Skip to main content

Mẹ tắc tia sữa sau sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa

  • Ngày đăng:

    17/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    67

Tắc tia sữa là bệnh lý rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa hiệu quả, hãy cùng theo dõi những nội dung có trong bài viết dưới đây.

1. Tắc tia sữa là gì? Biểu hiện của tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực mà không thể chảy ra ngoài. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi mẹ cho con bú nhưng gặp nhiều nhất trong khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh.

Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực
Tắc tia sữa là tình trạng dòng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực

Thực tế, hiện tượng tắc tia sữa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người mẹ, cũng như chất lượng và số lượng sữa. Ngoài ra, tắc tia sữa lâu ngày cũng có thể dẫn đến mất sữa hoàn toàn.

Dưới đây là 4 dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy mà mẹ hay gặp phải:

  • Lượng sữa mẹ không tiết ra hoặc tiết ra rất ít khi mẹ cho bé bú, thậm chí cả khi dùng máy hút sữa. 
  • Bầu ngực của mẹ căng cứng, to hơn so với bình thường, đi kèm là cảm giác đau nhức toàn bộ vùng ngực.
  • Sờ tay vào vùng ngực sẽ thấy một số vị trí có cục cứng.
  • Sốt, ngực có thể nóng và sưng đỏ.

2. Nguyên nhân tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa sau sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa và không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Những yếu tố dưới đây được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

2.1 Sữa mẹ quá nhiều nhưng bé bú không hết

Một số người có lượng sữa dồi dào nhưng nhu cầu của bé thì ít hơn. Lúc này, thay vì sử dụng máy hút sữa để hút hết toàn bộ lượng sữa còn thừa ra ngoài thì nhiều người lại bỏ qua. Chính điều này lâu dần khiến dòng sữa ứ đọng trong cơ thể người mẹ mà không được đưa hết ra ngoài, từ đó làm tia sữa bị viêm, tắc, vón cục.

2.2 Mẹ cho bé bú không đúng cách

Việc bé ngậm vú mẹ đúng cách không chỉ giúp bé bú mẹ được dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn giúp hạn chế được tình trạng tắc tia sữa. Nếu mẹ cho bé bú ở tư thế không thoải mái, ngậm vú không đúng cách thì cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tắc tia sữa. 

Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách
Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách

2.3 Căng thẳng tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa còn đến từ tâm lý của mẹ. Nếu mẹ bị căng thẳng, áp lực thì lượng sữa cũng giảm, tia sữa sẽ khó lưu thông, cơ thể mẹ cũng khó chịu hơn. 

3. Cách chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả ngay tại nhà

Khi phát hiện bản thân gặp tình trạng tắc tia sữa, các mẹ hãy bình tĩnh và có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện:

  • Chườm nóng: Khi ngực đang căng cứng, tia sữa không lưu thông, cách chườm nóng cho vùng ngực là một cách giúp giải phóng áp lực của tuyến vú. Cách làm rất đơn giản, mẹ cần chuẩn bị khăn mềm ấm nóng, đắp lên vùng ngực và xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Sử dụng máy hút sữa: Khi sờ thấy một số khu vực tại vùng ngực đang có cục sữa bị ứ đọng, mẹ hãy tận dụng máy sữa hút hết phần sữa trong bầu ngực ra ngoài. Lưu ý, mỗi lần cho con bú xong mẹ nhớ hút hết sữa còn thừa, tránh để lượng sữa dư thừa gây đến tắc tia sữa. 

4. Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bị tắc tia sữa

4.1 Mẹ bị viêm tắc tia sữa có nên cho bé bú không?

Bị viêm tắc tia sữa vẫn nên cho bé bú trực tiếp. Bởi bé bú trực tiếp chính là cách điều trị tắc tia sữa đơn giản và dễ nhất mà mẹ có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, nếu mẹ bị viêm tắc tia sữa có kèm theo mủ, đau đớn, núm vú nứt chảy máu thì không nên cho bé bú để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.

4.2 Mẹ tắc tia sữa sau khi sinh có gây ít sữa?

Khi bị tắc tia sữa lâu ngày, mẹ rất dễ rơi vào trạng thái ít sữa và dần dần mất sữa hoàn toàn nếu không được xử lý kịp thời.

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

4.3 Thường xuyên bị tắc tia sữa nên làm gì?

Để tránh trường hợp tắc tia sữa tái đi tái lại nhiều lần, các mẹ nên lưu ý về cách cho bé bú, việc hút sữa thường xuyên và chế độ ăn uống phù hợp. 

4.4 Ít sữa có bị tắc tia sữa không?

Trên thực tế, việc bị tắc tia sữa hoàn toàn có thể xảy ra khi mẹ ít sữa. Bởi tắc sữa là do có các cục sữa bị ứ đọng không thể thoát ra ngoài và không liên quan đến lượng sữa.

4.5 Mẹ sinh mổ bị tắc tia sữa nhiều hơn sinh thường đúng không?

Thực tế, việc bị tắc tia sữa khó có thể khẳng định là mẹ sinh mổ thường bị nhiều hơn sinh thường. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ thường có thời gian dài hơn để gọi sữa về. Đồng thời, trong quá trình sinh bé xong, mẹ sinh mổ cũng không có sữa ngay nên khả năng sữa bị vón cục cũng dễ xảy ra hơn.

Với các thông tin trên đây, hy vọng các mẹ bỉm đã hiểu hơn về tình trạng tắc tia sữa. Chúc các mẹ có quãng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi và biết cách xử lý nếu không may gặp phải.

Tổng đài miễn cước
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x