Skip to main content

Bị tắc tia sữa liên tục nhiều ngày: 7 mẹo giúp mẹ gọi sữa về nhanh

Tắc tia sữa không chỉ khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn có thể dẫn tới ít sữa, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Do đó, mẹ bỉm cần nắm rõ các nguyên nhân tắc tia sữa liên tục nhiều ngày để tránh được tình trạng này hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân tắc tia sữa liên tục

Bé bú không hết là 1 trong những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa liên tục nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày
Bé bú không hết là 1 trong những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa liên tục nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày

Tắc tia sữa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và khá phổ biến. Theo đó, nguyên nhân chính dẫn tới việc tia sữa bị tắc đó là do sữa bị ứ đọng trong các ống dẫn nên không thể thoát ra ngoài, lâu ngày bị tắc. Tình trạng này xảy ra khi:

  • Bé bú không hết và mẹ cũng không hút sữa ra ngoài nên sữa vẫn còn đọng lại trong bầu ngực, gây ra tình trạng tắc tia,
  • Ít hút sữa hoặc hút không hết sữa thừa.
  • Trẻ bú sai khớp ngậm khiến bé không bú đủ lượng sữa theo đúng nhu cầu, đồng thời làm cho lượng sữa sản xuất ra bị dư thừa. Đây là nguyên nhân gây tồn đọng sữa ở trong bầu ngực, dẫn đến tắc tia sữa liên tục.
  • Bé bú không đúng cữ. Ở tháng đầu tiên, mẹ nên cho con bú liên tục với khoảng cách 2 – 3 giờ/lần. Những tháng tiếp theo, mẹ có thể giãn thời gian bú ra. Nếu con không bú đủ sẽ khiến lượng sữa sản xuất ra nhiều, gây đọng, vón cục ở bầu ngực.
  • Dùng áo ngực/mặc áo quá chật.
  • Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp.
  • Mẹ thường stress, căng thẳng, mệt mỏi.

2. Bị tắc tia sữa lâu ngày, nhiều lần có gây mất sữa và nguy hiểm không?

Bị tắc sữa lâu ngày thường dẫn đến việc mất sữa sớm
Bị tắc sữa lâu ngày thường dẫn đến việc mất sữa sớm

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều bị tắc sữa, nhất là các mẹ sinh con đầu lòng. Nếu bị tắc sữa trong thời gian ngắn thì được xem là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, để lâu mà không có phương pháp chữa trị kịp thời, đúng cách thì tắc tia sữa gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe mẹ, nguồn sữa như:

  • Mất sữa: Sữa không được tiết ra khi cho con bú, dù mẹ có dùng mọi biện pháp hút sữa.
  • Áp xe vú: Áp xe sẽ xảy ra khi tia sữa tắc nhiều lần, liên tục dẫn tới mưng mủ gây ra đau nhức. Nếu tắc tia sữa sau 1 tuần không điều trị, tình trạng áp xe vú sẽ xảy ra.
  • Viêm tuyến vú: Ngực sưng to, đau rát, mất sữa, đầu vú cũng sưng tấy. Khi chạm vào bầu vú thấy có nhiều cục cứng xuất hiện.
  • Hình thành u xơ tuyến vú, dải xơ hóa: Mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày sẽ gặp biến chứng này.
  • Hoại tử tuyến vú: Khi khối mủ trong bầu ngực vỡ ra, đi vào trong máu gây những tổn thương cho gan, thận. Nếu nặng sẽ dẫn tới tử vong.

3. Bị tắc tia sữa nhiều lần, liên tục cần chú ý điều gì?

Cần thận trọng khi bị tắc sữa liên tục, nhiều ngày
Cần thận trọng khi bị tắc sữa liên tục, nhiều ngày

Tắc tia sữa liên tục khiến mẹ đau đớn và không đảm bảo đủ lượng sữa cho con. Vì vậy, mẹ nên chủ động phòng tránh tình trạng này để biết cách xử lý khi gặp phải.

Hiện nay, cách làm thông tia sữa có rất nhiều và dễ thực hiện như:

  1. Massage vú: Massage giúp làm mềm và tan cục sữa, từ đó giúp dòng sữa thoát ra ngoài dễ dàng. Theo đó, bạn chỉ cần xoa bóp các cục sữa đang bị tắc, đau bằng đầu ngón tay trong vài phút sẽ thấy dễ chịu nhanh chóng.
  2. Chườm nóng: Chườm nóng giúp giãn nở các mạch máu, từ đó làm tan các cục sữa đang bị ứ đọng. Mẹ có thể cho nước ấm 70 độ vào chai thủy tinh rồi lăn qua lại trên ngực trong 15 – 20 phút, thực hiện 4 – 5 lần/ngày. 
  3. Cho con bú liên tục: Khi con bú càng nhiều, tình trạng tắc tia sữa cũng theo đó được cải thiện. Đầu tiên, mẹ nên cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước. Khi đã thông, mẹ cho bé bú cả 2 bên.
  4. Dùng mẹo dân gian: Dùng lá mít, đu đủ đắp lên ngực, uống nước xơ mướp… được nhiều mẹ áp dụng để chữa tắc sữa. Trong đó, uống nước lá đinh lăng hoặc lá bồ công anh được xem là hiệu quả nhất.
  5. Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ vẫn còn yếu do mất máu và vết thương chưa lành. Đây cũng là một nguyên nhân gây tắc tia sữa. Do đó, mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ăn uống điều độ để giúp phục hồi cơ thể tốt nhất. Mẹ nên nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc em bé, làm công việc nhà để có được nhiều thời gian cho bản thân mình. Bên cạnh đó, giữ tinh thần tích cực, thoải mái cũng sẽ giúp tâm trạng mẹ tốt hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất sữa.  
  6. Vệ sinh vú thường xuyên và đúng cách trước và sau khi cho con bú.
  7. Vắt/hút sạch sữa đều đặn để tránh tồn đọng lại sữa trong bầu ngực.
  8. Duy trì cữ bú phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ về các nguyên nhân tắc tia sữa liên tục và một số điều cần lưu ý khi mắc phải tình trạng này. Hy vọng mẹ đã tìm được những thông tin hữu ích và biết cách xử lý đúng.

Thụt tháo đại tràng và những điều cần biết

Thụt tháo đại tràng và những điều cần biết

Thụt tháo đại tràng là thủ thuật làm sạch đại tràng, mềm phân và giúp thành ruột được mở rộng. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến khi mọi người mắc một số bệnh lý liên quan đến trực tràng và đại tràng.

Thụt tháo đại tràng là gì? Đối tượng cần thụt tháo đại tràng

Thụt tháo đại tràng là kĩ thuật cần được thực hiện tại bệnh viện, với các bác sĩ có kinh nghiệm nhằm mục đích làm mềm, lỏng phân. Để tiến hành, các bác sĩ sẽ đưa nước vào hậu môn giúp thành ruột nở rộng. Khi đó, ruột bị kích thích co lại đồng thời đẩy phân ra khỏi hậu môn.

Bác sĩ tư vấn về thụt tháo đại tràng

Không phải bất cứ ai cũng cần thụt tháo đại tràng mà chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ, cụ thể:

  • Người bị táo bón lâu ngày.
  • Bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật nội soi đại tràng, ổ bụng, trực tràng.
  • Bệnh nhân trước khi chụp x quang đại tràng.
  • Bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật đại tràng.
  • Phụ nữ trước khi sinh.
  • Người bệnh cần hấp thụ tối đa thuốc làm sạch đại tràng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chống chỉ định thụt tháo đại tràng với bệnh nhân:

  • Người bệnh tắc xoắn ruột.
  • Người bệnh viêm ruột thừa.
  • Người bệnh có nguy cơ thủng ruột do viêm hoại tử ruột.
  • Bệnh nhân có tổn thương tại trực tràng và hậu môn.

Thụt tháo đại tràng có đau không?

Rất nhiều bệnh nhân lo ngại, thụt tháo đại tràng có gây đau không. Theo các bác sĩ, khi thực hiện thủ thuật này, đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi khó chịu và nhói một lúc nhưng sẽ không kéo dài.

Đầu tiên, khi bác sĩ đưa ống thông vào trực tràng, phản xạ đầu tiên của cơ thể sẽ hơi đẩy nhẹ dị vật ra ngoài nên sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Khi bơm nước vào đại tràng thông qua ống thông, nhiều người sẽ có triệu chứng đau, muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, tất cả những cảm giác này đều là bình thường và sẽ thuyên giảm ngay sau đó.

Kĩ thuật thụt tháo đại tràng tuy có gây một chút bất tiện cho người bệnh nhưng lại vô cùng cần thiết, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Quy trình thụt tháo đại tràng

Tại các bệnh viện lớn, khi thực hiện thủ thuật thụt tháo đại tràng thông thường sẽ có quy trình như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem lại hồ sơ bệnh án để chắc chắn chính xác bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật này.
  • Tiếp đó, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thụt và sử dụng dung dịch thụt tháo.
  • Bác sĩ sẽ thông báo với người bệnh về những kỹ thuật sắp tiến hành và mục đích của nó. Nếu người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn mê, bác sĩ sẽ giải thích với người nhà bệnh nhân.
  • Bác sĩ sẽ chuẩn bị những dụng cụ cần thiết bao gồm: canuyn thụt tháo, bốc thụt, dung dịch thụt, dầu bôi trơn, hệ thống dây dẫn, găng tay, giấy vệ sinh, chậu nước, đệm không thấm nước, panh kẹp, bô dẹt, xà phòng, khăn tắm và chậu nước.
Mô hình đại tràng
  • Thực hiện thủ thuật: Bệnh nhân được che kín, gắn canuyn thụt tháo vào dây dẫn, gắn dây dẫn vào bốc thụt đồng thời để lộ hậu môn. Bác sĩ đặt bô dẹt vào vị trí phù hợp rồi treo cao bình chứa, kẹp ống lại. Sau khi đưa dung dịch vào trực tràng, bác sĩ rút ống ra và nút lại vùng hậu môn. Cuối cùng là thu dọn dụng cụ, giúp bệnh nhân đi đại tiện, vệ sinh hậu môn rồi ghi chép lại đặc điểm của phân.

Mẹo làm sạch đại tràng tự nhiên tại nhà

Ngoài những trường hợp được chỉ định để thụt tháo đại tràng tại bệnh viện, mọi người có thể làm sạch đại tràng bằng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà. Mục đích của việc làm này là giúp đại tràng luôn sạch sẽ, tránh tích tụ chất thải và mắc một số bệnh nguy hiểm.

Một số mẹo dưới đây đã được nhiều người áp dụng và khá hiệu quả:

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Theo nghiên cứu, trong chất xơ chứa nhiều cellulose có khả năng ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, nhất là những rau có màu xanh đậm, quả mâm xôi…
  • Dùng nước muối: Nước muối là nguyên liệu sẵn có với nhiều công dụng khác nhau, trong đó có đào thải chất cặn bã ra khỏi đại tràng. Khi kết hợp cùng bài tập yoga, nước muối còn giúp nâng cao miễn dịch hệ tiêu hóa, kháng khuẩn, trị táo bón. Mọi người chỉ cần uống nước muối ấm trước khi ăn sáng để làm sạch đại tràng mỗi ngày.
Uống nước muối hàng ngày để làm sạch đại tràng
  • Uống nhiều nước: Uống quá ít nước là nguyên nhân gây ra táo bón khá phổ biến hiện nay. Để phòng chống các bệnh đường tiêu hóa và làm sạch đại tràng, mọi người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Kết hợp cùng những loại trái cây nhiều nước cũng là cách tốt để bảo vệ đại tràng của bạn.
  • Thêm tinh bột kháng vào chế độ ăn uống: Tinh bột kháng là chất có nhiều trong các loại đậu, khoai tây, chuối xanh, ngũ cốc…. giúp tăng sức khỏe đại tràng và hệ vi sinh đường ruột.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây, rau củ như kiwi, cải xoăn, dâu tây, bông cải xanh, chanh… là một mẹo thụt tháo đại tràng tự nhiên mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.

Tóm lại, bài viết đã cung cấp những kiến thức đầy đủ về thụt tháo đại tràng. Việc làm này không chỉ giúp nhuận tràng mà còn tạo điều kiện để hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!

Thải độc đại tràng bằng cà phê – giải pháp tự nhiên cho sức khoẻ

Thải độc đại tràng bằng cà phê là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hoá. Cơ chế hoạt động của phương pháp làm sạch đại tràng bằng cà phê như thế nào? Mua cà phê thải độc đại tràng ở đâu? Cùng tìm hiểu bài bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những câu hỏi trên bạn nhé!

Phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê

Đại tràng là bộ phận chứa nhiều chất cặn bã thức ăn và nếu tích tụ lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Đó là lý do mà đại tràng cần được thải độc để trở nên sạch sẽ. Việc thải độc đại tràng bằng cà phê là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ chất cặn bã và độc tố khỏi đại tràng. 

Một số trường hợp cần thải độc đại tràng định kỳ

Biện pháp này thường được thực hiện bằng cách sử dụng dung dịch chứa cà phê vào đại tràng để kích thích cơ trơn. Đây là một cách làm tự nhiên, không sử dụng thuốc và được áp dụng rộng rãi phổ biến trên toàn thế giới. 

Không phải tự nhiên mà cà phê được chọn để thải độc đại tràng. Theo nghiên cứu, cà phê có tính oxy hóa cao. Uống cà phê hàng ngày là cách giúp tăng cường tuổi thọ và sự tập trung của não bộ. Chính vì vậy, khi sử dụng cà phê cũng mang lại hiệu quả chống oxy hóa và thải độc khá tốt. 

Để thực hiện phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê, người ta sử dụng cà phê enema. Dung dịch cà phê enama chứa các thành phần như cà phê, nước, muối, dầu dừa và đường. Nó giúp kích thích gan sản xuất glutathione S transferase – một chất hoá học có chức năng thanh lọc độc tố trong cơ thể chúng ta. Glutathione gom các chất độc hại, sau đó thải chúng ra khỏi cơ thể cùng với cà phê.

Lợi ích của phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê

Phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khoẻ:

  • Loại bỏ độc tố: Phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê giúp loại bỏ độc tố và chất cặn bẩn tích tụ trong đại tràng. Nếu không loại bỏ, những chất độc này sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ. 
  • Cải thiện chức năng tiêu hoá: Sau khi đại tràng được loại bỏ phân và các chất độc ra ngoài, người bệnh sẽ giảm các triệu chứng khó chịu như táo bón, đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu. 
  • Cải thiện chức năng gan: Thải độc đại tràng bằng cà phê giúp giảm tình trạng nghẽn gan và cải thiện chức năng gan. 
  • Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi: Cà phê có chứa caffeine, có tác dụng kích thích thần kinh qua đó giúp người bệnh giảm căng thẳng và mệt mỏi. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Việc loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng chống chọi với các bệnh tật. 
  • Giảm nguy cơ ung thư đại tràng: Việc loại bỏ độc tố thông qua thải độc đại tràng cũng góp phần giảm nguy cơ ung thư. 
Thải độc đại tràng bằng cà phê mang lại nhiều lợi ích

Cách thực hiện thải độc đại tràng bằng cà phê

Để thực hiện thải độc đại tràng bằng cà phê, cần chuẩn bị một số dụng cụ như tiêm, cà phê, nước sôi, muối và dầu dừa. Các bước thực hiện thải độc bằng cà phê như sau:

Bước 1: Trộn cà phê với nước sôi để tạo thành dung dịch cà phê enema.

Bước 2: Thêm muối và dầu dừa vào dung dịch.

Bước 3: Đun nóng dung dịch cà phê enema và đợi cho nó nguội đến nhiệt độ phù hợp.

Bước 4: Tiêm dung dịch cà phê enema vào trực tràng bằng dụng cụ tiêm. Để dung dịch trong trực tràng khoảng 15-20 phút để các thành phần trong cà phê có thể tác động vào đại tràng.

Bước 5: Sau khi kết thúc thủ tục, bạn nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút để cơ thể phục hồi và đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng cà phê enema.

Dụng cụ cần thiết để thải độc đại tràng

Lưu ý khi sử dụng phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê

Để việc thải độc đại tràng bằng cà phê đạt hiệu quả như ý muốn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn đúng loại cà phê chuyên dùng để thải độc.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, có thể dùng nước tinh khiết và không nên dùng nước máy vì chứa nhiều flo, làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Khi thải độc, có thể bạn sẽ thấy đau quặn bụng. Khi đó, hãy lập tức khóa van lại, dùng tay xoay bụng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cơn đau giảm và tiếp tục thực hiện thải độc như bình thường.
  • Khi đi vệ sinh, nên ngồi thẳng lưng, dùng tay massage ngược chiều kim đồng hồ để đảm bảo phân được thải ra ngoài toàn bộ. Đồng thời, cách này tránh cảm giác đau bụng âm ỉ khi phân còn sót lại trong đại tràng.
  • Thời gian thực hiện nên vào khung giờ cố định và tốt nhất là trước 10h tối.
  • Tư thế truyền tốt nhất nên nằm nghiêng về bên phải, kết hợp 1 chân co vuông góc, 1 chân duỗi thẳng nhằm tạo độ dốc để đưa cà phê vào đại tràng.

Thải độc đại tràng bằng cà phê là phương pháp hiệu quả để bảo vệ hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bạn. Hãy xây dựng một lối sống khoa học cùng thực đơn ăn uống đủ chất, cân bằng để có một nền tảng khỏe mạnh, tránh gặp phải những bệnh lý nguy hiểm.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: Những thông tin quan trọng cần biết!

Tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bài viết sau sẽ giúp người đọc tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như đề xuất một số giải pháp hợp lý. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân hiện tượng vừa đau đại tràng vừa đau dạ dày

Việc cảm thấy vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số đó có thể kể đến như: 

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm, loét dạ dày, đại tràng được xếp vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau ở ổ bụng . Ngoài ra, các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn cũng có thể xảy ra.

1.2. Stress và lo âu

Stress và lo âu có thể góp phần khiến chúng ta vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. Khi bạn trải qua stress hoặc lo âu, cơ thể phản ứng bằng việc tăng sản xuất cortisol, một loại hormone stress. Hormone này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau dạ dày và đại tràng. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy  đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu và đầy hơi. Ngoài ra khi bị đại tràng có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy, táo bón.

Stress và lo âu gây đau đại tràng và đau dạ dày

1.3. Khả năng tiêu hóa kém 

Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn không hoạt động hiệu quả, các dấu hiệu vừa đau đại tràng vừa đau dạ dày có thể xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn quá nhiều, ăn nhanh hoặc thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.

1.4. Các bệnh nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như viêm ruột, viêm dạ dày và nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra các triệu chứng đau đại tràng và đau dạ dày. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như:

  • Viêm dạ dày: Đây là bệnh lý do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Triệu chứng bao gồm đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn và đầy hơi.
  • Đại tràng kích thích: Đây là bệnh lý do rối loạn chức năng đại tràng gây ra, có thể do nhiễm trùng hoặc cảm giác căng thẳng, stress. Triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Dị ứng và cảm quan thức ăn: Các dị ứng và cảm quan thức ăn có thể gây ra các triệu chứng đau đại tràng và đau dạ dày. Chẳng hạn như, những người bị dị ứng thực phẩm có thể bị đau đại tràng và đau dạ dày sau khi ăn các loại thực phẩm gây dị ứng.

Nếu bạn có các triệu chứng này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Dị ứng và cảm quan thức ăn có thể là nguyên nhân gây đau đại tràng và đau dạ dày

2. Viêm đại tràng và viêm dạ dày ăn gì tốt?

Bởi thuộc nhóm bệnh tiêu hóa nên người bệnh đau dạ dày, đại tràng luôn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Quá trình điều trị bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống hàng ngày của bạn.

2.1. Chọn các loại thực phẩm lành mạnh

Để tránh đau dạ dày và đại tràng, bạn nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh và dễ tiêu hóa như sau:

  • Rau xanh: Bao gồm rau bina, rau muống, bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoong, cải thìa, cải bó xôi, rau cải, bí đỏ, cà chua, dưa leo… Rau xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm đau dạ dày và đại tràng.
  • Trái cây: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Bạn có thể ăn các loại trái cây như táo, dứa, chuối, kiwi, cam, nho, dâu tây, quýt, táo, lê, quả mơ… Các loại trái cây hỗ trợ rất tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.
  • Các loại thịt ít chất béo: Thịt gà, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá chép, thịt bò… cung cấp nhiều protein và chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khỏe cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Các loại đậu, hạt: Bao gồm đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu xanh, đỗ đen, đỗ trắng, hạt chia, hạt bí đỏ… Các loại đậu, hạt này chứa nhiều chất xơ, chất đạm và chất dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe cơ thể.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, mì ổn định, lúa mạch, bánh mì nguyên hạt, bánh mì bơ đậu phộng, bánh mì bánh mỳ… các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng đau dạ dày, đại tràng.

Lưu ý, mỗi người có cơ địa và trạng thái sức khỏe khác nhau. Người bệnh nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể lựa chọn tốt cho vấn đề đang gặp phải.

Các thực phẩm lành mạnh giúp cải thiện tình trạng đau đại tràng và đau dạ dày

2.2. Chú ý cách ăn uống hàng ngày

Để khắc phục tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng ngoài việc phải chú ý đến thực phẩm ăn hàng ngày, bạn cũng nên điều chỉnh một số thói quen như:

  • Ăn ít và thường xuyên: Nên ăn những bữa ăn nhỏ, thay vì ăn một bữa ăn lớn. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày và đại tràng, đồng thời giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm và nhai kỹ giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm áp lực lên dạ dày và đại tràng.
  • Tránh đồ ăn có nhiều gia vị: Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành tây có thể kích thích dạ dày và đại tràng gây ra đau.
  • Tránh ăn quá no và ăn gần vào giờ đi ngủ: Ăn quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ sẽ chèn ép lên dạ dày và đại tràng, dẫn đến đau và khó tiêu hóa.

Nếu bạn có triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm đại tràng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất?

Viêm đại tràng là một bệnh lý liên quan đến đường ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Việc ăn uống đúng cách có thể giúp giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Viêm đại tràng nên ăn gì? – Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại quả tốt cho người bị viêm đại tràng để trả lời cho câu hỏi trên.

1. Viêm đại tràng nên ăn quả gì?

Viêm đại tràng nên ăn quả gì? luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số loại hoa quả mà người viêm đại tràng nên sử dụng.

1.1. Táo

Nhiều bệnh nhân viêm đại tràng vẫn luôn hỏi “Viêm đại tràng nên ăn gì? Có nên ăn táo không?”. Táo là một trong những loại trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

Chất xơ trong táo có khả năng hấp thụ nước và làm giảm tình trạng táo bón, giúp cho đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Táo cũng chứa một lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm các chất flavonoid, catechin và procyanidin, giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và chống lại viêm nhiễm.

Ngoài ra, táo còn chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, kali và vitamin K, có thể hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.

Táo tốt cho người viêm đại tràng

Táo tốt cho người viêm đại tràng

1.2. Chuối

Chuối có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng cách tạo ra một lớp bảo vệ chống lại sự tổn thương của niêm mạc. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều chất xơ và kali, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và làm giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chuối, có thể gây táo bón do lượng chất xơ quá cao. Do đó, cần ăn chuối vừa đủ và kết hợp với các loại trái cây khác để cân bằng dinh dưỡng và giảm thiểu tác dụng phụ.

1.3. Kiwi

Viêm đại tràng nên ăn gì? – Câu trả lời chính là Kiwi. Kiwi là một loại quả giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Đây là một trong những loại trái cây ít gây kích thích đường ruột, vì vậy rất tốt cho những người bị viêm đại tràng. Chất xơ trong kiwi giúp tăng cường chức năng ruột, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Ngoài ra, kiwi cũng chứa enzyme actinidin có khả năng phân hủy protein, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng.

Kiwi tốt cho người viêm đại tràng

1.4. Dâu tây

Dâu tây là một trong những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin C. Những thành phần này có thể giúp cải thiện chức năng đại tràng và giảm các triệu chứng của viêm đại tràng.

Các chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn chặn sự tổn thương của tế bào do các gốc tự do gây ra. Các chất xơ có trong dâu tây cũng giúp hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể và giảm tình trạng táo bón, một trong những triệu chứng của viêm đại tràng.

Ngoài ra, vitamin C trong dâu tây cũng có tác dụng chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, dâu tây là một lựa chọn tốt cho những người bị viêm đại tràng muốn bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị.

1.5. Lê

Lê là một loại trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Chất xơ có trong lê có khả năng làm giảm tình trạng táo bón, đồng thời cải thiện sự trao đổi chất và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. 

Lê cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, lê còn chứa vitamin C và kali giúp duy trì sức khỏe và chức năng của các cơ quan nội tạng, bao gồm cả đại tràng. Lê chính là đáp án vô cùng hoàn hảo cho câu hỏi “Viêm đại tràng nên ăn gì?” của nhiều người bệnh.

Lê tốt cho người viêm đại tràng

2. Một số món ăn làm từ hoa quả cho người viêm đại tràng

Nếu phần trên đã cho bạn gợi ý về “Viêm đại tràng nên ăn gì?” thì tiếp sau đây sẽ là những mẹo nhỏ chế biến đồ ăn từ hoa quả cho người viêm đại tràng.

  • Nước ép trái cây tươi: Thức uống này chứa nhiều vitamin và chất xơ. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm dịu các triệu chứng của viêm đại tràng. Bạn có thể pha trộn nhiều loại trái cây như táo, dưa hấu, nho, cam, chanh, bưởi, dứa, xoài, để tạo nên một loại nước ép tươi ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
  • Sinh tố trái cây: Sinh tố trái cây cũng là một cách tuyệt vời để sử dụng các loại trái cây tươi. Bạn có thể pha trộn một vài loại trái cây khác nhau như chuối, bơ, dứa, cam, kiwi và táo để tạo ra một món ăn giải khát và giàu dinh dưỡng.
  • Salad trái cây: Salad trái cây là một món ăn rất phổ biến và dễ chế biến. Bạn có thể chọn một vài loại trái cây khác nhau như táo, chuối, dứa, kiwi, dưa hấu, nho, quýt, để tạo ra một món salad trái cây ngon miệng và giàu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi ăn hoa quả vì nhiều loại trái cây có chứa chất bột, đường, acid hoặc fructose có thể gây kích thích và làm tăng các triệu chứng của viêm đại tràng.

Món ăn từ hoa quả cho người viêm đại tràng

Vấn đề “Viêm đại tràng nên ăn gì?” luôn được mọi người quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp để giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Hãy tìm kiếm thêm sự tư vấn từ các chuyên gia để có chế độ ăn tốt nhất bạn nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

[Top 5] Cách làm tan cục sữa tắc cho mẹ hiệu quả sau 2h

Tắc tia sữa nổi cục khiến bầu ngực mẹ sau sinh bị đau, căng cứng, to hơn bình thường. Có nhiều cách làm tan cục sữa tắc cho hiệu quả ngay tức thì như massage bầu ngực, cho con bú thường xuyên, chườm nóng… Hầu hết những cách này đều có thể thực hiện tại nhà và có chi phí thấp nên được áp dụng khá rộng rãi. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tắc tia sữa nổi cục

Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách
Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách

Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng mà phụ nữ sau sinh nào cũng có thể gặp phải, nhất là người sinh con đầu lòng. Đây là hiện tượng sữa bị ứ đọng, không thoát hết ra ngoài ở vú của mẹ bỉm. Cục sữa căng cứng khiến cho ống dẫn sữa hoạt động khó khăn, sữa vón nhỏ tạo thành cục ở đó. Điều này gây viêm, sưng, tấy đỏ làm mẹ có cảm giác nóng, căng tức nơi bầu ngực, khi sờ vào thấy đau.

1.1. Nguyên nhân khiến mẹ bỉm tắc tia sữa nổi cục

Tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa rất quan trọng bởi điều này sẽ giúp bạn tìm ra cách làm tan cục sữa tắc đúng và an toàn. Thông thường, mẹ bỉm gặp tình trạng này là do:

  • Máu lưu thông kém: Sau sinh, cơ thể người mẹ vẫn còn yếu do mất máu, khí huyết lưu thông kém. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, mẹ dễ bị suy nhược cơ thể dẫn tới tắc sữa xuất hiện.
  • Bé bú sai khớp ngậm: Bình thường, sữa mẹ tiết đều cả 2 bên khi con bú đúng cách. Nếu bé bú sai khớp, sữa sẽ không chảy đều dẫn tới tình trạng một bên ít một bên nhiều, lâu ngày có thể bị tắc tia.
  • Mặc áo ngực không phù hợp: Kích thước vòng 1 của phụ nữ sau sinh lớn hơn rất nhiều so với thời con gái. Tuy nhiên, nhiều người không để ý điều này nên mặc áo ngực chật làm bầu ngực bó lại, gây ra tắc tia sữa.
  • Vệ sinh bầu ngực sai cách: Nếu trước và sau khi cho con bú, bầu ngực của mẹ không được vệ sinh hoặc làm sạch không đúng cách rất dễ dẫn tới viêm nhiễm ở đầu vú, tăng nguy cơ làm tắc tuyến sữa.
  • Ít hút sữa: Bé bú không hết mà mẹ lại lười hút sữa thì sữa sẽ đọng lại trong bầu ngực, lâu dần dẫn tới vón cục.

1.2. Dấu hiệu mẹ tắc tia sữa nổi cục

Nhìn chung, biểu hiện của việc tắc tia sữa nổi cục khá dễ nhận biết, bao gồm:

  • Sữa tiết ra ít hoặc không ra dù mẹ đã chủ động hút/vắt sữa.
  • Ngực to hơn bình thường, căng cứng và mẹ có cảm giác đau nhức.
  • Khi sờ vào, mẹ thấy có các điểm cứng.
  • Gây sốt.
  • Ngực sưng nóng đỏ.

2. Các cách làm tan cục sữa tắc nhanh chóng

Hướng dẫn các cách làm thông tắc tia sữa nhanh hiệu quả
Hướng dẫn các cách làm thông tắc tia sữa nhanh hiệu quả

Không chỉ gây đau mà tắc tia sữa vón cục lâu ngày còn khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như sốt, nhiễm trùng ở vú, áp xe vú… Do đó, các mẹ sau sinh nên thực hiện cách làm tan cục tắc tia sữa dưới đây càng sớm càng tốt.

2.1. Massage ngực

Massage ngực là cách làm tan cục sữa đông thường được các mẹ bỉm truyền tai nhau khi gặp phải. Việc massage giúp tan cục sữa, theo dòng chảy rồi thoát ra ngoài.

Với cách này, mẹ có thể tự làm hoặc nhờ người thân hỗ trợ đều được. Khi thực hiện, bạn dùng một hoặc hai tay ấn vào thành ngực, di chuyển nhẹ nhàng xung quanh bầu vú để làm tan cục cứng. Mẹ nên xoa bóp theo hình tròn, không dùng lực quá mạnh và tăng dần tốc độ. Mỗi lần massage, mẹ nhớ làm khoảng 20 – 30 phút rồi xoa bóp theo chiều ngược lại để có tác dụng tốt nhất.

2.2. Chườm nóng

Chườm nóng giúp các ống dẫn sữa giãn ra, cục sữa bị vón lại dễ tan, hạn chế tắc nghẽn. Để thực hiện cách làm tan cục sữa tắc này, mẹ nên dùng khăn xô mềm thấm chút nước ấm đắp lên bầu ngực. Mẹ cũng có thể dùng nước ấm khoảng 70 độ cho vào chai thủy tinh rồi lăn qua lăn lại ở bầu ngực. Mỗi lần chườm, mẹ nên thực hiện trong khoảng 15 –  20 phút và ngày làm 4 – 5 lần để sữa vón cục nhanh chóng tan ra.

2.3. Cho con bú thường xuyên

Khi bị tắc sữa, mẹ bỉm sẽ thấy khó chịu và đau nhức. Tình trạng này thường nặng hơn nếu con ngậm ti lâu. Dù vậy, mẹ vẫn nên cho bé bú càng nhiều càng tốt. Khi ngậm đúng khớp, lực hút của con sẽ mạnh hơn làm lưu thông các tia sữa, giảm tình trạng tắc.

2.4. Hút sữa thừa sau khi con bú

Hút sữa thừa thường xuyên
Hút sữa thừa thường xuyên

Như đã đề cập, bé bú không hết là nguyên nhân khiến mẹ tắc tia sữa. Vì thế, sau khi bé bú xong, nếu vẫn còn sữa trong bầu ngực thì mẹ nên sử dụng máy và hút hết sữa ra ngoài, tránh sữa còn thừa gây vón cục.

2.5. Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa đang được rất nhiều người áp dụng hiện nay là đắp lá mít, cải bắp lên ngực, uống xơ mướp…. Trong các bí quyết đó, uống nước lá bồ công anh và lá đinh lăng được cho là có hiệu quả, dễ làm.

3. Câu hỏi thường gặp về tắc tia sữa nổi cục đau, không đau

3.1 Tắc tia sữa nổi cục nhưng không đau có cần xử lý không?

Dù đau hay không đau, mẹ cũng nên xử lý tắc tia sữa sớm để sữa về đầy đủ. Điều này không chỉ giúp giảm đau đớn cho mẹ, mà còn tránh ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa, cũng như hạn chế được các biến chứng xảy ra nếu để tình trạng này lâu ngày.

3.2 Làm cách nào để phòng tránh tắc tia sữa nổi cục?

Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa nổi cục, mẹ cần làm những việc sau:

  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh ngực trước và sau khi con bú.
  • Duy trì cữ bú phù hợp cho bé.
  • Thường xuyên massage vú.
  • Hút sữa sau khi bé bú.

Trên đây là những cách làm tan cục sữa tắc đơn giản và an toàn, nhiều mẹ áp dụng thành công. Nếu gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa, mẹ nên thực hiện ngay để cải thiện sớm, không để lâu có thể dẫn tới mất sữa hoàn toàn.

[Giải đáp] Chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả không?

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít là biện pháp dân gian khá đơn giản, dễ làm nên được khá nhiều áp dụng. Nếu bị tắc sữa sau sinh, bạn có thể tham khảo cách này để giảm bớt đau nhức, cũng như hạn chế ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho bé.

1. Các cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Cách chữa tắc sữa bằng lá mít hiệu quả, an toàn
Cách chữa tắc sữa bằng lá mít hiệu quả, an toàn

Mít là loại cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta. Hầu hết các bộ phận của cây mít đều có tác dụng. Trong Đông y, lá mít được xem là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh, trong đó có thông tắc tia sữa cho mẹ sau sinh.

Hiện nay, có rất nhiều cách dùng lá mít để thông tia sữa mà bạn có thể tham khảo như:

1.1. Trị tắc tia sữa bằng cách đắp lá mít lên bầu ngực

Mẹo dân gian được các bà, các cụ áp dụng và truyền lại là mẹ lấy 18 lá mít (sinh con gái) hoặc 14 chiếc lá (sinh con trai) đem hơ qua lửa rồi chia ra đắp hai bên bầu ngực. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, không quá già mà cũng không quá non.

Khi đắp lá mít trên ngực, mẹ cũng cần kết hợp với việc xoa bóp để làm tan các cục sữa đông nhanh hơn. Nếu thấy lá mít nguội, bạn nên hơ lửa lại rồi lặp lại các thao tác trên. Mỗi ngày làm 3 – 4 lần và thực hiện đều đặn 3 – 5 ngày, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện.  

1.2. Uống nước lá mít chữa tắc tia sữa

Với cách uống nước lá mít, mẹ chỉ cần đem lá mít sắc rồi uống như nước bình thường. Lá mít không độc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhất là lợi sữa nên rất tốt cho mẹ bỉm.

Ngoài dùng lá mít, quả mít non cũng có khả năng chữa tắc tia sữa. Lấy quả mít gọt vỏ rửa sạch rồi xào với thịt nạc, ăn cùng với cơm. Cách này vừa dễ thực hiện vừa giúp tiết sữa nhiều.

2. Cách làm thông tia sữa bằng lá mít có hiệu quả thật không?

Chữa tắc sữa bằng lá mít chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học
Chữa tắc sữa bằng lá mít chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít là một trong những mẹo dân gian phổ biến được lưu truyền từ xưa đến nay. Điều này cho thấy biện pháp này có thể mang đến sự hiệu quả nhất định trong việc trị tắc tia sữa.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và nhanh, mẹ bỉm sau sinh cần chú ý những điều sau:

  • Lá mít là vị thuốc rất lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều quá sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất, mẹ chỉ nên lấy lá này để gọi sữa về trong 3 – 5 ngày, không nên dùng quá lâu.
  • Trong quá trình uống nước lá mít, mẹ hoặc con bú có biểu hiện khác thường sau thì cần ngừng ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Bên cạnh việc áp dụng cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn cay nóng để kích thích tuyến sữa, hạn chế đau nhức.

3. Làm thế nào để không bị tắc tia sữa?

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

Tắc tia sữa là tình trạng mà nhiều mẹ bỉm sau sinh gặp phải. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế vấn đề này xảy ra bằng cách ghi nhớ một vài khía cạnh sau:

  • Vệ sinh ngực sạch sẽ mỗi ngày: Mẹ bỉm nên dùng khăn mềm và sạch để lau toàn bộ bầu ngực, nhất là đầu vú. Đồng thời chú ý vệ sinh sạch kẽ ngực cẩn thận.
  • Lau sạch đầu vú cũng như vắt bỏ vài giọt sữa đầu trước khi cho con bú.
  • Vắt sữa thường xuyên: Khi con bú xong, mẹ cần vắt bỏ hết sữa còn ở trong bầu ngực, không để sữa đọng lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sữa bị vón cục.
  • Massage vú sau sinh: Mẹ nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu vú theo chiều kim đồng hồ. Nếu thấy vú có dấu hiệu căng tức, hãy massage từ vị trí căng tức đó rồi hướng phía núm vú.
  • Cho bé duy trì cữ bú phù hợp: Ở tháng đầu tiên, mẹ nên cho con bú thường xuyên. Ở những tháng tiếp theo, khoảng cách các cữ bú chỉ nên dao động từ 2 – 3 giờ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau sinh, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi nên việc căng thẳng, mệt mỏi rất dễ xảy ra với các mẹ bỉm. Điều này gây ra các vấn đề tiêu cực liên quan sức khỏe và tâm lý làm ảnh hưởng tới nguồn sữa như mất sữa, tắc tia sữa…. Vì thế, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ, tâm lý thoải mái cũng giúp cơ thể tăng tiết sữa tự nhiên.
  • Khi thấy có biểu hiện căng cứng ở nơi đầu ngực, sốt nặng, ớn lạnh, bạn không nên dùng biện pháp dân gian mà nên sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để loại bỏ các cục viêm nhanh hơn. Không nên tự ý mua thuốc ở ngoài để tránh ảnh hưởng tới nguồn sữa.

Trên đây là thông tin và phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít chi tiết dành cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức y khoa chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể mang đến cho con nguồn sữa chất lượng.

Chia sẻ kinh nghiệm chữa tắc tia sữa hiệu quả ngay tại nhà

Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa hiệu quả, an toàn ngay tại nhà là chủ đề được các mẹ sau sinh bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm bỉm sữa. Bài viết dưới đây đã tổng hợp những kiến thức hữu ích về các kinh nghiệm xử lý tắc tia sữa của nhiều mẹ, hãy tham khảo nhé!

1. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa

Tia tắc sữa được xem là một trong những tình trạng mà mẹ bỉm dễ gặp phải sau sinh. Điều này không chỉ khiến mẹ đau nhức, khó chịu mà nó còn làm ảnh hưởng tới nguồn sữa cho con bú. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến mẹ bị mất sữa sớm, gặp nhiều bệnh lý.

Khi thấy tình trạng này mà nhà có máy hút sữa, mẹ nên tận dụng để thông tắc sữa hiệu quả. Đây được xem là giải pháp mà hầu hết các chuyên gia chăm sóc mẹ sau sinh và bệnh viện áp dụng.

Ngoài hút sữa ra bình, thiết bị này có khả năng xử lý tắc tia sữa rất tốt. Máy này được thiết kế mô phỏng như trẻ sơ sinh đang bú mẹ nên sẽ hút cạn lượng sữa ở trong bầu ngực. Từ đó làm khơi thông tia sữa.

Nhưng để đạt hiệu quả cao khi chữa tắc sữa, mẹ nên chú ý:

  • Sử dụng máy hút sữa ngay khi thấy có dấu hiệu tắc sữa.
  • Khi cho con bú xong, mẹ nên dùng thêm máy hút để làm trống bầu vú, loại bỏ được sữa đọng, vón cục.
  • Nhớ massage quầng vú.

2. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng massage

Chữa tắc tia sữa bằng việc massage
Chữa tắc tia sữa bằng việc massage

Massage vú cũng là một trong các cách giúp làm mất khối tắc, giúp thông tia sữa. Khi xoa bóp, lực tác động làm các cục sữa bị ứ đọng nằm trong bầu ngực sẽ bị phá hủy. Từ đó, sữa sẽ được lưu thông tốt hơn, dứt điểm được tình trạng tắc tia. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, mẹ cần thực hiện massage đúng cách.

Để thực hiện điều đó, các mẹ bỉm nên làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Chọn cho mình tư thế thoải mái, phù hợp khi massage.
  • Bước 2: Dùng một tay để massage nhẹ nhàng các cục sữa cứng. Tay còn lại có nhiệm vụ nâng đỡ bầu ngực.
  • Bước 3: Ngón trỏ và ngón giữa sẽ ấn mạnh ở nơi có cục sữa bị tắc. Mẹ bỉm cần ấn từ trong ra ngoài rồi mới thực hiện từ ngoài vào trong. Vừa ấn vừa day để massage hiệu quả, đồng thời hãy thực hiện động tác này nhiều lần.
  • Bước 4: Tiếp đó, sau mỗi động tác ấn, xoa ngực, mẹ sau sinh nhớ nặn ở núm vú xem sữa thoát ra chưa.

Để cho cách massage thành công nhất, mẹ nên kết hợp với việc bấm huyệt kết hợp với chườm nóng. Huyệt cần tác động gồm có ở giữa ngón tay áp út và ngón út; huyệt ở bờ xương sườn số 3, huyệt ở xương sườn thứ 6.

3. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng các loại thảo dược

Chữa tắc sữa bằng thảo dược hiệu quả nhanh
Chữa tắc sữa bằng thảo dược hiệu quả nhanh

Ngoài massage, dùng máy hút sữa, chữa tắc tia sữa bằng thảo dược cũng mang lại hiệu quả kinh ngạc mà lại rất an toàn. Do thảo dược dễ kiếm, làm đơn giản nên cách chữa này cũng được nhiều mẹ áp dụng. Các bạn có thể tham khảo:

  • Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng: Lá đinh lăng chứa tinh dầu, chất oxy hóa… có tác dụng giảm tắc nghẽn sữa và rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Để trị tắc sữa, mẹ bỉm có thể dùng 150 – 200g lá đinh lăng tươi nấu với 200ml nước để uống. Sau 2 – 3 ngày, mẹ sẽ thấy rõ kết quả. Ngoài ra, bạn có thể ăn lá đinh lăng luộc với cơm trắng cũng rất tốt.
  • Thông tia sữa bằng đu đủ: Mẹ chỉ cần lấy quả đu đủ vẫn còn non mang về cắt thành lát nhỏ rồi hơ qua lửa. Tiếp đó là đắp trên bầu ngực là được.
  • Xử lý tắc sữa bằng lá mít: Lá mít cũng là nguyên liệu rất hữu ích dành cho các mẹ. Dân gian lưu truyền rằng, phụ nữ sau sinh nếu bị tắc sữa thì lấy 18 chiếc lá mít đem đi hơ nóng rồi áp 9 lá ở mỗi bên ngực. Lưu ý, chị em cần đặt vào chỗ cứng nhất bởi đó là vị trí đang bị tắc tia sữa. Khi đặt lá mít xong, mẹ nhớ xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng. Cứ làm như thế cho tới khi đến sữa chảy ra.  

Tuy nhiên, để sử dụng đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, không gây hại, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Dùng đúng liều lượng.
  • Kết hợp với massage, bấm huyệt.
  • Nghỉ ngơi nhiều.

4. Kinh nghiệm ăn uống, sinh hoạt để tránh tắc tia sữa

Mẹ bỉm cần ăn uống, sinh hoạt điều độ
Mẹ bỉm cần ăn uống, sinh hoạt điều độ

Theo bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết, ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới ống dẫn sữa, nang sữa. Do đó, ngoài nghỉ ngơi đủ, mẹ cần biết các món nên ăn và không nên ăn để hạn chế cơn đau nhức, khơi thông được tuyến sữa.

4.1. Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giảm tắc tia sữa

Dù chưa bị hay đang tắc tia sữa, mẹ sau sinh vẫn cần ăn uống khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm tốt để đảm bảo tia sữa luôn được khai thông. Ví dụ như:

  • Uống nhiều nước.
  • Rau xanh.
  • Cháo bí đỏ.
  • Hoa quả.
  • Canh móng giò.

4.2. Thực phẩm cần kiêng để tránh tắc tia sữa

Ngoài chú ý tới việc ăn gì, mẹ bỉm cũng cần biết khi tắc tia sữa cần tránh ăn ăn gì. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bị tắc nghiêm trọng hơn, giảm nguy cơ mất sữa sớm.

Thực phẩm cần kiêng gồm có:

  • Thức ăn cay, nóng.
  • Thức ăn được chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, mì gói.
  • Các loại măng.
  • Rượu bia.
  • Cà phê và các thức uống có chứa caffeine.

Trên đây là một vài thông tin về tắc tia sữa, các mẹ nên lưu lại các kinh nghiệm chữa tắc tia sữa này để có thể áp dụng, từ đó thông sữa hiệu quả, nhanh chóng. Đồng thời xử lý tốt các vấn đề để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. 

[Giải đáp] Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa hiệu quả không?

Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay, nhất là các mẹ bỉm đang trong giai đoạn cho con bú. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết cũng như bật mí các cách thông tắc hiệu quả từ loại lá này để bạn tham khảo.

1. Uống lá đinh lăng chữa tắc tia sữa có tốt không?

Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả
Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả

Câu trả lời là Có. Đinh lăng hay còn gọi là gây gỏi cá hoặc cây nam dương. Trong Đông y, đinh lăng là một vị thuốc quý. Lá cây này thường được phơi, sấy khô để sử dụng trong bài thuốc chữa mụn nhọt, suy nhược cơ thể…. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng thông tắc tia sữa, tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh.

Thành phần trong lá đinh lăng gồm có chất chống oxy hóa, tinh dầu, flavonoid, saponin. Các chất này có tác dụng tiết sữa, kích thích tuyến vú ở phụ nữ sau sinh. Hơn nữa, nó còn giúp lưu thông máu, giảm tắc nghẽn sữa ở vùng ngực. Đặc biệt, nếu áp dụng đủ và đúng cách thì đây là cách thông tắc tia sữa cực hiệu quả.

Không những thế, lá đinh lăng còn rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Chẳng hạn như:

  • Giúp tử cung phục hồi nhanh chóng do thành phần trong đinh lăng thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy nhanh các sản dịch ra ngoài cơ thể.
  • Giảm căng tức ở đầu ngực.
  • Cải thiện chứng mất ngủ, dưỡng tâm an thần.
  • Cải thiện được tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

2. Các cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng cho mẹ tại nhà

Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng khác nhau. Sau đây là một số cách được mọi người áp dụng phổ biến, cho kết quả tốt.

2.1 Uống lá đinh lăng chữa tắc tia sữa

Chuẩn bị nguyên liệu: 150 – 200gr lá đinh lăng

Cách làm:

  • Bước 1: Mang lá đinh lăng rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với 200ml nước.
  • Bước 2: Đun tới khi nước sôi thì mở nắp ra, khuấy đều. Cứ lặp lại khoảng 2 – 3 lần. Sau khoảng 7 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Để nguội rồi lọc lấy nước. Sau đó, mẹ uống kết hợp với nước lọc trong 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả thông tắc tia sữa của vị thuốc này.

2.2 Đắp lá đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g lá đinh lăng.
  • 50g lá diếp cá.

Cách chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng:

  • Bước 1: Bạn mang 100g lá đinh lăng với 50g lá diếp cá rửa sạch.
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào cối rồi giã nát. Tiếp đó, hãy đắp chúng trên bầu ngực của mình. Tuy nhiên để tránh bít ống sữa, mẹ bỉm tránh cho lên vùng quầng thâm. Sau 30 phút, bầu ngực của bạn sẽ bớt căng tức.

2.3 Chế biến lá đinh lăng thành món ăn

Chữa tắc tia sữa bằng các món ăn từ lá đinh lăng
Chữa tắc tia sữa bằng các món ăn từ lá đinh lăng

Một số món ăn từ lá linh lăng chữa tắc tia sữa cũng cho hiệu quả rất tốt, được rất nhiều mẹ yêu thích, lựa chọn.

  • Lá đinh lăng luộc: Món này được dùng như món rau trong mâm cơm dành cho mẹ sau sinh ở tháng đầu tiên. Dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch và mang đi luộc chín rồi chấm với mắm. Ngoài ăn với cơm rất ngon thì món này còn có tác dụng chữa tắc tia sữa.
  • Canh thịt băm lá đinh lăng: Món ăn thanh mát, đơn giản này giúp mẹ sau sinh dễ dàng thải độc tố ra ngoài, thông sữa hiệu quả.
  • Cháo giò móng heo hầm với lá đinh lăng: Cách nấu này giúp nước cháo trong, thanh, có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho việc lợi sữa.

Lưu ý:

  • Cần tuân thủ đúng các nguyên liệu, không nên sử dụng quá ít hoặc quá nhiều.
  • Trên thực tế, có 7 loại lá đinh lăng. Tuy nhiên chỉ loại lá nhỏ mới trị tắc sữa hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng cần chọn lá cây trên 3 năm tuổi để có tác dụng tốt nhất.
  • Bên cạnh trị tắc sữa bằng lá đinh lăng, bạn nên kết hợp với việc massage vùng ngực, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ giúp việc thông sữa diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Nếu như tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện hoặc sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để được hỗ trợ, điều trị thích hợp.

3. Thông tắc tia sữa bằng lá đinh lăng có tác dụng phụ không?

Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra một vài tác dụng phụ. Bởi trong lá đinh lăng có chứa saponin khi dùng quá mức sẽ gây ra tình trạng ngộ độc.

Bên cạnh đó, lá này còn chứa các tạp chất có hại, không tốt cho phụ nữ sau sinh. Tốt nhất bạn nên làm đúng theo hướng dẫn ở trên hoặc có thể dùng chiết xuất lá đinh lăng để chuẩn hóa. Có như thế, sử dụng lá đinh lăng thông tia sữa hiệu quả và đảm bảo an toàn

Hiện nay, lá đinh lăng chữa tắc tia sữa vẫn được các mẹ truyền tai nhau khi bị ít sữa, mất sữa, tắc tia. Nếu gặp tình trạng đau tức ngực, sữa không thoát ra ngoài được, mẹ có thể sử dụng các cách chữa từ loại lá này nhé.

Dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà hiệu quả chỉ sau 1 lần

Tắc tia sữa là một trong những tình trạng mà các mẹ bỉm thường gặp. Ngoài đau đớn, sưng tấy, nếu không khắc phục kịp thời tắc tia sữa sẽ gây viêm tuyến sữa, thậm chí dẫn tới áp-xe vú. Để cải thiện vấn đề này, nhiều mẹ đã sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa 24/24 tại nhà.

1. Tắc tia sữa có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa được biết đến là tình trạng sữa bị ứ đọng bên trong bầu ngực của người mẹ mà không đẩy ra bên ngoài được. Điều này khiến cho con khó khăn khi bú, không nạp đủ sữa và mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Bị tắc tia sữa khiến bé thiếu sữa, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Bị tắc tia sữa khiến bé thiếu sữa, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Cơ thể của mẹ mới sinh bé tiết sữa liên tục nhưng bị giữ lại bởi phần ống dẫn khiến cho bầu vú căng lên gây đau đớn. Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để giảm bớt sự khó chịu, hỗ trợ sữa chảy về tốt hơn.

Nếu để tắc tia sữa kéo dài, mẹ rất dễ gặp các tình trạng sau:

  • Bị căng thẳng, stress, trầm cảm.
  • Mất sữa khiến con không thể bú sữa mẹ được mà chuyển sang tìm nguồn sữa khác hoặc sữa công thức để thay thế.  Điều này gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
  • Gây viêm tuyến vú.
  • Mẹ tắc sữa sau 1 tuần vẫn không điều trị thường sẽ bị áp xe tuyến vú. Lúc này, mẹ có cảm giác đau dữ dội, tuyến vú bị mưng mủ.
  • Có thể bị dải xơ hóa, viêm xơ. Nếu khối mủ trong bầu ngực vỡ ra, đi vào máu dễ gây hại cho thận, gan….

2. Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa

Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa như căng tức ngực, sốt cao…
Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa như căng tức ngực, sốt cao…

Dấu hiệu tắc tia sữa tiến triển từ từ, tuy nhiên vẫn có trường hợp nhanh, rõ rệt. Khi mẹ đang cho con bú có biểu hiện sau, hãy sử dụng dịch vụ thông tia sữa tại nhà để khắc phục kịp thời:

  • Một hoặc hai bên bầu ngực bị căng cứng, đau nhức. Tình trạng này sẽ tăng lên theo ngày.
  • Ở vùng bầu vú xuất hiện khối tròn, bề mặt gồ ghề, kích thước khác nhau. Khi sờ vào chúng sẽ thấy đau.
  • Lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có.
  • Một số dấu hiệu khác như mẹ đau đầu, mệt mỏi, sốt cao….

3. Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà 24/24 giúp thông sữa chỉ sau 1 lần

Tắc tia sữa là hiện tượng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất cứ mẹ bỉm nào và thời điểm nào. Theo thông tin, có đến 15% phụ nữ đang cho con bú bị căng tức, cương vú. Thậm chí tắc sữa dẫn tới sốt cao, sữa lỏng thành cục khiến mẹ đau đớn, trầm cảm, nặng hơn cả là bị u xơ tuyến vú….

Thấu hiểu được sự hi sinh, nỗi trăn trở của mẹ khi gặp phải tình trạng tắc tia sữa, nhiều trung tâm đã nghiên cứu và cho ra đời dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà. Không chỉ thông tắc sữa, chống áp xe, kích thích lợi sữa mà các mẹ còn được hỗ trợ co hồi tử cung nhanh, giảm viêm nhiễm, tránh rong sản dịch…. Khi sử dụng dịch vụ, mẹ cảm thấy nhẹ nhàng, yên tâm hơn trên hành trình nuôi và chăm sóc bé. Mẹ bỉm sẽ không còn phải gặp tình trạng đau nhức nhiều giờ liền, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con.

Ngoài đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm, nhiều trung tâm thông tắc tia sữa còn trang bị cả máy móc tiên tiến. Do đó, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để có thể yên tâm sử dụng dịch vụ.

4. Tiêu chí giúp mẹ lựa chọn dịch vụ thông tắc tia sữa uy tín

Thông tắc tia sữa nhanh chóng, hiệu quả chỉ sau 1 lần
Thông tắc tia sữa nhanh chóng, hiệu quả chỉ sau 1 lần

Hiện nay, các địa chỉ thông tắc tia sữa xuất hiện ngày một nhiều. Bên cạnh trung tâm uy tín thì cũng có nhiều nơi hoạt động kém chất lượng. Do đó, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí sau để tìm địa chỉ phù hợp:

4.1 Lựa chọn trung tâm có nhiều năm hoạt động

Địa chỉ cung cấp dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà uy tín, được khách hàng tin tưởng thường có có nhiều năm hoạt động trên thị trường. Mẹ có thể tìm trên các trang web chính thống, hỏi người quen để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

4.2 Đội ngũ nhân viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm

Trình độ nhân sự cũng cần được quan tâm khi chọn nơi thông tắc sữa. Thông thường, địa chỉ uy tín sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, được đào tạo bài bản và làm việc có tâm. Khi đó, họ sẽ xử lý thông tắc tia sữa đúng cách nhanh chóng, êm ái và đưa ra lời khuyên hữu ích giúp chăm sóc con tốt hơn.

Hơn nữa, nếu nhân viên càng có kinh nghiệm sẽ càng xử lý được ca khó, kết quả thông tắc đạt kết quả tốt, hạn chế tình trạng thất bại.

4.3 Chọn nơi có cơ sở vật chất đầy đủ

Khi cơ sở vật chất khang trang, máy móc đầy đủ sẽ đảm bảo mang đến môi trường thoải mái, an toàn. Sự kết hợp giữa công nghệ và máy móc sẽ giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng, 1 lần đã đạt hiệu quả. Đồng thời, xử lý mọi tình huống khẩn cấp cũng được dễ dàng hơn.

Tóm lại, nếu đang gặp tình trạng tắc sữa, mẹ có thể sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để giảm bớt sự khó chịu và cung cấp nguồn sữa đầy đủ cho con. Từ đó mẹ có thể yên tâm và cảm thấy hạnh phúc trên hành trình làm mẹ của mình.  

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x