Skip to main content

Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    321

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp không chỉ ở người già, người lớn mà còn ở trẻ em. Để hiểu thêm về căn bệnh này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về viêm loét dạ dày tá tràng trong bài viết dưới đây.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsin kích thích và lớp hoại tử niêm mạc dạ dày đươc xác định với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm.

Tùy theo vị trí viêm hay loét khác nhau mà bệnh sẽ có các tên gọi khác nhau. Trong đó, viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày ở nhiều người hiện nay.

Đặc điểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở vị trí khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày). Trên thực tế, có đến khoảng 4% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là do các khối u ác tính. Do vậy, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, làm các xét nghiệm để sớm phát hiện ra ung thư và loại bỏ các nguy cơ nguy hiểm khác.

Với 96% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng là lành tính, những biểu hiện của vết loét là: vết ăn mòn, lõm hoặc hố như miệng núi lửa hoặc là các vết lồi giống như polyp đại tràng. Các vết viêm loét thông thường lõm ở trong dạ dày còn lồi ở khu vực tá tràng (các vết lồi này thường nổi lên trên các mô xung quanh và có hình dạng khác nhau)

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

– Do vi khuẩn HP: Tỷ lệ gây bệnh do nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng 70 – 90%. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua đường nước bọt: như qua bàn chải đánh răng, do dùng chung đồ đựng thực phẩm, chấm chung bát nước chấm, hoặc ăn uống những loại thực phẩm không sạch sẽ…

– Do chế độ ăn uống: Thường xuyên để cơ thể bị no đói thất thường sẽ làm cho axit hydrochloric và các chất xúc tác dạ dày tiết ra để trung hòa thức ăn không ổn định, khiến cho thời gian thức ăn lưu lại dạ dày lâu, làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày. Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi sẽ khiến thức ăn được nhai không kỹ, nuốt vội làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

– Uống nhiều bia rượu: bia rượu tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.

– Do lạm dụng thuốc tây: dùng những loại thuốc gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thuộc nhóm NSAID như: nhóm axit acetylsalicylic (như Aspirin), thuốc chống viêm, thuốc chữa khớp, thuốc hormone như sterol.

– Do tâm lý căng thẳng kéo dài: ảnh hưởng đến thần kinh gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột, đồng thời làm tăng axit hydrochloric và pepsin khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp phải những triệu chứng cơ bản sau:

– Đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau vào lúc đói hoặc vào ban đêm

– Ợ hơi, ợ chua và nóng rát

– Nôn và buồn nôn

– Chán ăn

– Đi đại tiện thấy phân đen như bã café và có mùi khó chịu.

Theo một số nghiên cứu, có đến 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng không hề có những triệu chứng đặc biệt như trên mà thường phát hiện ra bệnh khi gặp phải một số biến chứng như: xuất huyết đường tiêu hóa, hay thủng dạ dày, hẹp môn vị…

Do vậy, các bạn cần chú ý quan tâm đến sức khỏe, đi kiểm tra, thăm khám thường xuyên nhằm phát hiện ra bênh viêm loét dạ dày tá tràng sớm để tránh bệnh biến chứng thành ung thư nguy hiểm đến tính mạng.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x