Skip to main content

Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng MỚI NHẤT Từ BỘ Y TẾ

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    317

Các bác sĩ cho biết, một phác đồ điều trị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả sẽ nhanh chóng chấm dứt cơn đau, cũng như khiến cho người bệnh có niềm hy vọng thoát khỏi căn bệnh. Phác đồ điều trị viêm dạ dày tốt nhất nên có sự kết hợp giữa bác sỹ và người bệnh. 

1.  Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông thường

1.1. Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Cố gắng giảm nhanh và lâu dài các triệu chứng của bệnh
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tái sinh niêm mạc 
  • Phòng và chống các nguyên nhân gây bệnh

1.2. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Để đạt được mục tiêu điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau

  • Tuyệt đối tuần thủ phác đồ chữa viêm dạ dày và tá tràng, cách dùng các thuốc trong phác đồ theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Ngoài việc tuân theo phác đồ chữa viêm dạ dày và tá tràng dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp các biện pháp không dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị đau dạ dày tá tràng tối ưu nhất.

1.3. Các thuốc trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

1.3.1. Thuốc ức chế bơm acid (PPI – Proton Pump Inhibitor)

Cơ chế hoạt động của PPI
Cơ chế hoạt động của PPI trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng

Trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng, nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tiết acid, giảm nguyên nhân tấn công gây viêm niêm mạc dạ dày tá tràng.

Các thuốc tiêu biểu:

  • Esomeprazole
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Rabeprazole
  • Lansoprazole

Thời gian dùng: Dùng hàng ngày trước bữa ăn 30 phút. Nên dùng 2 lần/ngày thay vì 1 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Trong thời gian đầu do chưa quen thuốc, tác dụng ức chế acid có thể đến chậm.
  • Trong trường hợp bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng nặng, không đáp ứng với thuốc đường uống. Lúc này có thể dùng thuốc ức chế bơm proton ở đường truyền tĩnh mạch.
  • Liều dùng được chỉ định theo thể trạng bệnh nhân và kinh nghiệm điều trị của bác sĩ.

1.3.2. Thuốc trung hoà acid dịch vị (Antacid)

Thuốc antacid
Antacid là thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng

Nhóm thuốc này không có tác dụng làm giảm tiết acid nhưng có khả năng giảm bớt lượng acid hiện có trong dạ dày. Qua đó có tác dụng điều trị triệu chứng viêm dạ dày tá tràng.

Các thuốc tiêu biểu:

  • Nhôm hydroxyde – Al(OH)3
  • Magie hydroxyde – Mg(OH)3
  • Calci carbonate – CaCO3

Thời gian dùng:

  • Dùng 30 phút trước bữa ăn hoặc dùng khi đau.
  • Dùng 3-4 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Dùng đơn độc nhôm hydoroxyd có thể gây táo bón
  • Dùng đơn độc magie hydroxyd có thể gây tiêu chảy
  • Dùng quá nhiều Calci carbonate có thể gây mất cân bằng điện giải

1.3.3. Thuốc giảm tiết acid nhóm ức chế histamin H2

danh sách thuốc ức chế histamin H2
Các thuốc ức chế histamin H2 tiêu biểu trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng

Tác dụng của thuốc khá giống thuốc nhóm PPI. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của nhóm này là ức chế thụ thể histamin H2, giảm kích thích tiết acid dịch vị dạ dày, giảm yếu tố tấn công gây viêm dạ dày tá tràng.

Các thuốc tiêu biểu:

  • Famotidine 20mg
  • Nizatidine 150mg
  • Cimetidine 400mg
  • Ranitidine 150mg 

Thời gian dùng: Dùng 2-3 lần/ngày trước bữa ăn 30 phút và trước khi ngủ tối.

Lưu ý:

  • Cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi dùng thuốc. Một số thuốc gây cản trở quá trình chẩn đoán ung thư.
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, đau đầu… có thể là một số tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc.
  • Các thuốc kháng acid (Antacid) có thể làm giảm hấp thu của Cimetidine. Cần dùng 2 thuốc này cách xa nhau ít nhất 1 giờ.

1.3.4. Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng

hộp thuốc bismuth
Bismuth là thuốc tiêu biểu điều trị viêm dạ dày tá tràng

Theo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa dạ dày, cơ chế của nhóm thuốc này là sẽ tạo một màng bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Giúp niêm mạc dạ dày không bị tấn công bởi acid và giảm viêm.

Các thuốc tiêu biểu:

  • Nhóm thuốc thuộc dẫn chất Prostaglandin (Míoprostol, Enprotil, Rabamipide…)
  • Nhóm thuốc nhóm Sucralfate
  • Nhóm thuốc muối Bismuth
  • Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn Papavarine, ức chế thụ thể 5-HT3, thuốc hỗ trợ vận động dạ dày.

Thời gian dùng: Dùng 3-4 lần/ngày, có thể dùng trước hoặc sau ăn tuỳ theo thuốc và chỉ định của bác sĩ.

2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp

Dùng trong trường hợp bệnh nhân được xét nghiệm chẩn đoán dương tính Hp. Phác đồ sau đây tham khảo từ phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP của Bộ Y Tế.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP
4 phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP phổ biến

2.1. Phác đồ 3 thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng của bộ y tế do Hp 

Hộp thuốc Amoxicillin
Amoxicillin dùng trong phác đồ 3 thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng

Các thuốc sử dụng và liều dùng:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
  • Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
  • Clarithromycin 500mg hoặc Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.

Đối tượng sử dụng:

  • Phác đồ điều trị này dùng cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp và điều trị Hp lần đầu
  • Phù hợp với khu vực Bắc và Trung bộ có tỷ lệ kháng clarithromycon thấp

Thời gian sử dụng: Dùng trong 10-14 ngày.

2.2. Phác đồ 4 thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp

Hộp thuốc Metronidazole
Metronidazole là thuốc không thể thiếu trong phác đồ 4 thuốc điều trj viêm dạ dày tá tràng do Hp

Các phác đồ loại này thường được chia làm 2 loại là phác đồ có Bismuth và phác đồ không có Bismuth.

Các thuốc sử dụng trong phác đồ có Bismuth:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Tetracylin
  • Metronidazole
  • Bismuth

Các thuốc sử dụng trong phác đồ không có Bismuth:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Metronidazole

Đối tượng sử dụng: Phù hợp với bệnh nhân điều trị bằng phác đồ 3 thuốc nhưng không khỏi.

Lưu ý: Phác đồ 4 thuốc có Bismuth thể hiện khả năng điều trị vi khuẩn Hp tốt hơn. Tuy nhiên, phác đồ này thường gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị. Do vậy chỉ dùng phác độ này với trẻ em lớn hơn 8 tuổi.

Thời gian sử dụng: Dùng trong 10-14 ngày.

2.3. Phác đồ nối tiếp điều trị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp

thuốc omeprazole
Omeprazole là PPI tiêu biểu dùng trong cả 2 giai đoạn của phác đồ nối tiếp điều trị viêm dạ dày tá tràng do Hp

Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng này, người bệnh dùng thuốc trong 2 giai đoạn nối tiếp nhau.

Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 1 (5 ngày đầu)

  • Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI)
  • Amoxicillin

Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 2 (5 ngày tiếp theo)

  • Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI)
  • Clarithromycin
  • Tinidazole 

Đối tượng sử dụng: Dùng cho bệnh nhân dị ứng hoặc không đáp ứng điều trị bằng Metronidazole, Tetracyclin. Có thể dùng như phác đồ đầu tay hoặc dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ chữa viêm dạ dày và tá tràng lần đầu khác.

Lưu ý: Do đơn thuốc được chia làm 2 giai đoạn làm bệnh nhân khó nhớ tên thuốc và cách sử dụng. Bác sĩ hoặc dược sĩ cần hướng dẫn kỹ hơn với bệnh nhân chữa viêm dạ dày và tá tràng bằng phác đồ nối tiếp.

2.4. Phác đồ 4 thuốc có levofloxacin điều trị viêm dạ dày tá tràng do Hp

thuốc levofloxacin
Phác đồ có Levofloxacin khi bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ 4 thuốc

Các thuốc sử dụng:

  • Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút
  • Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn
  • Levofloxacin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn

Đối tượng áp dụng: Dùng trong trường hợp dị ứng Clarithromycin hoặc thất bại trong điều trị bằng phác đồ 4 thuốc.

Lưu ý: Một số tác dụng phụ xảy ra đối với hệ cơ xương khớp, bệnh nhân cần theo dõi và thông báo ngay với bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

3. Điều trị viêm dạ dày tá tràng không dùng thuốc

Bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp không dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng. Có rất nhiều cách chữa viêm dạ dày và tá tràng không dùng thuốc.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý
Chế độ ăn và tập luyện giúp phát huy hiệu quả phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng
  • Bệnh nhân nên tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày như: đồ ăn cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tránh tăng sản xuất acid mật bằng cách giảm ăn chất béo.
  • Hỗ trợ tiêu hoá dạ dày bằng cách ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu, hạn chế thịt mỡ và thức ăn cứng.
  • Tránh suy nghĩ và làm việc quá căng thẳng.
  • Có thể dùng thêm sữa để làm giảm acid dạ dày.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức cập nhật nhất từ các bác sĩ về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tối ưu nhất. Bài viết không có giá trị thay thế đơn thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng chữa viêm loét dạ dày và tá tràng thành công.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x