm đau hoặc bao niêm mạc mà bác sĩ đã kê riêng cho chính bạn, ít nhất đủ 1 liều để phòng cơn đau bất ngờ quay trở lại.