Thực hư việc sữa mẹ thiếu chất, mẹ bỉm cần lưu ý
-
Ngày đăng:
13/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
68
Nội dung bài viết
ToggleBên cạnh câu chuyện ít sữa thì các vấn đề như sữa mẹ thiếu chất cũng khiến nhiều mẹ rất hoang mang. Hãy cùng tìm hiểu thực hư việc sữa mẹ thiếu chất để có cách khắc phục kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tại bài viết sau đây.
1. Sự thật chuyện sữa mẹ thiếu chất do ăn uống?
Thực tế cho thấy, việc sản sinh ra nguồn sữa mẹ sẽ đến từ tự nhiên đi kèm với việc cơ thể mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm để chuyển hóa thành sữa. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ có dấu hiệu bị thiếu chất dinh dưỡng thì việc ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng mà mẹ ăn vào có thể ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Theo đó, thói quen ăn kiêng của người mẹ đã được báo cáo là có ảnh hưởng đến thành phần axit béo trong sữa mẹ, trong khi hàm lượng chất dinh dưỡng đa lượng trong sữa dường như ít nhạy cảm hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ quan trọng với sức khoẻ người mẹ mà còn để cung cấp đủ số lượng và chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình sản xuất sữa, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và giàu protein vào chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài ra, việc mẹ ăn uống đa dạng cũng giúp trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm và chất gây dị ứng từ sớm, qua đó phát triển khả năng miễn dịch của trẻ.
2. Ăn ít có mất sữa không?
Như đã đề cập phía trên, chế độ ăn uống ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng, cũng như chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn quá ít, ăn uống kiêng khem, ăn thiếu chất, thiếu bữa… sẽ có khả năng sữa mẹ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn đến chất lượng sữa suy giảm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu mẹ ăn ít thì việc dẫn đến mất sữa là hoàn toàn xảy ra. Vì thế, các mẹ hãy lưu ý việc ăn đủ bữa, đủ nhu cầu để duy trì sức khỏe mỗi ngày.
3. Mẹ ăn nhiều nhưng vẫn ít sữa phải làm sao?
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, một số mẹ bỉm sẽ bỏ qua vấn đề giữ dáng, giảm cân. Thay vào đó các mẹ sẽ ăn uống rất tích cực, thậm chí có mẹ còn ăn tăng bữa, tăng số lượng thực phẩm với mong muốn có đủ sữa cho con bú.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có mẹ ăn nhiều mà sữa ít. Để xử lý tình trạng này, bạn cần lưu ý một vài khía cạnh sau:
3.1 Lượng calo mỗi ngày mẹ cần nạp phải lớn hơn 500 calo
Tùy vào thể trạng của từng người mà lượng calo cần nạp vào cơ thể sẽ khác nhau. Đối với các mẹ bỉm đang cho con bú, có một nguyên tắc cần ghi nhớ, đó là ăn nhiều hơn 500 calo mỗi ngày so với trước đây. Bởi trong khoảng thời gian này cơ thể người mẹ sẽ cần thêm năng lượng để sản xuất sữa. Theo tính toán tối thiểu một bà mẹ đang cho con bú cần ít nhất 2.200 calo mỗi ngày để sản xuất và đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho bé.
3.2 Đảm bảo ăn 3 bữa mỗi ngày với đủ nhóm chất
Các mẹ khi đang cho con bú không nên áp lực việc nhiều sữa, ít sữa thông qua các bữa ăn của chính mình. Lý do là bởi khi mẹ ăn uống trong sự ép buộc với tâm lý căng thẳng thì sẽ không ngon miệng. Đồng thời, việc này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ vì ăn rất nhiều nhưng lại không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, hãy chú trọng đảm bảo ăn đủ chất với 3 bữa ăn chính mỗi ngày và các thực phẩm chứa đủ: tinh bột; protein; chất xơ; vitamin…
3.3 Một số yếu tố khác cần lưu ý nếu mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa
Ngoài vấn đề liên quan đến dinh dưỡng của mẹ thì một số yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến số lượng sữa của mẹ:
- Việc mẹ cho bé bú không thường xuyên và theo nhu cầu của bé. Quá trình cho con bú để bé ngậm sai khớp.
- Không để bé bú kiệt từng bầu sữa hoặc hút sữa.
- Mẹ không được nghỉ ngơi phù hợp, tâm lý quá căng thẳng và áp lực.
4. Bí quyết ăn uống để sữa mẹ vừa nhiều vừa đặc
Mặc dù việc sữa mẹ bị loãng, trông như thiếu chất không hoàn toàn đến từ việc mẹ ăn ít hay nhiều nhưng phần lớn các mẹ vẫn sẽ quan tâm đến việc ăn uống sao cho sữa mẹ được nhiều và trông đặc hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp sữa mẹ đặc, mát mà mẹ có thể tham khảo:
- Cà rốt: Với hàm lượng vitamin A cao hơn các loại rau củ khác, cà rốt sẽ giúp các mẹ nâng cao chất lượng sữa, làm mát sữa và hạn chế tình trạng rôm sảy, nóng trong cho em bé. Vì thế, các mẹ hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn của mình nhé.
- Rau thì là: Sữa mẹ có mùi ngai ngái, khó chịu khiến nhiều mẹ lo lắng về chất lượng sữa. Để cải thiện điều này, mẹ có thể sử dụng rau thì là giảm bớt mùi vị, đồng thời cũng giúp sữa mẹ thơm mát, bé có hứng thú bú nhiều hơn.
- Lá bồ công anh: Đây là một trong những bài thuốc dân gian có thể cải thiện tình trạng ít sữa hiệu quả. Mẹ sau sinh có thể uống nước lá bồ công anh thay nước lọc hàng ngày, vừa giúp làm mát và sữa tăng nhiều hơn.
Không chỉ lo lắng về sản lượng sữa, câu chuyện sữa mẹ thiếu chất cũng là vấn đề được các mẹ quan tâm. Tuy nhiên, sữa mẹ thiếu chất không chỉ đến từ vấn đề dinh dưỡng vì thực tế sữa mẹ tự nhiên đã đủ dưỡng chất, kháng thể cho bé trong từng độ tuổi. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.