Skip to main content

[Top 4] Cách chữa viêm tuyến sữa bằng biện pháp dân gian đơn giản tại nhà

Viêm tuyến sữa là bệnh lý rất dễ gặp phải với các mẹ sau sinh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu một số cách chữa viêm tuyến sữa bằng biện pháp dân gian đã và đang được nhiều người áp dụng hiện nay. 

1. Gợi ý các bài thuốc chữa tắc tia sữa theo dân gian 

Viêm tuyến sữa sẽ có các triệu chứng điển hình là bầu ngực sưng, nóng rát, thậm chí sốt cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không gây biến chứng nào. Dưới đây là bài thuốc chữa tắc tia sữa theo dân gian đơn giản có thể thực hiện tại nhà:

1.1 Cách chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp

Xơ mướp là một trong các bài thuốc chữa tắc tia sữa dân gian rất được Đông y ưa chuộng. Có vị ngọt, tính bình, xơ mướp không chỉ có tác dụng giúp tia sữa lưu thông mà còn đả thông kinh lạc giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bài thuốc này được thực hiện với 1 chiếc xơ mướp, kèm theo 10 gai bồ kết, 1 củ hành khô. Bạn băm nhỏ tất cả các nguyên liệu trên và cho vào nồi đun nhỏ lửa với 400ml nước, đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Số lượng nước này mẹ chia nhỏ ra uống 2-3 lần/ngày và kiên trì sử dụng từ 3 đến 4 ngày liên tiếp sẽ cải thiện tình trạng tắc tia sữa. 

Xơ mướp là bài thuốc chữa viêm tuyến sữa dân gian hiệu quả
Xơ mướp là bài thuốc chữa viêm tuyến sữa dân gian hiệu quả

1.2 Cách chữa tắc tia sữa bằng củ hành tím

Hành tím tính ấm nên có khả năng phá tan các tia sữa bị tắc, khơi thông dòng sữa. Bên cạnh đó, hành tím còn có tính kháng viêm rất tốt, giúp mẹ giảm được tình trạng viêm.

Bạn cắt các lát hành tím rồi đắp trực tiếp lên ngực trong vài phút, lưu ý tránh phần núm vú gây mùi hăng khó chịu khiến bé sợ bú. Để giữ cho phần hành tím cố định trên bầu ngực, bạn có thể dùng khăn mềm đắp lên rồi băng lại. Kết hợp massage bầu ngực và đắp hành tím 2 lần mỗi ngày, kiên trì khoảng 4 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

1.3 Cách chữa tắc tia sữa bằng lá cây

Một số loại lá cây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm tuyến sữa. Các loại lá này khá dễ kiếm và cách thực hiện cũng đơn giản, chẳng hạn như: bồ công anh, đinh lăng, lá mít non, chè vằng, lá vối… 

Bạn đem lá rửa sạch và đun sôi trong 5 – 7 phút rồi để nguội. Uống đều đặn thay nước hàng ngày trong vòng 2 đến 3 ngày là mẹ có thể thấy tình trạng tắc tia sữa được cải thiện rõ rệt. Các loại lá này khá lành tính được nhiều người sử dụng, không chỉ giúp các mẹ chữa tắc tia sữa mà còn giúp cơ thể thanh nhiệt.

Bồ công anh là một loại cây rất hiệu quả trong việc giảm tắc tia sữa
Bồ công anh là một loại cây rất hiệu quả trong việc giảm tắc tia sữa

1.4 Cách chữa tắc tia sữa dân gian bằng mẹo sử dụng lược gỗ

Lược gỗ không chỉ đơn giản dùng để chải đầu mà còn là một mẹo xử lý viêm tắc tia sữa phổ biến trong dân gian. Theo kinh nghiệm được lưu truyền thì phụ nữ sau sinh chỉ cần dùng một chiếc lược gỗ chải bầu ngực nhiều lần là sữa mẹ sẽ về dồi dào.

2. Những lưu ý khi áp dụng các cách chữa tắc tia sữa bằng biện pháp dân gian

Cần thận trọng khi áp dụng các cách chữa viêm tuyến sữa dân gian
Cần thận trọng khi áp dụng các cách chữa viêm tuyến sữa dân gian

Dân gian ta lưu truyền khá nhiều cách chữa tắc tia sữa nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Ngoài ra, hiệu quả của các phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng và có thể tiềm ẩn một vài tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện các phương pháp này:

  • Tìm hiểu kỹ từng biện pháp, đặc biệt nếu bạn có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng.
  • Trường hợp sử dụng thảo dược cải thiện viêm tắc tuyến sữa, cần lựa chọn các nguyên liệu rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình áp dụng các cách chữa viêm tuyến sữa dân gian, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngưng ngay lập tức và đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Ăn uống đa dạng, uống nhiều nước giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời để tránh bị căng thẳng, dẫn đến cơ thể suy nhược.
  • Lựa chọn trang phục cho phần ngực thoải mái, rộng rãi, thoáng mát. 

Trên đây là những thông tin về các cách chữa viêm tuyến sữa bằng biện pháp dân gian đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức hữu ích và lựa chọn được phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng tắc tia sữa đang gặp phải. 

Tắc tia sữa có mủ, bầu vú đau, nóng rát, căng: Mẹ cần làm gì?

Tắc tia sữa đơn thuần đã rất ám ảnh đối với các mẹ sau sinh, nhưng tắc tia sữa có mủ mới là vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm tắc tia sữa có mủ trong bài viết dưới đây.  

1. Tắc tia sữa có mủ có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa có mủ chính là biến chứng của tình trạng tắc tia sữa kéo dài. Sau khi bị tắc tia sữa mà mẹ bỉm không tìm cách thông tia sữa thì phần mủ sẽ xuất hiện. Tình trạng đau, tức vùng ngực, sữa rỉ ra có lẫn mủ đục. Núm vú sẽ bị nhiễm khuẩn, mất vệ sinh, dần sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, như: áp xe vú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú, thậm chí ung thư tuyến vú. Vì thế, tắc tia sữa có mủ rất nguy hiểm, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Quan sát bằng mắt thường hoàn toàn có thể thấy được biểu hiện của viêm tắc tia sữa có mủ
Quan sát bằng mắt thường hoàn toàn có thể thấy được biểu hiện của viêm tắc tia sữa có mủ

2. Biểu hiện viêm tắc tia sữa có mủ

3 biểu hiện sau đây chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng viêm tắc tia sữa có mủ:

  • Núm vú xuất hiện những đốm trắng bé xíu hoặc nặn ra sữa có hơi vàng, có thể có mùi khó chịu.
  • Vùng ngực sưng tấy, nóng rát, nhất là núm vú sẽ sưng to, đau đớn dai dẳng, cơn đau rất khó chịu.
  • Mẹ bị sốt cao trên 38 độ C kéo dài đi kèm cảm giác ớn lạnh.
Viêm tắc tia sữa có mủ rất dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm cho tuyến vú
Viêm tắc tia sữa có mủ rất dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm cho tuyến vú

3. Nguyên nhân gây ra viêm tắc tia sữa có mủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tắc tia sữa có mủ vàng, bao gồm:

3.1 Không điều trị dứt điểm tắc tia sữa lâu ngày

Khi bị tắc tia sữa, nhiều người không điều trị ngay khiến các tổn thương viêm kéo dài khiến tia sữa ngày càng tắc. Lúc này, nếu có vi khuẩn xâm nhập vào các vùng viêm sẽ xuất hiện thêm mưng mủ, thậm chí chảy nước.

3.2 Mẹ bị nhiễm khuẩn núm vú

Một nguyên nhân tiếp theo rất dễ dẫn đến việc bị viêm tắc tia sữa có mủ, đó là mẹ gặp phải các bệnh lý khiến núm vú bị nhiễm khuẩn. Việc mẹ không vệ sinh thường xuyên núm vú trước và sau khi cho con bú có thể bị nhiễm khuẩn với biểu hiện dễ thấy nhất là mủ chảy ra.

3.3 Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường

Nếu bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, mẹ sau sinh có nguy cơ cao bị viêm tắc tia sữa có mủ. Đây là một biến chứng khá thường gặp ở những người bệnh tiểu đường. 

4. Cách chữa tắc tia sữa có mủ tại nhà

Tắc tia sữa có mủ nghiêm trọng hơn nhiều tắc tia sữa thông thường nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tia sữa viêm tắc kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường và tiềm tàng nhiều cơ hội cho các bệnh lý nguy hiểm phát triển. Đặc biệt, viêm tắc sữa có mủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp điều trị tắc tia sữa có mủ. Tuy nhiên, nếu viêm tắc kèm theo mủ, bạn không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý đúng các tia sữa bị viêm một cách tốt nhất.

Nên xử lý viêm tắc tia sữa có mủ tại các cơ sở y tế
Nên xử lý viêm tắc tia sữa có mủ tại các cơ sở y tế

5. Cách phòng tránh viêm tắc tia sữa có mủ

Không chỉ gây đau đớn và mệt mỏi cho mẹ, tắc tia sữa còn dẫn đến nhiều hệ luỵ khác. Trong đó, suy giảm lượng sữa do tia sữa tắc, lâu dài là ít sữa, thậm chí mất sữa là hậu quả thấy rõ nhất. Vì vậy, các mẹ cần chủ động phòng tránh tình trạng này bằng một số biện pháp sau đây:

  • Duy trì hút sữa đều đặn theo các lịch cữ phù hợp: Bên cạnh việc cho con bú thường xuyên, mẹ vẫn nên hút sữa ngay sau đó. Điều này giúp phần sữa dư thừa trong bầu ngực được hút ra hết và không bị ứ đọng. Việc hút kiệt sữa cũng góp phần kích thích sản xuất sữa mới, hạn chế tình trạng ít sữa hoặc mất sữa.
  • Thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh, cân bằng đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức.
  • Để tăng cường sản xuất sữa và duy trì sự thông thoáng của tuyến sữa, mẹ nên uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh tối đa những tác động áp lực lên vùng ngực như: mặc áo quá chật, nằm sấp khi ngủ…

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp các mẹ có thể trang bị cho mình kiến thức về tình trạng tắc tia sữa có mủ. Đây là một biểu hiện nghiêm trọng cần xử lý sớm, do đó mẹ nên chủ động tìm hiểu để biết cách khắc phục đúng nếu không may xảy ra.

[Góc giải đáp] Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?

Một trong những phương pháp được đánh giá hiệu quả và đơn giản để chữa tắc tia sữa sau sinh tại nhà chính là chườm bầu ngực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin giải đáp cho các mẹ sau sinh bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh? Cách chườm sẽ mang đến hiệu quả nhanh nhất khi bị tắc tia sữa? 

1. Bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Trước khi thực hiện phương pháp chườm khăn điều trị tắc tia sữa, trước hết bạn cần biết rõ việc chườm nóng và chườm lạnh là như thế nào. 

Về cơ bản, hai phương pháp này đều sử dụng nhiệt độ để tác động lên vùng ngực nhằm làm giảm triệu chứng sưng tấy, đau nhức trên cơ thể. Tùy vào từng tổn thương nhất định, chúng ta sẽ phải áp dụng chườm nóng hoặc lạnh cho phù hợp, tránh làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. 

Sau sinh bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?
Sau sinh bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Đối với tắc tia sữa, nhiều người thường chọn cách chườm nóng để điều trị. Bởi theo suy nghĩ của mọi người, nhiệt độ cao từ khăn ấm sẽ giúp vùng ngực bớt căng tức, làm tan phần sữa vón cục trong tia sữa, qua đó làm dịu cơn đau. Do đó theo nghiên cứu, khi bị tắc tia sữa, mẹ sau sinh không nên chườm lạnh, mà hãy chườm nóng.

2. Lý do không nên chườm lạnh khi bị tắc tia sữa sau sinh.

Theo cơ chế về nhiệt độ thì khi nóng các mạch máu sẽ giãn nở, trong khi lạnh các mạch máu thường co rút vào. Như vậy, có thể thấy việc chườm lạnh không những không xử lý được tắc tia sữa mà còn làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 

Thực tế thì chườm lạnh là phương pháp được áp dụng rất hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến chấn thương, sưng tấy, phù nề khi bị va chạm từ bên ngoài. Sử dụng khăn lạnh, khăn ủ đá lạnh, nước lạnh dưới 15 độ C để chườm lên khu vực bị tổn thương sẽ có tác dụng giảm đau, giảm sung huyết cục bộ và giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, trường hợp tắc tia sữa không nên áp dụng chườm lạnh bởi nhiệt độ thấp sẽ tác động lên tuyến vú làm các chất béo trong sữa dễ đông hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mạch máu và tuyến sữa cũng co rút lại, từ đó tạo sức ép lớn lên dòng chảy sữa, khiến vùng ngực trở nên căng cứng và đau nhức nhiều hơn.

Cần hiểu rõ tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp chườm phù hợp
Cần hiểu rõ tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp chườm phù hợp

3. Cách chườm nóng khi bị tắc tia sữa

Để chườm nóng trị tắc tia sữa hiệu quả thì mẹ sẽ cần tìm hiểu về lợi ích của phương pháp này và các bước thực hiện. 

3.1 Lợi ích chườm nóng khi tắc tia sữa

  • Nhiệt độ khi chườm nóng sẽ giúp làm tan vùng sữa vón cục, sữa trong bầu ngực từ đó sẽ được lưu thông. 
  • Chườm nóng có tác dụng làm mạch máu và ống dẫn sữa trong tuyến vú giãn nở nhờ vào nhiệt độ. Nhờ đó, máu sẽ lưu thông đến vùng bị tổn thương được đều và nhanh chóng hơn, cải thiện tình trạng tắc tia sữa.
  • Ngoài việc hỗ trợ phá tan các cục sữa ứ đọng, chườm nóng cũng là một cách giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng. Khi tinh thần thoải mái, cơ thể cũng tự động tiết nhiều sữa hơn.

3.2 Cách bước thực hiện chườm nóng để giảm tắc tia sữa

  • Bước 1: Chuẩn bị một khăn bông mềm, sau đó ngâm khăn vào nước ấm.
  • Bước 2: Rửa sạch tay và làm sạch bầu ngực.
  • Bước 3: Đắp trực tiếp khăn ấm lên vùng ngực.
  • Bước 4: Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng ngực cho đến khi khăn nguội. Lặp lại từ 3 đến 4 lần cho từng bên ngực. 

3.3 Lưu ý khi thực hiện chườm nóng trị tắc tia sữa

  • Cẩn thận khi chườm nóng, không dùng nước quá nóng dễ bị bỏng.
  • Không nên chườm nóng quá lâu, chỉ nên áp dụng phương pháp này dưới 30 phút cho một lần chườm, một ngày nên thực hiện tối đa là 3 lần.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại dầu nóng để chườm mà chỉ dùng nước ấm, với nhiệt độ phù hợp.
  • Nếu sau 3 ngày liên tiếp đã thực hiện chườm nóng, hút sữa bằng máy hút sữa mà tình trạng tắc tia sữa vẫn không cải thiện, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám kịp thời.

4. Những lưu ý để không bị tắc tia sữa

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

Để hạn chế tắc tia sữa xảy ra, mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cho bé bú mẹ trực tiếp hàng ngày và nhiều nhất có thể. Nếu vẫn còn sữa sau khi bé bú, bạn cần hút kiệt sữa trong bầu ngực để tránh sữa ứ đọng dẫn đến tắc tia.
  • Ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh các áp lực và suy nghĩ tiêu cực.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày hỗ trợ tăng sản xuất sữa.

Với các thông tin có trong bài viết, chắc hẳn mẹ sau sinh bị tắc tia sữa đã tìm được câu trả lời đúng khi tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh. Hy vọng các mẹ bỉm sẽ tránh được tình trạng tắc tia sữa hoặc nếu gặp phải cũng tìm được cách xử lý kịp thời, hiệu quả ngay tại nhà. 

Mẹ tắc tia sữa sau sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa

Tắc tia sữa là bệnh lý rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa hiệu quả, hãy cùng theo dõi những nội dung có trong bài viết dưới đây.

1. Tắc tia sữa là gì? Biểu hiện của tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực mà không thể chảy ra ngoài. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi mẹ cho con bú nhưng gặp nhiều nhất trong khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh.

Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực
Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực

Thực tế, hiện tượng tắc tia sữa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người mẹ, cũng như chất lượng và số lượng sữa. Ngoài ra, tắc tia sữa lâu ngày cũng có thể dẫn đến mất sữa hoàn toàn.

Dưới đây là 4 dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy mà mẹ hay gặp phải:

  • Lượng sữa mẹ không tiết ra hoặc tiết ra rất ít khi mẹ cho bé bú, thậm chí cả khi dùng máy hút sữa. 
  • Bầu ngực của mẹ căng cứng, to hơn so với bình thường, đi kèm là cảm giác đau nhức toàn bộ vùng ngực.
  • Sờ tay vào vùng ngực sẽ thấy một số vị trí có cục cứng.
  • Sốt, ngực có thể nóng và sưng đỏ.

2. Nguyên nhân tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa sau sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa và không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Những yếu tố dưới đây được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

2.1 Sữa mẹ quá nhiều nhưng bé bú không hết

Một số người có lượng sữa dồi dào nhưng nhu cầu của bé thì ít hơn. Lúc này, thay vì sử dụng máy hút sữa để hút hết toàn bộ lượng sữa còn thừa ra ngoài thì nhiều người lại bỏ qua. Chính điều này lâu dần khiến dòng sữa ứ đọng trong cơ thể người mẹ mà không được đưa hết ra ngoài, từ đó làm tia sữa bị viêm, tắc, vón cục.

2.2 Mẹ cho bé bú không đúng cách

Việc bé ngậm vú mẹ đúng cách không chỉ giúp bé bú mẹ được dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn giúp hạn chế được tình trạng tắc tia sữa. Nếu mẹ cho bé bú ở tư thế không thoải mái, ngậm vú không đúng cách thì cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tắc tia sữa. 

Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách
Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách

2.3 Căng thẳng tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa còn đến từ tâm lý của mẹ. Nếu mẹ bị căng thẳng, áp lực thì lượng sữa cũng giảm, tia sữa sẽ khó lưu thông, cơ thể mẹ cũng khó chịu hơn. 

3. Cách chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả ngay tại nhà

Khi phát hiện bản thân gặp tình trạng tắc tia sữa, các mẹ hãy bình tĩnh và có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện:

  • Chườm nóng: Khi ngực đang căng cứng, tia sữa không lưu thông, cách chườm nóng cho vùng ngực là một cách giúp giải phóng áp lực của tuyến vú. Cách làm rất đơn giản, mẹ cần chuẩn bị khăn mềm ấm nóng, đắp lên vùng ngực và xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Sử dụng máy hút sữa: Khi sờ thấy một số khu vực tại vùng ngực đang có cục sữa bị ứ đọng, mẹ hãy tận dụng máy sữa hút hết phần sữa trong bầu ngực ra ngoài. Lưu ý, mỗi lần cho con bú xong mẹ nhớ hút hết sữa còn thừa, tránh để lượng sữa dư thừa gây đến tắc tia sữa. 

4. Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bị tắc tia sữa

4.1 Mẹ bị viêm tắc tia sữa có nên cho bé bú không?

Bị viêm tắc tia sữa vẫn nên cho bé bú trực tiếp. Bởi bé bú trực tiếp chính là cách điều trị tắc tia sữa đơn giản và dễ nhất mà mẹ có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, nếu mẹ bị viêm tắc tia sữa có kèm theo mủ, đau đớn, núm vú nứt chảy máu thì không nên cho bé bú để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.

4.2 Mẹ tắc tia sữa sau khi sinh có gây ít sữa?

Khi bị tắc tia sữa lâu ngày, mẹ rất dễ rơi vào trạng thái ít sữa và dần dần mất sữa hoàn toàn nếu không được xử lý kịp thời.

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

4.3 Thường xuyên bị tắc tia sữa nên làm gì?

Để tránh trường hợp tắc tia sữa tái đi tái lại nhiều lần, các mẹ nên lưu ý về cách cho bé bú, việc hút sữa thường xuyên và chế độ ăn uống phù hợp. 

4.4 Ít sữa có bị tắc tia sữa không?

Trên thực tế, việc bị tắc tia sữa hoàn toàn có thể xảy ra khi mẹ ít sữa. Bởi tắc sữa là do có các cục sữa bị ứ đọng không thể thoát ra ngoài và không liên quan đến lượng sữa.

4.5 Mẹ sinh mổ bị tắc tia sữa nhiều hơn sinh thường đúng không?

Thực tế, việc bị tắc tia sữa khó có thể khẳng định là mẹ sinh mổ thường bị nhiều hơn sinh thường. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ thường có thời gian dài hơn để gọi sữa về. Đồng thời, trong quá trình sinh bé xong, mẹ sinh mổ cũng không có sữa ngay nên khả năng sữa bị vón cục cũng dễ xảy ra hơn.

Với các thông tin trên đây, hy vọng các mẹ bỉm đã hiểu hơn về tình trạng tắc tia sữa. Chúc các mẹ có quãng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi và biết cách xử lý nếu không may gặp phải.

[Mẹo] 5 thông tắc tia sữa tại nhà cho mẹ sau sinh hiệu quả nhất

Cảm giác căng cứng bầu ngực, đau đớn khó chịu khi bị tắc tia sữa chính là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ sau sinh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu các mẹo thông tắc tia sữa tại nhà vừa đơn giản, dễ thực hiện mà lại vừa hiệu quả.

1. Thông tắc tia sữa có đau không?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ không thể chảy ra ngoài do ống dẫn sữa bị tắc. Càng lâu dần chỗ tắc tia sữa sẽ vón thành các cục sữa đông. Khi bị tắc tia sữa mẹ sẽ thấy rất đau và khó chịu. Nếu không được xử lý sớm, tắc tia sữa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe vú, viêm tuyến vú… lâu dần sẽ dẫn đến u xơ tuyến vú.

Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách
Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách

Thực tế, thông tắc tia sữa có thể làm mẹ thấy đau và khó chịu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, khi các cục sữa đông được loại bỏ, tuyến sữa hoạt động ổn định thì mẹ sẽ dễ chịu hơn. Do đó, nếu có biểu hiện bị tắc tia sữa thì các mẹ nên nhanh chóng tìm cách khắc phục để xử lý dứt điểm, tránh để biến chứng xảy ra.

2. 5 cách làm thông tia sữa tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

Dù tắc tia sữa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ gây đau đớn cho người mẹ, cũng như ảnh hưởng tới số lượng sữa. Dưới đây là 5 cách thông tắc tia sữa tại nhà nhanh và hiệu quả nhất mà mẹ bỉm có thể tham khảo:

Cách 1: Chườm nóng, massage bầu ngực trước và sau khi cho bé bú để làm thông tuyến sữa khi bị tắc

Đây là cách đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện ngay khi mẹ có hiện tượng bị tắc tia sữa. Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn bông mềm thấm nước ấm và đắp lên ngực. Trong quá trình đắp khăn ấm mẹ xoa bóp nhẹ nhàng từ bầu ngực hướng dần vào trong núm vú. Sau đó, bỏ khăn ra và dùng lòng bàn tay hoặc các ngón tay xoa bóp quanh vú để kích thích và khai thông tia sữa. Mẹ có thể tự massage tại nhà hoặc tìm tới các chuyên gia để đạt hiệu quả tốt hơn.

Massage bầu ngực là cách thông tia sữa khi bị tắc tại nhà hiệu quả
Massage bầu ngực là cách thông tia sữa khi bị tắc tại nhà hiệu quả

Cách 2: Cách thông tia sữa bị tắc bằng bài thuốc dân gian

Dân gian ta lưu truyền khá nhiều bài thuốc tự nhiên được cho là có tác dụng thông tắc tia sữa. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học nên bạn cần thận trọng trước khi sử dụng:

  • Lá mít: Đây là một trong những loại lá dễ tìm và có hiệu quả trong việc thông tắc tia sữa tại nhà. Các mẹ lấy lá mít theo giới tính của bé, 7 lá với bé trai, 9 lá với bé gái. Sau đó hơ nóng từng lá và đặt số lá đó lên bầu ngực. Mẹ hãy đặt lá vào vị trí sờ thấy cứng nhất trên bầu ngực. Sau khi đắp xong, mẹ dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng và ấn mạnh liên tục đến khi thấy sữa chảy ra. Ngay khi sữa đã chảy ra, mẹ vệ sinh lại bầu ngực và cho bé bú. Kết thúc cữ bú của bé, mẹ tiếp tục massage và đắp thêm lá đến khi cảm thấy phần đau tức ở ngực giảm dần.
  • Lá bắp cải: Đây cũng là một loại lá thông dụng trong các gia đình. Mẹ tách từng lá bắp cải, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, mẹ đem số lá này hơ nóng và đắp lên ngực. Tương tự với cách dùng lá mít, mẹ hãy làm như vậy cho đến lúc sữa được thông hoàn toàn.
  • Lá diếp cá, đinh lăng, tía tô, bồ công anh: Với các loại lá này, mẹ giã nhỏ cho vào khăn xô rồi đắp lên bầu ngực. Mẹ làm liên tục đến khi cảm thấy ngực bớt căng tức, xoa bóp thấy sữa chảy ra là được. 
Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả
Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả

Cách 3: Cách làm thông tia sữa tại nhà bằng máy hút sữa

Hiện nay, hầu hết các mẹ bỉm đều trang bị cho mình một chiếc máy hút sữa. Vì thế, khi gặp phải tình trạng tắc tia sữa, các mẹ hãy sử dụng chiếc máy đó để xử lý ngay tại nhà. 

Đầu tiên, mẹ vẫn cần cho bé bú trực tiếp hoặc hút sữa một lúc rồi dừng lại để cho bé bú. Sau khi bé bú xong, mẹ tiếp tục dùng máy hút sữa để hút kiệt phần sữa đang có trong bầu ngực. Mẹ duy trì liên tục hàng ngày cho đến khi tình trạng tắc tia sữa được cải thiện. 

Cách 4: Thông tắc tia sữa tại nhà bằng cách chườm xôi nếp

Xôi nếp là một trong những món ăn vô cùng hấp dẫn và cũng rất lợi sữa cho mẹ bỉm. Bên cạnh đó, xôi nếp còn là một trong những mẹo thông tắc tia sữa tại nhà hiệu quả. Xôi nếp trắng bọc vào khăn mỏng chườm lên bầu ngực, lăn nhẹ từ trong ra ngoài đến khi xôi nguội sẽ giúp tia sữa thông nhanh hơn. 

Cách 5: Ăn cháo thông thảo để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Theo Đông y, thông thảo là một vị thuốc giúp lợi sữa và kích thích lưu thông của tia sữa. Đây là dược liệu dễ dàng mua được tại các quầy thuốc Đông Y. Mua thông thảo về mẹ rửa sạch đun sôi trong 20 phút và dùng nước để nấu cháo, nấu canh. Sử dụng các món ăn từ thông thảo sẽ giúp tình trạng tắc tia sữa của mẹ sớm được cải thiện. 

3. Lưu ý khi áp dụng các cách thông tắc tia sữa tại nhà

Bên cạnh những mẹo giúp thông tắc tia sữa tại nhà hiệu quả đã trình bày ở trên, thì các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không nhờ người lớn hút sữa trực tiếp bằng miệng: Theo dân gian thì khi bị tắc tia sữa, các mẹ bỉm có thể nhờ người thân hỗ trợ hút sữa trực tiếp. Tuy nhiên, việc để miệng của người lớn tiếp xúc vào tuyến vú của mẹ bỉm là rất mất vệ sinh. Khoang miệng của người trưởng thành không thể đảm bảo vô trùng, dễ làm tuyến vú của mẹ bỉm bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, tình trạng tắc tia sữa cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh lạm dụng hút sữa quá nhiều lần: Nhiều mẹ nghĩ rằng càng hút sữa nhiều thì sẽ càng nhanh thông tắc tia sữa. Nhưng thực tế cho thấy việc hút sữa cần theo cơ địa của mẹ, theo một thời khóa biểu cố định để cơ thể mẹ có thời gian sản sinh ra sữa. Chỉ nên hút sữa mẹ nhiều nhất 10 cữ/ngày. 
  • Uống đủ nước và ăn đầy đủ nhóm chất: Uống nhiều nước giúp sữa được tiết ra nhiều, tạo áp lực để đẩy sữa bị tắc ra ngoài. Do đó, mẹ không nên kiêng khem thức ăn khi đang nuôi bú để sữa mẹ luôn đủ cả chất và lượng.

Trên đây là một số mẹo thông tắc tia sữa tại nhà hiệu quả mà các mẹ bỉm không nên bỏ lỡ. Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa thì đầu tiên cần quan sát cơ thể và áp dụng những mẹo phù hợp. Tuy nhiên, nếu mẹ bị tắc tia sữa quá lâu, sau khi áp dụng các mẹo trên mà không cải thiện hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời. 

[Mẹo] Cách hút sữa để không bị tắc giúp sữa về nhanh tại nhà

Hút sữa là một biện pháp kích sữa khoa học. Tuy nhiên làm sao để hút sữa không bị tắc thì không phải mẹ bỉm nào cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến hút sữa, mẹ bỉm hãy ghi nhớ nhé.

1. Tắc tia sữa hút không ra phải làm sao?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực của mẹ. Sữa được sản xuất ra nhưng không được lưu thông ra ngoài mà dồn ứ tại bầu ngực. Tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ mẹ nào và trong suốt quá trình cho con bú. 

Tắc tia sữa là hiện tượng rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ
Tắc tia sữa là hiện tượng rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

Tắc tia sữa là một bệnh lý thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí có mẹ khi tắc tia sữa hút không ra sữa, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: áp xe vú, viêm tuyến vú…

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa hút không ra, hãy ngừng hút sữa một thời gian để tránh đau đớn. Thay vào đó, mẹ hãy massage ngực sẽ hỗ trợ làm tan các cục sữa đông. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung các phương pháp chữa tắc tia sữa khác như: đắp và uống lá bồ công anh, lá mít, lá đinh lăng; lá bắp cải… 

2. Hai cách hút sữa khi bị tắc thông dụng nhất

Hiện nay, khi các mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa thì hai phương pháp dưới đây sẽ là hai cách hữu hiệu, đơn giản nhất để thực hiện ngay tại nhà.

2.1 Hút sữa bằng máy hút tay

Máy hút sữa bằng tay là dạng máy hút rất phổ biến vì giá thành rẻ, khả năng hút sữa cũng phù hợp với nhu cầu của nhiều mẹ bỉm sữa. Để sử dụng dòng máy này cho việc hút sữa khi bị tắc, mẹ hãy làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: thực hiện tiệt trùng sạch sẽ máy hút sữa và bình đựng sữa.
  • Bước 2: rửa sạch tay và lau ngực trước khi hút sữa. 
  • Bước 3: để quá trình hút sữa không bị đau và hiệu quả hơn. Mẹ hãy xoa bóp nhẹ nhàng hai bên ngực. 
  • Bước 4: mẹ hãy đặt phễu hút sữa vào giữa núm vú, máy hút phải nằm ngang với ngực của mẹ. Sau đó, mẹ hãy bóp máy một cách nhịp nhàng như nhịp bú của trẻ. Hút từng bên ngực và lưu ý hút kiệt từng bên. Quá trình hút sữa nếu mẹ bị đau thì nên dừng lại để massage một chút rồi hãy tiếp tục. 
Hút sữa bằng tay là phương pháp hút sữa bị tắc tia sữa tương đối đơn giản cho mẹ bỉm 
Hút sữa bằng tay là phương pháp hút sữa bị tắc tia sữa tương đối đơn giản cho mẹ bỉm

2.2 Hút sữa bằng máy hút điện

Đối với máy hút sữa bằng điện, mẹ cần lưu ý lựa chọn những loại máy có sức hút khỏe, đều. Quá trình hút sữa cũng tương tự các bước như dùng máy hút tay. Tuy nhiên, vì dòng máy hút sữa điện có tích hợp chức năng massage nên trước khi hút, mẹ nên sử dụng chức năng này. Hoặc trong quá trình hút sữa, mẹ cảm thấy đau và rát thì hãy ngừng việc hút và chuyển sang chế độ massage nhẹ nhàng. 

Vì là máy hút sữa bằng điện nên việc hút song song cả hai bầu ngực sẽ giúp kích thích tuyến vú đều cả hai bên. Dòng máy này còn có các chế độ lực hút khác nhau nên mẹ cũng dễ dàng điều chỉnh khi hút sữa. 

3. Cách hút sữa để không bị tắc, sữa về nhiều và không bị mất sữa

Về cơ bản, các phương pháp hút sữa hiện nay dù khác nhau về tên gọi nhưng cơ chế lại giống nhau. Để hút sữa không bị tắc, đảm bảo sữa về nhiều thì cần chia theo cữ phù hợp với cơ địa của mẹ và nhu cầu của bé.

3.1 Lịch hút sữa L2 từ 8 đến 10 cữ/ngày

Lịch hút sữa L2 tức là mỗi cữ hút cách nhau 2 tiếng, đây là lịch phù hợp với các mẹ mới sinh xong và đang trong thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Các cữ hút sữa của lịch L2 như sau: 7 giờ sáng – 9 giờ sáng – 11 giờ trưa – 13 giờ chiều – 15 giờ chiều – 17 giờ chiều – 19 giờ tối – 0 giờ sáng – 3 giờ sáng – 5 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

3.2 Lịch hút sữa L3 từ 8 cữ/ngày

L3 là lịch hút sữa được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng trong thời kỳ trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi. Với 8 cữ mỗi ngày, các mẹ sẽ phân bổ thời gian như sau: 7 giờ sáng – 10 giờ sáng – 12 giờ trưa – 15 giờ chiều – 18 giờ chiều – 21 giờ tối – 0 giờ sáng – 4 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

Hút sữa bằng máy hút điện là cách hút sữa khi bị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng
Hút sữa bằng máy hút điện là cách hút sữa khi bị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng

3.3 Lịch hút sữa L4 từ 5 đến 6 cữ/ngày

Lịch hút sữa L4 sẽ được áp dụng sau khi mẹ đã quan sát khả năng tiết sữa cũng như sức bú của bé. Lượng sữa của mẹ đã ổn định, sức bú của bé đã tăng thì mẹ nên áp dụng lịch L4. 

  • Nếu mẹ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì lịch hút L4 sẽ như sau: 8 giờ sáng – 12 giờ trưa – 16 giờ chiều – 20 giờ tối – 0 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng
  • Nếu mẹ đã đi làm thì lịch hút sữa L4 sẽ được áp dụng như sau: 7 giờ sáng – 11 giờ trưa – 15 giờ chiều – 19 giờ tối hoặc 6 giờ sáng – 10 giờ sáng – 14 giờ chiều – 18 giờ tối và tiếp tục xoay vòng.

3.4 Lịch hút sữa L5 từ 4 đến 5 cữ/ngày

Đây là lịch hút sữa được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng với bé 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi cữ hút sẽ cách nhau 5 giờ đồng hồ, các mẹ sẽ linh hoạt để chia việc hút sữa thành 4 cữ hay 5 cữ theo nhu cầu và thời gian của mẹ. 

Với mỗi thời điểm phát triển của bé, các mẹ sẽ thấy lượng sữa bé sử dụng tăng dần lên. Do đó, việc tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết này, hy vọng sẽ giúp các mẹ ghi nhớ một số thông tin cũng như cách hút sữa để không bị tắc và các phương pháp hút sữa hiệu quả nhất.

Góc giải đáp: Lá bồ công anh chữa tắc tia sữa?

Sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Vậy áp dụng phương pháp này như thế nào, có cần lưu ý gì không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

Lá bồ công anh chữa tắc tia sữa có hiệu quả không?

Trên thực tế cho thấy việc sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa là phương pháp rất hiệu quả, an toàn mà lại không mất nhiều chi phí. Theo đông y, cây bồ công anh có vị đắng nhưng lành tính và giúp giải độc thanh nhiệt. Theo tây y, lá bồ công anh chứa nhiều thành phần quan trọng như: Magie, Canxi, sắt, Vitamin B1, B, A, K,…

Bồ công anh thấp là loại thảo dược chữa tắc tia sữa hiệu quả
Bồ công anh thấp là loại thảo dược chữa tắc tia sữa hiệu quả

Bồ công anh là một loại cây nhỏ, mọc thẳng, ít cành hoặc không có cành. Lá bồ công anh có nhiều dạng khác nhau nhưng đều gần như không có cuống. Hoa của bồ công anh có màu vàng hoặc tím, được sử dụng để làm thuốc. Trong tất cả các loại cây bồ công anh trên thế giới thì loại bồ công anh thấp, xuất xứ từ Trung Quốc là loại có khả năng chữa tắc tia sữa. 

Đặc điểm nhận dạng của bồ công anh thấp là phần lá thường được mọc từ rễ, có hình thuôn dài gần giống với lá cây hoa đồng tiền. Hoa bồ công anh khi mới nở sẽ có màu vàng, sau đó chuyển dần thành quả kết thành chùm màu trắng. Quả dễ phát tán trong không khí và trở thành hạt giống để mọc thành các cây bồ công anh tiếp theo. 

Cách thông tia sữa bằng lá bồ công anh

Lá bồ công anh có khả năng chữa tắc tia sữa rất hiệu quả. Trên thực tế, bài thuốc dân gian này có thể áp dụng với lá bồ công anh khô và lá bồ công anh tươi. Dưới đây là cách thông tia sữa bằng lá bồ công anh với hai loại khô và tươi:

Lá bồ công anh tươi chữa tắc tia sữa

Đối với lá bồ công anh tươi, các mẹ nên rửa sạch và có thể ngâm muối để sát khuẩn. Sau đó, với 50 gram lá bồ công anh tươi, mẹ hãy giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố và vắt lấy nước. Mẹ sẽ trực tiếp uống phần nước được vắt ra từ hỗn hợp giã hoặc xay từ lá bồ công anh tươi. Nếu cảm thấy khó uống trực tiếp, mẹ có thể cho thêm 1 lít nước lọc vào cùng nước lá bồ công anh và đun sôi để uống thay nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, phần bã được giã hoặc xay từ lá bồ công tươi, mẹ có thể đắp trực tiếp lên ngực để hỗ trợ làm tan cục sữa vón, thông tia sữa. 

Mẹ bỉm có thể uống nước lá bồ công anh thay nước lọc hàng ngày
Mẹ bỉm có thể uống nước lá bồ công anh thay nước lọc hàng ngày

Lá bồ công anh khô chữa tắc tia sữa

Không có nhiều thay đổi giữa công thức nước lá bồ công anh tươi và khô. Cách thực hiện rất đơn giản, đó là lấy 10 gram lá bồ công anh đã phơi khô cho vào 1 lít nước. Sau đó, đun sôi nước lá bồ công anh từ 15 đến 20 phút, lọc lấy nước uống hàng ngày. Phần bã cũng có thể dùng để đắp lên ngực. 

Lưu ý khi sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa

Sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa là một trong những biện pháp được nhiều mẹ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa và tránh những tác dụng không mong muốn, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Đắp lá bồ công anh ủ lạnh

Các mẹ cần nhớ rằng khi sử dụng lá bồ công anh để chữa tắc tia sữa thì nhất định không được đắp lá bồ công anh đang để lạnh. Bởi thực tế bài thuốc dân gian có yêu cầu lá bồ công anh phải được hơ nóng, còn nếu đã giã ra cũng cần được ủ nóng trước khi đắp vào ngực. Quá trình đắp cần kết hợp thêm massage để đạt hiệu quả tốt.

Đắp lá bồ công anh ủ nóng và massage ngực sẽ giúp tăng hiệu quả chữa tắc tia sữa
Đắp lá bồ công anh ủ nóng và massage ngực sẽ giúp tăng hiệu quả chữa tắc tia sữa

Không cho con bú khi uống nước lá bồ công anh

Nhiều mẹ bỉm nhầm lẫn quá trình uống nước lá bồ công anh để chữa tắc tia sữa thì cần ngừng cho con bú. Đó là do tâm lý các mẹ lo rằng nước lá bồ công anh có thể làm sữa bị ảnh hưởng, con bú vào sẽ rối loạn tiêu hóa. Nhưng thực tế khi đang điều trị tắc tia sữa bằng bất kỳ phương pháp nào, các mẹ vẫn phải cho con bú trực tiếp. Việc trẻ được bú trực tiếp sẽ giúp kích thích tuyến sữa sản xuất hiệu quả hơn. 

Kiên trì sử dụng hàng ngày

Uống nước lá bồ công anh hay bất kỳ biện pháp dân gian nào khác đều cần một thời gian nhất định mới cho kết quả. Do đó, mẹ không nên quá kỳ vọng và nghĩ rằng chỉ cần uống 1 đến 2 lần là có hiệu quả ngay. Song song với bài thuốc này, các mẹ cũng nên ăn uống, nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần vui vẻ thì sữa mới cải thiện.

Trên đây là những thông tin hữu ích giải quyết cho câu hỏi lá bồ công anh chữa tắc tia sữa có hiệu quả không? Việc sử dụng lá bồ công anh rất an toàn, lành tính lại đơn giản cho các mẹ bỉm. Vậy nên, khi gặp tình trạng tắc tia sữa, các mẹ có thể cân nhắc dùng lá bồ công anh để khắc phục.

Thực hư việc sữa mẹ thiếu chất, mẹ bỉm cần lưu ý

Bên cạnh câu chuyện ít sữa thì các vấn đề như sữa mẹ thiếu chất cũng khiến nhiều mẹ rất hoang mang. Hãy cùng tìm hiểu thực hư việc sữa mẹ thiếu chất để có cách khắc phục kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tại bài viết sau đây.

1. Sự thật chuyện sữa mẹ thiếu chất do ăn uống?

Thực tế cho thấy, việc sản sinh ra nguồn sữa mẹ sẽ đến từ tự nhiên đi kèm với việc cơ thể mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm để chuyển hóa thành sữa. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ có dấu hiệu bị thiếu chất dinh dưỡng thì việc ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng mà mẹ ăn vào có thể ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Theo đó, thói quen ăn kiêng của người mẹ đã được báo cáo là có ảnh hưởng đến thành phần axit béo trong sữa mẹ, trong khi hàm lượng chất dinh dưỡng đa lượng trong sữa dường như ít nhạy cảm hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ quan trọng với sức khoẻ người mẹ mà còn để cung cấp đủ số lượng và chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình sản xuất sữa, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và giàu protein vào chế độ ăn hàng ngày.

Ngoài ra, việc mẹ ăn uống đa dạng cũng giúp trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm và chất gây dị ứng từ sớm, qua đó phát triển khả năng miễn dịch của trẻ.

Sữa mẹ thiếu chất không phải do việc mẹ ăn uống ra sao
Sữa mẹ thiếu chất không phải do việc mẹ ăn uống ra sao

2. Ăn ít có mất sữa không?

Như đã đề cập phía trên, chế độ ăn uống ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng, cũng như chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn quá ít, ăn uống kiêng khem, ăn thiếu chất, thiếu bữa… sẽ có khả năng sữa mẹ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn đến chất lượng sữa suy giảm.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu mẹ ăn ít thì việc dẫn đến mất sữa là hoàn toàn xảy ra. Vì thế, các mẹ hãy lưu ý việc ăn đủ bữa, đủ nhu cầu để duy trì sức khỏe mỗi ngày. 

3. Mẹ ăn nhiều nhưng vẫn ít sữa phải làm sao?

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, một số mẹ bỉm sẽ bỏ qua vấn đề giữ dáng, giảm cân. Thay vào đó các mẹ sẽ ăn uống rất tích cực, thậm chí có mẹ còn ăn tăng bữa, tăng số lượng thực phẩm với mong muốn có đủ sữa cho con bú. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có mẹ ăn nhiều mà sữa ít. Để xử lý tình trạng này, bạn cần lưu ý một vài khía cạnh sau:

3.1 Lượng calo mỗi ngày mẹ cần nạp phải lớn hơn 500 calo

Tùy vào thể trạng của từng người mà lượng calo cần nạp vào cơ thể sẽ khác nhau. Đối với các mẹ bỉm đang cho con bú, có một nguyên tắc cần ghi nhớ, đó là ăn nhiều hơn 500 calo mỗi ngày so với trước đây. Bởi trong khoảng thời gian này cơ thể người mẹ sẽ cần thêm năng lượng để sản xuất sữa. Theo tính toán tối thiểu một bà mẹ đang cho con bú cần ít nhất 2.200 calo mỗi ngày để sản xuất và đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho bé. 

3.2 Đảm bảo ăn 3 bữa mỗi ngày với đủ nhóm chất

Các mẹ khi đang cho con bú không nên áp lực việc nhiều sữa, ít sữa thông qua các bữa ăn của chính mình. Lý do là bởi khi mẹ ăn uống trong sự ép buộc với tâm lý căng thẳng thì sẽ không ngon miệng. Đồng thời, việc này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ vì ăn rất nhiều nhưng lại không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, hãy chú trọng đảm bảo ăn đủ chất với 3 bữa ăn chính mỗi ngày và các thực phẩm chứa đủ: tinh bột; protein; chất xơ; vitamin… 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ khỏe hơn và nguồn sữa dồi dào hơn
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ khỏe hơn và nguồn sữa dồi dào hơn

3.3 Một số yếu tố khác cần lưu ý nếu mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa

Ngoài vấn đề liên quan đến dinh dưỡng của mẹ thì một số yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến số lượng sữa của mẹ:

  • Việc mẹ cho bé bú không thường xuyên và theo nhu cầu của bé. Quá trình cho con bú để bé ngậm sai khớp.
  • Không để bé bú kiệt từng bầu sữa hoặc hút sữa.
  • Mẹ không được nghỉ ngơi phù hợp, tâm lý quá căng thẳng và áp lực. 

4. Bí quyết ăn uống để sữa mẹ vừa nhiều vừa đặc

Mặc dù việc sữa mẹ bị loãng, trông như thiếu chất không hoàn toàn đến từ việc mẹ ăn ít hay nhiều nhưng phần lớn các mẹ vẫn sẽ quan tâm đến việc ăn uống sao cho sữa mẹ được nhiều và trông đặc hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp sữa mẹ đặc, mát mà mẹ có thể tham khảo:

Cà rốt là một thực phẩm lợi sữa rất dễ hấp thụ và chế biến mỗi ngày
Cà rốt là một thực phẩm lợi sữa rất dễ hấp thụ và chế biến mỗi ngày
  • Cà rốt: Với hàm lượng vitamin A cao hơn các loại rau củ khác, cà rốt sẽ giúp các mẹ nâng cao chất lượng sữa, làm mát sữa và hạn chế tình trạng rôm sảy, nóng trong cho em bé. Vì thế, các mẹ hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn của mình nhé.
  • Rau thì là: Sữa mẹ có mùi ngai ngái, khó chịu khiến nhiều mẹ lo lắng về chất lượng sữa. Để cải thiện điều này, mẹ có thể sử dụng rau thì là giảm bớt mùi vị, đồng thời cũng giúp sữa mẹ thơm mát, bé có hứng thú bú nhiều hơn.
  • Lá bồ công anh: Đây là một trong những bài thuốc dân gian có thể cải thiện tình trạng ít sữa hiệu quả. Mẹ sau sinh có thể uống nước lá bồ công anh thay nước lọc hàng ngày, vừa giúp làm mát và sữa tăng nhiều hơn.

Không chỉ lo lắng về sản lượng sữa, câu chuyện sữa mẹ thiếu chất cũng là vấn đề được các mẹ quan tâm. Tuy nhiên, sữa mẹ thiếu chất không chỉ đến từ vấn đề dinh dưỡng vì thực tế sữa mẹ tự nhiên đã đủ dưỡng chất, kháng thể cho bé trong từng độ tuổi. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Uống CumarGold Mama trong bao lâu? Cách dùng CumarGold Mama đúng chuẩn

“Thưa dược sĩ, em mới sinh con được 7 tháng và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Lúc đầu, sữa em về rất đều, nhưng từ khi đi làm sữa của em có dấu hiệu ít dần, tới hiện tại đang gần như mất hẳn, hút kích mãi cũng chỉ đủ sữa cho con em uống một cữ trong ngày. Gần đây, em được mọi người giới thiệu sử dụng viên uống Cumargold Mama để gọi sữa về. Dược sĩ tư vấn giúp em uống CumarGold Mama bao lâu thì có tác dụng và em nên dùng như thế nào để có hiệu quả tốt nhất ạ?”

Nguyễn Thu Phương (28 tuổi, Long Thành – Đồng Nai)

Dược sĩ Nguyễn Thị Huệ – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Ít sữa hoặc mất sữa sau khi đi làm là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân tới từ việc thay đổi chế độ sinh hoạt, lịch hút, chế độ ăn uống cùng nhiều lý do khác.

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ. Điều này không chỉ khiến con không có đủ sữa để bú, quấy khóc nhiều mà nó còn làm sản phụ lo lắng và hoang mang. Từ đó dẫn tới việc mẹ bỉm sau sinh cảm thấy stress, trầm cảm.

Như bạn có chia sẻ, bạn được người quen giới thiệu sử dụng sản phẩm CumarGold Mama để kích lại sữa. Dược sĩ đánh giá đây là sản phẩm uy tín, thuộc thương hiệu đã có mặt 11 năm trên thị trường của Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI. CumarGold cũng là thương hiệu đi đầu về sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp từ nguồn nguyên liệu Nghệ Nano Curcumin. Do đó, bạn có thể an tâm về chất lượng của sản phẩm này.

Mất sữa, ít sữa uống CumarGold Mama bao lâu thì có tác dụng?

Câu hỏi “uống Cumargold Mama bao lâu” được rất nhiều mẹ bỉm gửi về. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến việc gọi sữa về sẽ lâu hơn, thậm chí không thể kích lại sữa.

Thông thường, với liều 2-3 viên/ngày, các mẹ sẽ thấy lượng sữa tăng lên đáng kể sau 2-4 ngày. Thậm chí có trường hợp sữa về ngay trong vòng 24h. Tuy nhiên, với các mẹ đang gặp tình trạng mất sữa, việc tăng lượng sữa lại như lúc ban đầu sẽ cần nhiều thời gian hơn. Mẹ nên thả lỏng tâm trạng, uống nhiều nước kết hợp hút sữa đúng giờ, đủ thời gian để lượng sữa trở lại nhanh chóng sau 4-5 ngày. 

Bằng cách tăng lượng hormone prolactin – hormone đảm nhiệm việc duy trì và điều khiển sự tiết sữa mẹ, CumarGold Mama có khả năng kích thích tuyến sữa sản xuất sữa theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, sản phẩm còn giúp cân bằng nội tiết tố, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ, hỗ trợ quá trình tạo sữa tốt hơn. Đây là lý do, khi mẹ đã dùng đủ liệu trình được khuyến cáo (2-4 tháng) thì khi ngưng sử dụng, chất lượng và số lượng sữa vẫn được duy trì ổn định. 

Mất sữa, ít sữa cần uống CumarGold Mama kéo dài bao lâu?

Mặc dù CumarGold Mama có khả năng ổn định chất lượng và số lượng sữa mẹ ngay cả khi ngưng sử dụng sản phẩm (với điều kiện mẹ đã dùng đủ liệu trình từ 2-4 tháng theo khuyến cáo), tuy nhiên mẹ vẫn nên duy trì dùng sản phẩm lâu dài. Bởi ngoài công dụng về lợi sữa, việc uống Cumargold Mama đều đặn sẽ giúp mẹ bỉm phục hồi sức khỏe tốt, lấy lại làn da, vóc dáng đẹp nhanh. Cụ thể CumarGold Mama giúp mẹ tăng chất lượng và số lượng sữa đồng thời xử lý 6 vấn đề thường gặp sau khi sinh:

  • Hỗ trợ bổ huyết, giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt, sản dịch dai dẳng
  • Hỗ trợ đẹp da, giảm nám, thâm sạm trên da
  • Hỗ trợ mẹ nhanh về dáng, giảm tích luỹ mỡ thừa và đào thải cholesterol
  • Hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng stress sau sinh
  • Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, nhanh phục hồi sau sinh, giảm tình trạng gãy rụng tóc sau sinh.
  • Hỗ trợ điều hoà nội tiết, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt

CumarGold Mama chứa Nghệ Nano Curcumin, chiết xuất đinh lăng chuẩn hoá cùng cao khô hỗn hợp 9 thảo dược và các vitamin hàng đầu cho mẹ sau sinh. Thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống như thoa rượu nghệ hạ thổ, đắp mặt nạ nghệ trứng gà, uống nước đinh lăng, ăn rau bồ công anh… để nhanh chóng phục hồi cơ thể cũng như có nhiều sữa sau sinh, giờ đây mẹ chỉ cần dùng CumarGold Mama là đủ. 

CumarGold Mama - Viên uống lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh
CumarGold Mama – Viên uống lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh

Quan trọng hơn, CumarGold Mama được sản xuất bằng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, sản phẩm có khả năng hấp thu, hiệu quả và độ an toàn cao gấp hàng ngàn lần so với thảo dược thông thường.

Sản phẩm được sản xuất dạng viên nang mềm nên không sợ bị ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ. Đồng thời còn rất dễ uống, hấp thụ vào trong cơ thể dễ dàng. Ngoài ra, lọ nhỏ dễ mang theo bên người, chỉ cần uống 1 lần/ngày nên bạn không sợ bị quên, tốn nhiều thời gian.

Mất sữa là điều mà không sản phụ nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu như bạn đang gặp phải trường hợp này thì sử dụng Cumargold Mama đúng liều. Đồng thời, hãy kiên trì thực hiện các massage, chườm nóng, cho bé bú thường xuyên… để kích sữa hiệu quả.

Chúc bạn có thể gọi sữa về đủ và chất lượng tốt nhất, bé phát triển khỏe mạnh.

CumarGold Mama trị mất sữa, tắc tia sữa có tốt không?

Chào dược sĩ, em năm nay 32 tuổi, em mới sinh bé thứ 2 được 2 tháng. Chuyện là em bị tắc tia sữa, sau đó bị viêm và điều trị kháng sinh thì mất sữa 2 tuần nay. Giờ con em không chịu uống sữa công thức nên em phải đi xin sữa của người quen. Em đã dùng đủ mọi cách như uống lợi sữa kết hợp uống bột ngũ cốc, ăn các món lợi sữa, rồi hút kích từ L2 nhưng sữa của chỉ ra được vài giọt. Em có coi trên mạng thì thấy có sản phẩm CumarGold Mama lợi sữa, hỗ trợ trị tắc tia. Chị cho em hỏi sản phẩm này trị mất sữa, tắc tia sữa có tốt không? Và trường hợp như em thì dùng bao lâu thì có hiệu quả ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

(Mẹ Hoàng Thị Lan, 32 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu)

Dược sĩ trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ lại rơi vào cảnh ít sữa, mất sữa. Bên cạnh đó, rất nhiều mẹ bỉm mặc dù có đủ sữa cho con nhưng lại thường xuyên phải chịu tình trạng viêm tắc tia sữa do. 

Với người có cơ địa dễ viêm tắc tuyến sữa dẫn tới mất sữa như bạn, ngoài massage, chườm nóng/lạnh (tuỳ tình trạng), cho bé ti đúng cữ, ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ…, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm viên uống lợi sữa có thành phần chống tắc tia sữa như CumarGold Mama. Đây là sản phẩm uy tín, đã được Bộ Y tế cấp phép nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. 

Viên uống Cumargold Mama trị mất sữa, tắc sữa có tốt không?

CumarGold Mama - Viên uống lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh
CumarGold Mama – Viên uống lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh

Chỉ xét về bảng thành phần, CumarGold Mama đã là một sản phẩm trị mất sữa, tắc tia sữa vô cùng hiệu quả. Các thảo dược như chiết xuất Đinh Lăng chuẩn hoá, Vương Bất Lưu Hành, Thông Thảo, Chè Vằng, Bồ Công Anh là những dược liệu hàng đầu giúp lợi sữa, thông sữa, chống viêm tắc tia sữa và áp xe vú. 

Dưới công nghệ bào chế hiện đại, các hoạt chất từ những thảo dược trên phát huy tác dụng tối ưu. Từ đó, CumarGold Mama giúp mẹ tăng lượng hormone prolactin – hormone đảm nhiệm việc duy trì, điều khiển sự tiết sữa và hormone hóc-môn Oxytocin – hormone đóng vai trò quan trọng trong việc tăng phản xạ xuống sữa. Bên cạnh đó, các hoạt chất tiêu viêm, giảm đau, chống áp xe cũng hoạt động tích cực để giảm tình trạng tắc tia sữa. Nhờ vậy, CumarGold Mama giúp mẹ giải quyết nỗi lo mất sữa, tắc tia sữa một cách tự nhiên,  an toàn và có hiệu quả cao. 

Đặc biệt, sản phẩm có thể giúp bạn dưỡng tâm, an thần, giải tỏa mệt mỏi, trầm cảm, điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết. Trong khi đó, căng thẳng, nội tiết thay đổi… là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bỉm sau sinh bị mất sữa. Vì thế, khi uống viên Cumargold Mama đủ liệu trình từ 2-4 tháng (tuỳ tình trạng) sữa sẽ về ổn định ngay cả khi ngưng sử dụng sản phẩm. 

Ngoài khả năng tăng chất lượng, số lượng sữa cũng như giúp sữa đặc sánh, thơm ngon hơn, CumarGold Mama còn giúp mẹ giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, dưỡng sáng da, giảm thâm nám, ngăn rụng tóc. 

Đặc biệt, sản phẩm có chứa Nghệ Nano Curcumin cao cấp có tác dụng chống viêm, mờ thâm mụn, hỗ trợ phòng ngừa ung bướu, ngăn tích tụ mỡ thừa, tăng đề kháng cơ thể, tăng cường tiêu hoá… Bởi vậy, nhiều chị em dù không cho con bú thậm chí chưa sinh con vẫn rất yêu thích sử dụng CumarGold Mama như một sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp toàn diện.  

Với những tác dụng như trên, viên uống sau sinh Cumargold Mama phù hợp với hầu hết chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em vừa sinh con, đang cho con bú muốn hồi phục sức khỏe, lấy lại sữa nhanh chóng. Đồng thời, mẹ bỉm mắc chứng trầm cảm, căng thẳng có thể sử dụng để cải thiện tâm trạng tốt nhất.

Sản phẩm Cumargold Mama có gây tác dụng phụ không?

Như nói ở trên, thành phần bào chế ra Cumargold Mama đều là các thảo dược, vitamin nên đảm bảo an toàn đối với mẹ bỉm và trẻ sơ sinh. Chúng không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn nữa, viên uống sau sinh này còn được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, thương hiệu CumarGold cũng cho sản phẩm đi kiểm định chặt chẽ trước khi công bố và bán trên thị trường nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Để viên uống sau sinh Cumargold Mama phát huy tác dụng hiệu quả, bạn nên uống 2 – 3 viên/lần/ngày và sử dụng đều đặn cho tới hết giai đoạn cho bé bú. Hoặc bạn có thể hỏi dược sĩ chuyên môn để có tư vấn liệu trình phù hợp nhất giúp đảm bảo nguồn sữa đủ và chất lượng tốt nhất cho bé sử dụng.

Nếu bạn bị mất sữa, ít sữa hoặc kể cả là vừa mới sinh con xong, hãy sử dụng thêm viên uống CumarGold Mama để có nguồn sữa dồi dào và chất lượng tốt nhất cho bé nhé. Không chỉ thế, khi sử dụng viên uống này còn giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, có làn da đẹp.  

Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh, mẹ có đủ sữa đáp ứng nhu cầu của bé. 

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x