Skip to main content

[Mẹo] Cách hút sữa để không bị tắc giúp sữa về nhanh tại nhà

  • Ngày đăng:

    17/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    16/03/2024
  • Số lần xem

    21

Hút sữa là một biện pháp kích sữa khoa học. Tuy nhiên làm sao để hút sữa không bị tắc thì không phải mẹ bỉm nào cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến hút sữa, mẹ bỉm hãy ghi nhớ nhé.

1. Tắc tia sữa hút không ra phải làm sao?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực của mẹ. Sữa được sản xuất ra nhưng không được lưu thông ra ngoài mà dồn ứ tại bầu ngực. Tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ mẹ nào và trong suốt quá trình cho con bú. 

Tắc tia sữa là hiện tượng rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ
Tắc tia sữa là hiện tượng rất dễ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

Tắc tia sữa là một bệnh lý thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí có mẹ khi tắc tia sữa hút không ra sữa, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: áp xe vú, viêm tuyến vú…

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa hút không ra, hãy ngừng hút sữa một thời gian để tránh đau đớn. Thay vào đó, mẹ hãy massage ngực sẽ hỗ trợ làm tan các cục sữa đông. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung các phương pháp chữa tắc tia sữa khác như: đắp và uống lá bồ công anh, lá mít, lá đinh lăng; lá bắp cải… 

2. Hai cách hút sữa khi bị tắc thông dụng nhất

Hiện nay, khi các mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa thì hai phương pháp dưới đây sẽ là hai cách hữu hiệu, đơn giản nhất để thực hiện ngay tại nhà.

2.1 Hút sữa bằng máy hút tay

Máy hút sữa bằng tay là dạng máy hút rất phổ biến vì giá thành rẻ, khả năng hút sữa cũng phù hợp với nhu cầu của nhiều mẹ bỉm sữa. Để sử dụng dòng máy này cho việc hút sữa khi bị tắc, mẹ hãy làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: thực hiện tiệt trùng sạch sẽ máy hút sữa và bình đựng sữa.
  • Bước 2: rửa sạch tay và lau ngực trước khi hút sữa. 
  • Bước 3: để quá trình hút sữa không bị đau và hiệu quả hơn. Mẹ hãy xoa bóp nhẹ nhàng hai bên ngực. 
  • Bước 4: mẹ hãy đặt phễu hút sữa vào giữa núm vú, máy hút phải nằm ngang với ngực của mẹ. Sau đó, mẹ hãy bóp máy một cách nhịp nhàng như nhịp bú của trẻ. Hút từng bên ngực và lưu ý hút kiệt từng bên. Quá trình hút sữa nếu mẹ bị đau thì nên dừng lại để massage một chút rồi hãy tiếp tục. 
Hút sữa bằng tay là phương pháp hút sữa bị tắc tia sữa tương đối đơn giản cho mẹ bỉm 
Hút sữa bằng tay là phương pháp hút sữa bị tắc tia sữa tương đối đơn giản cho mẹ bỉm

2.2 Hút sữa bằng máy hút điện

Đối với máy hút sữa bằng điện, mẹ cần lưu ý lựa chọn những loại máy có sức hút khỏe, đều. Quá trình hút sữa cũng tương tự các bước như dùng máy hút tay. Tuy nhiên, vì dòng máy hút sữa điện có tích hợp chức năng massage nên trước khi hút, mẹ nên sử dụng chức năng này. Hoặc trong quá trình hút sữa, mẹ cảm thấy đau và rát thì hãy ngừng việc hút và chuyển sang chế độ massage nhẹ nhàng. 

Vì là máy hút sữa bằng điện nên việc hút song song cả hai bầu ngực sẽ giúp kích thích tuyến vú đều cả hai bên. Dòng máy này còn có các chế độ lực hút khác nhau nên mẹ cũng dễ dàng điều chỉnh khi hút sữa. 

3. Cách hút sữa để không bị tắc, sữa về nhiều và không bị mất sữa

Về cơ bản, các phương pháp hút sữa hiện nay dù khác nhau về tên gọi nhưng cơ chế lại giống nhau. Để hút sữa không bị tắc, đảm bảo sữa về nhiều thì cần chia theo cữ phù hợp với cơ địa của mẹ và nhu cầu của bé.

3.1 Lịch hút sữa L2 từ 8 đến 10 cữ/ngày

Lịch hút sữa L2 tức là mỗi cữ hút cách nhau 2 tiếng, đây là lịch phù hợp với các mẹ mới sinh xong và đang trong thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Các cữ hút sữa của lịch L2 như sau: 7 giờ sáng – 9 giờ sáng – 11 giờ trưa – 13 giờ chiều – 15 giờ chiều – 17 giờ chiều – 19 giờ tối – 0 giờ sáng – 3 giờ sáng – 5 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

3.2 Lịch hút sữa L3 từ 8 cữ/ngày

L3 là lịch hút sữa được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng trong thời kỳ trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi. Với 8 cữ mỗi ngày, các mẹ sẽ phân bổ thời gian như sau: 7 giờ sáng – 10 giờ sáng – 12 giờ trưa – 15 giờ chiều – 18 giờ chiều – 21 giờ tối – 0 giờ sáng – 4 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

Hút sữa bằng máy hút điện là cách hút sữa khi bị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng
Hút sữa bằng máy hút điện là cách hút sữa khi bị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng

3.3 Lịch hút sữa L4 từ 5 đến 6 cữ/ngày

Lịch hút sữa L4 sẽ được áp dụng sau khi mẹ đã quan sát khả năng tiết sữa cũng như sức bú của bé. Lượng sữa của mẹ đã ổn định, sức bú của bé đã tăng thì mẹ nên áp dụng lịch L4. 

  • Nếu mẹ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì lịch hút L4 sẽ như sau: 8 giờ sáng – 12 giờ trưa – 16 giờ chiều – 20 giờ tối – 0 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng
  • Nếu mẹ đã đi làm thì lịch hút sữa L4 sẽ được áp dụng như sau: 7 giờ sáng – 11 giờ trưa – 15 giờ chiều – 19 giờ tối hoặc 6 giờ sáng – 10 giờ sáng – 14 giờ chiều – 18 giờ tối và tiếp tục xoay vòng.

3.4 Lịch hút sữa L5 từ 4 đến 5 cữ/ngày

Đây là lịch hút sữa được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng với bé 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi cữ hút sẽ cách nhau 5 giờ đồng hồ, các mẹ sẽ linh hoạt để chia việc hút sữa thành 4 cữ hay 5 cữ theo nhu cầu và thời gian của mẹ. 

Với mỗi thời điểm phát triển của bé, các mẹ sẽ thấy lượng sữa bé sử dụng tăng dần lên. Do đó, việc tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết này, hy vọng sẽ giúp các mẹ ghi nhớ một số thông tin cũng như cách hút sữa để không bị tắc và các phương pháp hút sữa hiệu quả nhất.

Tổng đài miễn cước
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x