Skip to main content

Những điều bạn phải biết về viêm loét dạ dày ở trẻ em

  • Ngày đăng:

    14/05/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    192

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là điều không ai mong muốn, nhất là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Căn bệnh này sẽ cản trở nhiều hoạt động thường ngày của trẻ và ảnh hưởng đến phát triển thể chất toàn diện vì trẻ biếng ăn và lười ăn do mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần sự thấu hiểu từ ngọn nguồn vấn đề. Dưới đây là những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ.

Các bài viết cùng chủ đề:

1. Viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là thuật ngữ để chỉ các tổn thương tại niêm mạc dạ dày trẻ. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá, đau bụng do giun sán và ngộ độc thực phẩ. Các triệu chứng bệnh thường thấy là rối loạn tiêu hoá, chán ăn, thường xuyên đau bụng âm ỉ đến dữ dội từng cơn… Bệnh không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu cha mẹ tuân thủ điều trị cho bé theo phác đồ từ bác sĩ.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là căn bệnh không phổ biến, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn HP

Ở trẻ nhỏ, bệnh viêm loét dạ dày thường gây nên những tổn thương trên niêm mạc do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ở trẻ nhỏ. Nhưng phổ biến nhất và thường thấy là do vi khuẩn HP gây nên.

Đây là một vi khuẩn thuộc xoắn khuẩn gram âm kí sinh trong niêm mạc của đường tiêu hoá. Đồng thời, vi khuẩn này cũng là giảm việc sản xuất chất nhầy cần thiết cho niêm mạc. Ngoài ra, bệnh còn có thể đến từ các yếu tố khác như việc lạm dụng thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid và ăn uống không điều độ, đúng bữa…

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nguy hiểm như thế nào

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em

Đau bụng âm ỉ

Các bậc phụ huynh cần để ý vấn đề này, bạn có thể sẽ nhầm lẫn với đau bụng giun và chủ quan không dẫn con đi xét nghiệm. Theo báo cáo, có đến 60% trẻ nhập viện do viêm loét dạ dày, một nửa trong số đó đã đau bụng âm ỉ kéo dài từ khoảng 3 tháng trước đó mà không được phát hiện kịp thời, dẫn đến các biến chứng nặng hơn như thủng dạ dày, viêm loét và xuất huyết…

Đau bụng âm ỉ
Bé bị viêm loét dạ dày có triệu chứng đau bụng âm ỉ

Khi thấy con thường xuyên khóc vì đau vùng bụng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì bệnh có thể tái diễn nhiều lần. Vị trí đau dạ dày của con nhỏ cũng khác biệt và thường là vùng quanh rốn. Các cơn đau này thường diễn ra vào buổi đêm khiến trẻ tỉnh giấc và thường đau theo cơn dữ dội vào chục phút kéo dài hàng giờ.

Đầy bụng, quấy khóc

Đầy hơi và ợ chua là triệu chứng bệnh tiếp theo thường thấy. Dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến trẻ hay bị ho, ợ hơi và ợ chua.

Buồn nôn và nôn

Dù chưa ăn hoặc đã ăn rồi thì thường có cảm giác buồn nôn và nôn sau khi ăn. Nôn ói là triệu chứng rất dễ thấy ở trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì hay nôn ói mà khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém mà bé có thể mắc các bệnh về còi xương hoặc suy dinh dưỡng.

Ăn không ngon, bỏ ăn

Chính các cơn đau đã tạo thành suy nghĩ sợ hãi vì ăn xong sẽ nôn ói hoặc đau bụng mà con bạn ngày càng lười ăn. Cảm giác ăn ngon miệng cũng không còn khi bụng cứ liên tục chịu những cơn đau bất chợt như vậy.

Mệt mỏi, giảm hiếu động

Cơ đau về đêm khiến trẻ không ngủ đủ giấc dẫn đến tình trạng mất sức và thường trong tình trạng không khỏe mạnh. Da dẻ cũng xanh xao, nhợt nhạt hơn và thường xuyên cảm thấy chóng mặt và bé cũng không thể tập trung làm bài tập hoặc vui chơi cùng bạn bè như trước.

3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em

Vi khuẩn HP

Nguyên nhân chính thường gặp và phổ biến hiện nay, vi khuẩn HP xâm nhập và tấn công chức năng sản sinh chất nhầy trong niêm mạc. Virus này gây độc tố khiến phần niêm mạc dạ dày bị mất đi chức năng chống axit.

vi khuẩn hp
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ em

Tác dụng phụ của thuốc giảm đâu chống viêm

Thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và niêm mạc dạ dày của người bệnh, nghiêm trọng hơn là có thể chuyển sang xuất huyết dạ dày và thủng đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu, có đến 25% người mắc bệnh dạ dày do dùng các sản phẩm chứa Nsaid.

Căng thẳng stress

Điều này có thể đến từ áp lực học tập và kỳ vọng của bố mẹ đặt lên con. Những áp lực này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không chỉ sức khỏe thể chất mà còn là sức khoẻ tinh thần của con nhỏ.

Béo phì gây viêm loét dạ dày ở trẻ em

Vùng trung tâm tăng cân và tạo áp lực lên dạ dày, thay đổi các áp lực vùng tâm vị dạ dày thực quản. Tạo điều kiện cho trào ngược thực quản phát triển và ảnh hưởng đến sức khoẻ con nhỏ

Trào ngược dạ dày thực quản

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em là do tình trạng thừa cân béo phì.

4. Chẩn đoán viêm loét dạ dày ở trẻ em

Hiện tại, có hai hướng chẩn đoán được sử dụng phổ biến là nội soi và xét nghiệm máu. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến:

  • Nội soi dạ dày: Quan sát trực tiếp bên trong lòng dạ dày và lấy mẫu niêm mạc làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn Hp. Theo khuyến cáo của Hội nhi khoa Mỹ, việc xét nghiệm tình trạng bệnh bằng nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh hữu dụng nhất dành cho trẻ nhỏ,
  • Xét nghiệm máu: Xác định được bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP không nhưng không thể biết được vi trùng được chữa trị hết hay chưa. Đối với trẻ em, việc xét nghiệm máu này không có giá trị nhiều như người lớn do trẻ nhỏ đáp ứng miễn dịch còn kém.

5. Điều trị loét viêm loét dạ dày ở trẻ em

Hộp thuốc Amoxicillin
Amoxicillin – một trong các thuốc kháng sinh phổ biến điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP cho trẻ dưới 8 tuổi

  • Amoxicillin + Clarithromycin + PPI (omeprazole)
  • Amoxicillin + Metronidazole + PPI (omeprazole)
  • Clarithromycin Metronidazole + PPI (omeprazole)

Liều dùng cụ thể:

  • Amoxicillin: 50mg/kg/ngày tối đa 1g/ngày và 2 lần/ngày
  • Clarithromycin: 15mg/kg/ngày tối đa 500mg/ngày và 2 lần/ngày
  • PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày, tối đa 20mg và 2 lần/ngày

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP cho trẻ trên 8 tuổi

  • Bismuth subsalicylate (262 mg x 4 lần/ngày) + Metronidazole + PPI (omeprazole) 1 mg/kg/ngày tối đa 20mg x 2 lần/ngày + một trong các thuốc sau:
  • Amoxicillin: Dùng 50mg/kg/ngày tối đa 1g/ngày x 2 lần/ngày
  • Tetracyclin: Dùng 15 mg/kg/ngày tối đa 500mg x 2 lần/ngày
  • Clarithromycin: Dùng 15mg/kg/ngày tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày
  • Ranitidin bismuth citrat (1 viên x 4 lần/ngày)+ Metronidazol + Clarithromycin

Xem thêm chi tiết: Phân tích các nhóm thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

6. Chăm sóc trẻ bị viêm loét dạ dày

Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày bảo gồm:

  • Thực phẩm giảm tiết axit dịch vị: chuối, nghệ, mật ong, bánh mì, gạo lứt…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, hoa quả tươi có vị ngọt
  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: đậu bắp, ngũ cốc, thực phẩm có màu xanh đậm.
  • Thực phẩm mềm: đậu hũ hoặc các món hầm, súp, cháo.
thức ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày
Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, và không gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Những thực phẩm nên tránh:

  • Chua cay nóng: trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, khế, cóc, xoài… và gia vị chua như dấm, mẻ.
  • Thực phẩm chứng nhiều dầu mỡ: thức ăn nhanh, đồ chiên rán, xào nhiều dầu
  • Đồ ăn quá lạnh: Kem, đá bào, nước đá…

Ngoài ra che mẹ cần lưu ý:

  • Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ: Không ép con ăn và cần để trẻ ăn những món chúng thích trong một phạm vi nhất định bạn kiểm soát được. Đừng khiến con căng thẳng khi ngồi vào bàn ăn và biến đó thành điều sợ hãi, lâu dần sẽ tạo thành tâm lý chán ghét việc ăn uống.
  • Đừng hút thuốc bên cạnh trẻ: Thuốc lá không tốt cho sức khỏe, trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu hơn và khói thuốc độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con gây ra nhiều bệnh khác bệnh cạnh bệnh dạ dày.
  • Giữ các đồ vật độc hại xa tầm tay của trẻ (do trẻ có thói quen cho độ vật vào miệng). Nếu nhà có con nhỏ chưa ý thức được vật dụng gì nên và không nên bỏ vào miệng thì bạn cần lưu ý có kệ cao cất giấu những vật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ con.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích dành cho những ai quan tâm đến bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Sau cùng, mỗi đứa trẻ sẽ có tình trạng bệnh và thể chất của cơ thể khác nhau. Do đó, bố mẹ cần ưu tiên đưa con đến bác sĩ để khám tổng quát. Biết được cụ thể đang ở giai đoạn nào của quá trình điều trị bệnh và có phương án điều trị thích hợp hơn.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x