Viêm dạ dày dạng nốt là một trong những thể hiếm gặp của viêm dạ dày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm dạ dày dạng nốt biểu hiện như thế nào? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày dạng nốt (viêm dạ dày thủy đậu) là vết viêm loét nhỏ giống như hạt thủy đậu, phân tán ở niêm mạc dạ dày.
2. Nguyên nhân viêm dạ dày dạng nốt
Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày dạng nốt:
Dạ dày bị dị ứng lâu ngày do sử dụng một loại thuốc kéo dài nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm khiến dạ dày yếu đi dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt.
Dạ dày bị nhiễm khuẩn bạch cầu khiến lượng bạch cầu trong máu tăng cao gây rối loạn hệ tuần hoàn máu dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt.
Dạ dày bị nhiễm ký sinh trùng hoặc là nơi trú ngụ của Crohn là nguyên nhân gây viêm dạ dày dạng nốt.
Bệnh u hạt mạn, bệnh sarcoid,..
3. Triệu chứng viêm dạ dày dạng nốt
Người bị viêm dạ dày dạng nốt thường gặp phải những triệu chứng điển hình như:
Tình trạng xuất huyết dạ dày
Nôn, buồn nôn
Đau vùng thượng vị
Tổn thương thanh mạc gây cổ chướng
Khi thấy các triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế nội soi hoặc xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân và cách điều trị.
4. Viêm dạ dày dạng nốt có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày dạng nốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của vi khuẩn rất nhanh, khiến tế bào đã bị viêm loét rất khó phục hồi. Bệnh sẽ chuyển biến phức tạp hơn:
Viêm dạ dày mãn tính: Bệnh viêm dạ dày dạng nốt sẽ chuyển sang thể mãn tính, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Hẹp môn vị: Người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn kể cả khi ăn no và không ăn, gây suy nhược cơ thể và thần kinh.
Thủng dạ dày: Người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội, mệt mỏi. Dạ dày co thắt liên tục. Trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày: Viêm dạ dày dạng nốt sẽ chuyển thành ung thư nếu bệnh nhân lơ là và không có hướng điều trị dứt điểm.
5. Điều trị viêm dạ dày dạng nốt
Bệnh viêm dạ dày dạng nốt là một thể đặc biệt của bệnh viêm dạ dày. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh viêm dạ dày dạng nốt cũng không hề đơn giản. Dựa vào các xét nghiệm và kết quả nội soi, bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo 2 cách điều trị dưới đây để cải thiện tình trạng viêm dạ dày dạng nốt.
Phương pháp Tây y
Để điều trị bệnh viêm dạ dày dạng nốt, người bệnh chủ yếu được bác sĩ kê đơn cho loại thuốc Cromoglycat. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà có liều lượng sử dụng khác nhau, tuy nhiên thông thường người bệnh nên dùng 160mg mỗi ngày sẽ cho hiệu quả.
Phương pháp Đông y
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sắc thang bao gồm: Sa nhân, Hương phụ, Ô dược, Diên hồ sách, Cam thảo, Trần bì, Cam thảo (mỗi loại 12g).
Cách thực hiện:
Sắc hỗn hợp thảo dược trên với 1,5 lít nước
Đun đến khi cạn còn 200ml
Chắt lấy nước uống, 4 lần/ngày
6. Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày dạng nốt
Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Giảm đau vùng thượng vị: Chườm nóng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm đau do viêm dạ dày nốt gây ra.
Hạn chế dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.nhiều thuốc giảm đau sẽ khiến dạ dày nhạy cảm và dễ mắc các chứng viêm.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao thường xuyên.
Ăn uống lành mạnh: Ăn đúng bữa, không ăn quá no hoặc khi quá đói mới ăn. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
Tránh stress và căng thẳng: dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Khám sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần giúp bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể và phát hiện sớm các bệnh lý.
Người bệnh không được chủ quan trước những triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt. Bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cách chữa bệnh tốt nhất là phòng bệnh ngay từ đầu, không để bệnh có cơ hội xuất hiện. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa.”
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Sữa vẫn là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp chất đạm, canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hệ tiêu hóa dễ hấp thụ. Theo các chuyên gia, người bị viêm loét dạ dày nên uống sữa nhưng phải uống sữa vừa đủ và đúng cách. Bởi khi bạn uống quá nhiều sữa sẽ làm kích thích tiết axit không có lợi cho dạ dày.
Trong sữa có vitamin, protein, khoáng chất, Acid Lactic…giúp tăng cường thể trạng và chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP
Vì vậy, khi bị viêm loét dạ dày, bạn vẫn có thể uống sữa vớilượng vừa đủ và đúng thời điểm.
2. Viêm loét dạ dày nên uống sữa lúc nào thì tốt?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm thích hợp để uống sữa là sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Hàng ngày chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly sữa nhỏ không quá 500ml đối với người trưởng thành. Do lúc này, dạ dày tăng cường co bóp, nhào trộn thức ăn, lượng axit dạ dày có chức năng tiêu hóa một số Protein trong thịt nên lượng dịch vị giảm đi, uống sữa sẽ không gây kích ứng dạ dày.
Khá nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng hoặc lúc đói không tốt cho cơ thể. Bởi lúc này, trong bao tử có rất nhiều dịch axit bị kích thích tiết ra do có thức ăn, nước uống trong miệng, khả năng ăn mòn lớp niêm mạc diễn ra mạnh hơn. Thay vào đó, Bạn có thể uống sữa vào bữa ăn sáng cùng với bánh mì hoặc thức ăn khác.
Lưu ý đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tuyệt đối không uống sữa vào thời điểm trước khi ngủ. Lúc này, gan sẽ tăng chuyển hóa các chất khác và lượng sữa vào cơ thể với nhiều dạng chất không được chuyển hóa kịp thời sẽ không tốt cho cơ thể.
3. Người bị viêm loét dạ dày uống được sữa gì?
3.1 Sữa ông thọ
Bệnh nhân viêm dạ dày hoàn toàn uống được sữa ông thọ bởi hàm lượng đạm cao có trong sữa ông thọ giúp tạo thành lớp màng mỏng từ đó ngăn chặn sự tấn công của axit đến dạ dày, trung hoà axit giúp làm dịu dạ dày và chữa lành các vết loét.
3.2 Sữa Ensure
Người viêm dạ dày hoàn toàn có thể uống sữa ensure bởi những tác dụng sau: Sữa ensure có chứa protein, khoáng chất và vitamin giúp có lợi cho sức khỏe của mọi người, hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật dành cho người già, người lớn và cả trẻ em. Trong sữa ensure có một lượng axit nhỏ hơn rất nhiều so với trong niêm mạc dạ dày bởi vậy người đau dạ dày hoàn toàn có thể uống được sữa ensure
3.3 Sữa đậu nành
Sữa đậu nành được coi là nguồn dinh dưỡng dồi dào trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, khi chứa rất nhiều protein, đường, chất xơ và các axit béo (Omega). Bên cạnh đó, thức uống này còn có nhiều thành phần khoáng chất khác như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali… hay vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E.. – những chất dinh dưỡng đều giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho cơ thể của con người.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người viêm loét dạ dày không nên uống nhiều sữa đậu nành. Vì sữa đậu nành kích thích dạ dày tiết dịch vị làm dư thừa axit, tăng ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, tăng hiện tượng ơ hơi, ợ chua, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa kèm tiêu chảy cấp, mất nước. Dạ dày bị viêm loét nặng hơn.
3.4 Bột đậu
Sử dụng bột ngũ cốc cho người viêm loét dạ dày là một lựa chọn hoàn hảo. Bột ngũ cốc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể với ưu điểm hàm lượng chất béo rất thấp giúp cho việc tiêu hóa tại dạ dày được dễ dàng và người bệnh không bị chứng khó tiêu, đầy bụng.
Bên cạnh đó, đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều tinh bột giúp bao bọc được niêm mạc dạ dày và thấm hút acid dịch vị tốt giúp giảm nồng độ acid gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Cùng với lượng chất xơ cao giúp cho hoạt động tiêu hóa được trơn chu giúp chống các cơn co thắt và ợ hơi xảy ra.
4. Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu.
Để dạ dày nhanh chóng bình phục ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bạn nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm dưới đây:
Không sử dụng các loại nước uống có gas, rượu bia hay cà phê trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc
Không nên ăn các loại gia vị chua, cay, nóng để tránh làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ
Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối
Loại bỏ đồ ăn có chứa quá nhiều chất béo như bơ, phô mai, thịt…
Hạn chế các loại trái cây còn xanh, cứng, các loại đậu,…
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?”. Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa nhiều người mắc phải hiện nay. Vì vậy, hãy bảo vệ cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý bạn nhé. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!
Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong năm 2013, có khoảng 90 triệu trường hợp mới của tình trạng này. Càng có tuổi, bệnh càng trở nên phổ biến hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng để có cách điều trị và biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả.
Viêm dạ dày (Tên tiếng anh là Gastritis) hay còn gọi là viêm niêm mạc dạ dày, là tổn thương gây viêm hoặc sưng niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày – tá tràng là tinh trạng tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non)
Có 2 loại viêm dạ dày (viêm bao tử):
Viêm dạ dày cấp: bệnh khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh nhưng ít để lại di chứng và có thể chữa trị hoàn toàn.
Viêm dạ dày mạn: bệnh có tiến triển chậm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
2. Triệu chứng viêm dạ dày
Bạn cần chú ý các dấu hiệu biểu hiện của viêm dạ dày tá tràng dưới dây để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
Giảm cân đột ngột
Mệt mỏi, mất ngủ ( thường xuyên bị đau dạ dày về đêm?
Đau âm ỉ hoặc nóng (chứng khó tiêu) tại vùng bụng trên có thể tồi tệ hơn hoặc tốt hơn với ăn uống.
Buồn nôn kèm đau dạ dày, có thể nôn ra máu
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Ợ hơi hoặc đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
Cảm giác đầy ở vùng bụng trên sau khi ăn.
Giảm trọng lượng
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày tá tràng
Dưới đây là các yếu tố làm mắc bệnh viêm dạ dày nhanh:
Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, aspirin gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
Thường xuyên sử dụng rượu bia: Rượu có thể tăng axit, gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây viêm dạ dày.
Thói quen ăn uống: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá khuya, thường xuyên sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng khiến dạ dày bị kích ứng
Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày
Hút thuốc lá: Hàm lượng nicotin rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
4. Viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày ở thể nhẹ khiến nhiều người chủ quan. Nếu không điều trị từ sớm, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi rất nhanh và có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm sau:
Loét dạ dày: Các chỗ viêm nếu không được điều trị thì sẽ phát triển rất nhanh, hình thành nên các ổ loét trong dạ dày. Mức độ loét có thể nhẹ như vết trợt ở niêm mạc dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể trở nên nặng nề và ăn sâu vào tận lớp cơ. Khi đó, người bệnh cảm thấy đau quặn phần thượng vị, cơn đau xuất hiện dày đặc, ợ hơi, ợ chua.
Hẹp môn vị: Van cơ ở vị trí giữa dạ dày và ruột non có chức năng giữ thức ăn nằm nguyên trong dạ dày cho đến khi nó sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các cơ môn vị bị dày lên và trở nên hẹp bất thường, ngăn cản thức ăn chuyển tới ruột non.
Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc tổn thương dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Người bệnh đau bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện ra máu đỏ hay phân có màu đen như bã cà phê, người mệt mỏi. Mức độ chảy máu có thể nặng nhẹ khác nhau, nếu quá nặng có thể đe dọa tới tính mạng.
Thủng dạ dày: Đây là một trong những biến chứng cấp tính của viêm dạ dày khiến người bệnh đau bụng dữ dội, mệt mỏi. Thủng dạ dày thường diễn ra một cách đột ngột, có xu hướng tăng dần về cả mức độ và tần suất.
Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày nặng nếu không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư dạ dày, do các tế bào khỏe mạnh bị biến tính và phát triển theo hướng dị biệt.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay khi các rắc rối về đường tiêu hóa diễn ra thường xuyên làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Nếu bạn nghi ngờ hoặc xuất hiện những triệu chứng kể trên thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
5. Các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng
Tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của bệnh nhân, bệnh nhân bị viêm dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Nội soi dạ dày: Ống soi đi sâu vào ống tiêu hóa giúp bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương trong dạ dày. Bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây viêm dạ dày, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm vi khuẩn HP: Xét nghiệm phân, máu, hơi thở để tìm ra vi khuẩn HP. Đây là những phương pháp dễ thực hiện, cho kết quả chính xác giúp bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn HP.
6. Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng
6.1 Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây y
Dựa vào tình trạng viêm dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Các triệu chứng loét có thể giảm nhanh chóng khi điều trị. Bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Điều này đặc biệt quan trọng với nhiễm trùng H. pylori để đảm bảo rằng tất cả các vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.
Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm dạ dày:
Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
6.2 Tái khám đúng hẹn
Bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ thuốc, tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh. Bệnh nhân không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.
6.3 Bài thuốc dân gian trị viêm dạ dày bằng thuốc nam
Cách 1: Nhọ nồi
Hoạt chất Tanin giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid gây hại và dịch vị dạ dày. Cùng với đó là 2 hoạt chất Flavonozit và Carotene giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm loét.
Cách thực hiện:
Nhọ nồi đem rửa và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
Sau 15 phút, vớt nhọ nhồi, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn cùng một chút nước
Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày
Cách 2: Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa hoạt chất sulfur dimethyl disulphit hoạt động như một kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại bên trong dạ dày và hỗ trợ điều trị viêm loét.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 40g lá mơ lông tươi đem đi rửa sạch rồi vớt ra để ráo
Xay nhuyễn lá mơ lông cùng với 300ml nước
Sau khoảng 5 phút thì chắt lấy nước và bỏ phần bã
Uống phần nước cất này 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Cách 3: Lá khôi tía
Hoạt chất glucoside và tanin bên trong lá khôi tía khi đi vào dạ dày giúp trung hòa và giảm tiết dịch vị acid, làm se lớp niêm mạc.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 40g lá khôi tía đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun với khoảng 1 lít nước.
Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút
Chắt lấy nước rồi bỏ bã, sử dụng nước này để uống vào trước bữa ăn sáng khoảng 15 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian ngắn sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.
7. Cách phòng tránh viêm dạ dày tá tràng theo chuyên gia
Để không phải khổ sở vì viêm dạ dày, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh:
Bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung chén nước chấm hoặc gắp thức ăn cho nhau nếu gia đình bạn có người nhiễm vi khuẩn HP
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Tránh dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
Tránh stress, tâm lý căng thẳng
Tránh thức quá khuya, ngủ đủ 8h/ngày
8. Chế độ ăn uống và sinh họat hợp lý giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Để ngăn ngừa viêm dạ dày thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết.
Chế độ ăn uống:
Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: bánh mì, nước dừa, sữa chua,…
Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid: ớt, chanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
Ăn đúng, đủ bữa, đảm bảo ăn chín, uống sôi
Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong
Chế độ sinh hoạt:
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Hạn chế bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn
Tập luyện khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày
Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7-8h/ngày
Dạ dày bị tổn thương khiến thức ăn chưa được làm mềm và phân hủy hoàn toàn. Tình trạng này làm tăng áp lực lên tá tràng, đại tràng khiến nhu động ruột bị rối loạn và gây tiêu chảy, đi ngoài. Cùng với đó là hội chứng ruột kích thích khiến đại tràng co bóp bất thường dẫn đến tình trạng đi phân lỏng, phân nát hoặc táo bón.
9.2 Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày tá tràng?
Một số loại thực phẩm mà người bị viêm dạ dày nên ăn bao gồm:
Chuối chín: Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit trong dịch dạ dày. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.
Sữa chua:Sữa chua có chứa men vi sinh có thể làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại của cơ thể, chữa bệnh trên đường ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, men vi sinh có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy trướng bụng, khó tiêu, ợ hơi,…
Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)…cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày. Bạn có thể lựa chọn một số loại rau: cải xanh, bắp cải xanh, đậu xanh….
Táo: Các hoạt chất trong trái táo có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp ka, cal cho cơ thể. Bạn có thể uống 1 ly nước ép táo mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nước dừa: Nước dừa có chứa nhiều các hoạt chất điện phân, Ca, Ka, Mg … và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
Cam là loại quả tốt cho sức khỏe con người, nó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngừa sỏi thận, chống thiếu máu, bổ sung vitamin cho cơ thể.
Tuy nhiên, người bị viêm dạ dày tá tràng không nên ăn cam, bởi:
Cam có vị chua và có chứa nhiều acid. Lượng acid trong dạ dày tăng, gây nên những kích thích mạnh mẽ lên niêm mạc dạ dày, tác động lên các vết loét,tạo ra cảm giác cồn cào và khiến bệnh nhân đau dạ dày phải chịu các cơn đau khó chịu.
Sử dụng cam với lượng lớn cùng lúc, bệnh nhân viêm dạ dày sẽ làm tăng tần suất và mức độ của các triệu chứng đau dạ dày.
Vì vậy, bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng loại quả này nhé!
Hi vọng rằng, với những thông tin về viêm dạ dày trên, CumarGold đã giải đáp ở trên có thể cho bạn những lựa chọn tốt nhất để cách bảo vệ và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm! Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý phổ biến hiện nay, bao gồm có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Điều đó gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, bị đau bao tử nên làm gì? Chữa đau dạ dày tại nhà bằng cách nào hiệu quả nhất? Cách trị đau bao tử bằng thuốc Tây y hay Đông y hiệu quả hơn? Có cách nào trị dứt điểm đau dạ dày không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân này có liên quan đến vi sinh vật, chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người bệnh:
Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là những tác nhân gây nên tình trạng viêm loét, đau, xuất huyết dạ dày,… Đặc biệt, vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men để loại bỏ lớp nhầy mucin bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm cho acid dạ dày có thể xâm nhập dễ dàng vào lớp niêm mạc gây tổn thương.
Bệnh lý đường tiêu hóa: Viêm ruột, viêm/ung thư tuyến tụy, hội chứng ruột kích thích,… là những bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây đau dạ dày còn do các bệnh lý tại tuyến giáp bởi tuyến này có thể điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày, cụ thể: ăn nhiều đồ chua, cay, nóng; ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya; ăn no, bỏ bữa; vừa ăn vừa xem phim, đọc sách, chơi game; tiêu thụ nhiều sản phẩm đông lạnh, không đảm bảo chất lượng; lạm dụng rượu, bia, thuốc lá…
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc không chứa steroid có thể kích thích hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Tâm lý: Những người bị áp lực tâm lý quá mức có nguy cơ cao bị đau dạ dày. Bởi vì, áp lực, căng thẳng khiến dạ dày co bóp mạnh, tiết nhiều dịch vị, mất cân bằng và tự bào mòn niêm mạc gây nên tình trạng viêm loét.
1.2 Dấu hiệu đau dạ dày
Khi có những dấu hiệu điển hình của đau dạ dày, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Đau dạ dày có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
Đau thượng vị: Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình và phổ biến ở người bệnh. Người bệnh sẽ bị đau rát thượng vị, tức ngực, đau bụng giữa hoặc bên trái.
Buồn nôn, nôn: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa và khó chịu.
Ợ chua: Ợ chua cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày. Hiện tượng này xuất hiện do các chất dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng gây cảm giác chua miệng.
Ăn không ngon miệng: Dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, suy nhược và mệt mỏi.
Xuất huyết dạ dày: Trường hợp đau dạ dày nặng có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Biểu hiện là người bệnh sẽ bị nôn ra máu, đi ngoài phân có màu nâu sẫm,… Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của bệnh mà bạn không nên xem thường.
2. Top 4 cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
2.1 Cách trị đau dạ dày bằng thuốc Tây
Đau dạ dày phải làm sao? Nhiều người sử dụng thuốc Tây để giảm đau khẩn cấp. Đau dạ dày xuất hiện có thể do một số bệnh lý như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison,… Trong những trường hợp đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để trị đau dạ dày:
Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm acid dư thừa và bảo vệ niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Thuốc có thể sử dụng cho các trường hợp viêm dạ dày cấp, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng,… Thuốc kháng acid được bào chế dưới dạng viên gồm Maalox, Kremil S và được bào chế dưới dạng gel gồm Pepsane, Yumangel, Varogel, Grangel, Phosphalugel,…
Thuốc giảm đau chống co thắt: Nhóm thuốc này được dùng để chữa đau dạ dày khẩn cấp, giảm triệu chứng phát sinh do đau dạ dày co thắt quá mức. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chống co thắt được khuyến cáo không sử dụng cho người mắc bệnh tim, thận, gan; phụ nữ mang thai, cho con bú… Thuốc giảm đau chống co thắt thường được sử dụng là Alverin, Drotaverin.
Thuốc ức chế bơm Proton: Cấc bác sĩ thường sử dụng nhóm thuốc này để trị đau bao tử. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch vị ở dạ dày. Cơ chế của thuốc là ức chế enzym hydro – kali adenosine triphosphate. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng tương tự nhóm kháng H2, tuy nhiên, tác dụng nhanh và kéo dài hơn. Thuốc ức chế bơm Proton được sử dụng phổ biến để điều trị đau dạ dày là Pantoprazole, Lansoprazol, Rabeprazole, Omeprazol,…
Thuốc kháng Histamin H2: Những loại thuốc này có khả năng ức chế chọn lọc thụ thể H2 để hạn chế quá trình bài tiết dịch vị khi có tác nhân kích thích. Nhóm này được chỉ định cho các trường hợp đau dạ dày do hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân suy gan, suy thận và người có nguy cơ cao ung thư dạ dày nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Thuốc kháng Histamin H2 được dùng phổ biến để chữa đau dạ dày gồm: Ranitidin, Cimetidin, Nizatidine, Famotidine.
Thuốc kháng sinh: Trong các loại thuốc trị đau dày không thể không nhắc đến thuốc kháng sinh. Nhóm này thường được chỉ định trong các trường hợp đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP. Theo đó, kháng sinh sẽ tấn công và tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết dịch vị. Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kết hợp với thuốc kháng Histamin H2 hay ức chế bơm Proton để chữa đau dạ dày.
2.2 Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Không ít người bệnh đã áp dụng các bài thuốc dân gian để trị đau dạ dày. Đây là những thảo dược dễ tìm, khá an toàn và tiết kiệm chi phí. Sau đây là những bài thuốc dân gian điều trị đau dạ dày phổ biến nhất.
2.2.1 Mẹo trị đau dạ dày từ lá mơ
Trong dân gian, người ta thường sử dụng lá mơ để chữa bệnh đau dạ dày tại nhà. Lá mơ thường được dùng kèm với các món ăn dân giã như lá mơ cuốn cá rô đồng, heo tộc nướng, thịt chó,… Bên cạnh đó, lá mơ lông còn được nhân dân sử dụng để điều trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau bụng, kiết lỵ và đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Cách 1: Mẹo trị đau dạ dày bằng nước lá mơ
Hái 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch, để ráo nước
Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc (có thể thêm chút đường)
Lọc lấy nước cốt, bỏ bã
Chia làm 2 lần, uống trước khi ăn sáng và ăn tối
Cách 2: Cách chữa đau bao tử bằng trứng gà + lá mơ
Hái 1 nắm lá mơ, rửa sạch, để ráo nước
Thái nhỏ lá mơ
Đập khoảng 3 quả trứng gà ta vào
Thêm gia vị cho vừa miệng
Cho lên chảo, thêm dầu, rán vàng hai mặt
2.2.2 Cách chữa đau bao tử từ nghệ hiệu quả tại nhà
Nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan, cũng như thường dùng để chữa lành các vết loét, do những tính chất kháng khuẩn cơ bản của nó. Hợp chất hoạt động curcumin được cho là có một loạt các hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng virus và các hoạt động của virus, cho thấy tiềm năng trong y học lâm sàng
Cách 1: Uống nước cốt nghệ tươi trị đau dạ dày hiệu quả
Lấy 1 củ nghệ tươi, gọt vỏ, rửa sạch
Sử dụng máy xay sinh tố, xay nhuyễn
Lọc lấy nước cốt, bỏ bã
Uống nước cốt nghệ tươi đều đặn 2 lần/ngày
Cách 2: Điều trị bệnh đau dạ dày bằng tinh bột nghệ và mật ong
Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong, 250ml nước ấm
Cho tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào cốc nước ấm, cho thêm mật ong và khuấy đều
Duy trì mỗi ngày 1 – 2 cốc tinh bột nghệ và mật ong để có kết quả tốt
2.2.3 Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng cây lược vàng
Làm sao để đỡ đau dạ dày? Đừng bỏ qua cây lược vàng nhé! Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài. Vì đây là cách chữa đau bao tử khá hiệu quả đấy. Lá cây này chứa flavonoid có hoạt tính sinh học, glycol-và phospholipids trung tính và các thành phần axit béo của chúng. C. Fragrans được xem như một loại thuốc chống virus và kháng khuẩn. Dịch ép từ cây lược vàng có khả năng giúp làm lành vết thương, viêm loét dạ dày, giảm đau,…
Hái vài lá lược vàng, rửa sạch
Ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút
Vớt ra, để ráo nước, thái nhỏ
Nhai, nuốt nước cốt, nhả bã (trước bữa ăn)
Duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần để có kết quả
2.3 Dùng TPCN hỗ trợ điều trị nhanh đau dạ dày
Các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày thường có tác dụng chậm, nếu muốn có kết quả phải kiên trì trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian chỉ có khả năng làm giảm một số triệu chứng của bệnh dạ dày. Thêm nữa, nếu không uống đúng cách, người bệnh có khả năng phải gánh chịu hàng loạt tác dụng phụ, tốn thời gian, công sức mà tình trạng bệnh không được cải thiện.
Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày có ưu điểm là hiệu quả nhanh và tiện dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày trong thời gian dài. Một nhược điểm nữa của thuốc Tây là có thể gây nên hàng loạt tác dụng phụ: chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp,… Khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây và các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, sản phẩm CumarGold ra đời.
CumarGold là sản phẩm đi đầu trong ứng dụng Nano Curcumin, được bào chế dưới dạng viên nang mêm. Sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma. Năm 2016, Cumargold đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Gần 7 năm có mặt trên thị trường, Cumargold đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng viêm loét dạ dày, giảm bệnh lý dạ dày mạn tính, cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, những người có dấu hiệu biến chứng viêm teo, loạn sản, sau khi sử dụng Cumargold cũng có dấu hiệu tiến triển, niêm mạc dạ dày trở về bình thường.
CumarGold có khả năng làm lành tổn thương nhanh chóng, tăng tiết chất nhầy mucin bảo vệ dạ dày, giảm thiểu tác nhân gây oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm độc tính hóa xạ trị. Đặc biệt, sự ra đời của sản phẩm CumarGold New dựa trên sự kết hợp công thức cũ và chiết xuất gừng chuẩn hóa, nhập khẩu từ Naturex (Pháp) giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao miễn dịch.
2.4 Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm lý khi điều trị đau dạ dày
2.4.1 Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến kết quả chữa đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên ăn đúng giờ, có định lượng, ăn đủ bữa, ăn chậm, nhai kỹ. Người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều rau xanh, súp, cháo, trái cây, sữa chua,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nước đúng cách. Thời điểm uống nước tốt nhất là sáng sớm và trước khi ăn. Không nên ăn thực phẩm có vị chua, cay, nóng; thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ; tiêu, ớt, tỏi; không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá…
2.4.2 Tâm lý
Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các Hormone cung cấp năng lượng cho các cơ, tăng nhịp tim, thở gấp. Căng thẳng diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, gây đau đầu, đau dạ dày, mất ngủ,… Căng thẳng làm cho cơ thể tiết ra nhiều acid HCl, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nặng hơn là viêm loét dạ dày – tá tràng và xuất hiện các cơn đau dạ dày. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày cần giữ cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng kéo dài.
Trên đây là thông tin chi tiết về các cách chữa đau dạ dày.Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe mà cụ thể là bệnh lý dạ dày, đừng ngại cho chúng tôi biết. Bạn chỉ cần comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.
Bún là món ăn dễ làm, đơn giản cho bữa sáng của mỗi gia đình. Nhưng với người đau dạ dày có nên ăn bún không? Kiểm tra bún an toàn bằng cách nào? Đáp án chi tiết và chính xác sẽ có ngay trong bài chia sẻ dưới đây, hãy tham khảo ngay nhé!
Để sợi bún có màu trắng tinh, sợi dai và lâu ôi thiu người ta đã áp dụng rất nhiều cách. Hàn the, chất Tinopal, acid Oxalic, Formol, Natri Benzoat, Natri Sulfit, chất độn thường được thêm vào khi làm bún.
Hàn the: Hàn the giúp sợi bún không bị bết dính và dai hơn. Nó không có trong danh mục những chất dược Bộ Y tế cho phép dùng khi chế biến thực phẩm. Nếu tích lũy lượng lớn hàn the trong cơ thể sẽ gây nên các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bong tróc da, rụng tóc, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…
Chất Tinopal/chất huỳnh quang: Chất này có tác dụng tạo độ trong và bóng cho sợi bún. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, Tinopal là chất cấm, chỉ được dùng trong công nghiệp. Trong Tinopal có rất nhiều tạp chất và kim loại nặng, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng. Ăn quá nhiều và liên tục có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, thành ruột, suy thận thậm chí là ung thư.
Acid Oxalic và Formol: Đây là những chất giúp bảo quản bún, chống ôi thiu và giúp sợi bún đẹp mắt hơn. Trong danh sách phụ gia được dùng để chế biến thực phẩm cũng không có Acid Oxalic và Formol.
Natri Benzoat và Natri Sulfit: Đây là những chất được dùng vào mục đích bảo quản và làm trắng sợi bún. Natri Benzoat, Natri Sulfit nằm trong danh mục những chất được sử dụng để chế biến thực phẩm nhưng phải đảm bảo hàm lượng nhỏ.
2. Đau dạ dày có nên ăn bún không?
Đau dạ dày có nên ăn bún không? Đáp án của câu hỏi này là không. Các chuyên gia cho biết, trong bún có chất chua và chất phụ gia có khả năng gây hại cho dạ dày. Ăn bún còn có thể khiến vết loét dạ dày trở nên trầm trọng, thậm chí là thủng dạ dày. Bên cạnh đó, trẻ em, phụ nữ sau sinh, người bị ốm,… cũng không nên ăn bún.
3. Kiểm tra bún an toàn bằng cách nào?
Cách kiểm tra bún an toàn đơn giản và nhanh nhất đó chính là quan sát màu sắc sợi bún. Sợi bún thường có màu trắng đục nếu được làm từ gạo nguyên chất. Ngược lại, sợi bún có màu trắng, trong, bóng nếu chứa hàn the hay các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bún chứa hàn the và hóa chất quá mức có thể để 2 – 3 ngày mà không bị ôi thiu, khi nhai không có mùi vị.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người sử dụng nên thận trọng với bún có màu trắng tinh và độ bóng dưới ánh sáng. Để phát hiện hàn the trong bún, người ta cũng có thể dùng que thử bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào. Sợi bún chuyển sang màu xám chứng tỏ người sản xuất đã cho thêm hàn the. Trường hợp bún phát sáng trong bóng tối hoặc dùng đèn cực tím (soi tiền) chiếu vào và phát sáng chứng tỏ bún đã nhiễm chất Tinopal.
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Đau dạ dày có nên ăn bún không?”. Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe mà cụ thể là bệnh lý dạ dày, đừng ngại cho chúng tôi biết để được tư vấn miễn phí. Bạn chỉ cần comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!
Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa
Có nhiều cách giảm đau dạ dày như dùng thuốc, không dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống. Tuỳ vào tình trạng đau và khả năng đáp ứng của mỗi người mà từng cách lại có những ưu nhược điểm khác nhau.
Hướng dẫn cách giảm đau dạ dày nhanh, cấp tốc và hiệu quả nhất tại nhà
1. Chườm nóng
Chườm nóng là mẹo giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả và nhanh chóng. Sức nóng từ nước nóng, muối,… giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu trên bề mặt da và cải thiện lưu lượng máu đến bụng. Dưới đây là cách giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng nước nóng và muối mà bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Chườm nóng
Cho nước nóng vào chai thủy tinh hoặc túi giữ nhiệt
Lăn qua lăn lại vùng bụng đặc biệt là vị trí đau quằn quại
Cách 2: Chườm muối
Rang nóng muối hạt
Đổ muối vào khăn mềm và bọc lại rồi chườm lên vị trí bị đau
Thực hiện liên tục cho đến khi muối nguội và cơn đau giảm dần.
2. Massage bụng
Trong các cách giảm đau bao tử không thể bỏ qua massage bụng. Đây cũng là cách giúp tăng lưu lượng máu lưu thông đến vùng bụng hiệu quả. Để giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, bạn thực hiện như sau:
Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau
Ấn lên bụng với lực vừa phải
Xoa theo chiều kim đồng hồ
Dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng lên vùng bị đau
(Lưu ý: Khi massage bụng người bệnh nên nằm ngửa, trước khi massage nên thoa dầu gió để tăng hiệu quả giảm đau)
3. Hít thở sâu
Hít thở sâu cũng là cách giảm đau dạ dày đơn giản và hiệu quả. Hít thở sâu giúp kích thích quá trình co thắt dạ dày, giảm thiểu acid dư thừa có trong dạ dày, từ đó giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và đặc biệt là các cơn đau.
4. Uống nước hoặc sữa ấm
Cách 1: Uống sữa ấm
Sữa nếu sử dụng với liều lượng nhỏ sẽ giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là do sữa có khả năng kích thích tiết acid. Cách giảm đau bao tử bằng sữa đơn giản, không làm mất quá nhiều thời gian của bạn:
Pha một cốc sữa ấm
Uống từng ngụm nhỏ
Cách 2: Uống nước gừng
Trong gừng có hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạn chế sản sinh gốc tự do. Bên cạnh đó, gừng còn thúc đẩy hoạt động của ruột, giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả. Chỉ nên dùng gừng tươi, người bị táo bón, trĩ, sốt cao không nên sử dụng gừng. Cách giảm cơn đau dạ dày tại nhà bằng gừng được thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 10g gừng tươi
Rửa sạch, để ráo nước
Thái thành từng lát mỏng
Cho lát gừng đã thái lát vào cốc nước sôi, đậy kín trong khoảng 15 phút
Uống khi nước gừng vẫn còn ấm
Cách 3: Uống nghệ và mật ong
Nghệ có chứa hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên tốt với bệnh lý dạ dày. Mật ong có tác dụng giảm đau bụng và làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày gây nên, giảm đau bụng. Dân gian thường kết hợp mật ong và nghệ để chữa và giảm đau bao tử tạm thời. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 15gr nghệ tươi cùng 1 thìa mật ong
Hòa tan lượng nghệ và mật ong đã chuẩn bị vào 150ml nước ấm
Khuấy đều trước khi uống, uống trước khi ăn
5. Yoga giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Yoga có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện vóc dáng hoặc duy trì sắc đẹp, nhiều bài tập yoga còn có tác dụng kích thích hoạt động của các cơ quan vùng bụng. Cách giảm đau dạ dày bằng yoga là một trong những phương pháp khá hay và làm dịu các cơn đau dạ dày khá hiệu quả. Tập yoga 30p 1 ngày sẽ giúp hơi thở của bạn nhịp nhàng hơn, giúp chức năng tiêu hóa của dạ dày tốt hơn, làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và giảm cơn đau dạ dày hiệu quả và lâu dài. Dưới đây là 2 bài tập yoga giảm đau đao tử mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập 1: Tư thế Yoga dạng cây cầu
Nằm trên sàn, đầu gối co, bàn chân đặt chắc chắn trên mặt sàn như ở tư thế ngồi.
Hịt thở dâu, dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
Giữ nguyên tư thế trong một phút. Nếu cảm thấy động tác quá khó, bạn có thể kê thêm gối chống dưới xương cụt.
Bài tập 2: Tư thế Yoga tam giác
Bước chân phải về phía trước tạo tư thế nhún người thấp và sau đó duỗi thẳng chân.
Bước chân trái về phía sau khoảng 15cm và xoay bàn chân 1 góc 45 tới 60 độ về phía chân trước sao cho gót chân vẫn giữ nguyên trên sàn.
Tựa nhẹ tay phải lên cẳng chân phải hoặc trên sàn và duỗi thẳng tay trái lên cao, lòng bàn tay hướng về phía trước.
Duỗi thẳng đầu về phía trước khi xương cụt hướng về hông trái.
Sau khi áp dụng các biện pháp tự nhiên, nếu cơn đau không có khuynh hướng thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y giảm đau. Những thuốc giúp giảm đau dạ dày phổ biến là trung hoà acid dịch vị, giảm tiết acid…
Lưu ý khi giảm đau dạ dày tại nhà
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các phương pháp dân gian để giảm đau dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là ác tác dụng chậm, cần kiên trì trong một thời gian dài mới hiệu quả. Bên cạnh đó, dân gian chỉ giảm triệu chứng đau dạ dày chứ không thể khỏi hoàn toàn. Nếu uống không đúng cách có thể gây tác dụng phụ, mất thời gian, công sức và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Ngược lại, các loại thuốc Tây y đem lại hiệu quả giảm đau dạ dày nhanh chóng. Vậy nhưng, thuốc tây cũng mang tính chất tạm thời, đặc biệt thuốc còn gây ra các tác dụng không mong muốn và dễ bị tái phát, nếu lạm dụng có thể dẫn đến táo bón/tiêu chảy, đau đầu, loãng xương, gãy xương,…
Nhận thấy những hạn chế của các phương pháp điều trị đau dạ dày, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra nhiều hoạt chất nhằm đem đến các giải pháp mới giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn. Trong đó, sự ra đời của hợp chất Nano Curcumin cải tiến từ thành phần curcumin có trong củ nghệ vàng được coi là một điểm sáng trong việc điều trị các bệnh ở dạ dày.
Ở nước ta, Viện Hóa Học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công hoạt chất Nano Curcumin từ nguồn nghệ vàng trong nước vào năm 2013. Thành tựu này nhanh chóng được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để bào chế ra sản phẩm CumarGold và sau này là CumarGold New – Giải pháp cho người viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn Hp.
CumarGold New – Giải pháp xử lý nhanh đau dạ dày, trào ngược Hp và giảm tái phát
CumarGold New là viên uống hỗ trợ dạ dày có sự kết hợp giữa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá. Với cơ chế chuyên sâu về làm lành và phục hồi, CumarGold New không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh dạ dày mà còn tác động vào những tổn thương ở sâu bên trong niêm mạc, từ đó giảm nguy cơ tái phát.
Nhờ sự vượt trội về thành phần, CumarGold New khắc phục được các nhược điểm của phương pháp điều trị bệnh dạ dày truyền thống. Cụ thể:
Hỗ trợ phục hồi nhanh những thương tổn vùng niêm mạc dạ dày, thực quản
Hỗ trợ ức chế 65 chủng vi khuẩn HP (kể cả thể đã kháng kháng sinh).
Hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, cải thiện tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật, xạ trị, giảm độc tính hóa.
CumarGold New là thành quả của các nghiên cứu từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam cùng sự nỗ lực cải tiến và nâng cấp không ngừng của Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI. Sản phẩm được ví như “tượng đài” về Nano Curcumin cho dạ dày ở Việt Nam với chất lượng 1 viên nang mềm tương đương 4kg nghệ tươi, gấp 40 lần Nano Curcumin (thậm chí tốt hơn cả chế phẩm của Ấn Độ, Hàn Quốc) và gấp 1000 lần tinh bột nghệ thông thường.
Hoặc gọi Tổng đài miễn cước 18001796để được tư vấn và giao hàng tận nhà
CumarGold New đã được nghiên cứu, chứng minh bởi những đơn vị uy tín
Trước khi đưa ra thị trường và được tin dùng như hiện nay, CumarGold New đã trải qua rất nhiều các nghiên cứu để có thể chứng minh độ hiệu quả, an toàn khi sử dụng.
Nghiên cứu đánh giá độ hấp thu, độ an toàn của sản phẩm bởi Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy sản phẩm hấp thu trên 95%, không độc hại khi sử dụng liều cao hay duy trì sử dụng thời gian dài.
Nghiên cứu xác định độc tính của sản phẩm CumarGold New được thực hiện bởi Học viện Quân y. Từ đó cho thấy CumarGold an toàn cho cơ thể, không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tới chức năng gan thận, tim mạch hay bệnh lý khác.
Ngoài ra Bệnh viện Quân y 103 cũng cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên người Nano Curcumin trong CumarGold New có hiệu quả trong việc làm giảm tiết dịch vị dạ dày, làm giảm tổn thương loét do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Rất nhiều người bệnh dạ dày hài lòng về hiệu quả của CumarGold New
Chị Vũ Việt Thanh (Thái Nguyên): “Tôi bị viêm dạ dày đã lâu, uống thuốc bệnh viện kê nhưng chỉ một thời gian lại đau và ợ chua còn nhiều hơn. Chuyển sang uống CumarGold New chỉ sau thời gian ngắn các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, vướng nghẹn mất hẳn, đi khám bác sĩ thông báo không còn viêm loét gì nữa.”
Anh Trần Quang Vinh (Cần Thơ): “CumarGold New đã đẩy lùi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sau nhiều năm dùng đủ các phương pháp vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Tôi không bị đau dạ dày nữa nên ăn rất ngon, sức khoẻ cải thiện đáng kể. Hơn nữa, sản phẩm có giá thành hợp túi tiền và ra nhà thuốc nào cũng có, mua ở đâu cũng được.”
Anh Nguyễn Minh Thông (TP. HCM): “Tôi thấy trên thị trường chỉ có CumarGold New giúp làm lành dạ dày, khác hẳn so với các sản phẩm trước kia từng sử dụng. Điều quan trọng là sản phẩm không có tác dụng phụ nên tôi không có ngại khi sử dụng lâu dài.”
Hoặc gọi Tổng đài miễn cước 18001796để được tư vấn và giao hàng tận nhà
300 chuyên gia và dược sĩ đầu ngành đánh giá cao CumarGold New
PGS. TS. BS Hồ Bá Do – Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên Cao cấp Học viện quân y Việt Nam trong chương trình Tư vấn sức khoẻ trên kênh truyền hình VTC6 đã nhận định: “Nano Curcumin trong CumarGold New hấp thu tốt tới 95% có hiệu quả gấp 40 lần curcumin thường, có tác dụng hiệu quả với các bệnh lý tổn thương ở dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hang vị… Nhờ đó, sản phẩm có khả năng làm lành các vết loét, trung hoà acid và ức chế vi khuẩn Hp, giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi… và giảm nguy cơ tái phát.”
TS. Bác Sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội y học Việt Nam nhận định CumarGold New là sản phẩm có khả năng phục hồi và làm lành các tổn thương dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, mang lại hiệu quả vượt trội trong việc làm giảm các triệu chứng như đau dạ dày, trào ngược, đầy bụng, khó tiêu…, góp gần hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Cùng với dược sĩ Thu, 20.000 dược sĩ nhà thuốc khác cũng tin tưởng và tư vấn CumarGold New cho người bệnh dạ dày. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng và uy tín của sản phẩm, để xứng đáng là giải pháp dạ dày số 1 tại Việt Nam.
Lựa chọn CumarGold New ngay hôm nay cho sức khỏe dạ dày của bạn và nhận ngay ưu đãi tích 8 điểm tặng 1 hộp miễn phí.
Theo Đông y, đau dạ dày thuộc chứng Vị quản thống. Người bệnh có triệu chứng đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng thượng vị, chán ăn, mặt trắng bệch, phân lỏng, chân tay lạnh, lưỡi nhợt,… Các bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày sẽ được áp dụng tùy theo các thể. Trong bài viết này, CumarGold sẽ giúp bạn biết các thể đau dạ dày và các cách chữa đau dạ dày bằng Đông y được áp dụng phổ biến trong dân gian.
Ăn uống không điều độ, đói no thất thường, ăn nhiều chất béo, ngọt dẫn đến thấp nhiệt ở trong gây đau
Thức ăn bị đình trệ, không thể tiêu hóa gây đau
Giun gây đau dạ dày
1.2 Can khí phạm vị
Uất ức, lo nghĩ gây tổn thương Can, Can không thể sơ tiết ảnh hưởng đến Vị, Can Vị không điều hòa, khí cơ uất trệ gây đau
Khí bị uất hóa thành Hỏa, Hỏa uất gây tổn thương cho phần âm, dịch vị khô gây đau
1.3 Tỳ vị hư hàn
No đói thất thường, lao động quá sức khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau
2. Phân loại thể bệnh theo Đông Y
Theo Đông y, đau dạ dày (Vị quản thống) được chia thành 4 thể lâm sàng:
2.1 Thể Khí uất
Triệu chứng đau thượng vị theo cơn, sau đó lan ra 2 bên hông
Ợ hơi, ợ chua, táo bón
Rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy và mạch huyền hữu lực
Nóng giận, cáu gắt
2.2 Thể Hỏa uất
Đau dữ dội
Nóng rát thượng vị
Nôn, chua miệng
Hơi thở hôi
Lưỡi đỏ sẫm
Mạch hồng sác
2.3 Thể huyết ứ
Đau khu trú vùng thượng vị
Có cảm giác châm chích
Lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết
Mạch hoạt
Đi ngoài phân đen
Nôn ra máu
2.4 Thể Tỳ Vị hư hàn
Đau âm ỉ hoặc liên tục vùng thượng vị
Cảm giác đầy bụng sau khi ăn
Yếu tố khởi phát là mùa lạnh hoặc thức ăn lạnh
Lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch nhu hoãn vô lực
3. Chữa đau dạ dày bằng Đông y có tốt không?
Các bài thuốc Đông yđược nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý dạ dày.Ưu điểm của những bài thuốc này là an toàn, lành tính, dễ kiếm, chi phí thấp, ít tác dụng phụ. Thuốc Đông y chữa đau dạ dày thường được áp dụng cho người bị đau, viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm. Những dược chất có trong thành phần của bài thuốc Đông y hỗ trợ tiêu hóa và xoa dịu các tổn thương ở dạ dày.
Tuy nhiên, chữa đau dạ dày bằng Đông y chỉ hiệu quả khi bệnh mới phát. Bệnh lý đau dạ dày phức tạp như viêm loét, trào ngược, nhiễm vi khuẩn HP,… thì những dược chất có trong thành phần thuốc Đông y vẫn chưa đủ để có thể khắc phục những triệu chứng đó, cho nên, bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn những biện pháp điều trị chuyên sâu và hiệu quả hơn.
4. Top 3 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày hiệu quả
Trị đau dạ dày bằng Đông y có rất nhiều ưu điểm. Bài thuốc đông y trị đau dạ dàyđược áp dụng tùy theo mỗi thể bệnh. Đau dạ dày được chia làm 4 thể là Khí uất, Hỏa uất, Huyết ứ và Tỳ Vị hư hàn. Sau đây là 4 bài thuốc thường được dân gian áp dụng để chữa đau dạ dày.
4.1 Thể Khí uất
Nguyên liệu
Diên hồ sách: 12g
Hương phụ: 20g
Ô dược: 20g
Sa nhân: 8g
Cam thảo: 12g
Trần bì: 12g
Cách thực hiện
Đập dập Diên hồ sách cùng các vị thuốc trên, cho thêm 1,5 lít nước, đun sôi, lấy khoảng 150ml, bỏ bã
Chia thành 4 phần, uống trong 1 ngày
4.2 Thể Hỏa uất
Nguyên liệu
Thược dược: 20g
Đan bì: 20g
Trạch tả: 16g
Trần bì: 10g
Thanh bì: 8g
Chi tử: 20g
Bối mẫu: 12g
Cách thực hiện
Cho các nguyên liệu trên vào sắc với 1,7 lít nước
Bỏ bã, lấy khoảng 250ml nước cốt
Chia thành 5 phần, uống trong 1 ngày, uống khi nguội
4.3 Thể Huyết ứ
Nguyên liệu
Bồ hoàng: 48g
Ngũ linh: 48g
Cách thực hiện
Tán Bồ hoàng và Ngũ linh đã chuẩn bị thành bột mịn
Mỗi lần uống khoảng 15g, 4 lần/ngày
4.4 Thể Tỳ Vị hư hàn
Nguyên liệu
Nhân sâm: 15g
Can khương: 30g
Thục tiêu: 10g
Di đường: 100g
Cách thực hiện
Cho những nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào ấm, cho thêm 1.2 lít nước và đun sôi
Bỏ bã, lấy khoảng 150ml nước cốt
Thêm Di đường, khuấy đều
Chia thành 4 phần, uống hết trong 1 ngày
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc đông y chữa đau dạ dày
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc Đông y trị đau dạ dày được bào chế dưới dạng viên nang. Bên cạnh những sản phẩm chất lượng còn có nhiều sản phẩm không đảm bảo, khiến người bệnh vừa tốn tiền lại mất công sức và thời gian. Các bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày đòi hỏi phải duy trì trong một thời gian dài mới có kết quả. Bên cạnh đó, người bệnh chữa đau dạ dày bằng Đông y cần có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt, điều đó có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Chính vì vậy, trước khi điều trị dạ dày bằng Đông y, người bệnh nên tìm hiểu kỹ để tránh tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà vẫn không khắc phục được tình trạng bệnh.
Curcumin có trong củ nghệ được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Tác dụng này ngang hàng với các loại thuốc chống viêm khác và không có tác dụng phụ.
Curcumin có khả năng ức chế sự phát triển của Helicobacter Pylori – vi khuẩn có vai trò đặc biệt trong các bệnh lý dạ dày – tá tràng. Curcumin còn có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, cải thiện chức năng não bộ. Vì những lý do trên, tinh chất nghệ Curcumin được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới và coi như một “thảo dược của tương lai” vì khả năng tuyệt vời trong ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, dạ dày, tim mạch, gan mật, thần kinh, bệnh ngoài da,…
Đã có rất nhiều phương pháp được áp dụng để tăng tối đa hấp thu hoạt chất Curcumin trong đó có Nano hóa. CumarGold là sản phẩm chứa Curcumin được bào chế dạng Nano kích thước siêu nhỏ, hiệu quả vượt trội trong việc nâng cao độ tan và hấp thu của Curcumin, chất lượng tương đương với các chế phẩm của Mỹ. Hiệu quả mà sản phẩm này mang lại đã được kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt tại các viện nghiên cứu uy tín như “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, “Học viện Quân Y”, “Đại học Quốc gia Hà Nội”.
CumarGold giúp ức chế vi khuẩn HP, làm lành nhanh các vết loét, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa xạ trị, nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa xạ trị và hỗ trợ điều trị ung thư.
CumarGold ra đời giúp Việt Nam lọt Top 10 quốc gia trên thế giới sản xuất thành công Nano Curcumin, giúp các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống, trở thành một trong 10 thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu năm 2013. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm chứa Nano Curcumin nhưng chưa có sản phẩm nào có thể sánh với Nano Curcumin do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sản xuất.
Đau dạ dày là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong là một trong những phương pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Có nhiều cách sử dụng nghệ (nghệ tươi, bột nghệ) và mật ong chữa đau dạ dày như: pha, trộn, uống và ăn. Bài viết dưới đây, CumarGold sẽ tổng hợp lại cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản và hiệu quả nhất! Cùng đón xem nhé!
Nghệ (tiếng anh là Turmeric) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nghệ được coi là loại thảo dược quý với rất nhiều công dụng như làm mờ sẹo, giải độc gan, giúp giảm cholesterol trong máu, tốt cho người bệnh đau dạ dày, phụ nữ sau sinh,…
Đặc biệt, hoạt chất Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ vàng mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày.
Với khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, Curcumin giúp đẩy lùi phản ứng viêm bên trong dạ dày, cải thiện các cơn đau một cách hiệu quả.
Hỗ trợ giải phóng mật, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày, ngăn ngừa tình trạng thức ăn ứ đọng gây chướng bụng, đầy hơi và đau nhức.
Ức chế quá trình tăng tiết dịch vị tiêu hóa bên trong dạ dày, trung hòa acid và ngăn ngừa cơn đau hình thành.
Curcumin là chất oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Đồng thời hỗ trợ làm lành các vết thương trên lớp niêm mạc do viêm loét gây ra, ngăn ngừa hình thành nên các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Curcumin được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Từ đó, bạn sẽ ít gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra như đau dạ dày, ợ hơi,…
Vì vậy, tinh chất nghệ Curcumin trong nghệ tươi được thừa nhận rộng rãi với khả năng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày.
2. Nên dùng nghệ đen hay nghệ vàng để chữa đau dạ dày?
Chúng ta không nên sử dụng nghệ đen để chữa đau dạ dày. Bởi nghệ đen có nhiều công dụng trong việc điều trị các chứng như đau bụng kinh ở phụ nữ, chữa rối loạn tiêu hóa và bồi bổ khí huyết. Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất có trong nghệ đen sẽ không làm cho vết loét lành lại mà còn khiến tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn bởi đặc tính phá huyết. Vì vậy, không nên sử dụng nghệ đen để điều trị đau dạ dày. Hãy sử dụng nghệ vàng để chữa đau dạ dày bạn nhé!
3. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ
3.1 Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi
Cách 1: Uống nghệ tươi và mật ong
Nghệ tươi (nghệ vàng) thường được sử dụng để chế biến thức ăn và chữa bệnh đau dạ dày. Curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư và lành các tổn thương nhanh chóng. Uống nghệ và mật ong trị đau dạ dày là cách mà rất nhiều người đã áp dụng và cho kết quả tốt. Cách làm nghệ mật ong chữa đau dạ dày dưới đây:
Nguyên liệu
Nghệ tươi: 1 củ
Mật ong: 2 thìa
Nước ấm: 100ml
Cách thực hiện
Gọt vỏ nghệ sau đó đem rửa sạch
Giã nát
Lọc lấy khoảng 3 thìa nước cốt nghệ
Trộn nước cốt nghệ đã lọc với 100ml nước và 2 thìa mật ong
Uống hỗn hợp nghệ tươi và mật ong đều đặn 2 lần/ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút và duy trì trong 2 tháng để có kết quả như mong muốn
Cách 2: Nghệ tươi ngâm mật ong
Nghệ và mật ong thường được kết hợp trong điều trị bệnh, nó có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cách làm nghệ mật ong chữa đau dạ dày được thực hiện như sau:
Nguyên liệu
Nghệ tươi: 0,5 kg
Mật ong: 0,5 – 1 lít
Cách thực hiện
Rửa sạch nghệ, để ráo nước, cạo bỏ phần vỏ
Thái thành lát mỏng
Cho nghệ đã thái lát vào lọ thủy tinh
Cho thêm mật ong đã chuẩn bị trước đó vào, đậy kín nắp
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, sau 1 tuần có thể đem sử dụng
Cho khoảng 2 thìa cà phê hỗn hợp mật ong nghệ vào cốc nước ấm, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, kiên trì trong trong 4 – 6 tháng sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cải thiện rõ rệt
Cách 3: Nghệ tươi và dừa
Nước dừa chứa các enzyme kháng khuẩn, có công dụng tiêu diệt một số vi khuẩn trong đường ruột, làm phân giải protein nên có thể chữa các bệnh dạ dày. Vì vậy, khi kết hợp nghệ và dừa tạo thành một bài thuốc trị đau dạ dày hiệu quả.
Uống nước dừa nướng vào trước bữa sáng, trưa và tối khoảng 30 phút
Uống nghệ trị đau dạ dày vào khoảng 4 giờ sáng hôm sau (Lấy gối kê ngang thắt lưng để dạ dày có thể thải độc)
3.2 Chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ
Ngoài tác dụng làm đẹp, tinh bột nghệ còn hỗ trợ phòng và chữa đau dạ dày hiệu quả. Cách chế biến và uống bột nghệ chữa đau dạ dày được thực hiện lần lượt như sau:
Cách 1: Tinh bột nghệ và mật ong
Nguyên liệu
Tinh bột nghệ: 2 thìa
Nước ấm: 250ml
Cách thực hiện:
Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào cốc nước ấm
Khuấy đều, đợi tan hoàn toàn và sử dụng
Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc, uống sau bữa ăn 30 phút và đều đặn trong 2 tháng
Cách 2: Viên nghệ mật ong
Nguyên liệu
Tinh bột nghệ: 100gr
Mật ong: 100gr
Lọ thủy tinh: 1 lọ
Cách thực hiện:
Cho tinh bột nghệ và mật ong vào một bát sạch
Dùng thìa trộn đều để tạo hỗn hợp đồng nhất
Vo thành từng viên nhỏ, xếp từng viên ra khay để chúng không bị dính vào nhau
Cho viên nghệ vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi thoáng mát
Trường hợp bệnh nặng nên kiên trì sử dụng trong 40 ngày, uống 3 – 5 viên/lần, 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn 20 – 30 phút & trước khi ngủ 2 – 3 tiếng
Trường hợp bệnh nhẹ sử dụng từ 5 – 10 ngày, uống 3 viên/lần, 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn 20 – 30 phút & trước khi ngủ 2 – 3 tiếng
3.3 Chữa đau dạ dày bằng bột nghệ
Nếu không có sẵn nghệ tươi, bạn có thể tận dụng bột nghệ. Bột nghệ đảm bảo là khi không còn tinh dầu, bởi vì, tinh dầu có thể gây kích ứng dạ dày. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên liệu, thực hiện và cách uống bột nghệ chữa đau dạ dày.
Nguyên liệu
Nghệ tươi: 10 củ
Chuối chát: 5 quả
Sắn dây: 2 củ
Cách thực hiện
Gọt sạch vỏ chuối chát, nghệ tươi và sắn dây
Thái thành lát mỏng tất cả dược liệu kể trên
Phơi dưới trời nắng to
Đem đi xay thành bột mịn (không trộn chung)
Cho khoảng 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa bột nghệ và 1 thìa chuối chát vào 100ml nước nước ấm
Khuấy đều và uống trước khi ăn khoảng 30 phút, kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh chuyển biến tốt
4. Chữa đau dạ dày bằng nghệ có hiệu quả nhanh không?
Curcumin có trong nghệ đã được các nhà khoa học khẳng định hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là Curcumin không tan trong nước (độ tan 0.001%), sinh khả dụng thấp.
Khi dùng theo đồ uống, Curcumin hòa tan một phần rất nhỏ vào các dịch thể của ống tiêu hóa, chỉ 7-10% Curcumin được hấp thu vào máu, lại bị chuyển hóa nhanh qua gan, làm cho sinh khả dụng thực tế của Curcumin chỉ đạt 2-3%.
Để đạt được liều 12g/ngày như các nhà khoa học khuyên dùng thì mỗi ngày phải uống tới 24 viên nang Curcumin 500mg tương đương với 4kg nghệ tươi. Đó là liều quá cao, bệnh nhân không thể chịu đựng nổi mùi vị khó chịu, gây cảm giác buồn nôn, khó tuân thủ liều và chi phí sử dụng cao. Nếu chỉ uống với liều thông thường như hiện tại thì chưa đủ hàm lượng Curcumin trong máu để phát huy hiệu quả như mong muốn, thời gian điều trị kéo dài.
5. Nano Curcumin – Bước tiến vượt bậc từ Curcumin có trong nghệ
Để tăng tối đa hấp thụ hoạt chất Curcumin đầy tiềm năng, công nghệ Nano tạo hạt phân từ kích thước siêu nhỏ chỉ từ 30-50 nm mang lại hiệu quả vượt trội hơn cả trong việc nâng cao độ tan và hấp thu của Curcumin, đồng thời tạo ra một số lợi ích như cải thiện sự hấp thu của tế bào, giảm chuyển hóa tại gan, giữ ổn định nồng độ trong máu, tăng cường dược tính của Curcumin.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận công dụng của Nano Curcumin trên bệnh nhân viêm loét dạ dày là do:
Nano Curcumin diệt được cả 65 chủng vi khuẩn HP với cơ chế khác kháng sinh đang dùng. Vì vậy, nếu vi khuẩn HP đã kháng kháng sinh vẫn chịu tác dụng của Nano Curcumin.
Nano Curcumin làm giảm các yếu tố tấn công dạ dày: làm giảm tăng tiết dịch vị acid, pepsin, làm giảm hoạt tính các chất thúc đẩy viêm trong cơ thể.
Nano Curcumin làm tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày: tăng nồng độ chất nhày, tăng nitric oxid trong dịch nhày.
Nano Curcumin có tác dụng chống viêm, làm hồi phục nhanh các tổn thương viêm loét, tái tạo niêm mạc dạ dày.
Nano Curcumin có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư dạ dày.
CumarGoldlà sản phẩm đầu tiên có chứa Nano Curcumin tại Việt Nam, được nghiên cứu chặt chẽ, có hệ thống để đánh giá hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý bài bản trong một thời gian dài tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội trước khi đưa ra thị trường. Chỉ sau 7 năm ra mắt có trên 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc phân phối, 4 triệu sản phẩm được bán ra giúp hơn 1 triệu người bệnh dạ dày hỗ trợ và phòng ngừa tái phát.
>> Tìm hiểu thêm về Thực phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold tại đây
Sử dụng nghệ để điều trị đau dạ dày là phương pháp rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để hiệu quả điều trị đạt tối đa.
Sử dụng nghệ với hàm lượng phù hợp, quá lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn chuyển hóa, tiêu chảy, buồn nôn,…
Không sử dụng nghệ chữa đau dạ dày với phụ nữ đang mang thai
Những người đang sử dụng thuốc loãng máu như ibuprofen, aspirin, warfarin hoặc đã từng phẫu thuật nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ khi dùng nghệ chữa đau dạ dày
Trong quá trình điều trị, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thô cứng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị dễ gây kích ứng. Tránh xa rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ và mật ong và những lưu ý khi sử dụng nghệ. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!
Đau dạ dày là khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và không được chữa trị kịp thời. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí đau dạ dày được gửi về cho CumarGold trong thời gian qua như: “Đau dạ dày ở vị trí nào?”, “Đau dạ dày bên nào”, “Đau dạ dày ở đâu”, “ Đau dạ dày ở bên trái hay phải?”, “Đau dạ dày bên trái hay phải”, “Đau bao tử ở bên nào”,… Bài viết sau của CumarGold sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đau dạ dày! Cùng đọc ngay nhé!
Đau vùng thượng vị: Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của đau dạ dày. Cơn đau thường tập trung tại vùng dưới xương sườn và trên rốn. Đau thượng vị xuất hiện sau khi ăn thậm chí kéo dài trong nhiều giờ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy, sỏi túi mật. Những trường hợp đau kèm theo ợ chua, ợ nóng, ợ hơi và giảm cân nhanh chóng thì chắc chắn là đau dạ dày.
Đau dạ dày bên trái và phải: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị sau đó lan sang 2 bên và khu vực lưng, đau nhiều ở vùng bụng bên trái, phía trên. Có lúc người bệnh sẽ cảm thấy đau ở 1 hoặc 2 bên sườn cùng cảm giác xót ruột, đói và nóng bụng, triệu chứng này sẽ giảm hẳn khi ăn no.
Đau giữa vùng bụng: Rốn là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng, đây cũng là vị trí đau dạ dày phổ biến. Đau thường kèm triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, nóng rát cổ, đau khi đói, giảm cân đột ngột.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày
2.1 Nguyên nhân của đau dạ dày
Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân đau dạ dày. Khi nhiễm vi khuẩn này, dạ dày sẽ không còn được an toàn, vi khuẩn sẽ tấn công thành dạ dày thường xuyên gây loét, chảy máu, ung thư.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học mà cụ thể là ăn đồ cay, nóng thường xuyên sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây nên những cơn đau.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến bài tiết Pepsin và HCL trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày cũng sẽ bị tổn thương, bào mòn khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
Không dung nạp Gluten: Hiện tượng rối loạn tự miễn dịch xuất hiện khi không dung nạp Gluten. Hiện tượng này khiến ruột non hoạt động không bình thường, không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng có trong thức ăn, gây nên các cơn đau dạ dày từ nhẹ đến nặng.
Vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp có khả năng điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi tuyến giáp gặp vấn đề thì hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng, các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên.
Stress lâu ngày: Hoạt động co thắt của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên bị stress.
2.2 Triệu chứng của đau dạ dày
Đau thượngvị: Cơn đau thượng vị ở người bệnh có liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó được tiêu hóa, bị lên men và dẫn đến hiện tượng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng kèm đau thượng vị.
Chán ăn: Thức ăn tiêu hóa chậm gây hiện tượng chướng bụng, ấm ách, nặng nề, chán ăn. Sau khi ăn người bệnh thường có cảm giác nóng rát và đau vùng thượng vị, lan ra xương ức và có cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn, nôn nhiều: Người bệnh thường xuyên buồn nôn, nôn nhiều. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây rách niêm mạc thực quản, mất nước và điện giải trong dịch dạ dày, tụt huyết áp hoặc trụy tim mạch, sút cân, phù nề.
Chảy máu tiêu hóa: Người bệnh sẽ nôn nhiều hoặc đi ngoài ra máu tươi,cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.
3. Phòng tránh đau dạ dày
3.1 Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Thực hiện thói quen ăn uống khoa học: là cách hữu hiệu để phòng tránh đau dạ dày. Không nên ăn nhiều đồ chiên rán vì những đồ ăn này khó tiêu hóa, có khả năng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều đồ chiên rán có thể khiến máu nhiễm mỡ. Thực phẩm ngâm muối cũng tăng áp lực cho dạ dày.
Tránh ăn thực phẩm ngâm muối: Vì nó có chứa một số chất gây ung thư (thịt/cá ướp muối, thịt hun khói, dưa muối, cà muối,…), vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Không nên ăn đồ đông lạnh bởi nó có khả năng kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, dễ gây chảy máu hoặc viêm. Nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả tươi vì nó có khả năng bảo vệ và tăng sức đề kháng cho dạ dày.
3.2 Hướng dẫn cách ăn uống khoa học
Đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn: nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho dạ dày. Giảm gánh nặng cho dạ dày bằng việc ăn chậm, nhai kỹ. Không nên vận động thể chất hay hoạt động trí óc sau khi ăn. Bởi lẽ, đây là lúc não bộ đang tập trung dồn toàn bộ năng lượng cơ thể cho việc tiêu hóa. Nếu bạn thực hiện cả những hoạt động khác sẽ khiến cơ thể phải “san sẻ” năng lượng và dạ dày phải hoạt động quá tải, lâu dần gây đau dạ dày.
Ăn uống đúng giờ và điều độ: giúp hình thành phản xạ có điều kiện, có lợi cho tiêu hóa. Nên ăn đủ 3 bữa một ngày và ăn đúng giờ. Không nên để dạ dày quá no hoặc quá đói, như vậy sẽ khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn và ảnh hưởng đến các hoạt động tiêu hóa. Uống một cốc nước lọc trước khi ăn 30 phút sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Trước khi ngủ không nên ăn, chỉ nên uống 1 ly sữa ấm để xoa dịu, bảo vệ dạ dày và ngủ ngon giấc hơn.
3.3 Lối sống khoa học
Không hút thuốc lá: bởi nó khiến cho mạch máu hệ tiêu hóa co lại, việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày bị ảnh hưởng và niêm mạc dạ dày giảm sức đề kháng. Theo nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm và ung thư dạ dày.
Tránh căng thẳng: là một trong những nguyên nhân làm tăng sản sinh acid, gây rối loạn dạ dày, lâu dần gây nên các bệnh như đau dạ dày và các biến chứng khác. Do đó, cách phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả đó chính là giải tỏa stress, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Trên đây là thông tin chi tiết về vị trí đau dạ dày. Bài viết cũng giúp bạn biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đau dạ dày. CumarGold không ngại chia sẻ với bạn về bệnh lý dạ dày và các sản phẩm hiệu quả, hãy để lại thắc mắc của bạn tại phần bình luận bên dưới bài viết. Ghé thăm cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dạ dày là một túi chứa thức ăn, khởi đầu của quá trình tiêu hóa và cũng là nơi thuận lợi cho việc phát sinh một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm loét và ung thư dạ dày. Thuốc trị đau dạ dày giúp giảm các đáng kể các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, đại tiện ra máu,… Vậy người bị đau dạ dày uống thuốc gì hết? Thuốc trị đau dạ dày nào tốt nhất hiện nay? Thuốc trị đau bao tử loại nào hiệu quả? Bài viết sau của CumarGold sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên nhé!
Người bị đau dạ dày thường bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,… Khi thấy xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Hẹp môn vị dạ dày: Hẹp môn vị dạ dày là hiện tượng thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Người bị hẹp môn vị dạ dày thường đau bụng dữ dội trong thời gian dài, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, toát mồ hôi, mệt mỏi,…
Thủng dạ dày: Đau dạ dày trong thời gian dài hoặc không được điều trị dứt điểm có thể gây thủng dạ dày.
Xuất huyết tiêu hóa: Khi máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản đến hậu môn tức là người bệnh đã bị xuất huyết tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp khi xuất huyết tiêu hóa là nôn và đi ngoài ra máu. Máu trong chất thải có thể màu thâm đen hoặc đỏ.
Ung thư dạ dày: Một số triệu chứng phổ biến của ung thư dạ dày đó là đầy bụng, đau bụng, nóng dạ dày, giảm cân, thiếu máu, sốt, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, đại tiện ra máu,…
2. Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì?
Dưới đây là 3 nhóm thuốc giúp điều trị đau dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo
2.1 Thuốc kháng acid
Đây là loại thuốc có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và khó tiêu do thừa acid. Với những loại thuốc kháng acid, người bệnh không nên lạm dụng bởi có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón. Nếu bị thận mạn tính, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc kháng acid. Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng acid dạng viên, nên nhai trước khi nuốt để giảm đau nhanh hơn. Một số loại thuốc kháng acid thường được sử dụng cho người bị đau dạ dày gồm:
Alka-Seltzer
Amphojel
Alternagel
Magnesia
Mylanta
Maalox
Pepto-Bismol
2.2 Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc PPIs – ức chế bơm proton được sử dụng để ngăn ngừa chứng ợ nóng và đau dạ dày thường xuyên. Thuốc này có khả năng ngăn chặn các vị trí sản xuất acid trong dạ dày. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể gây nên những tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dễ gãy xương đùi, xương cổ tay,… Những loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng cho người bị đau dạ dày như:
Thuốc ức chế thụ thể H2 hiệu quả trong việc khắc phục hiện tượngacid dư thừa trong dạ dày.Thuốc này không giảm cơn đau dạ dày nhanh như thuốc kháng acid nhưng tác dụng của nó lại lâu hơn. Bên cạnh đó, thuốc ức chế thụ thể H2 còn giảm đáng kể triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc ức chế H2 kèm thuốc kháng acid để giảm nhanh chóng các cơn đau dạ dày. Tác dụng phụ của những loại thuốc này là tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn, nôn.
3. Thuốc trị đau dạ dày và sản phẩm hỗ trợ trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay
Vậy đau dạ dày uống thuốc gì tốt nhất hiện nay? Dưới đây là 5 loại thuốc trị đau dậ dày hiệu quả nhất hiện nay mà CumarGold muốn giới thiệu đến bạn.
3.1 Thuốc dạ dày Nexium 24h
Nexium 24h là sản phẩm của Mỹ, có dạng viên nén, chuyên dùng cho người bệnh đau dạ dày có triệu chứng ợ chua, ợ nóng thường xuyên. Bên cạnh đó, Nexium 24h còn hỗ trợ làm dịu cơn đau bụng, giảm quá trình sản sinh acid dư thừa trong dạ dày, hạn chế hiệu quả hiện tượng trào ngược.
Nexium 24h giúp hỗ trợ phục hồi những bị trí viêm loét và ngăn ngừa hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Một liệu trình tối ưu kéo dài liên tiếp trong 14 ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ sau 2 tuần sử dụng Nexium 24h. Nexium 24h chống chỉ định với trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và người mắc bệnh ung thư, suy thận.
3.2 Thuốc chữa đau dạ dày Ez Maximum Strength
Ez Maximum Strength là thuốc đau dạ dày của Mỹ. Thuốc có khả năng trung hòa và giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày. Ez Maximum Strength hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh, giảm áp lực và bảo vệ dạ dày hiệu quả. Ez Maximum Strength có dạng viên, nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, ngày 1 lần. Ez Maximum Strength chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi và người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
3.3 Thuốc trị đau bao tử Prilosec OTC
Hoạt chất chính của thuốc trị đau dạ dày Prilosec OTC là Prilosec, Nexium và Dexilant. Thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của enzyme sản sinh acid dư thừa tại niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng đau dạ dày nhanh chóng.
Prilosec OTC có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị bệnh Zollinger Ellison. Người bị đau dạ dày nên uống thuốc trước khi ăn sáng (không nên nhai hoặc nghiền nát). Ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường khi sử dụng Prilosec OTC.
3.4 Yumangel – Thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả
Nhóm thuốc: Trung hòa axit dịch vị
Thành phần:Almaget.
Almaget là hỗn hợp của magie và nhôm hydroxyd có tác dụng khả năng phản ứng với axit dịch vị, làm giảm axit dịch vị, axit dịch vị chính là nguyên nhân gây loét.
Công dụng của thuốc:
Trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản
Ợ chua, ợ nóng hoặc khó tiêu, đầy hơi
Người thường bị đau dạ dày do bia rượu, căng thẳng công việc…
Đang dùng những thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs do bệnh khớp.
Cách dùng, Thời gian điều trị: 4 lần/ ngày, trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi dùng nửa liều người lớn. Uống sau ăn từ 1- 2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
Tác dụng không mong muốn: Táo bón hoặc tiêu chảy
Giá bán hoặc khoảng giá: 100.000đ/ hộp
Xuất xứ (nguồn gốc): Hàn Quốc.
Công ty sản xuất: YUHAN CORPORATION – Tập đoàn Dược phẩm số 1 Hàn Quốc tại Hàn Quốc.
Website: https://daibac.com
Nhà phân phối chính hãng: Công ty TNHH Đại Bắc
Địa chỉ: Số 11 – Đường Công Nghiệp 4 – Khu Công Nghiệp Sài Đồng B – Long Biên – Hà Nội
3.5 Thuốc trị đau dạ dày Pepto Bismol
Thuốc đau dạ dày Pepto Bismol có tác dụng phục hồi hiện tượng viêm loét thành dạ dày. Nó cũng giúp cơ thể người bệnh hấp thu hiệu quả dinh dưỡng trong thức ăn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau thắt vùng bụng, tiêu chảy, đầy bụng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Pepto Bismol có dạng siro, vì vậy, trước khi sử dụng nên lắc đều. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 45 phút. Pepto Bismol chống chỉ định với người dưới 12 tuổi.
3.6 Maalox – Thuốc dạ dày giúp giảm nguyên nhân gây loét dạ dày
Nhóm thuốc: Thuốc trung hòa axit dịch vị
Thành phần: Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydroxyd. 2 thành phần này có tính kiềm, giúp trung hòa axit dịch vị, loại bỏ trực tiếp nguyên nhân gây loét dạ dày
Công dụng của thuốc: Điều trị rối loạn tiêu hoá do acid tăng nhanh.
Cách dùng, Thời gian điều trị: Nhai 1- 2 viên sau bữa ăn, ngày dùng 6 lần
Tác dụng không mong muốn: táo bón, tiêu chảy
Giá bán hoặc khoảng giá: 48.000đ/ hộp
Xuất xứ (nguồn gốc): Pháp
Công ty sản xuất: Sanofi Aventis
Website: https://www.sanofi.com.vn
Nhà phân phối chính hãng: Sanofi tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 10 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM
3.7 Thực phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold New
CumarGold New là sản phẩm nano curcumin dành riêng cho người viêm loét dạ dày đã có mặt gần 10 năm trên thị trường với hơn 1,5 triệu người tin dùng. Đây là sản phẩm được phát triển dựa trên nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, có những ưu điểm vượt trội như:
Hàm lượng nano curcumin (20%)
Độ tan 8.500-10.000 lần
Độ hấp thu 95%
Bên cạnh đó, trong thành phần của CumarGold New còn bổ sung chiết xuất gừng chuẩn hoá và piperin. Hai thành phần này cùng hiệp đồng để nâng cao hiệu quả của nano curcumin cũng như giúp sản phẩm mang tới công dụng toàn diện hơn cho người bệnh:
Hỗ trợ ức chế 65 chủng vi khuẩn Hp nhờ cơ chế acid hoá nội bào và phá huỷ màng tế bào, từ đó khiến vi khuẩn Hp suy yếu hoạt động, không thể hoặc ít tiết ra độc tố gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày, mau lành các vết viêm – loét – trợt
Hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị và tăng cường tiết chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm tác động gây viêm loét tới niêm mạc dạ dày
Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, buồn nôn…
Hơn 1,5 triệu khách hàng khắp cả nước đã cải thiện rõ rệt bệnh dạ dày với CumarGold New
Chị Nguyễn Thị Thìn (Hiệu trưởng Tiểu học Quản Thắng – Thanh Hoá) – Viêm trợt dạ dày: “Bản thân tôi cảm thấy sản phẩm có những thành phần mà tôi không cảm thấy nghi ngờ, và khi sử dụng tôi còn thấy hiệu quả nữa nên tôi quyết định sử dụng lâu dài dù không còn đau dạ dày nữa. Sử dụng lâu dài không những bảo vệ dạ dày, hỗ trợ phòng ngừa ung thư mà còn trẻ ra mà nước da còn đẹp hơn nên nhiều giáo viên đau dạ dày ở trường cũng dùng theo tôi”.
Anh Đặng Xuân Phước (Bắc Giang) – Viêm loét dạ dày 23 năm:“Đau tới mức mà mình cảm thấy không cần giàu nghèo gì nữa, chỉ cần sức khoẻ. Tới khi gặp được CumarGold New, cuộc sống của mình đã cải thiện.[…] Anh chị em cố gắng nên dùng, thứ nhất nó tốt cho sức khoẻ, thứ 2 nó phù hợp với túi tiền của mọi người dân”.
Chị Nguyễn Mỹ Thu (Bà Rịa Vũng Tàu) – Viêm hang vị, xuất huyết hang vị, HP+: “Bệnh bao tử của tôi nặng, uống nhiều thứ không đỡ, không hết được HP. Thế mà uống CumarGold New lại hiệu quả, hết đau, hết ợ hơi, hết đầy bụng, đi khám thì Hp cũng bị ức chế hết luôn”.
Chị Trần Thị Phương (Đồng Tháp) – Viêm loét dạ dày: “Từ ngày uống CumarGold New, tôi không còn đau rát, ợ hơi, ợ chua nữa. Tôi ăn uống không cần kiêng khem luôn nên giờ khỏe mạnh lắm, lại tăng cân nữa.”
Anh Quách Trí Dũng (Đồng Nai) – Viêm hang vị dạ dày mạn tính: “Tôi đã từng sử dụng rất nhiều sản phẩm, kể cả thuốc tây nhưng không thấy được hiệu quả rõ rệt. Từ khi tin dùng CumarGold New tôi cảm nhận rõ những thay đổi trọng bệnh viêm hang vị có khuẩn hp của mình. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi dần mất đi, tôi ăn uống ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn.”
ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY – NHẬN ƯU ĐÃI TÍCH ĐIỂM 8 HỘP – NHẬN 1 HỘP
FREESHIP TOÀN QUỐC KHI MUA TỪ 4 HỘP
Cô Hồ Thị Thuý Lang (Tp.Hồ Chí Minh) – Viêm loét bao tử HP+: “Tôi đã từng điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP suốt từ năm 2015 nhưng bệnh cứ tái đi tái lại không dứt. Chỉ đến khi được giới thiệu sử dụng CumarGold New tôi mới thực sự thấy được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể mình. Đều đặn liều lượng 6 viên/ngày, tôi ăn uống ngon miệng hơn, không còn cảm giác ợ hay đầy bụng sau khi ăn, những cơn đau dạ dày cũng giảm rõ rệt.”
Cô Hoàng Thị Tuyết (Khánh Hoà) – Viêm loét dạ dày mạn tính: “Dùng từ thời CumarGold, bây giờ là CumarGold New, thấy sản phẩm quá tốt, không có gì phải phàn nàn. 8 năm rồi không có bất kì triệu chứng gì của bệnh dạ dày trong khi trước đó tôi đau tới mức không làm nổi việc gì. Giờ tôi cứ dùng vì thấy sản phẩm còn nhiều tác dụng với sức khoẻ chứ không chỉ bảo vệ riêng dạ dày”.
Các dược sĩ nhà thuốc đánh giá cao về sản phẩm CumarGold New
Các nhà thuốc Miền Nam chia sẻ về chất lượng và hiệu quả của CumarGold New
Các nhà thuốc Miền Bắc chia sẻ về chất lượng và hiệu quả của CumarGold New
Mua CumarGold New tại các nhà thuốc để được các dược sĩ tư vấn trực tiếp
CumarGold New nhận được sự ủng hộ của hơn 300 chuyên gia tại Hội nghị tiêu hoá Hà Nội lần thứ 27: