5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
16/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
200
Nội dung bài viết
ToggleXác định đúng mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bạn định hình hướng điều trị chính xác và thoát khỏi tình trạng bệnh phiền toái này một cách nhanh chóng nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về mục tiêu của việc điều trị trong bài viết dưới đây nhé của CumarGold nhé.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
- Top 5 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
- Top 8 điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng TRIỆU CHỨNG
1. Tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Để có thể xác định đúng mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn cần tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi niêm mạc khu vực dạ dày bị tổn thương, có xuất hiện các vết viêm trợt, các vết loét và có thể bị xung huyết. Những thương tổn này tạo ra các cơn đau dạ dày, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi không chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Viêm loét tại dạ dày và tá tràng nhìn chung khá giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào vị trí xuất hiện vết viêm loét, bệnh sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm loét hang vị, viêm loét tiền môn vị, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau tại vị trí bị viêm loét cũng như các phần xung quanh. Cơn đau gây ra viêm loét dạ dày tá tràng cũng không quá đặc trưng, chúng có thể âm ỉ, cũng có thể trở nên dữ dội hoặc dồn dập bất ngờ, đau tập trung ở khu vực thượng vị (phía trên rốn).
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, cơ thể dễ bị suy nhược vì chán ăn, đi ngoài ra phân đen và mịn tương tự như cà phê, người khó chịu nôn nao.
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như:
- Nhiễm vi khuẩn HP: một loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tấn công, tàn phá khu vực dạ dày gây ra những cơn đau và các mối đe dọa nguy hiểm đối với hoạt động của dạ dày.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích
- Lạm dụng quá nhiều kháng sinh, không theo chỉ định của bác sĩ
- Căng thẳng, stress kéo dài
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Top các phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả nhất
2. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên tắc để điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính là phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong việc thực hiện phác đồ điều trị, và xác định đúng mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Đồng thời, chính bản thân người bệnh cũng phải cố gắng điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình sao cho lành mạnh nhất để có thể hỗ trợ tối đa cho việc điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày – tá tràng.
Những nguyên tắc cơ bản được xem là “bất di bất dịch” trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
Phát hiện và điều trị sớm
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chủ quan không thăm khám sớm dẫn đến tình trạng không phát hiện ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để điều trị kịp thời, không xác định mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Chính vì lý do này, có đến gần 70% trường hợp người mắc bệnh viêm loét dạ dày không thể được điều trị dứt điểm.
Vì vậy, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nhất là ở vùng bụng hoặc có vấn đề ăn uống, khiến bạn nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày tá tràng, thì hãy đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.
Càng phát hiện và áp dụng những phương đáp điều trị thích hợp sớm, khả năng được chữa bệnh dứt điểm tận gốc và nhanh chóng sẽ càng cao hơn rất nhiều.
Tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Để đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả đối với từng cơ địa của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ đôi khi sẽ phải kết hợp rất nhiều loại thuốc và cách xử lý bệnh khác nhau.
Điều bệnh nhân cần làm lúc này là phải tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ điều trị nếu không muốn dẫn đến tình trạng kháng thuốc, tình trạng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Người bệnh không nên thiếu tin tưởng ở bác sĩ mà tự bốc thuốc chữa bệnh, có thể khiến bạn gặp phải nhiều hậu quả đáng tiếc.
Để xác định mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần hỗ trợ quá trình điều trị
Một nguyên nhân chính yếu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và khiến bệnh nặng hơn đó chính là do lối sống, thói quen sinh hoạt và cách ăn uống không lành mạnh của người bệnh. Vì thế, trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân nên hỗ trợ hết mức để cơ thể thêm phần khỏe mạnh.
Các yếu tố hỗ trợ điều trị bao gồm: Tiếp nhận thuốc có hiệu quả bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt thật hợp lý, tránh xa rượu bia thuốc lá, đi ngủ sớm và hạn chế căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
Hãy nhớ rằng, không có loại thuốc nào có khả năng điều trị 100% các loại bệnh nếu chính bản thân bạn không tự bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé.
Xem thêm: Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì?
Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh
Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn HP, stress căng thẳng, vi khuẩn từ các loại thức ăn mất vệ sinh, acid dạ dày,…
Hãy cố gắng diệt trừ chúng bằng cách chú ý đến những thực phẩm mình ăn hằng ngày, vệ sinh tay chân, dọn dẹp nhà cửa luôn sạch sẽ, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác,… để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: 17 cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
3. Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thành công, người bệnh cần nắm rõ những mục tiêu điều trị để hiểu được tại sao các bác sĩ lại yêu cầu mình phải tuân thủ phác đồ điều trị.
Từ đó, bệnh nhân cũng sẽ hiểu hơn về những nguyên tắc cần thực hiện và cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng trên cơ thể mình nhanh chóng.
3.1 Giảm yếu tố gây loét
Viêm loét dạ dày tá tràng tạo nên những cơn đau và làm tổn thương niêm mạc dạ dày chính là vì những vết viêm loét. Các vết viêm loét càng lan nhanh, tình trạng dạ dày bị tổn thương sẽ càng cao và nguy cơ gây nên biến chứng các căn bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… sẽ càng cao hơn.
Vì vậy, để điều trị và ngăn chặn bệnh, mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần làm đầu tiên đó chính là giảm các yếu tố gây viêm loét.
Bạn có thể sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt khuẩn HP, sử dụng thuốc trung hòa acid dạ dày như antacid (muối nhôm, muối magie ở dạng phosphat, carbonat,…) để hạn chế tối đa tác động của acid đối với dạ dày, hoặc các thuốc ức chế giảm tiết acid như omeprazol, esomeprazol, lansoprazol,…
Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ như táo bón, nhược cơ, viêm hô hấp,… Do đó, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và xin tư vấn ngay khi có các biểu hiện bất thường nhé.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần sinh hoạt điều độ để giảm stress, ngăn ngừa dạ dày tăng tiết acid. Việc giảm ăn mặn, ăn chua, ăn cay, chọn đồ ăn dễ tiêu hóa,… cũng giúp giảm kích thích vào dạ dày, khiến dạ dày hạn chế tiết dư acid hơn.
Xem thêm:
- Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng – Tác dụng & cách dùng
- 9 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không dùng thuốc
3.2 Giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh
Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chính là những cơn đau. Những cơn đau dạ dày đôi khi âm ỉ nhưng đôi khi cũng rất dữ dội kéo dài và ngày càng tăng lên khiến người bệnh không khỏi khó chịu.
Khi các cơn đau xuất hiện, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc trung hòa acid để làm giảm đau nhanh: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd, các muối cacbonat,… Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các thuốc tạo màng bọc bảo vệ dạ dày như bismuth nếu cần.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh không nên ăn nhiều. Lúc này, nên ăn các món có khả năng thấm hút bớt dịch vị như cháo, bánh mì, cơm… để làm giảm acid ở dạ dày và giảm đau. Người bệnh cũng có thể uống nước ấm để pha loãng dịch vị và acid trong dạ dày, làm giảm kích thích.
3.3 Tăng cường các yếu tố bảo vệ
Để hỗ trợ dạ dày hoạt động hiệu quả, sau khi đã khắc phục tình trạng bệnh, bệnh nhân cũng cần được sử dụng những loại thuốc có yếu tố tăng cường chức năng bảo vệ giúp bao phủ niêm mạc, kích thích chất nhầy, kích thích sự tái tạo niêm mạc nhanh chóng như Prostaglandin, Bismuth subcitrate,…
3.4 Diệt trừ Helicobacter pylori
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên các căn bệnh dạ dày dai dẳng và kéo dài. Vì vậy, diệt trừ loại vi khuẩn này hoàn toàn nơi dạ dày chính là mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Các nhóm thuốc diệt trừ vi khuẩn HP thường là các loại kháng sinh như amoxicillin, metronidazol và tinidazol, clarithromycin,… Chúng cũng có thể mang lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn như đi ngoài, buồn nôn, dị ứng,…
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày HP dương tính – Bạn đã mắc bệnh?
- Viêm loét dạ dày tá tràng HP – Bạn đã mắc bệnh
- Cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
3.5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng – Làm liền ổ loét
Trên thực tế, các loại thuốc tây nói chung khó có thể trực tiếp hỗ trợ cơ thể làm liền ổ loét. Để các ổ loét lành miệng nhanh hơn, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống cùng các loại thực phẩm chức năng có chức năng hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày như Nano curcumin. Cụ thể:
- Người bệnh nên ăn các món được nấu chín nhừ và dễ tiêu để không gây áp lực lên dạ dày. Các món có khả năng bao bọc dạ dày như cháo, súp, sữa chua, mật ong,… cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt.
- Người bệnh nên tăng ăn các loại protein dễ tiêu, các chất béo tốt omega 3-6-9 để giúp cơ thể làm lành dạ dày nhanh hơn. Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng là một thành phần không thể bỏ qua trong chế độ ăn, giúp cơ thể nhanh chóng làm liền.
- Nên ngủ sớm, không nên thức khuya, tập thể dục nhẹ nhàng như: tập yoga, đi bộ hoặc vận động nhẹ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh từ đó hỗ trợ cho việc làm lành các vết loét.
Trên thực tế, để các ổ loét lành miệng nhanh hơn, ngoài chế độ ăn uống bạn nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chức năng hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày như Nano curcumin. Ngoài ra, nano curcumin cũng kích thích các tế bào dạ dày tự làm lành, sửa chữa và thay mới, phục hồi lại vết thương. Nano curcumin còn góp phần ức chế và tiêu diệt khuẩn HP, làm giảm tiết acid tại dạ dày, làm giảm các yếu tố tấn công gây tổn thương dạ dày.
Xem thêm:
Những mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trên có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình điều trị cũng như mình cần làm gì để thoát khỏi các căn bệnh dạ dày một cách nhanh chóng. Hãy nhớ kết hợp điều trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để chữa bệnh hiệu quả nhé.